Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn cho các bữa tiệc Buffe tại trường Mầm non

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

a) Thuận lợi:

- Về phía nhà trường.

 + Nhà trường đã duy trì được số trẻ ăn bán trú tại trường tỷ lệ 100%.

 + Trường chỉ có một điểm trường trung tâm rất thuận tiện cho viếc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

 + Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Quận Long Biên trang bị nhiều tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh ATTP cho trẻ, và sự quan tâm của UBND Phường, BGH nhà trường tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ;

 + 100% các đồng chí tổ nuôi luôn nhiệt tình, chịu khó ham học hỏi;

 + Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp 1 chiều;

 + Trường đã được trung tâm y tế công nhận bếp ăn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Về phía giáo viên, nhân viên:

 + 100% giáo viên các lớp đã động viên, tuyên truyền tới phụ huynh chương trình, thời gian cũng như mục đích khi nhà trường tổ chức Buffet tới phụ huynh lớp mình, để từ đó phụ huynh hiểu và đồng hành, ủng hộ.

 + Một số giáo viên khéo tay đã cùng hỗ trợ trang trí bày biện giúp các món ăn thêm phần hấp dẫn, , mang tính thẩm mỹ cao.

 + Nhân viên bếp có kỹ năng chế biến và luôn tâm huyết nên đã cùng xây dựng thực đơn cho những bữa tiệc Buffet ngon và đảm bảo chất lượng phù hợp lứa tuổi trẻ mẫu giáo.

- Về phía phụ huynh.

 + Các bữa tiệc liên hoan tổ chức tại trường luôn thu hút được sự quan tâm của phụ huynh.

b) Khó khăn:

Trong quá trình tổ chức các bữa Buffet việc chế biến món ăn ngon, đảm bảo cân đối dinh dưỡng, hấp dẫn nhưng đòi hỏi giá cả hợp lý, phù hợp giá thành mức ăn của trẻ.

Thực đơn trong các bữa Buffet quá nhiều các món ăn chiên, nướng nhiều dầu mỡ, việc cân đối để các món ăn nhiều rau hấp dẫn trẻ là một khó khăn yêu cầu có độ cảm quan cao, mùi vị thơm ngon. Đặc biệt món ăn từ rau củ quả cần có độ thẩm mỹ cao để cuốn hút trẻ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn cho các bữa tiệc Buffe tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên cứu, tìm ra những biện pháp cải tiến món ăn cho trẻ trong trường mầm non, nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ và giúp trẻ ăn ngon miệng nâng chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đạt được kết quả tốt.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ mẫu giáo trường Mầm non Ngọc Thụy.
4. Phạm vi thực hiện đề tài.
Thực hiện tại trường mầm non Ngọc Thụy từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
a. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn. Các chất dinh dưỡng là vật liệu xây dựng cơ thể. Các vật liệu này thường xuyên đổi mới và thay thế thông qua quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Ngược lại khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không phát triển bình thường và đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như: Suy dinh dưỡng, thiếu máu, còi xương.
	Do vậy ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng và sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và trẻ có thể mắc một số bệnh như: Tiêu chảy, còi xương, khô mắt do thiếu VitaminA.
	Như vậy, món ăn ngon, hấp dẫn có tầm quan trọng đối với trẻ mầm non, nhằm giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, tránh được bệnh tật và tạo điều kiện phát triển toàn diện giúp trẻ có tâm thế vững chắc bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học.
Chăm sóc sức khoẻ, giáo dục dinh dưỡng và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ luôn được toàn thể cán bộ - giáo viên – nhân viên trong nhà trường thực hiện rất nghiêm túc. Chăm sóc sức khoẻ với mục tiêu là trẻ được tăng cân và đảm bảo giảm dần tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến mức thấp nhất. 
Đặc biệt là để những bữa ăn hay những bữa tiệc ở trường giúp trẻ có thể khám phá văn hóa ẩm thực đa dạng phong phú, trẻ được chọn những món ăn mình thích, được trò chuyện giao lưu với bạn bè, giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp, giúp các con ngay từ bậc đầu đời đã tiếp cận với văn hóa hiện đại, giúp trẻ tự tin hơn và có những kĩ năng sống, cách ứng xử văn minh lịch sự.
Trường mầm non Ngọc Thụy là một trong những trường đã có thành tích trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Nhiều năm liền nhà trường được công nhận là trường tiên tiến. Một trong những yếu tố không nhỏ góp phần vào thành tích chung của nhà trường trong đó phải nói đến tập thể cán bộ - giáo viên – nhân viên trong nhà trường đã thực sự quan tâm đến chất lượng của từng bữa ăn. Là một cô nuôi trong trường, tôi luôn xác định vai trò và trách nhiệm của mình. Nhưng thực tế qua những năm công tác, tôi gặp phải một số thuận lợi, khó khăn sau: 
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Thuận lợi:
Về phía nhà trường.
	+ Nhà trường đã duy trì được số trẻ ăn bán trú tại trường tỷ lệ 100%.
	+ Trường chỉ có một điểm trường trung tâm rất thuận tiện cho viếc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
	+ Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Quận Long Biên trang bị nhiều tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng và vệ sinh ATTP cho trẻ, và sự quan tâm của UBND Phường, BGH nhà trường tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ; 
	+ 100% các đồng chí tổ nuôi luôn nhiệt tình, chịu khó ham học hỏi;
	+ Bếp ăn được xây dựng theo quy trình bếp 1 chiều;
	+ Trường đã được trung tâm y tế công nhận bếp ăn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về phía giáo viên, nhân viên:
	+ 100% giáo viên các lớp đã động viên, tuyên truyền tới phụ huynh chương trình, thời gian cũng như mục đích khi nhà trường tổ chức Buffet tới phụ huynh lớp mình, để từ đó phụ huynh hiểu và đồng hành, ủng hộ.
	+ Một số giáo viên khéo tay đã cùng hỗ trợ trang trí bày biện giúp các món ăn thêm phần hấp dẫn, , mang tính thẩm mỹ cao.
	+ Nhân viên bếp có kỹ năng chế biến và luôn tâm huyết nên đã cùng xây dựng thực đơn cho những bữa tiệc Buffet ngon và đảm bảo chất lượng phù hợp lứa tuổi trẻ mẫu giáo.
Về phía phụ huynh.
	+ Các bữa tiệc liên hoan tổ chức tại trường luôn thu hút được sự quan tâm của phụ huynh.
Khó khăn:
Trong quá trình tổ chức các bữa Buffet việc chế biến món ăn ngon, đảm bảo cân đối dinh dưỡng, hấp dẫn nhưng đòi hỏi giá cả hợp lý, phù hợp giá thành mức ăn của trẻ. 
Thực đơn trong các bữa Buffet quá nhiều các món ăn chiên, nướng nhiều dầu mỡ, việc cân đối để các món ăn nhiều rau hấp dẫn trẻ là một khó khăn yêu cầu có độ cảm quan cao, mùi vị thơm ngon. Đặc biệt món ăn từ rau củ quả cần có độ thẩm mỹ cao để cuốn hút trẻ.
Khảo sát thực trạng:
Từ đầu tháng 9 năm 2020 tôi đã thực nghiệm khảo sát bữa tiệc Buffet của trẻ mẫu giáo trong trường và thu được kết quả sau:
*Về phía trẻ.
STT
Nội Dung
Số lượng trẻ/ Tổng số trẻ
Đạt tỷ lệ%
1
Trẻ không thích ăn món chiên
420/510
82%
2
Trẻ ăn không thích ăn món rau
200/510
39%
3
Trẻ thích tham gia bữa tiệc
450/510
88%
4
Trẻ không thích tham gia bữa tiệc Buffet
60/510
12%
	Như vậy sau khảo sát tôi thấy trong mỗi bữa tiệc Buffet thì số lượng trẻ ăn đồ ăn chiên, xào ( có sử dụng dầu mỡ ) còn số lượng cao mà các món ăn từ rau còn đơn điệu nên chưa hâp dẫn trẻ. Và còn 1 số trẻ chưa hào hứng trong các bữa tiệc. 
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH:
Thực phẩm không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho con người phát triển, duy trì sự sống và lao động, đồng thời nó cũng cho con người một sức khởe tốt. Nhưng nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì sẽ không có kết quả như mong đợi. Để mỗi bữa tiệc tổ chức tại trường thêm thành công đảm bảo đủ năng lượng, dinh dưỡng và đúng định lượng calo tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:
a) Biện pháp 1: Lựa chọn thực phẩm tươi đảm bảo giá trị dinh dưỡng, định lượng calo từng loại thực phẩm để đưa vào bữa tiệc Buffet. ( Hình 1)
 Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm giờ là một vấn đề rất quan trọng trong xã hội và dư luận, để có được thực phẩm sạch, tươi ngon và còn đủ lượng dinh dưỡng thì đòi hỏi các cô nuôi phải biết lựa chọn và nhận thực phẩm như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Vậy ngay từ đầu năm học mới Ban giám hiệu nhà trường phối kết hợp với Trung tâm y tế Quận đã bồi dưỡng và trang bị cho các cô nuôi những kiến thức về an toàn thực phẩm khi chế biến cũng như giao nhận thực phẩm. 
Nhà trường đòi hỏi các nhà cung ứng hàng vào trường phải có đủ giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu thực phẩm đưa vào trường phải đảm bảo sạch, không có thuốc trừ sâu, không bị dập nát, ôi thiu. 
Do vậy khi lựa chọn thực phẩm cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Thực phẩm phải có giá trị dinh dưỡng và chất lượng tốt.
 + Thực phẩm ăn vào không gây độc hại cho cơ thể trước mắt và lâu dài. Như vậy thực phẩm không được có vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, không nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, phẩm màu, thuốc thú y, không nhiễm trứng giun sán, không bị biến đổi thành phần hóa học hay nói cách khác là thực phẩm không bị ôi hỏng thiu, ẩm mốc và bị biến dạng. 
 +Thích hợp cho sự tiêu hóa và hấp thu.
 + Phù hợp với lứa tuổi mầm non.
 Chính vì vậy để tổ chức những bữa ăn ngon đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ thì vấn dề chọn mua thực phẩm là một trong những khâu quan trọng đối với những cô nuôi. Cho nên các cô nuôi phải có kinh nghiệm khi nhận thực phẩm của những nhà cung ứng thực phẩm, những thực phẩm đưa vào trường chế biến cho trẻ như động vật đều phải qua kiểm dịch, phải đảm bảo vệ sinh. ( Hình 2,3,4,5)
Ví dụ: Đối với rau tươi.
 Khi nhận nhân viên nuôi phải kiểm tra rau quả thì rau quả phải tươi, sáng màu, không dập nát, không úa vàng, không có sâu, rau phải có mầu xanh non hoặc xanh thẫm, củ, quả có mầu vàng, đỏ để chế biến cho trẻ ăn (vì chứa nhiều VitaminC, Caroten ).
Ví dụ: Đối với thủy sản.
* Cá: Cá tươi tốt nhất là cá đang bơi trong chậu, còn sống, mình cứng( Riêng cá bống mình cứng và đục là cá chết), vẩy sáng, óng ánh, mắt cá sáng, trong, đầy và sạch, mang cá màu đỏ tươi, không nhớt, thịt cá có tính đàn hồi.
* Cua: Khi nhận cua đồng nhìn bên ngoài có màu vàng óng, càng to, bóp yếm cua thấy rắn chắc, yếm to, cua vẫn đang bò, có đủ chân và càng, gai trên càng va mai còn sắc nguyên, mập thì đó là cua ngon có nhiều thịt...
* Tôm: Chọn những con còn sống, mình tôm có màu hơi xanh khi sơ chế phải làm sạch bóc vỏ, đầu. Đầu tôm dùng để nấu canh.
Ví dụ: Đối với Thịt.
* Thịt lợn: Thịt phải có màu đỏ tươi, khi sờ phải có độ dính đàn hồi cao, thịt có mùi thơm không có mùi khác lạ, ôi thiu, hôi...
* Thịt bò: Thịt có màu đỏ sẫm, có mùi đặc trưng của thịt bò, có độ dính và tính đàn hồi cao, thịt phải săn chắc và có độ mềm dẻo.
Ví dụ: Đối với củ quả, đồ khô.
 Nhà cung ứng phải cung ứng cho nhà trường rau, củ quả tươi ngon, củ quả đã bị hỏng, mốc, thì các cô nuôi và giáo viên nhận thực phẩm tuyệt đối không nhận...
 Để đảm bảo an toàn thực phẩm hàng ngày có sự kiểm tra giám sát của Ban giám hiệu, giáo viên, kế toán, truớc khi giao thực phẩm để chế biến, thực phẩm phải phù hợp theo mùa, chú trọng đến nguồn thực phẩm sẵn có ở địa phương như các loại rau, củ, quả
 Tóm lại để nâng cao sức khỏe giúp trẻ phát triển tốt tăng cân đều, yêu cầu trẻ được ăn đủ số lượng và chất lượng đòi hỏi cô nuôi phải biết mua thực phẩm tươi ngon và khi chế biến thực phẩm phải đảm bnảo vệ sinh mà vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng. Điều quan trọng nữa là không mua thực phẩm chín bày bán gần cống rãnh bụi bẩn, để lẫn thực phẩm sống và chín, không có dao thớt dùng riêng, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, bởi như thế sẽ là mầm mống cho những vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
b) Biện pháp 2: Phối kết hợp giữa Ban giám hiệu xây dựng thực đơn Buffet mới lạ, hấp dẫn trẻ. 
 Nhận thức được tầm quan trọng trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao, ngay từ đầu năm học tôi cùng với các chị em trong tổ thường xuyên tính khẩu phần ăn cho trẻ để cân bằng các chất P – L – G hợp lý, và thường xuyên thăm giờ ăn của trẻ để xem trẻ ăn như thế nào? Có ngon miệng không? Từ thực tế thăm giờ ăn của trẻ để nắm bắt tình hình nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để tổ nuôi chúng tôi phối hợp cùng với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng thực đơn hợp lý, thay đổi thực phẩm theo mùa, cân đối về các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, nấu cho trẻ ăn phải đủ chất, đủ lượng calo và kết hợp giữa thức ăn động vật và thực vật sao cho hợp lý. 
 Tính khẩu phần ăn là cụ thể hóa của tiêu chuẩn ăn của một trẻ trên một ngày, bằng các loại thức ăn có sẵn để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ đang ở lứa tuổi mầm non nên rất cần sự quan tâm của gia đình và nhà trường, để đảm bảo cho trẻ đủ chất đủ lượng thì phải phụ thuộc vào 5 yêu cầu sau:
 + Đảm bảo đủ lượng calo: Calo đối với một trẻ trên một ngày ở trường cần đạt từ 700- 900 Kcalo, với đầy đủ các chất;
 + Chất đạm(Protein): Đạm có nhiều trong động vật và thực vật tuy nhiên đạm động vật có ưu điểm là có đủ 8 axit amin cần thiết cho cơ thể, còn tỷ lệ đạm thực vật thiếu axit amin nên chúng ta cần phải dùng cả đạm động vật và đạm thực vật để hỗ trợ cho nhau trong quá trình tiêu hóa. Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng...
 + Chất béo( Lipit): Chất béo có vai trò rất quan trọng trong các chất dinh dưỡng và cấu tạo của cơ thể, chất béo là nguồn dầu năng lượng nhất so với các 
chất dinh dưỡng khác, chất béo là dung môi hòa tan tốt các Vitamin điều hòa và trao đổi chất trong cơ thể. Lipit có nhiều trong mỡ lợn, đậu, lạc, vừng, quả dừa...
+ Chất đường bột( Gluxit): G là một chất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người nó cung cấp tới 60 – 70% nguồn năng lượng phục vụ các hoạt động sống của con người. Gluxit có nhiều trong gạo, mỳ, khoai, sắn....
 + Vitamin và các chất khoáng: có nhiều trong rau, củ quả đặc biệt rau có màu xanh sẫm như rau ngót, rau cải, rau dền, rau mồng tơi...Các loại quả có màu đỏ hoặc màu vàng như chuối, đu đủ, xoài, cam, cà chua, gấc đó là nhóm cung cấp loại vi dưỡng chất nó đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể.
 Khi xây dựng khẩu phần ăn điều quan trọng nhất của khẩu phần ăn là phải cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể, chọn lương thực chủ yếu là gạo, thức ăn giàu vitamin, protein, lipit và các chất khoáng. Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ trong ngày sao cho 2 bữa ăn là bữa chính và bữa phụ của trẻ không quá gần nhau, kịp thời bổ sung năng lượng cho cơ thể trẻ không để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc vẫn còn no lại cho ăn tiếp.
c) Biện pháp 3: Học hỏi nâng cao kỹ thuật chế biến món ăn, trang trí món ăn đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao.
Để chất lượng bữa ăn ngày càng được nâng cao, bản thân tôi đã tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên đề, các lớp tập huấn, các buổi tuyên truyền về dinh dưỡng và kỹ thuật chế biến món ăn cho trẻ. Bằng những kiến thức đã học và qua những năm công tác tại trường tôi đã nhận thấy rằng: Để đáp ứng yêu cầu, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ được tốt hơn, bản thân tôi đã cùng các thành viên trong tổ nuôi cố gắng tạo ra những bữa ăn ngon, hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. ( Hình 7,8,9)
Là người trực tiếp nấu ăn và thường xuyên đi thăm giờ ăn của trẻ tôi hiểu được sự thích thú của trẻ khi ăn các món ăn có màu sắc đẹp, hiểu được cảm giác bữa ăn có hương vị lạ. Vì vậy tôi và các chị em tổ nuôi luôn tìm tòi cách chế biến món ăn cho trẻ theo đúng thực đơn theo mùa và theo tuần và thường xuyên thay đổi cách chế biến của mình sao cho phù hợp với sở thích, và màu sắc mới lạ để giúp trẻ ăn ngon miệng. Vì vậy khi cải tiến cần tuân thủ theo các bước sau:
Bước 1: Sơ chế sạch nguyên liệu thực phẩm.
 Khâu lựa chọn thực phẩm là khâu mở đầu cho quá trình chế biến thức ăn. Nếu ta lựa chọn thực phẩm không tốt và không rõ nguồn gốc thì không những ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn mà còn rất dễ bị ngộ độc đối với người ăn. Vì vậy để đảm bảo tốt chất lượng bữa ăn chúng ta nên lựa chọn thực phẩm sạch từ nhà cung cấp có uy tín và có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Về khâu này nhà trường chúng tôi đã từ lâu tin dùng thực phẩm sạch nên tôi rất yên tâm trong việc chế biến các món ăn cho trẻ.
 Sau khi chọn thực phẩm xong ta bắt đầu sơ chế thức ăn: Loại bỏ những phần già không ăn được và những phần gân, xơ có giá trị dinh dưỡng thấp. Phải rửa sạch hoa quả khi còn tươi, phải rửa từng quả, củ bằng nước sạch và rửa nhiều nước dưới vòi nước sạch . Không ngâm thực phẩm quá lâu trong nước vì ngâm lâu sẽ làm giảm các giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm.
 Đặc thù trường mầm non đều là các con còn nhỏ, còn bé nên khi sơ chế các cô nuôi đều phải thái hình hạt lựu nhỏ, nấu phải nhừ để cho trẻ dễ ăn, dễ nhai và dễ nuốt.
Ví dụ: Rau tươi cắt, thái, vò rồi mới rửa sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng rất nhiều và thời gian sơ chế không nên kéo dài, khi sơ chế xong phải phối hợp với các nguyên liệu khác để đưa vào chế biến ngay cho trẻ.
Bước 2: Tẩm ướp nguyên liệu.
Đây là một bước rất quan trọng đối với việc chế biến món ăn cho trẻ nó giúp cho món ăn được tăng phần hấp dẫn và vị ngon, ngọt của món ăn đó.
Chế biến món ăn ngon, đảm bảo cân đối không mất chất dinh dưỡng, hấp dẫn là nghệ thuật của mỗi cô nuôi. Để lôi cuốn trẻ ăn ngon miệng, khi chế biến các món ăn cho trẻ tôi thường phối hợp các loại rau, củ, quả có màu sắc đẹp tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, thích ăn. Ngoài ra để tạo hương vị thơm, ngon đối với các món ăn tôi thường tẩm ướp thức ăn khoảng 10 -15 phút trước, phi hành, tỏi thơm sau đó mới đem xào nấu thêm các thực phẩm gia giảm.
Ví dụ: Nghệ, cà chua, thìa là để chế biến món “Cá thịt lợn sốt cà chua”.
Cá là loại thức ăn bổ dưỡng, ngon, quý rất có giá trị dinh dưỡng. Cá là loại thức ăn rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Thịt cá có vị thơm ngon và hấp dẫn, cá có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Cứ 100g cá ăn được thì nó cung cấp cho cơ thể tới: 91kcal, 17g Protein, 2,6g Lipit, 57mg Caxi, 145mg Phootspho, 0,1mg Sắt. Cá là thức ăn dễ tiêu hóa, là axit béo không no nên cá có tác dụng phát triển đến trí não của trẻ.
Bước 3: Làm chín thực phẩm.
Làm chín thực phẩm là khâu cuối cùng của quá trình chế biến món ăn. Nó phối hợp cùng với gia vị tạo thành món ăn hoàn chỉnh, từ lúc nguyên liệu còn tươi sống trở thành món ăn chín, bổ, hợp vệ sinh và có mùi thơm ngon tạo điều kiện cho cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dễ dàng. Mỗi món ăn đều có một độ chín thích hợp.
Mỗi một món ăn thì có cách chế biến khác nhau, bên cạnh đó cũng phải phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của người chế biến. Mỗi món ăn khác nhau thì cho thành phẩm khác nhau.
Ví dụ: Trong bữa tiệc ngoài món ăn khô tôi thêm món: 
Phở gà ta : 
Xương gà cho vào ninh nước dùng.
Thịt gà ướp gia vị phi thơm hành khô cho vào xào chín vàng.
Phở tươi cho vào xoong cho thịt gà vào cùng chế nước dùng cho rau thơm .
Tôi để cho bánh phở riêng, khi trẻ chuẩn bị ăn thì chan nước dùng cho trẻ
Yêu cầu thành phẩm:
 Phở mềm tươi, không bị dính khi chia ra bát. Nước phở thơm mùi ngũ vị, kết hợp vị thơm của hành mùi. Gà ta xay nhỏ thơm mùi hành kho xào cùng, có vị ngọt ngon của thịt gà, có mùi thơm của gia vị. Có màu sắc bắt mắt khiến cho trẻ hứng thú khi thưởng thức món ăn.
 Do thường xuyên thay đổi và cải tiến các món ăn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ nên các món ăn của tôi chế biến rất ngon, hợp khẩu vị của trẻ. Nhờ vậy mà chất lượng bữa ăn ngày càng được nâng cao, chế biến mỗi ngày là một món ăn khác nhau không bị trùng lặp giúp trẻ không bị chán ăn.
Ví dụ: Tâm lý các trẻ đa số thích đẹp, thích được khen tôi đã tham gia cùng với đồng nghiệp cải tiến cách chế biến như cắt tỉa những hình, cánh hoa từ cà rốt, khoai tây, su hào, bí đỏNấu canh thịt nhừ nhưng không nát, nước ngọt trong. Khi trẻ ăn thấy những cánh hoa, hình vuông, hình tròn Trông rất ngộ nghĩnh, hòa với màu đỏ của cà rốt, vàng của khoai tây, trắng của su hào trong bát canh, trẻ cho vào miệng tan biến, trẻ rất thích.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác đảm bảo ATVSTP
 Trong mỗi thực đơn của trẻ được kết hợp rất nhiều nguyên liệu và nhiều loại thực phẩm . Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định , cách tốt nhất để trẻ được ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn , có như vậy thực đơn mới phong phú đa dạng.
 Việc đảm bảo các yêu cầu, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa tiệc Buffet là vô cùng chặt chẽ. Từ bước lựa chọn thực phẩm trước khi đưa vào chế biến, giai đoạn tiếp theo là quá trình sơ chế, không chỉ vậy, cả về môi trường, dụng cụ ăn uống cho học sinh trong bữa tiệc cũng được  đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo độ an toàn vệ sinh thực phẩm một cách an toàn nhất phục vụ cho buổi tiệc thành công.
4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
* Đối với nhân viên nuôi:
Đội ngũ giáo viên nhân viên, chị em tổ chức ngày lễ trong tâm thế vui vẻ đoàn kết, hòa đồng, thấu hiểu nhau hơn gần gũi, chia sẻ, giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, thực hiện các công việc theo dây chuyền, sự phân công của BGH, đúng quy trình và luôn đổi mới sáng tạo trong cách chế biến các món ăn phong phú đa dạng các loại thực phẩm, cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng, mùi vị hấp dẫn vừa miệng, màu sắc đẹp giúp trẻ ăn ngon miệng. 
* Về phía phụ huynh học sinh:
 BGH nhà trường kết hợp với giáo viên cùng với nhân viên có nhiều cuộc trao đổi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về. Tình hình sức khỏe, giờ ăn, ngủ, học và chơi của trẻ đã được các bậc phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng, quan tâm đến các con nhiều hơn và có những lời động viên khích lệ các cô trong mỗi bữa tiệc Buffet.
* Về phía trẻ:
Trẻ có thể khám phá văn hóa ẩm thực đa dạng phong phú, trẻ được chọn những món ăn mình thích, được trò chuyện giao lưu với bạn bè, giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp, giúp các con ngay từ bậc đầu đời đã tiếp cận với văn hóa hiện đại, giúp trẻ tự tin hơn và có những kĩ năng sống, cách ứng xử văn minh lịch sự.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Trên đây là một số biện pháp và kết quả mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa rồi, bản thân tôi mong muốn được tham gia nhiều lớp tập huấn học để tôi nâng cao tay nghề góp phần xây dựng thêm nhiều bữa ăn hạnh phúc trong ngôi trường hạnh phúc.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ky_thuat_che_bien_mon_an_cho.doc
Sáng Kiến Liên Quan