Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao

Thực trạng của vấn đề ở phía giáo viên

Trong những năm gần đây dạy học Ngữ văn ở trường THPT đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Tuy nhiên, trong dạy học Ngữ văn nói chung và đọc hiểu tác phẩm văn học nói riêng vẫn đang còn chú trọng truyền thụ kiến thức chứ chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực tự học cho học sinh.

Để có cơ sở nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát một số giáo viên ở Trường THPT Kim Liên. Thông qua trao đổi trực tiếp, trao đổi giáo án, dự giờ trên lớp và điều tra qua phiếu trắc nghiệm khách quan (phụ lục 1). Qua dự giờ đồng nghiệp, phương pháp dạy học chủ yếu mà giáo viên sử dụng là truyền thụ tri thức, chưa chú trọng đến thực hành; chưa chủ động sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh.

Khi hỏi về những phương pháp và kỹ thuật dạy học được áp dụng trong giờ dạy văn học , hầu hết giáo viên đều chọn thuyết trình, giảng giải tri thức chưa chú trọng rèn luyện năng lực này trong giờ văn học . Vì thế, việc học sinh chuẩn bị bài chu đáo ở nhà, giáo viên định hướng giảng giải, giải thích những thắc mắc, học sinh chủ động nắm bắt tri thức khoa học bằng con đường tự nghiên cứu, tự học ít khi xảy ra. Chính vì thế cho nên giờ dạy học văn thường trầm lắng, tạo cảm giác mệt mỏi, không có hứng thú học tập, các em có thái độ dửng dưng, thờ ơ.

Những tồn tại, hạn chế của giáo viên tất yếu dẫn tới sản phẩm giáo dục của chúng ta chính là các em học sinh ít nhiều bị ảnh hưởng.Trong học tập nói chung và trong các bài đọc hiểu nói riêng, nhiều em chưa biết lật đi lật lại vấn đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề học tập. Đa số học sinh chăm chỉ, chịu khó học song các em thiếu phương pháp học tập khoa học, thường tiếp thu tri thức một cách thụ động bằng cách ghi nhớ, tái hiện. Do đó, phương pháp tự học văn học chủ yếu là các em cố gắng ghi nhớ toàn bộ lời giảng của giáo viên rồi cố gắng lặp lại y nguyên, ngại đào sâu suy nghĩ, tìm dấu hiệu bản chất của nội dung vấn đề nghiên cứu (học vẹt). Bên cạnh đó,việc kiểm tra đánh giá vẫn nặng về tái hiện kiến thức mà chưa phát huy được sự sáng tạo của học sinh.

 

docx48 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực tự học cho học sinh trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Chí phèo” của Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì đề nghị học sinh đề xuất để tháo xuống.
Tiếp đến, bởi vì khi nhân tính thức tỉnh Chí Phèo cần phải sống hạnh phúc, cần phải sống ý nghĩa, sống lương thiện, nếu không tất cả đều vô nghĩa, cho nên yêu cầu học sinh những khả năng nào không thể giúp Chí Phèo tiếp tục sống lương thiện thì tháo xuống.
Trong quá trình tháo, học sinh có quyền tranh luận về từng thẻ màu để làm rõ ràng các ý kiến.
Cuối cùng, thường thì tất cả các thẻ màu đều bị tháo xuống. 
Từ đó học sinh có thể đi đến kết luận cái chết của Chí Phèo là lựa chọn duy nhất và tốt nhất của Nam Cao. Qua đó học sinh có thể phát biểu được thông điệp mà tác giả gửi gắm đằng sau cái chết của Chí Phèo.
- Tại sao Chí Phèo lại tự giết mình?
Chí Phèo coi khát khao trở về cuộc sống lương thiện còn hơn cả tính mạng
Nam Cao muốn gửi đến bạn đọc- Xã hội đương thời một tiếng kêu thức tỉnh; Sự cảm thông với nỗi cùng khổ cua người dân; Phát hiện và trân trọng vẻ đẹp của ng nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã mất hết nhân tính...-> Giá trị nhân đạo sâu sắc
d. Bi kịch bị cự tuyệt của Chí Phèo
- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:
 + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên, thích chí trước thái độ của giận dữ của Thị Nở
+ Hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra - sửng sốt - không nói lên lời - Thị bỏ đi thì đuổi theo - níu lại - nắm lấy tay - bị đẩy ngã lăn xuống đất.
+ Uống rượu - càng uống càng tỉnh - đau khổ, tuyệt vọng - khóc rưng rức - xách dao ra đi - vừa đi vừa chửi. 
+ Đứng trước Bá Kiến, Chí dõng dạc chỉ thẳng tay vào mặt Bá đòi quyền lương thiện. Chí nói 3 câu rất gọn và rõ: 
. Một câu khẳng định quyết liệt: Tao muốn làm người lương thiện. Tiếng kêu tuyệt vọng của người cùng đường, đó cũng là lời cầu cứu của con người bị cự tuyệt quyền làm người.
. Một câu hỏi uất ức: Ai cho tao lương thiện? Một sự thật phũ phàng và vô cùng đớn đau của một Con Người mà lại không được làm người.
. Một câu khẳng định xót xa: Tao không thể là người lương thiện nữa. Lời xác nhận sự thật. 
à Chí Phèo muốn, Chí Phèo hỏi và Chí phèo hiểu. Sự chuyển đổi cảm xúc ấy diễn ra đầy tự nhiên không gò bó là nhờ ngòi bút nhân đạo tài tình của Nam Cao.
- Giết Bá Kiến : sụ phản kháng lại kẻ đã đẩy mình vào con đường bi thảm
+ Nhận ra và thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình.
+ Hiểu ra nguồn gốc nỗi đau của mình, nguyên nhân bị đẩy vào con đường tha hóa.
- Tự sát: Chí Phèo đã thức tỉnh hoàn toàn
+ Không thể trở về đường cũ : lưu manh, tha hóa, dập phá, chém giết.
+ Không thể sống bình yên lương thiện trong xã hội ấy, không có con đường trở về với cuộc sống lương thiện. ® Chí Phèo chết để giúp mình thoát khỏi kiếp quỷ dữ. Trước đây, Chí Phèo sống như một con vật, nay thức tỉnh Chí Phèo chết như một con người. Niềm khao khát lương thiện còn cao hơn cả tính mạng.
Có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến, không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
=> CP điển hình cho số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám
2. Hướng dẫn HS tổng kết vài nét về nghệ thuật, nội dung
- Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ? 
-Khái quát giá trị nội dung của tác phẩm
III. Tổng kết
1. Đặc sắc nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật điển hình, sắc nét.
- Miêu tả diễn biến tâm lý tinh tế, chân thật cảm động..
- Giọng văn biến hóa đa dạng, linh hoạt, giàu triết lý..lôi cuốn và hấp dẫn
- Tình huống kịch tính, bất ngờ..
2. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Xã hội thực dân phong kiến tàn ác và sô phận bi thảm của người nông dân- mâu thuẫn cơ bản và gay gắt cần phải giải quyết
- Giá trị nhân đạo: phát hiện, khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn ng nông dân..; cảm thông và trân trọng..
- Đưa ra một cái nhìn mang tính quy luật trong mối quan hệ biện chứng giữa con người và xã hội.
c. Hoạt động 3: Luyện tập
Trăng nở nụ cười
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền
Ả ngớ ngẩn
Gã khùng điên
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người
Vườn sông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi.
(Lê Đình Cánh)
Đọc bài thơ trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 3:
1/ Xác định thể thơ? Chép lại 2 câu thơ sử dụng nhịp lẻ trong bài thơ?
2/ Các từ ngữ Thị Nở;Chí Phèo;làng Vũ Đại đói nghèo;ngớ ngẩn;khùng điên;Vườn sông;trăng;cháo hành;lứa đôi..đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi người đọc liên tưởng tới truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao?
3/ Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ về từ trong hai câu thơ:Vườn sông trăng nở nụ cười/Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng 
*Học sinh làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
+ Em thấy cách viết của Nam Cao trong truyện Chí Phèo có gì khác với truyện Lão Hạc đã học? 
+ Nếu được viết một kết thúc khác cho truyện Chí Phèo, em sẽ viết như thế nào? 
+ Tình cảm nào của nhà văn Nam Cao dành cho người nông dân trong tác phẩm khiến em cảm động nhất? Vì sao
- Sự cảm thông và tình thương của Thị Nở đã giúp Chí Phèo mong muốn hoàn lương về cuộc sống lương thiện (Giá trị sống yêu thương). Các em đã rút ra được bài học gì cho bản thân đối với gia đình, bạn bè?
2.3.6. Hiệu quả áp dụng sáng kiến trong thực tế dạy học 
2.3.6.1. Kết quả nghiên cứu thu được do áp dụng sáng kiến
Qua việc nghiên cứu đề tài và thực hiện tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực tự học cho HS tôi đã đạt được những kết quả như sau:
a) Đối với GV
Giúp cho bản thân GV tích cực nhiều hơn trong việc đầu tư nghiên cứu chuyên môn, PPDH tích cực, các kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học. Đặc biệt nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học như: thiết kế bài giảng, tìm kiến tư liệu dạy học (video, hình ảnh)....từ đó đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho GV.
b) Đối với HS
Học sinh nắm và hiểu nội dung bài nhanh hơn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, năng lực học văn của các em. Hình thành thói quen tự nhìn nhận đánh giá, cảm nhận vấn đề văn học.
* Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
- Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Lớp
Số HS tham gia kiểm tra
Kết quả kiểm tra
Ghi chú
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A2
40
0
0
12
36.3
18
54.5
3
9.09
11A4
40
2
7.1
12
42.8
14
50
0
11C2
42
0
0
17
40.5
15
35.7
10
23.8
11C4
42
0
0
16
38.1
15
35.7
11
26.2
 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Lớp
Số HS tham gia kiểm tra
Kết quả kiểm tra
Ghi chú
Yếu
Trung Bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11A2
40
0
0
8
20
25
62.5
7
17.5
11A4
40
0
0
10
25
24
60
6
15
11C2
42
0
0
12
28.6
18
42.8
12
28.6
11C4
42
0
0
12
28.6
19
45.2
11
26.2
2.3.6.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 
a) Lợi ích trong việc hỗ trợ phương pháp và kĩ thuật dạy học:
Sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy so với phương pháp dạy học truyền thống và điều kiện cơ sở vật chất tại các nhà trường thì việc áp dụng sáng kiến mang lại ý nghĩa rất thiết thực. Đa phần HS đều có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, giúp các em tự nâng cao ý thức trách nhiệm với môn học, từ đó góp phần hình thành tình yêu với môn học.
b) Đánh giá lợi ích căn cứ trên kết quả về chất lượng học sinh trên các lớp áp dụng sáng kiến:
Kết quả khảo sát trên phiếu học tập:
 Điểm
Lớp
Điểm 8-10
Điểm 6,5- <8
Điểm 5- <6,5
Điểm dưới 5
11A2
7
25
8
0
11A4
6
24
10
0
11C2
12
18
12
0
11C4
11
19
12
0
- Kết quả khảo sát trên các đối tượng HS ( 164 HS )
Chỉ tiêu 1
Tác dụng của việc dạy học theo định hướng năng lực
Mức độ
Khả năng hiểu bài so với phương pháp truyền thống
Dễ học
Nhiều vấn đề buộc HS phải tìm hiểu, tìm kiếm trước
Tỉ lệ
155/164 = 94.5%
7/164 = 4.27%
2/164 = 1.23%
Chỉ tiêu 2
Cảm nhận về giờ học
Mức độ
Nhàm chán
Bình thường
Hứng thú và bổ ích
Tỉ lệ
0/164 = 0%
20/164 = 12.2%
144/164 = 87.8%
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Sáng kiến đã đưa ra được một số kỹ năng, giải pháp góp phần nâng cao năng lực tự học trong dạy đọc hiểu truyện ngắn “Chí Phèo”của Nam Cao. Từ đó góp phần nâng cao kỹ năng, năng lực tự học tự , đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra, đáp ứng nhu cầu của thời đại.
 Quy trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nghiêm túc, tuân theo sự vận động khách quan của nhận thức từ việc lựa chọn đề tài, sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin, xây dựng đề cương, tổ chức thực nghiệm, rút kinh nghiệm, viết sáng kiến. Bố cục của sáng kiến đảm bảo, rõ ràng, rành mạch hướng tới chuẩn của một công trình nghiên cứu khoa học: hệ thống đề mục, cách trích dẫn tài liệu, cách lập thư mục tham khảo...
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả trong tiết dạy đọc hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) ở trường THPT Kim Liên. Các biện pháp góp phần nâng cao năng lực tự học này không chỉ thực hiện ở tiết đọc hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” (Nam Cao) mà còn có thể áp dụng trong các tiết học Đọc văn với các tác phẩm khác, đây là cơ sở để nâng cao kỹ năng, năng lực tự học môn Ngữ văn và các môn học khác, đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục cũng như của thời đại.
2.Đề xuất
*Về phía nhà trường:Tăng cương kiểm tra,dự giờ dể động viên,thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
*Về phía tổ chuyên môn:Cần quan tâm đúng mực tới việc vận dụng, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
*Về phía giáo viên:Mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập,bồi dưỡng để nâng cao tringh độ chuyên môn,tích cực chủ động đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nghành giáo dục và toàn xã hội.
PPDH để định hướng cho HS năng lực tự học tập, củng cố kiến thức ở nhà giúp phát huy tối đa tích tích cực của học sinh; giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc ghi nhớ kiến thức đã học đồng thời tìm tòi, mở rộng để vận dụng các kiến thức đã biết. Khi đổi mới PPDH để đảm bảo thành công, HS phải hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm một cách tích cực và hiệu quả. Để làm được điều đó, vai trò của giáo viên rất quan trong ngay từ khâu giao nhiệm vụ học tập cho đến khi thảo luận, đánh giá, nhận xét trên lớp. Với mỗi nhiệm vụ học tập, GV cần phát huy tính tự giác và, tích cực và phối hợp hoạt động của học sinh thật tốt. 
Dạy học để rèn luyện năng lực tự học cho HS là một hình thức rất cần triển khai trong thực tế giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay. Vấn đề tôi trình bày trên đây chỉ là một sáng kiến nhỏ nhằm định hướng phát triển năng lực tự học cho HS qua một truyện ngắn lớp 11. Trong quá trình thiết kế tôi cũng đã cố gắng sử dụng những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhất với đặc trưng môn học và tiết học, với mong muốn khơi dậy cho các em học sinh tình yêu với môn học. Tuy nhiên, đây chỉ là sáng kiến của cá nhân nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp thiết thực của các đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Huân, Bộ đề tinh tuyển luyện thi THPT Quốc gia, NXB Thanh Hóa, 2017.
2. Nguyễn Thành Huân, Chiến lược chinh phục ḱ thi THPT Quốc gia năm 2018, NXB ĐHQGHN, 2018.
3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11, Tập một + Tập hai, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2017.
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11, Tập một + Tập hai, SGK, NXB Giáo dục, 2017
5. Nguyễn Bảo Ngọc (1996). Phát triển tính tích cực, tính tự lực cho học sinh trong quá trình dạy học. Vụ Giáo viên, Bộ GD – ĐT, Hà Nội.
6. Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bộ GD và ĐT.
7. Tài liệu tập huấn sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh THPT, Bộ GD và ĐT.
8. Hoàng Phê (chủ biên) Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, năm 1998
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
(Dành cho giáo viên)
Họ và tên giáo viên:.
Trường:
Xin quý thầy/cô cho biết một số vấn đề liên quan đến dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và phương pháp dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) (Quý thầy/ cô khoanh tròn vào đáp án mình lựa chọn)
1. Thầy/cô có thích dạy truyện ngắn Chí Phèo trong chương trình không? Vì sao?
A. Thích	B. Không thích	
Vì: 	 Vì:
a. Khối lượng tri thức phong phú 	 a. Kiến thức nhiều, bài học dài
b. Dễ tổ chức các hoạt động dạy học tích cực b. Không thi cử nên học sinh lười học
c. Khác.. c. Khác.
2. Tiết học bài mới trong dạy học Chí Phèo thầy/cô thường tổ chức lớp theo hình thức:
 A. Thầy/ cô giảng, viết trên bảng, học sinh chép vào vở.
 B. Thầy/ cô giảng, học sinh sử dụng trực tiếp sách giáo khoa. 
 C. Học sinh soạn bài trước, giáo viên giảng, giải thích những thắc mắc của học sinh.
D. Hình thức khác:..............................................................
3. Theo thầy/cô những khó khăn gặp phải khi dạy Chí Phèo là gì?
A. Kiến thức nhiều
B. Thời gian hạn hẹp.
C. Không tạo được hứng thú cho học sinh
D. Chưa tìm được một phương pháp thực sự kích thích học sinh chủ động, sáng tạo.
4. Mức độ quan tâm của thầy/ cô vào việc rèn luyện kỹ năng tự học văn học sử cho học sinh?
A. Có nghe nhưng không quan tâm
B. Rất quan tâm
C. Chưa biết đến
5. Các phương pháp, hình thức dạy học thầy/cô áp dụng trong tiết dạy đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) (Chọn theo mức độ):
 Mức độ
Tên PP, 
hình thức dạy học
Thường xuyên sử dụng
Thỉnh thoảng sử dụng
Không sử dụng
Thuyết trình
Đàm thoại (hỏi – đáp)
Phiếu học tập
Thảo luận nhóm
Giải quyết vấn đề
Sơ đồ tư duy
Khác............
 6. Thầy/cô có mong muốn, đề xuất gì để nâng cao chất lượng dạy học tác phầm Chí Phèo?
 Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/cô!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
(Dành cho học sinh)
Họ và tên học sinh:.
Trường:
Lớp:..
Các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề liên quan đến học truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) (Các em khoanh tròn vào đáp án mình lựa chọn)
1. Em có thích học truyện ngắn Chí Phèo không ? Vì sao?
a. Thích	b. Không thích	
Vì: Vì:
a. Giáo viên dạy hay a. Kiến thức nhiều, khó nhớ
b. Ảnh hưởng đến kết quả học tập b. Phải nghe nhiều, ghi chép nhiều
c. Khác.. c. Khác.
2. Theo em hiểu tự học là:
A. Tự mình học với tài liệu.
B. Tự tìm kiếm, tự nghiên cứu.
C. Học theo hướng dẫn trước.
D. Học lại nội dung đã học.
3. Phương pháp tự học truyện ngắn Chí Phèo của em là:
A. Học thuộc lòng trong vở ghi.
B. Tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu trao đổi với bạn học.
C. Chỉ tự học những nội dung thầy/ cô giao.
D. Tự học bài, làm bài, chuẩn bị bài ở nhà sau khi lên lớp.
4. Cách đọc sách giáo khoa bài học Chí Phèo của em là:
A. Đọc lướt.
B. Đọc kỹ, suy luận, ghi chép.
C. Đọc qua và ghi chép ý.
D. Đọc kỹ khi soạn bài, làm bài tập.
5. Em đã chuẩn bị gì cho bài học Chí Phèo trước khi đến lớp:
A. Đọc qua bài mới.
B. Đọc kĩ bài mới và soạn bài.
C. Không chuẩn bị.
D. Đọc lại phần đã học.
6. Những hoạt động chủ yếu của em trong các giờ học đọc văn trên lớp: 
Các hoạt động
Mức độ hoạt động
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Rất ít khi
Nghe GV giảng và ghi chép vào vở
Đọc SGK để trả lời câu hỏi
Trao đổi, thảo luận với bạn để giải quyết một vấn đề nào đó
Tự đưa ra vấn đề chưa hiểu và tìm cách giải quyết
Đề xuất các hướng giải quyết
Giải quyết vấn đề học tập dựa vào kiến thức đã học
Đọc các tài liệu khác nhau để trả lời câu hỏi của thầy cô, bạn bè.
7. Em có mong muốn gì để giờ học truyện ngắn Chí Phèo thích thú hơn?
 Xin cảm ơn các em!
PHỤ LỤC 3
I. Bài kiểm tra mức độ hứng thú của học sinh trong tiết học truyện ngắn Chí Phèo
Em hãy cho biết mức độ hứng thú của tiết học 
truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)
ñ Rất hứng thú, sôi nổi
ñ Không hứng thú 
ñ Tiết học bình thường
 II. Bài kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh trong tiết học truyện ngắn Chí Phèo (45 phút):
Đề bài
Đọc văn bản “Chí Phèo” – Nam Cao và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết” (Trích “Chí Phèo” – Nam Cao)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
Câu 2. Văn bản trên nói về điều gì?
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
Câu 4. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
Câu 5. Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau:hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo 
Câu 6. Từ văn bản trên, em hãy chứng minh từ tiếng việt không biến đổi hình thái.
Gợi ý đáp án
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là: Phương thức tự sự.
Câu 2: Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu.
Câu 3: Tác giả đã sử dụng những kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
Câu 4: Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn.
- Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Câu 5: Hai thành phần nghĩa trong câu: hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo là:
-Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo 
-Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót
Câu 6: Từ hắn được lặp lại nhiều lần, giữ nhiều chức vụ khác nhau nhưng không thay đổi về âm đọc và chữ viết.
Phụ lục 4
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Họ và tên:..............................................
Lớp:.......................................................
Hãy khoanh tròn vào ý mà em lựa chọn.
1. Qua tiết học này, em tiếp thu bài được bao nhiêu %?
a. >75%
b. Từ 50-70%
c. <50%
2. Em có cảm thấy hứng thú với tiết học không?
a. Rất hứng thú
b. Hứng thú
c. Bình thường
d. Không hứng thú
3. Em thấy cách học theo hướng năng lực như thế này có quá khó với trình độ của bản thân không?
a. Khó
b. Bình thường
c. Dễ
d. Quá dễ
4. Với bài học này em thấy GV làm tất cả hay hướng dẫn cho HS chủ động nghiên cứu, lĩnh hội tri thức?
a. GV hướng dẫn
b. GV làm tất cả
5. Theo em, dạy học theo phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin có cần thiết không?
a. Có
 b. Không	
c. Bình thường
d. Không cần thiết
6. Hoạt động của tiết học có giúp em hiểu rõ nội dung bài học hơn không?
a. Có
b. Không.
KẾT QUẢ
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Câu / Đáp án
1
2
3
4
5
6
a
100
110
20
164
164
164
b
63
54
124
0
0
0
c
1
0
20
0
0
0
d
0
0
0
0
0
0

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh.docx
Sáng Kiến Liên Quan