Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS thông qua Fanpage "Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ"

Vấn đề đổi mới PPDH đã và đang được đặt ra đối với tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đặc biệt, khi Bộ GD - ĐT tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa và Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thì vấn đề đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được qui định trong Luật giáo dục và được cụ thể hoá trong những định hướng xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa THCS. Định hướng đó là: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói vấn đề cốt lõi của đổi mới PPDH ở trường THCS là hướng tới giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc.

Phong trào đổi mới PPDH đã được triển khai rộng khắp trong ngành Giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH nhất là đối với môn Lịch sử chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước và hiệu quả mang lại chưa cao.

Bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã có những nghị quyết định hướng và chỉ đạo dạy, học môn Lịch sử cho bậc học phổ thông là phải coi trọng các môn tiếng Việt, văn hóa và lịch sử dân tộc, địa lý Việt Nam. Như vậy, quan điểm, chủ trương của Đảng là nhất quán, định hướng rất rõ về giáo dục môn Lịch sử cho bậc học phổ thông.

Lịch sử là môn học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.

Mặc dù vai trò và vị trí của môn Lịch sử trong chương trình phổ thông được đánh giá cao như vậy. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng:

 - Hiện nay đa số các em học sinh không hứng thú học môn lịch sử, hiểu biết về lịch sử dân tộc rất hạn chế. Nhiều học sinh không chọn thi môn lịch sử.

- Facebook là mạng xã hội có nhiều người dùng (nhất là giới trẻ), có tính tương tác cao và sức lan toả rất lớn.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh THCS thông qua Fanpage "Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
--------------------
Kính gửi: UBND thành phố Ninh Bình
Kính gửi : Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình.
Chúng tôi gồm:
 TT
Họ và tên
Ngày tháng 
năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
 1
 Hoàng Văn Thiêm
01/01/1963 
Trường THCS Trương Hán Siêu 
 Hiệu trưởng
Đại học
20 
 2
Đinh Thị Quý Ngọc 
27/10/1971 
 Trường THCS Trương Hán Siêu 
P. Hiệu trưởng 
Đại học 
 20 
 3
 Thái Mạnh Lâm
 30/12/1970
Trường THCS Trương Hán Siêu  
Tổ trưởng 
Đại học
 30 
4
Trần Minh Tú
29/7/1986
Trường THCS Trương Hán Siêu 
Giáo viên
Thạc sỹ
20 
5
Vũ Ngọc Lan Anh
04/7/1983
Trường THCS Trương Hán Siêu 
Giáo viên
Thạc sỹ
10 
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: 
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH
THCS THÔNG QUA FANPAGE “LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA ẢNH VÀ THƠ”
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học môn Lịch sử
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Vấn đề đổi mới PPDH đã và đang được đặt ra đối với tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đặc biệt, khi Bộ GD - ĐT tiến hành đổi mới chương trình, sách giáo khoa và Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thì vấn đề đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được qui định trong Luật giáo dục và được cụ thể hoá trong những định hướng xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa THCS. Định hướng đó là: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Có thể nói vấn đề cốt lõi của đổi mới PPDH ở trường THCS là hướng tới giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc.
Phong trào đổi mới PPDH đã được triển khai rộng khắp trong ngành Giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH nhất là đối với môn Lịch sử chưa được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền trong cả nước và hiệu quả mang lại chưa cao. 
Bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã có những nghị quyết định hướng và chỉ đạo dạy, học môn Lịch sử cho bậc học phổ thông là phải coi trọng các môn tiếng Việt, văn hóa và lịch sử dân tộc, địa lý Việt Nam. Như vậy, quan điểm, chủ trương của Đảng là nhất quán, định hướng rất rõ về giáo dục môn Lịch sử cho bậc học phổ thông. 
Lịch sử là môn học mang tính nhân văn và phát triển con người. Nó không chỉ hướng con người biết về những mối quan hệ hiện tại, kết nối hiện tại với quá khứ, mà còn tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. 
Mặc dù vai trò và vị trí của môn Lịch sử trong chương trình phổ thông được đánh giá cao như vậy. Tuy nhiên, qua tìm hiểu và nghiên cứu thực tế chúng tôi thấy rằng:
 	- Hiện nay đa số các em học sinh không hứng thú học môn lịch sử, hiểu biết về lịch sử dân tộc rất hạn chế. Nhiều học sinh không chọn thi môn lịch sử. 
- Facebook là mạng xã hội có nhiều người dùng (nhất là giới trẻ), có tính tương tác cao và sức lan toả rất lớn.
- Nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy rằng lứa tuổi học sinh ngày nay thích xem, thích nghe hơn thích đọc.
- Đa số học sinh rất thích tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức.
- Phương pháp dạy học môn Lịch sử trong các trường phổ thông còn bộc lộ nhiều hạn chế.....
Vì vậy chúng tôi đã chọn dự án nghiên cứu: 
 NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA FANPAGE “LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA ẢNH VÀ THƠ”.
Vói mục đích:
- Đổi mới PPDH môn Lịch sử
- Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh trung học cơ sở.
- Góp phần giúp học sinh tiếp cận các kiến thức lịch sử một cách sinh động, nhẹ nhàng, từ đó nâng cao kết quả học tập môn học này.
- Bồi đắp tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong các em học sinh.
Giải pháp cũ thường làm
1.1 Các giải pháp cũ.
PPDH dạy Lịch sử trong nhà trường Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là lối dạy truyền thống "thầy giảng - trò nghe", đọc – chép, tư liệu chủ yếu là sách giáo khoa, sách giáo viên. Học sinh phải thộc lòng các kiến thức lịch sử, nhớ các sự kiện lịch sử một cách máy móc, phải ghi chép nhiều
* Ưu điểm:
Một số thày cô giáo thường truyền đạt những kiến thức từ sách giáo khoa, bước đầu đã ứng dụng CNTT, đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giờ dạy làm cho học sinh hứng thú, say mê đối với môn Lịch sử
* Tồn tại:
PPDH truyền thống có phần áp đặt một chiều; ít định hướng cho học sinh khả năng tìm tòi, nghiên cứu thêm tư liệu ở bên ngoài sách giáo khoa. 
Nhiều giáo viên vẫn xem nhẹ bộ môn của mình,chưa chú trong đổi mới PPDH. Tâm lí môn phụ đã làm cho không ít giáo viên có suy nghĩ “dạy cho xong”, hoặc là chỉ truyền tải những gì trong sách giáo khoa yêu cầu mà không chú ý đến việc đầu tư chiều sâu cho bài giảng.
 Nhiều học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi Lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. Mặt khác bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp, học sinh chưa thực sự hứng thú trong quá trình học tập.
1.2 Những trang có tên tương tự:
1. Lịch sử Việt Nam
qua ảnh
2. http:tholichsu.com
3.Việt Nam quốc sử diễn ca
* Ưu điểm: Các trang nói trên có lượng người truy cập rất lớn, có nhiều tư liệu lịch sử quý hiếm. Ví dụ như trang fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh”, được thành lập vào ngày 21-8-2010 và được đặt tại nước ngoài . Tính đến thời điểm hiện tại, lượt thích của trang fanpage này đã lên đến con số 320.305.
Fanpage “Việt Nam quốc sử diễn ca” của thầy giáo Đỗ Cao Sang- Giảng viên Tiếng Anh Học viện Kĩ thuật quân sự và trang web “Lịch sử Việt Nam qua thơ”, có rất nhiều những bài thơ hay về lịch sử.
* Tồn tại: Về nội dung trong những trang mạng trên là dành cho nhiều lứa tuổi, chưa được kiểm duyệt và có nhiều nội dung, bình luận, bài viết không phù hợp với lứa tuổi học sinh, đi ngược lại đường lối chinh sách của Đảng và nhà nước. 
2. Những giải pháp mới cải tiến.
2.1 Điều tra hứng thú và nguyện vọng học tập của học sinh đối với môn Lịch sử.
2.1.1 Hứng thú học tập môn lịch sử
Khu vực 
khảo sát
TP Ninh Bình
(2100 học sinh)
Ngoại thành TP 
(500 học sinh)
Huyện Yên Khánh
(1000 học sinh)
Huyện Nho Quan
(200 học sinh)
Kết quả 
khảo sát
75% HS không thích học Lịch sử
75% HS không thích học Lịch sử
73% HS không thích học Lịch sử
80% HS không thích học Lịch sử
Kết quả kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử khối lóp 8 của trường THCS Trương Hán Siêu năm học 2014 -2015 có 65% học sinh dưới điểm trung bình
Nguyên nhân
- HS nhận thức không đúng về vai trò của môn Lịch sử, coi môn Lịch sử là môn phụ.
- SGK được viết với dung lượng kiến thức “nặng”, khô cứng, những diễn biến chi tiết phức tạp, khó nhớ, phương pháp dạy học còn đơn điệu, một chiều.
- Giáo viên thường chú ý đến kênh chữ mà ít chú ý khai thác kênh hình.
2.1.2. Nguyện vọng của các bạn học sinh trung học cơ sở đối với việc học tập môn Lịch sử 
Khu vực
khảo sát
TP Ninh Bình
(2100 học sinh)
Ngoại thành TP (500 học sinh)
Huyện
Yên Khánh
(1000 học sinh)
Huyện
Nho Quan
(200 học sinh)
Kết quả
khảo sát
80% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua ảnh
85% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua ảnh
87% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua ảnh
90% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua ảnh
63% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua thơ
65% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua thơ
66% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua thơ
70% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua thơ
86% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua Video, audio, phim hoạt hình, phim tài liệu
80% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua video, audio, phim hoạt hình, phim tài liệu
89% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua video, audio, phim hoạt hình, phim tài liệu
92% HS thích tiếp cận môn Lịch sử qua video, audio, phim hoạt hình, phim tài liệu
Nguyên nhân
Học sinh thích kênh hình hơn kênh chữ. Học Lịch sử qua ảnh, qua thơ, phim hoạt hình, phim tài liệu giúp cho học sinh dễ học dễ nhớ
2.1. Lập fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” 
- Sưu tầm, phân loại các tư liệu, sắp xếp tư liệu theo từng loại, từng giai đoạn lịch sử.
- Kiểm duyệt nội dung tư liệu.
Ưu thế của Fanpage: 	
 	Fanpage là một dạng của facebook. Có thể thấy Facebook là mạng xã hội có nhiều người dùng (nhất là giới trẻ), có tính tương tác cao và sức lan toả rất lớn. Hơn nữa:
	Fanpage dễ dàng thiết lập. Giao diện thân thiện với người dùng
Fanpage cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin để bạn có thể hiểu hơn về các fan của mình. Ví dụ như các chỉ số cơ bản có: like, people talking about this, reach. Và khi vào phần “Insight” thì sẽ có thêm các thông tin cụ thể hơn như: số like trong một khoảng thời gian xuất phát từ đâu, nhân khẩu học (giới tính, thành phố, quốc gia, ngôn ngữ) của những fan tương tác với fanpage của bạn
Với fanpage thì việc có nhiều quản lý là chuyện đơn giản, không có gì phải bàn cãi hay một người có thể quản lý nhiều fanpage cũng là chuyện đơn giản. Với việc thống nhất và đơn giản về tính năng người quản lý như thế này chắc chắn sẽ giúp fanpage của bạn tăng tính thống nhất. Vì chỉ có duy nhất một tài khoản là Fanpage của bạn tương tác lại với các fan.
Với fanpage thì bạn có thể thiết lập để nhiều người cùng làm admin. Việc này sẽ giúp bạn thống nhất khi tương tác với thành viên ở chỗ: mặc dù nhiều người là admin, nhưng khi trả lời thì tên hiện lên là tên fanpage, không phải là profile cá nhân của admin cụ thể nào đó.
Đối với Fanpage thì ưu điểm là có chức năng phân tích (Page inside) một cách rõ ràng về các bài đăng cũng như hoạt động của page, giúp phát triển và điều chỉnh chiến lược quảng bá một cách hợp lý. Ngoài ra nó còn có thể dùng Facebook Ads để thu hút Fans với chi phí rất rẻ, có thể sử dụng các tab và APP vào page của mình. Đặc biệt, ở Fanpage có thể kết nối tới Website với tính năng like và điều này hỗ trợ rât tốt cho SEO với username rút gọn
* Ưu điểm của fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” 
Giúp học sinh tiếp cận với các kiến thức lịch sử dễ dàng, sinh động thông qua các tư liệu bàng hình ảnh, clip, văn, thơ
Album lịch sử các lớp 6, 7, 8, 9. Album về các anh hùng dân tộc (dưới mỗi bức ảnh đều có ghi chú thích rõ ràng dễ hiểu). 
- Album về Lịch sử địa phương Ninh Bình.
- Một số Video Clip, phim tài liệu, phim hoạt hình về lịch sử Việt Nam 
- Một số audio tiểu thuyết, thơ văn Lịch sử 
- Các bài thơ, bài báo, các áng văn chương có gắn với lịch sử.
- Cập nhật các sự kiện lịch sử của đất nước theo thời gian.
- Các hoạt động ngoại khoá, tìm hiểu về lịch sử .
* Một số hạn chế và giải pháp khắc phục 
Các bài đăng trên facebook không được sắp xếp thành các cây thư mục giống như blog, website, mà chỉ có thể đuợc sắp xếp theo dòng thời gian.
Việc học lịch sử qua trang facebook đòi hỏi học sinh phải có tinh thần tự giác học tập, nếu không các bạn sẽ lạm dụng việc dùng facebook vào các mục đích khác. Vì vậy cần tuyên truyền cho các bạn học sinh nhiều hơn về ý thức học tập. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong quản lí việc sử dụng facebook của các bạn học sinh.
Giao diện trang fanpage
Tính đến ngày 1/3/2016 trang fanpage đã cập nhật được 
những nội dung sau:
*ALBUM ẢNH 
 	Gồm 608 ảnh và các kiến thức Lịch sử có liên quan tới các bức ảnh đó
	* VIDEO, CLIP (81 video): Phim tài liệu Lịch sử: 49 video, Phim hoạt hình Lịch sử: 24 video
	* ĐỐ VUI LỊCH SỬ 
	* THƠ LỊCH SỬ: -Thơ sưu tầm: 20 bài thơ -Thơ tự sáng tác: 12 bài thơ
	* AUDIO (35 audio)
So với những trang tương tự trên thì fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” có ưu điểm nổi trội hơn là: 
- Về nội dung trong những trang mạng trên là dành cho mọi lứa tuổi, còn fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” tập trung chủ yếu vào đối tượng học sinh THCS. Các tài liệu đã được kiểm duyệt chặt chẽ bởi các chuyên gia (PP chuyên gia)
- Về nguồn tư liệu rất sát với chương trình Lịch sử THCS, các thầy cô giáo dạy Lịch sử cũng đưa lên trang fanpage những đề cương ôn tập lịch sử, giúp các bạn nắm bắt môn học một cách dễ dàng hơn. 
- Fanpage cũng góp phần cung cấp thêm tư liệu cho các thầy cô giáo trong việc giảng dạy, như các video clip, phim hoạt hình, phim tài liệu. các thầy cô giáo và các bạn học sinh có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các tài liệu này mà không tốn quá nhiều công sức để tìm kiếm và thẩm định vì các tài liệu trên trang fanpage đã được thẩm định và kiểm duyệt chặt chẽ.
2.3 Kết hợp nội dung trang fanpage với các hoạt động ngoại khóa:
Giao lưu kỷ niệm ngày thành lập
 QĐND Việt Nam tại Trường THCS Trương Hán Siêu, TP. Ninh Bình
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi
tại Khu di tích cố đô Hoa Lư
Trải nghiệm
tại Khu di tích cố đô Hoa Lư
Giờ học Lịch sử thông qua fanpage
Thăm quan Bảo tàng tỉnh Ninh Bình
Fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” còn tạo ra một diễn đàn để các thày cô giáo, các em học sinh, những người hiểu biết về Lịch sử có điều kiện để trao đổi, học hỏi để mở mang kiến thức, hiểu biết của mình về lịch sử nước nhà.
Sáng kiến mở ra một hướng mới trong việc khai thác, ứng dụng trải nghiệm thực tế trong dạy và học môn Lịch sử nói riêng và học tập nói chung.
Hướng dẫn cách thức truy cập, sử dụng fanpage
Hướng dẫn vào trang Fanpage “ Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” bằng google:
	- Bước 1: Mở trang google ( có thể bằng Internet, Google Chrom, Cốc Cốc,)
Bước 2: Nhập lên ô tìm kiếm : “ Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” rồi
 nhấn Enter, lúc này màn hình sẽ hiển thị như hình dưới:
- Bạn click chuột trái vào dòng đầu tiên ( đã được bôi đen như hình vẽ).
- Vậy là bạn đã truy cập được vào trang fanpage. Bạn vẫn có thể xem được các bài viết đã đăng trên trang tuy nhiên không thể bình luận. Nếu muốn bình luận thì bạn phải đăng nhập facebook.
Hướng dẫn vào trang Fanpage “ Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” bằng facebook
	- Bước 1: Các bạn đăng nhập vào facebook. Nhập lên ô tìm kiếm : Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ
 Click chuột trái vào trang fanpage
	(Sử dụng cách này để vào trang fanpage, bạn có thể bình luận được)
Hướng dẫn tìm kiếm tư liệu, tài liệu trên trang fanpage một cách tiện lợi nhất:
	Các thầy cô giáo và các bạn có thể tra cứu và tìm kiếm tài liệu bằng cách click vào các đường link đã được sắp xếp ngay trên trang đầu tiên của dòng thời gian ( như hình trên). Ví dụ: Muốn tìm kiếm album lịch sử lớp 6, bạn click vào link sau ( đã đăng trên dòng thời gian)
 Sau khi click vào link trên, album lịch sử 6 sẽ hiện lên ( như hình sau)
3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
3.1 Hiệu quả kinh tế và xã hội đạt được
Sau thời gian nghiên cứu, tìm tòi, nhóm chúng tôi đã tạo ra sản phẩm đúng với mục đích ban đầu đặt ra : 
- Góp phần đổi mới PPDH môn Lịch sử trên địa bàn Tỉnh Ninh bình
- Nâng cao hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh trung học cơ sở.
- Góp phần giúp học sinh tiếp cận các kiến thức Lịch sử một cách sinh động, nhẹ nhàng, đầy cảm hứng, bồi đắp tình yêu và niềm tự hào đối với lịch sử nước nhà qua đó mà kết quả học tập môn học này.
- Sau khi có fanpage thì số lượng học sinh hứng thú học tập đối với môn Lịch sử đã tăng lên rõ rệt.
- Khắc phục được nhiều nhược điểm của giải pháp cũ.
- Qua phỏng vấn chúng tôi được biết các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh đánh giá cao ý tưởng và đặc biệt là tính thời sự của dự án.
Khu vực khảo sát
TP Ninh Bình
(2100 học sinh)
Ngoại thành TP (500 học sinh)
Huyện Yên Khánh
(1000 học sinh)
Khu vực Nho Quan
(200 học sinh)
Kết quả khảo sát
15% HS không thích học môn Lịch sử
10% HS không thích học môn Lịch sử
8% HS không thích học môn Lịch sử
5% HS không thích học môn Lịch sử
- Dự án đã đạt giải nhì trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học Năm học 2015- 2016 của Tỉnh Ninh Bình. 
- Giải Ba lĩnh vực trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học Năm học 2015- 2016. 
- Giấy khen, giấy chứng nhận và phần thưởng của NXB Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 
- Giấy chứng nhận và phần thưởng Trường Đại học Thái Nguyên.
Tổng giải thưởng là 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng).
Hiệu quả kinh tế:
Sáng kiến cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn trong các nhà trường khi áp dụng:
Fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” có thể giúp toàn bộ học sinh THCS trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình không cần phải mua tài liệu tham khảo môn Lịch sử.
Nếu một cuốn tài liệu có giá tiền là 10.000 đồng thì 50.000 học sinh có thể tiết kiệm được 500.000.000 đồng.
Fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” có thể giúp các thày cô giáo THCS Tỉnh Ninh Bình không cần phải mua các đĩa DVD tư liệu Lịch sử.
Nếu một bộ đĩa DVD có giá tiền là 200.000đ thì 150 thày cô dạy môn lịch sử có thể tiết kiệm được số tiền là 30.000.000 đồng.
Và còn rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế và xã hội khác.
3.2 Điều kiện và khả năng áp dụng.
Giải pháp đã được áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực với giáo viên và học sinh THCS trong việc dạy và học môn lịch sử, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới PPDH môn Lịch sử nói riêng.
Với nền tảng, cơ sở hạ tầng CNTT như hiện nay thì các thày cô giáo, các em học sinh có thể sử dụng fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” một cách dễ dàng, mọi lúc, mọi nơi và có thể xem như một diễn đàn, nguồn tư liệu phong phú, đã được kiểm duyệt trong quá trình dạy và học.
3.3 Hướng phát triển của giải pháp:
	 - Cập nhật các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước.
	 - Tham khảo ý kiến các để nâng cao chất lượng.
	 - Quảng bá rộng rãi hơn; dịch trang ra Tiếng Anh.
	 - Nghiên cứu lập các trang tương tự đối với các môn học khác...
4. KẾT LUẬN 
Sau thời gian dài nghiên cứu tìm tòi, kiểm nghiệm trong thực tế, nhóm chúng tôi đã tạo ra sản phẩm đạt được mục đích ban đầu đặt ra : Đó là nâng cao được hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh trung học cơ sở thông qua fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ”. Thời gian tới Fanpage trên tiếp tục được phát triển và hoàn thiện, chúng tôi tin rằng nó sẽ góp phần giúp các em học sinh yêu thích lịch sử Việt Nam hơn, tiến bộ hơn trong việc học lịch sử . Nếu có thể, fanpage này sẽ được dịch ra tiếng Anh và tiếng Trung để giới thiệu với bạn bè quốc tế về lịch sử Việt nam. 
Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, thời gian chưa nhiều, dự án này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Hơn nữa, đây là một vấn đề lớn cần phải tiếp tục trao đổi, thử nghiệm để đánh giá kết quả một cách toàn diện. Chúng tôi rất mong được sự bổ sung, góp ý thêm của các nhà sử học, quí thầy cô và các bạn để dự án nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. 
Fanpage “Lịch sử Việt Nam qua ảnh và thơ” được lập nên bởi tất cả tình yêu của chúng tôi với môn Lịch sử và mong muốn môn học này vẫn giữ được vị trí độc lập trong chương trình phổ thông cũng như truyền tình yêu đó tới đông đảo mọi người.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 TP. Ninh Bình, ngày 4 tháng 5 năm 2016
NGƯỜI NỘP ĐƠN
TÁC GIẢ
ĐỒNG TÁC GIẢ
Hoàng Văn Thiêm
Đinh Thị Quý Ngọc
Vũ Ngọc Lan Anh
Thái Mạnh Lâm
Trần Minh Tú
TRƯỜNG 
XÁC NHẬN
Sáng kiến .......
đã được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực tại nhà trường .
từ ..
P.HIỆU TRƯỞNG
PHÒNG GDĐT THÀNH PHỐ NINH BÌNH
XÁC NHẬN
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP NINH BÌNH
TRƯỜNG THCS TRƯƠNG HÁN SIÊU
*********
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ 
CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA FANPAGE 
“LỊCH SỬ VIỆT NAM QUA ẢNH VÀ THƠ”
 Nhóm tác giả: 
 1. Hoàng Văn Thiêm
 2. Đinh Thị Quý Ngọc
 3.Thái Mạnh Lâm
 4.Trần Minh Tú
 5. Vũ Ngọc Lan Anh
 Trường THCS Trương Hán Siêu – TP Ninh Bình 
 Năm học: 2015 - 2016 

File đính kèm:

  • doc8. NB Lich su Nang cao hung thu hoc tap mon Lich su cho hoc sinh THCS thong qua Fanpage Lich su Viet.doc
Sáng Kiến Liên Quan