Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chậm tiến bộ bằng phương pháp lạt mềm buộc chặt

- Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu

trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường Trung học ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo

viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở

lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản

lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách.

Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng

giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là

người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những

chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện

quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý

không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về

giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò:

Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển

lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp

học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của

HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp Một người giáo viên chủ

nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ

xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.

- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu

thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này

trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.

pdf47 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chậm tiến bộ bằng phương pháp lạt mềm buộc chặt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần không được tôi đã yêu cầu em viết bản tự kiểm điểm và cho lớp tiến hành 
sinh hoạt để kỉ luật bằng hình thức phê bình, nhắc nhở trước lớp, mục đích là để 
răn đe em và những bạn khác trong lớp nhưng sau đó cuối giờ khi học sinh đã về 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 36 
hết tôi dành thời gian ngồi lại tâm sự với em. Tôi nói với em rằng trước lớp buộc 
tôi phải làm thế để răn đe các bạn nhưng trong thâm tâm tôi muốn em thay đổi, và 
tôi vẫn luôn cho em cơ hội nếu em thực sự muốn sửa sai. Tôi cố gắng tìm những 
ưu điểm của em hơn là chú trọng vào nhược điểm, biết em học được các môn xã 
hội tôi tâm sự “ ở trong lớp cô thấy em là người học được các môn xã hội, các giáo 
viên bộ môn Sử, Địa đều khen em học tốt, vì vậy cô muốn em cố gắng học để học 
kì 2 sẽ lấy em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi nhưng với điều kiện em phải đủ 
tiêu chuẩn là học sinh khá. Tôi thấy sau lần tâm sự đó em luôn nỗ lực cố gắng và 
kết quả là em đã nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi cấp trường 2 môn ( Ngữ văn 
và GDCD) . Qủa thật nhìn thấy được sự tiến bộ đó của học sinh với cương vị là 
giáo viên chủ nhiệm tôi thấy nhẹ lòng và hết sức vui mừng. 
Một trường hợp khác em Nguyễn Thị Hà Phương lớp 12A6 là một em học 
sinh nữ vốn thông minh, học giỏi, năng động , ở trong lớp tôi vẫn luôn dành nhiều 
sự quan tâm cho em. Một lần có một bạn nữ khác trong lớp nói lời mỉa mai, xúc 
phạm nên em đó đã tát bạn. Trước hành động đó buộc giáo viên chủ nhiệm phải 
cho em viết bản kiểm điểm, bản tường trình và phê bình trước lớp. Nhưng cũng từ 
đó một số bạn trong lớp tẩy chay em, và sau đó một thời gian tôi thấy tính tình em 
thay đổi hẳn, ít nói hơn, sống khép kín hơn, lực học giảm sút. Tôi tìm hiểu nguyên 
nhân thì được biết do các bạn trong lớp thường hay nói lời xúc xiểm và mỉa mai 
bạn. Biết được điều đó trong giờ sinh hoạt tôi đã phê bình những bạn đó, tôi phân 
tích cho các học em học sinh trong lớp hiểu rằng lỗi hôm trước không hoàn toàn 
thuộc về bạn Phương và yêu cầu những em đó xin lỗi bạn. Sau đó tôi gặp riêng 
Phương hỏi han, trò chuyện. Tôi cũng nói cho em hiểu tôi chưa bao giờ xem em là 
học sinh cá biệt, “ Cô biết em cũng chỉ vì một phút nóng giận mà đánh bạn, trong 
cuộc sống không ai là không trải qua những lỗi lầm, ngay cả bản thân cô cũng vậy, 
nhưng điều quan trọng là sau đó chúng ta biết vươn lên để sửa chữa những lỗi lầm. 
Cô rất tin tưởng vào ý thức vươn lên của em và mong muốn em sẽ nỗ lực hơn nữa 
để các bạn phải cảm phục em”. Sau khi nghe được những lời tâm sự của tôi em 
như thấy được sự quan tâm và tình cảm của tôi dành cho em là không hề thay đổi 
nên em đã cố gắng hơn và kết quả cuối năm học em đã vươn lên xếp vị thứ 2 trong 
lớp về học tập. Cuối năm lớp 12 em đã ôm chầm lấy tôi mà khóc nức nở như một 
đứa trẻ. Em nói “ Nếu ngày đó em không được nghe những lời tâm sự của cô thì 
giờ đây không biết em sẽ thế nào. Qủa thực những ngày đó em rất buồn và chán 
nản, cứ nghĩ rằng từ nay cô sẽ ghét mình lắm nhưng khi được cô quan tâm và 
không có ác cảm với mình dù mình đã gây ra lỗi lầm em thấy mình cần phải cố 
gắng hơn nữa để không phụ lòng của cô. Cô đúng là người mẹ hiền thứ hai của em. 
Em cảm ơn cô rất nhiều” 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 37 
CHƯƠNG III 
KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
1. Khả năng ứng dụng 
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã ứng dụng tại trường THPT Anh Sơn I, 
ở các lớp 12A6, 11D5, 12D5 và 11A3 trong năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017, 
2017 – 2018 và 2018 - 2019. Ở lớp 12A6 tại trường THPT Anh Sơn I là lớp có 
nhiều học sinh chậm tiến bộ, Năm lớp 10 trong các đợt thi đua lớp đều xếp loại 
yếu, cuối năm tỉ lệ học sinh đạt loại khá giỏi về Đạo đức và Học tập tất thấp, cá biệt 
có những em còn bị xếp loại yếu. Tuy nhiên từ đầu năm lớp 11 đến hết lớp 12 nhờ 
vận dụng phương pháp“ Lạt mềm buộc chặt” hiệu quả trong công tác giáo dục học 
sinh đã được nâng cao rõ rệt, không còn học sinh bị xếp đạo đức loại yếu, kết quả 
các đợt thi đua của lớp cũng có nhiều tiến bộ, thậm chí đạt loại xuất sắc. Tương tự 
ở các lớp 11D5, 12D5 và 12A3 số lượng học sinh chậm tiến bộ giảm rõ rệt sau khi 
áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm. 
Song song với việc ứng dụng của cá nhân trong quá trình giáo dục học sinh, 
đề tài đã được thực nghiệm ứng dụng bởi các đồng nghiệp trong trường THPT 
Anh Sơn I và một số trường thuộc địa bàn huyện Anh Sơn như: THPT Anh Sơn II, 
THPT Anh Sơn III. Sau khi ứng dụng, các đồng nghiệp đều tán thành và áp dụng 
thành công đề tài này. 
Mọi phương pháp ứng dụng trên đều có phản hồi tích cực, càng chứng minh 
phạm vi rộng rãi, dễ thực hiện và hiệu quả cao của đề tài. 
 2. Hiệu quả của đề tài 
 Qua việc áp dụng những phương pháp trên, với tâm huyết của người làm 
nhiệm vụ trồng người, tôi nhận thấy đây là nhiệm vụ rất khó khăn và không dễ 
thành công. Tuy vậy tôi cũng có một vài thành công nho nhỏ đủ để giúp tôi không 
nản chí. Xin được nêu cụ thể: 
- Đó là mức độ vi phạm của các em học sinh giảm nhiều so với đầu năm, 
hoặc hầu như không vi phạm tiếp, thậm chí có những em đã vươn lên trở thành 
những học sinh khá, giỏi. 
- Lớp luôn đi đầu trong các hoạt động tập thể, cuối mỗi đợt thi đua đều xếp 
loại 1, loại 2. So với năm lớp 10 năm lớp11 và 12 tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên 
nhiều. Đặc biệt không có em nào xếp đạo đức loại trung bình, yếu và không có em 
nào phải thi lại do học lực. 
 - Bản thân tôi được hội đồng thi đua nhà trường công nhận là, giáo viên chủ 
nhiệm xuất sắc, giáo viên chủ nhiệm giỏi nhiều năm liền. 
 - Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 38 
 - Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học 
sinh. 
- Để tìm hiểu hiệu quả, ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp “ Lạt mềm 
buộc chặt” đối với học sinh trong lớp, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra 
và thu được kết quả như sau: 
* Mẫu phiếu điều tra (trắc nghiệm khách quan) 
PHIẾU ĐIỀU TRA 
Họ và tên học sinh:.. 
Lớp: 
Nội dung điều tra: Điều tra tìm hiểu việc giáo dục học sinh bằng phương pháp 
mềm dẻo của GVCN đối với học sinh. 
Yêu cầu thực hiện: Hãy khoanh tròn trước câu trả lời mà em cho là đúng, là phù 
hợp với mình. 
Câu hỏi 1: Theo em việc GVCN sử dụng phương pháp “Lạt mềm buộc chặt” 
trong giáo dục học sinh lớp em đã đem lại tác dụng như thế nào? 
A.Tạo được sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh . 
B.Giải tỏa căng thẳng và làm cho lớp đoàn kết hơn. 
C.Tạo được sự gần gũi, đoàn kết lớp và giúp đạt kết quả học tập cao hơn. 
D.Không có tác dụng gì. 
Câu hỏi 2: Em có thích GVCN sử dụng phương pháp này để giáo dục các em 
không? 
 A.Rất thích. 
 B.Thích. 
 C.Bình thường 
 D.Không thích. 
Câu hỏi 3: Theo em giáo dục học sinh chậm tiến bộ bằng phương pháp “ Lạt mềm 
buộc chặt” có cần thiết trong trường phổ thông không? 
 A.Rất cần. 
 B. Bình thường. 
 C. Không cần thiết. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 39 
* Kết quả điều tra ở lớp 12A6 do tôi chủ nhiệm năm học 2015 - 2016, sĩ số 44 học 
sinh: 
Câu hỏi 
Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % 
Câu hỏi 1 10/44 22,7 9/44 20,5 25/44 56,8 0/44 0 
Câu hỏi 2 22/44 50 14/44 31,8 5/44 11,4 3/44 6,8 
Câu hỏi 3 40/44 90,9 4/44 9,1 0/44 0 
* Kết quả điều tra ở lớp 11A6 trường THPT Anh Sơn 2 do Cô Nguyễn Thị Hương 
Sen chủ nhiệm năm học 2017- 2018, sĩ số 41 học sinh: 
Câu hỏi 
Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % 
Câu hỏi 1 2/41 4,9 11/41 26,8 28/41 68,2 0/41 0 
Câu hỏi 2 22/41 53,6 13/41 31,7 6/41 14,6 0/41 0 
Câu hỏi 3 34/41 82,9 7/47 17 0/47 0 
* Kết quả điều tra ở lớp 11A3 do một đồng nghiệp chủ nhiệm năm học 
2018- 2019, sĩ số 39 học sinh; và trong năm học này lớp luôn xếp thi đua loại trung 
bình, yếu và còn nhiều em vi phạm nền nếp. 
Câu hỏi 
Đáp án A Đáp án B Đáp án C Đáp án D 
Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % 
Câu hỏi 1 2/39 5,1 22/39 56,4 10/39 25,6 4/39 10,2 
Câu hỏi 2 4/39 10,2 12/39 30,7 21/39 53,8 2/39 5,1 
Câu hỏi 3 35/39 89,7 4/39 10,2 0/39 0 
 Kết quả trên cho thấy ở những lớp mà giáo viên chủ nhiệm không sử dụng 
phương pháp mềm dẻo để giáo dục học sinh và tỉ lệ học sinh chậm tiến bộ vẫn còn 
cao thì học sinh vẫn nhận thức được việc sử dụng phương pháp đó của giáo viên 
chủ nhiệm là rất cần thiết, nhưng các em chưa có được sự gần gũi và sự quan tâm 
thực sự từ thầy cô và kết quả học tập rèn luyện chưa cao. Còn ở lớp xuất sắc và học 
sinh có nhiều tiến bộ trong học tập và rèn luyện thì các em thấy rõ ý nghĩa của 
phương pháp và thấy được sự gắn bó, thân thiết giữa thầy cô và học sinh. Từ đó 
luôn có ý thức nỗ lực cố gắng để hoàn thiện bản thân. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 40 
 Như vậy việc sử dụng phương pháp “ Lạt mềm buộc chặt” thực sự có ý nghĩa 
không chỉ đối với mỗi học sinh mà còn cho cả giáo viên chủ nhiệm và cả nhà 
trường. 
Cụ thể quá trình tiến bộ của học sinh chậm tiến bộ trước và sau khi vận dụng đề 
tài:(Lớp 10 các lớp chưa vận dụng đề tài. Lớp 11, 12 các lớp đã vận dụng đề tài). 
 Tại trường THPT Anh Sơn 1 
 TT Học sinh Lớp Lớp 10 Lớp 11 Lớp12 
 Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
 1 Ng Thị Sông Hương 12A6 Yếu TB Tốt Khá Tốt Khá 
2 Trần Đình Quân 12A6 Yếu TB Khá Khá Tốt Khá 
3 Trần Quốc Vương 12A6 TB Yếu Khá Khá Khá Khá 
4 Đặng Đình Kiên 12A6 Khá Yếu Tốt Khá Tốt Khá 
5 Trần Thị Trang 12A6 Yếu TB Tốt Khá Tốt Khá 
6 Ngô Trung Nguyên 11D5 TB Yếu Khá TB 
7 Nguyễn Tiến Đạt 11D5 TB TB Tốt TB 
8 Nguyễn Mạnh Cường 12A7 TB TB Tốt TB Tốt Khá 
9 Nguyễn Văn Công 12B TB TB Khá TB Tốt Khá 
10 Nguyễn Ngọc Sơn 12D5 TB Khá Khá Khá Tốt 
11 Hoàng Ngọc Linh 12D5 TB Khá Khá Khá Tốt 
 Tại trường THPT Anh Sơn 2 
TT 
Học sinh 
 Lớp Lớp 10 Lớp 11 Lớp12 
 Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
 1 Nguyễn Hữu An 11A6 Yếu Yếu Khá TB 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 41 
2 Văn Đình Nhật 11A6 Yếu Yếu Khá TB 
3 Bùi Quang Hải 11A6 TB TB Khá TB 
4 Nguyễn Văn Thế 11A6 TB TB Khá TB 
 Tại trường THPT Anh Sơn 3 
TT 
Học sinh 
 Lớp Lớp 10 Lớp 11 Lớp12 
 Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
Đạo 
đức 
Văn 
hóa 
 1 Lô Văn Hoàng 11C1 TB TB Khá Khá 
2 Mạc Lê Nin 11C1 TB TB Khá TB 
3 Nguyễn Bá Phi 11C1 TB Yếu Khá TB 
4 Nguyễn Tiến ý 11C1 TB Yếu Khá TB 
3. Khả năng áp dụng của đề tài 
Đề tài có thể áp dụng cho tất cả các giáo viên chủ nhiệm của các trường 
THPT trong tỉnh Nghệ An và các tỉnh khác trong cả nước. 
 CHƯƠNG IV 
 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 
Trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ, chúng ta cần phải nghiêm 
khắc nhưng cũng phải độ lượng, phải thực sự yêu thương, quan tâm đúng mực đến 
học sinh, hàng ngày, thông qua bộ môn mình phụ trách, qua hoạt động tập thể, qua 
gia đình và hội cha mẹ học sinh để giáo dục các em. Đặc biệt là tổ chức Đoàn 
TNCSHCM - là những tổ chức tốt nhất để đưa các em vào nề nếp, lôi cuốn các em 
hoạt động, tạo điều kiện để các em hoà đồng. Nhằm xây dựng cho các em tình bạn 
trong sáng lành mạnh, có tinh thần tương thân, tương ái, biết đấu tranh phê và tự 
phê bình. Cần chú ý quan tâm, đi sâu, đi sát những đối tượng học sinh chậm tiến 
bộ để kịp thời uốn nắn giúp đỡ các em. Cần kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục: Nhà 
trường - gia đình và xã hội. Về phần mình giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà 
trường cần làm thế nào để học sinh hiểu mình, để các em gần gũi tin cậy tiến đến 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 42 
đồng tình với những biện pháp mình đưa ra. Muốn vậy, chúng ta phải thực sự quan 
tâm, yêu thương, tâm tình, cởi mở, khích lệ các em dù chỉ là những tiến bộ nhỏ 
nhoi hàng ngày. 
Qua quá trình thực hiện tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: 
 Muốn giáo dục tốt các đối tượng học sinh chậm tiến bộ giáo viên chủ nhiệm 
cần phải: 
 - Nắm rõ tâm lý của từng đối tượng để đề ra biện pháp thích hợp. 
 - Luôn tạo mối quan hệ gần gũi, cảm hoá các em. 
 - Luôn gương mẫu để các em noi theo. 
 - Luôn xem học sinh như là người con, người bạn thân thiết, gần gũi. 
 - giáo viên chủ nhiệm phải khơi dậy trong lòng học sinh niềm vui, sự tự tin 
và yêu thích khi đến lớp. 
 - GVCN cần biết kết hợp được nhiều tác nhân phối hợp giáo dục 
- Đối với gia đình, chúng ta cần hiểu được tâm lý của họ, thông báo cho họ 
biết những tiến bộ thường ngày của con em đồng thời trao đổi với họ về yêu cầu 
mức độ giáo dục con em. Làm thế nào để họ hiểu, nể môi trường đang giáo dục 
con em họ, từ đó họ mới có mong muốn gửi gắm, tin cậy. 
- Điều cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng là đừng bao giờ mất niềm tin 
vào học sinh của mình, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để tìm được tiếng 
nói chung với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải là người cha, người mẹ, người 
bạn và là chỗ dựa về tinh thần của học sinh. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 43 
PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ 
1/ Kết luận 
Giáo dục học sinh nói chung và học sinh chậm tiến bộ nói riêng là cả một 
quá trình, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt cách ứng xử : “ lạt mềm buộc 
chặt “, “ mềm nắn, rắn buông “ của cha ông để lại. Và đặc biệt trong quá trình giáo 
dục học sinh phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban 
giám hiệu , Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh và các tổ chức xã 
hội khác để có hiệu quả giáo dục tốt nhất. Nếu thực hiện tốt các bước trên tôi chắc 
rằng sẽ mang lai hiệu quả tốt. 
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là tâm huyết của tôi trong nghề dạy học. 
Tôi mong rằng nó sẽ giúp các giáo viên đồng nghiệp ít nhiều trong công tác chủ 
nhiệm, góp phần nhỏ bé đẩy mạnh hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Đề tài 
sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những khiếm khuyết song nó vốn 
chủ yếu xuất phát từ thực tiễn và đã được kiểm chứng bằng thực tiễn, không nặng 
tính giáo điều sách vở nên tôi tin rằng nó có thể ứng dụng rộng rãi trong trường 
THPT. 
Trên đây chỉ là một vài việc làm nhỏ của người giáo viên chủ nhiệm, trong 
quá trình công tác để đạt được mục đích và nhiệm vụ của mình. Với kết quả đó, tôi 
có thể rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh chậm tiến 
bộ: Giáo viên chủ nhiệm cũng như các tổ chức Đoàn, phải thực sự nhạy bén và 
ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu đối với học sinh. Phải nhận thức rõ vai 
trò, trách nhiệm của mình trong công tác này, đặc biệt phải kiên trì, thực sự yêu 
thương các em. Bên cạnh đó cần biết kết hợp hài hoà các biện pháp giáo dục, làm 
tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức tập thể, gia đình, xã hội ./. 
2/ Kiến nghị - đề xuất: 
Với tư cách cá nhân của một giáo viên luôn đề cao tinh thần trách nhiệm 
trong công việc giảng dạy cũng như chủ nhiệm, thông qua đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm về công tác chủ nhiệm này, tôi mạnh dạn đề xuất những mong muốn của 
tôi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, của 
công tác giáo dục nói chung: 
- Thứ nhất, về mặt tư tưởng chỉ đạo : Các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục 
từ nhà trường cơ sở cho đến các phòng ban, sở, bộđã quan tâm, đề cao công tác 
chủ nhiệm lớp hãy đề cao, quan tâm thiết thực, quán triệt đồng bộ công tác này hơn 
nữa. 
- Thứ hai, với giáo viên, cần có những hoạt động bồi dưỡng công tác chủ 
nhiệm như bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn. Cần tổ chức các hội nghị định 
kì, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp của những giáo viên chủ 
nhiệm giỏi để đưa chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng đi lên đáp ứng yêu cầu 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 44 
đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng của ngành giáo dục hiện nay. Đã là 
giáo viên thì cần phải được phân công làm công tác chủ nhiệm. 
Công tác chủ nhiệm thực sự là một nhiệm vụ rất quan trọng nhưng vất vả đòi 
hỏi nhiều công sức, tâm huyết nên cần được chế độ ưu tiên, đãi ngộ hơn nữa từ các 
cấp, ngành, từ BGH nhà trường. 
LỜI KẾT 
Đề tài kinh nghiệm của tôi chỉ mang tính cá nhân và chắc chắn còn có những 
chỗ chưa hợp lý hoặc không đồng quan điểm với các thầy cô giáo đồng nghiệp và 
những ai quan tâm đến vấn đề này. Song xuất phát từ mong muốn đem lại hiệu 
quả tốt đẹp hơn cho công tác làm chủ nhiện lớp, nhất là công tác giáo dục học sinh 
chậm tiến bộ, tôi mạnh dạn trình bày ra đây. Rất mong sự góp ý, trao đổi chân 
thành, mang tính xây dựng của các thầy cô giáo đồng nghiệp và mọi người quan 
tâm. Xin chân thành cảm ơn! 
 Anh Sơn, ngày 22/3/2019 
Người viết 
 Lê Thị Thảo 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 45 
PHỤ LỤC 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ TƯ LIỆU MINH CHỨNG 
 SỞ DG&ĐT NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT ANH SƠN I 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ CÁC BIỆN PHÁP 
GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN BỘ 
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của giáo viên chủ 
nhiệm, đồng thời ghi nhận những ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tôi rất mong 
nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các giáo viên chủ nhiệm trong trường 
đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm hiện nay. 
 Ý kiến của các thầy, cô giáo sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra những 
giải pháp tích cực nhằm giáo dục học sinh nói chung và đặc biệt là giáo dục học 
sinh cá biệt nói riêng của giáo viên chủ nhiệm trong thời gian tới. 
1. Thông tin giáo viên: 
 - Họ tên giáo viên (không nhất thiết phải ghi). 
 - Đang dạy trường : ; Năm học: 20  – 20. 
2. Nội dung khảo sát: 
- Thái độ của thầy (cô) đối với học sinh chậm tiến bộ 
 A.  Rất quan tâm B.  Quan tâm C.  ít quan tâm 
- Quan điểm của thầy (cô) về công tác giáo dục học sinh chậm tiến bộ 
A.  GD vì trách nhiệm B.  GD vì lương tâm C.  GD vì sự tiến bộ của HS 
- Theo thầy (cô) khi học sinh vi phạm nên xử lí như thế nào? 
A.  Thật nghiêm khắc B.  Vừa nghiêm khắc vừa mềm dẻo C.  Tùy vào 
từng đối tượng 
- Các phương pháp thầy (cô) thường áp dụng? 
A.  Kỉ luật B.  Phạt làm việc C.  GD bằng tình thương 
 - Hiệu quả của việc giáo dục học sinh chậm tiến bộ? 
A.  Tiến bộ rõ rệt B.  Tiến bộ vừa phải C.  Không tiến bộ 
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 46 
 SỞ DG&ĐT NGHỆ AN 
TRƯỜNG THPT ANH SƠN I 
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH VỀ CÁC BIỆN PHÁP 
 GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN 
Nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục của giáo viên chủ 
nhiệm, đồng thời ghi nhận những ý kiến phản hồi từ phía học sinh tôi rất mong 
nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả các bạn học sinh trong trường đối với 
các hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm hiện nay. 
 Ý kiến của các bạn sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề ra những giải pháp 
tích cực nhằm giáo dục học sinh nói chung và đặc biệt là giáo dục học sinh cá biệt 
nói riêng của giáo viên chủ nhiệm trong thời gian tới. 
1. Thông tin học sinh: 
 - Họ tên học sinh (không nhất thiết phải ghi). 
 - Đang học trường : ; Năm học: 20  – 20. 
 - Kết quả xếp loại hạnh kiểm(năm trước).. 
2. Nội dung khảo sát: 
- Thái độ của giáo viên CN đối với HS chậm tiến bộ? 
A.  Rất quan tâm B.  Quan tâm C.  ít quan tâm 
- Trong các phương pháp giáo dục em nghĩ GV nên sử dụng phương pháp nào là 
phù hợp? 
A.  Kỉ luật B.  Phạt lao động C.  GD bằng tình thương 
- Khi học sinh vi phạm GVCN thường sử dụng hình thức nào để giáo dục? 
A.  Kỉ luật B.  Phạt làm việc C.  GD bằng tình thương 
 - Hiệu quả về sự tiến bộ của các em? 
A.  Tiến bộ rõ rệt B.  Tiến bộ vừa phải C.  Không tiến bộ 
 Xin chân thành cản ơn các em 
Sáng kiến kinh nghiệm - Năm học: 2018 - 2019 
 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật giáo dục năm 2009 (Ban hành ngày 25/11/2009) 
2. "Từ điển tiếng Việt" 
3. Điều lệ trường phổ thông ( ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ- 
BGD&ĐT ngày 02/04/2007). 
4. Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm. 
5. Thông tư 58 của Bộ GD. 
6. Bài nói chuyện của PGS Văn Như Cương với giáo viên và học sinh. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_83.pdf
Sáng Kiến Liên Quan