Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn thể dục nhịp điệu
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục nhịp điệu là môn thể dục vận động các động tác theo nhạc một cách
nhịp nhàng và uyển chuyển. Tác dụng của thể dục nhịp điệu giúp cơ thể phát triển
khỏe mạnh, trí lực tinh thông, làm việc hiệu quả. Thể Dục Nhịp Điệu được đưa vào
chương trình giảng dạy học sinh THPT làm thay đổi và nâng cao thể lực và phát
triển thể chất cho học sinh. Từ đó làm cho giờ học Thể dục thêm đa dạng, phong
phú hơn. Nhưng để giảng dạy và truyền đạt lại cho học sinh không phải là điều đơn
giản. Đối với những giáo viên mới ra trường như tôi còn cảm thấy bở ngỡ huống
chi các thầy cô lớn tuổi. Đó là lý do tôi chọn đề tài để đưa một số giải pháp giảng
dạy môn Thể Dục Nhịp Điệu
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Như đã nói ở trên Môn Thể dục nhịp điệu là môn học đỏi hỏi nhiều kỷ năng
và tố chất. Nó đòi hỏi ở người tập phải am hiểu về nhạc và kỹ thuật động phải tốt.
Sự thay đổi từ các bài tập thể dục chung đơn giản thành các bài tập đòi hỏi phải
có kỹ thuật tốt và lồng ghép theo nhạc đã gây ra sự khó khăn cho các giáo viên
giảng dạy nội dung này. Đa số hiện nay ở các trường THPT giáo viên vẫn truyền
đạt các bài tập này như cách thông thường chỉ tập thuộc các động tác rồi kiểm tra.
Lý do củng có nhưng điều kiện khó khăn như trường chưa có sân bãi dụng cụ còn
thiếu không có phòng tập để lồng ghép nhạc. Một số giáo viên khi giới thiệu còn
thấy ngại vì có nhiều động tác đỏi hỏi độ dẻo và sự uyển chuyển linh hoạt nên cắt
bỏ bớt hoặc chỉnh sửa để động tác bớt phức tạp đi.
Khi giảng dạy môn thể dục nhịp điệu nhưng không lồng ghép nhạc vào củng gây
ra sự nhàm chán cho học sinh khi tập, làm mất đi sự sôi động của các bài tập này.
Nhưng với điều kiện ở mỗi trường khác nhau nên cách giảng dạy môn Thể dục ở
các trường cũng tùy vào điều kiện mà giáo viên giảng dạy sao cho phù hợp.
Với lý do trên tôi muốn đưa ra một số bài tập và phương pháp sau đây để giúp
giáo viên giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu được tốt hơn
Như đã nói ở trên Môn Thể dục nhịp điệu là môn học đỏi hỏi nhiều kỷ năng và tố chất. Nó đòi hỏi ở người tập phải am hiểu về nhạc và kỹ thuật động phải tốt. Sự thay đổi từ các bài tập thể dục chung đơn giản thành các bài tập đòi hỏi phải có kỹ thuật tốt và lồng ghép theo nhạc đã gây ra sự khó khăn cho các giáo viên giảng dạy nội dung này. Đa số hiện nay ở các trường THPT giáo viên vẫn truyền đạt các bài tập này như cách thông thường chỉ tập thuộc các động tác rồi kiểm tra. Lý do củng có nhưng điều kiện khó khăn như trường chưa có sân bãi dụng cụ còn thiếu không có phòng tập để lồng ghép nhạc. Một số giáo viên khi giới thiệu còn thấy ngại vì có nhiều động tác đỏi hỏi độ dẻo và sự uyển chuyển linh hoạt nên cắt bỏ bớt hoặc chỉnh sửa để động tác bớt phức tạp đi. Khi giảng dạy môn thể dục nhịp điệu nhưng không lồng ghép nhạc vào củng gây ra sự nhàm chán cho học sinh khi tập, làm mất đi sự sôi động của các bài tập này. Nhưng với điều kiện ở mỗi trường khác nhau nên cách giảng dạy môn Thể dục ở các trường cũng tùy vào điều kiện mà giáo viên giảng dạy sao cho phù hợp. Với lý do trên tôi muốn đưa ra một số bài tập và phương pháp sau đây để giúp giáo viên giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu được tốt hơn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Để giảng dạy tốt môn thể dục nhịp điệu yêu cầu người giáo viên phải có kỹ thuật động tác tốt và phương pháp ghép nhạc. Nhưng ở đây tôi không đưa ra phương pháp ghép nhạc vào trong nội dung đề tài này tôi chỉ đưa ra một số phương pháp giảng dạy nhưng không được lồng ghép với nhạc nhưng vẫn tạo được sự linh hoạt và sự thích thú của học sinh vào môn học. 1. Để giảng dạy được môn thể dục nhịp điệu đầu tiên ta cần trao đồi thêm kiến thức về nội dung này vì trong SGK củng không có giới thiệu bài tập khởi động khởi động chuyên môn trong thể dục nhịp điệu. Sau đây tôi giới thiệu một số động tác chuyên môn khởi động trong Thể dục nhịp điệu: BM03-TMSKKN Hai tay chống hông kết hợp kiểng từng gót chân Tại chổ bật nhảy kết hợp duỗi chân vuông góc. Tại chổ bật nhảy co chân ra sau. Tại chổ bật nhảy đá chân lên cao Tại chổ bật nhảy hai gối khuỵu. Tại chổ bật nhảy chân trước chân sau. 2. Cách giới thiệu động tác Giáo viên nêu tên động tác và làm mẫu hoàn chỉnh động tác. Sau đó vừa làm vừ phân tích động tác cho học sinh quan sát. Tiến hành cùng thực hiện với học sinh. Cho học sinh tập và sửa sai. Khi tiến hành dạy hai động tác trở lên ta tiến hành dạy động tác đầu đến động tác hai rồi liên kết 2 động tác với nhau. Sau đó dạy động tác ba thì ta liên kết động tác hai và ba. Cứ như vậy cho đến hết bài tập. Ta củng chia ra từng giai đoạn liên kết sau cho phù hợp với bài nhiều hay ít động tác cho phù hợp. 3. Cách ôn tập và kiểm tra. - Ôn tập: không như các bài tập thể dục chung ta tiến hành theo tổ hoặc cá nhân. Mà ta tiến hàng phân nhóm từ lúc ban đầu khi giới thiệu các động tác đầu tiên. Nam – Nữ riêng, trong từng nhóm Nam – Nữ ta phân thành nhiều nhóm sau cho phù hợp với số lượng học sinh. Sau khi giới thiệu động tác đến đâu ta cho ôn luyện theo từng nhóm đã đăng ký trước đó. Lúc này học sinh trong các nhóm tự giác ôn luyện tạo không khí sôi nổi trong lớp học. Trong lúc tập luyện học sinh có thể sửa lại động tác khó sao cho phù hợp với nhóm của mình nhưng vẫn phù hợp với bài tập. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này quan sát và sửa sai cho học sinh. Khi các em đã thuộc bài lúc này ta sửa các động tác tay, chân mắt ...cho học sinh sau cho đẹp và hoàn thiện. - Kiểm tra: Ta tiến hàng kiểm tra khi các nhóm tập luyện xong và nhận xét đánh giá. Khác với các nội dung kiểm tra khác, ở đây ta đánh giá theo nhóm, và nhận xét từng cá nhân, và chấm điểm theo nhóm chứ không chấm điểm theo cá nhân. Với cách thức nhận xét theo nhóm tạo ra sự tích cực tập luyện cho học sinh, và thể hiện được sự đoàn kết giữa các học sinh trong nhóm với nhau vì một em không tập sẽ kéo theo cả nhóm bị đánh giá. Đặt biệt đối với các nhóm Nam lúc đầu tập thấy ngại và lười tập. Lúc này giáo viên ở cuối buổi học tiến hành kiểm tra từng học sinh thì kết quả đa số các em thường không thuộc bài lúc này ta phân tích cho các em tại sau tiến hành chia theo nhóm. Khi học sinh hiểu được ý nghĩa và kích thích được các em tập luyện thì lúc này người giáo viên chỉ còn nhiệm vụ quan sát và sửa sai cho học sinh. Kết thúc nội dung giáo viên kiểm tra đánh giá theo tiêu chí ban đầu đề ra kiểm tra theo nhóm.( Một em sai cả nhóm đều sai. Yêu cầu thực hiện động tác đều đẹp ). 3. Sau khi kiểm tra ta chọn một số em có năng khiếu về môn Thể dục nhịp điệu và tiến hành cho các em tập kết hợp với nhạc để biểu diễn trog các chương trình ngày lễ lớn của nhà trường. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Đưa các bài tập khởi động chuyên môn vào trong tiết học tạo sự chuyên nghiệp như đang học ngoài các phòng tập bên ngoài. Các động tác này thường được áp dụng trong các bài tập nên tạo sự thuận lợi cho học sinh trong quá trình tập luyện. - Tập luyện theo nhóm tạo cho học sinh tinh thần tự giác trong tập luyện, có tính đồng đội và sự đoàn kết giữa các em với nhau hơn. Lúc này giáo viên chỉ hướng dẫn và sửa sai động tác cho học sinh, học sinh là chủ đạo tự giác tập luyện chứ không như lúc trước thụ động trong tập luyện. Tinh thần trách nhiệm của học sinh được nâng cao. - Qua các năm tiến hành giảng dạy môn Thể dục nhịp điệu theo cách phân nhóm tôi thấy được sự khác biệt rõ rệt hơn kiểm tra từng cá nhân. Học sinh thụ động chuyển sang tự giác tập luyện. Cuốn hút học sinh tập luyện và giúp học sinh yêu thích môn thể dục. V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Hằng năm Sở Giáo Dục nên mở các đợt tập huấn về bộ môn này giúp cho các giáo viên học hỏi và nâng cao trình độ và chuyên môn hơn. Về cơ sở vật chất cần đầu tư hơn để phát triển môn Thể dục nhịp điệu sao cho phù hợp. - Tuy chưa lồng ghép được nhạc vô bài tập nhưng với phương pháp tập luyện này tạo cho học sinh sự thích thú trong tập luyện và yêu thích môn học này hơn. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ghi tài liệu tham khảo theo thứ tự được sử dụng trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Cách ghi theo hướng dẫn tại phần Một số điểm cần lưu ý kèm theo Mẫu này. 1. Sách giáo khoa môn thể dục 10,11,12. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Phạm Minh Tuấn SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị ..................................... ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................................................................. ........................................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .............................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả. Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) BM04-NXĐGSKKN MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý 1. Mẫu này chỉ áp dụng cho các báo cáo sáng kiến, cải tiến của các cá nhân đề nghị xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua và áp dụng cho sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong Hội thi giáo viên dạy dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh của các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp; đề tài nghiên cứu khoa học phải viết tóm tắt theo mẫu này để gửi Hội đồng Khoa học, sáng kiến Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua. 2. Trong sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày đầy đủ và thể hiện rõ 03 yêu cầu: tính mới, hiệu quả và khả năng áp dụng như Quy định thẩm định, đánh giá, công nhận sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ chơi trong Giáo dục và Đào tạo và báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng do Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai ban hành. 3. Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4; quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14pt; giãn cách dòng đơn (single); giãn cách đoạn trên hoặc dưới 6pt. Toàn văn sáng kiến kinh nghiệm có thể chuyển thành file PDF khi gửi về Hội đồng Khoa học, sáng kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định và đăng tải trên Website của Sở. 4. Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN), Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN). 5. Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm (chưa được thể hiện trong bản in sáng kiến kinh nghiệm) như đĩa CD hoặc DVD (không nhận đĩa mềm), hình ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN), các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng thùng bên ngoài có dán nhãn theo mẫu (BM 01-Bia SKKN). 6. Toàn bộ các file soạn thảo, các file sản phẩm sử dụng phần mềm tin học, phim ảnh phải được đóng gói chung vào 01 Thư mục (Folder) gửi nhà trường để chuyển cho Hội đồng Khoa học Sở GD&ĐT. Cách đặt tên file sáng kiến kinh nghiệm và tên Thư mục quy định như sau: SKKNnam_MON/LINHVUC_Hovatentacgia_Tendonvi (Ví dụ: SKKN2015_VAN_NguyenVanA_THPTNgoQuyen). 7. Quy định về việc tiếp tục sử dụng lại sáng kiến kinh nghiệm của chính tác giả để cải tiến hoặc thay thế giải pháp mới trong cùng một đề tài: Không được sử dụng lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ trong các phần của sáng kiến kinh nghiệm mới; chỉ được trích dẫn lại một số vấn đề có liên quan cần được nghiên cứu, tổ chức thực hiện để cải tiến và thay thế bằng giải pháp khác; liền sau nội dung trích dẫn phải có chú thích (như đã đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm học .); các thông tin, số liệu minh chứng thực tế phải được cập nhật mới. Các nội dung cũ sẽ không được chấm điểm. 8. Quy định về sử dụng tài liệu tham khảo đưa vào nội dung sáng kiến kinh nghiệm: a) Sử dụng trong phần Cơ sở lý luận với mục đích để so sánh, đánh giá giải pháp thay thế hoặc giải pháp cải tiến của tác giả. b) Sử dụng trong phần Tổ chức thực hiện để áp dụng các giải pháp đã có với điều kiện kèm theo nội dung nhận định, phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp cải tiển của tác giả đối với giải pháp đã có được tác giả áp dụng. c) Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, khuyến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo. d) Khi sử dụng tài liệu tham khảo đưa vào nội dung sáng kiến kinh nghiệm, nguồn trích dẫn phải được ghi nhận liền sau thông tin được sử dụng (hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn,...). Cách ghi: “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông (số TLTK là số thứ tự tại phần Danh mục tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng ghi trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm). Việc ghi nguồn trích dẫn phải theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [1, 14-15] (trong đó, 1 là số thứ tự tại phần Danh mục tham khảo, 15- 15 là số trang trong tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm); [2, 20-25] (trong đó, 2 là số thứ tự tại phần Danh mục tham khảo, 20-25 là số trang trong tài liệu tham khảo được tác giả sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm). đ) Cách lập Danh mục tài liệu ở cuối sáng kiến kinh nghiệm (Tài liệu được trích dẫn trong sáng kiến kinh nghiệm phải có trong Danh mục tài liệu tham khảo và tài liệu được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo phải có trích dẫn trong sáng kiến kinh nghiệm): + Đối với Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, tập san được trình bày như sau: Họ và tên tác giả được viết đầy đủ đối với tên người Việt Nam; Họ (viết đầy đủ), tên gọi và tên đệm (viết tắt) đối với tên người nước ngoài. Nếu bài báo có nhiều tác giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và cộng sự (et al-tiếng Anh), năm xuất bản (trong ngoặc đơn). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập san (ghi nghiêng), tập (số, không có dấu ngăn cách, đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn), các số trang (gạch nối giữa hai số, dấu chấm kết thúc). Ví dụ: 1. Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học, 3, 30-37. 2. Amanda B.R, Donna P.A, Robin J.L et al (2008). Total prostate specific antigen stability confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-538. + Đối với tài liệu tham khảo là một chương (một phần) trong cuốn sách ghi như sau: Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên phần (hoặc chương), Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia), tập, trang.. Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ: Kouchoukos N.T (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249. + Đối với tài liệu tham khảo là sách ghi như sau: Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc). Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ: 1. Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Phạm Thắng và Đoàn Quốc Hưng (2007). Bệnh mạch máu ngoại vi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002). Các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Boulding K.E (1995). Economic Analysis, Hamish Hamilton, London. 5. Grace B. et al (1988). A history of the world, NJ: Princeton University Press, Princeton. + Đối với tài liệu tham khảo là luận án, luận văn, khóa luận ghi như sau: Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận án, luận văn (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên luận án/luận văn), bậc học, tên chính thức của cơ sở đào tạo. Ví dụ: 1. Đoàn Quốc Hưng (2006). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. Nguyễn Hoàng Thanh (2011). Nghiên cứu mức sẵn sàng chi trả cho cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2010, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội. + Đối với tài liệu tham khảo là bài báo đăng trong các kỷ yếu của hội nghị, hội thảo, diễn đàn... ghi như sau: Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên kỷ yếu/tên hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng), Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo trong kỷ yếu. Ví dụ: 1. Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Phạm Văn Trung và cộng sự (2013). Nhận xét tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2010-2012. Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống HIV/AIDS lần thứ V, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2-3/12/2013, Bộ Y tế, 342-346. + Đối với tài liệu tham khảo là các giáo trình, bài giảng hay tài liệu lưu hành nội bộ: Cần cung cấp thông tin cơ bản về tên tác giả, năm xuất bản, tên giáo trình, bài giảng, nhà xuất bản (nếu có), đơn vị chủ quản. Ví dụ: 1. Tạ Thành Văn (2013). Giáo trình Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2. Hội đồng chức danh Nhà nước (2012). Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2012. Hà Nội, tháng 5 năm 2012. + Đối với tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng trình bày như sau: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó>, thời gian trích dẫn. Ví dụ: 1. Nguyễn Trần Bạt (2009). Cải cách giáo dục Việt Nam, < duc_Viet_Nam/>, đăng ngày 12/3/2009 2. Anglia Ruskin University. Havard system of Referencing Guide. [online] Available at: [Accessed 12 August 2011] Nếu tác giả không thực hiện đúng quy định như trên khi sử dụng tài liệu tham khảo đưa vào nội dung sáng kiến kinh nghiệm của mình sẽ bị xem là sao chép tài liệu. Các nội dung tài liệu tham khảo đưa vào sáng kiến kinh nghiệm không được tính điểm khi chấm điểm sáng kiến kinh nghiệm (chỉ chấm điểm phần nội dung cải tiến qua thực tế của tác giả), vì thế không nên đưa quá nhiều tài liệu tham khảo vào sáng kiến kinh nghiệm. 9.
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_hieu_qua_giang_day_mon_the_duc_nhip_dieu_588.pdf