Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng đội ngũ ban chỉ huy đội trường tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy

- Trong nhà trường phổ thông hiện nay, học sinh đang được giáo dục toàn diện nhằm nâng cao giáo dục cho phù hợp với đà phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay. Ngoài việc học tập văn hóa, các em còn phải tham gia vào các hoạt động khác do nhà trường tổ chức, Ban phụ trách Đội tổ chức. Các loại hình sinh hoạt đó là phương tiện giúp học sinh vui tươi thoải mái, xây dựng được tinh thần tập thể, kích thích tính thi đua vươn lên giữa cá nhân với cá nhân, tập thể với tập thể một cách tự giác, lành mạnh, xây dựng một khối thống nhất, yêu thích tập thể lớp mình, ham thích sinh hoạt cùng với bạn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó là Công tác Đội trong nhà trường phổ thông. Giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là việc làm cần thiết và quan trọng. Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua, trong việc rèn luyện, giáo dục đạo đức nhân cách cho các em.

- Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng nòng cốt trong các phong trào Thiếu nhi, có thể nói là lực lượng giáo dục và tự giáo dục qua các hoạt động tập thể của Đội. Đặc biệt là trong công tác xây dựng và tổ chức các hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, thì lực lượng cán bộ Đội rất là quan trọng. Đó là Ban chỉ huy, đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động của Đội Trường Tiểu học để thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và lực lượng hậu bị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng đội ngũ ban chỉ huy đội trường tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức đánh giá
- Phương pháp chỉ đạo điểm và tổng kết kinh nghiệm.
b) Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức điều hành của Ban chỉ huy
- Các thủ tục nghi lễ của đội và phương pháp tổ chức: (Lễ kết nạp đội viên, lễ trưởng thành, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt Đội)
- Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục đội viên theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt đôi có nhiều hình thức như: sinh hoạt thường kì, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi.
- Đại hội đội: Là cuộc sinh hoạt đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự quản để lựa chọn ban chỉ huy và xây dựng nghị quyết của Đội.
- Hoạt động lớn của Đội: là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc của Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: phát động chủ đề, hoạt động thi đua.
c) Bồi dưỡng tác phong Ban chỉ huy
- Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công.
- Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học.
- Bồi  dưỡng Ban chỉ huy trở thành những cán  bộ  Đội  mẫu  mực, có kĩ năng, nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể.
d) Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội
- Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức.
- Các bài hát, điệu múa, trò chơi.
e) Bồi dưỡng những yêu cầu về phẩm chất của người chỉ huy 
- Tính cởi mở, linh hoạt trong công tác đội.
- Tính kiên trì bền bỉ trong công việc, không ngại khó khăn.
- Tính nguyên tắc tuân thủ theo điều lệ và phương hướng hoạt động.
- Tính công bằng thẳng thắng “phê và tự phê”.
- Tính tự chủ trong công việc.
- Có khả năng tổ chức và điều hành.
- Có lòng yêu mến Công tác Đội.
GV- TPT Đội cần phải xem xét và nắm bắt được những phẩm chất nào sẵn có ở các em và những phẩm chất nào cần phải rèn luyện trong qúa trình đào tạo và bồi dưỡng.
g) Bồi dưỡng tư cách của người chỉ huy 
- Người chỉ huy phải biết gương mẫu thực hiện tốt nề nếp tác phong của Đội viên luôn là người xung phong đi đầu trong mọi công việc.
- Phải biết khiêm tốn không tự cho mình là hơn các bạn, biết hòa nhã đoàn kết gần gũi với bạn bè, vui chơi công bằng, sòng phẳng không phân biệt, biết linh hoạt trong mọi hoạt động.
- Người chỉ huy luôn ân cần gần gủi giúp đỡ bạn bè, tôn trọng các bạn, đối xử công bằng giữa các nhóm bạn, là người tạo ra nhịp cầu vui vẻ hòa nhã giữa các nhóm bạn.
- Biết lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp, không nên bảo thủ, chủ quan và biết nhận lỗi khi đã mắc lỗi.
- Là người làm gương trước bạn bè trong mọi công việc, không nên chỉ đứng nói, ra lệnh mà không làm.
- Tạo sự tin tưởng lẫn nhau, luôn nêu cao tinh thần học hỏi và hợp tác cùng Chi đội bạn, tạo được sự đoàn kết thân thiện giữa các bạn trong Ban chỉ huy.
- Giữ gìn uy tín lẫn nhau, không chê trách, phỉ bán khi không đồng quan điểm.
- Có ý thức xây dựng, góp ý chân thành thẳng thắng.
- Chấp hành đúng chương trình kế hoạch đã đề ra.
- Mạnh dạn nêu ý kiến và góp ý bàn bạc, thảo luận.
- Người chỉ huy phải luôn có tinh thần hăng hái để kích thích các bạn làm việc, nêu gương và có trách nhiệm trong công việc.
- Khi làm việc vui vẻ, hoạt bát, làm việc gì ra việc đó và làm cho đến nơi đến chốn.
- Biết cách tổ chức, phổ biến và hướng dẫn các làm việc.
2. Hình thức bồi dưỡng Ban chỉ huy:
a) Bồi dưỡng định kỳ
- Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức điều khiển đại hội đội các cấp, phương pháp xây dựng, kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách
- Giữa năm: Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Công tác Đội như nghi thức, hát múa, trò chơi... và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể.
-  Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận Liên, Chi đội mạnh.
b) Bồi dưỡng thường xuyên
Giáo viên phụ trách đội cần có chương trình bồi dưỡng Ban chỉ huy trong kế hoạch hoạt động của Liên đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng ủy viên và của từng cấp đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ.
c) Bồi dưỡng theo chuyên đề
Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng tháng nhằm trao đổi rút kinh nghiệm tổ chức cho Ban chỉ huy tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của Chi đội.
3. Phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy
a) Phương pháp mở lớp
- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội, giáo viên phụ trách và Ban chỉ huy đội tham dự các buổi tập huấn của liên đội đầy đủ, giáo viên chủ nhiệm kiểm tra kết quả nhận thức của Ban chỉ huy Đội.
- Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng của Tổng phụ trách Đội, giáo viên chủ nhiệm vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kĩ năng công tác Đội cho chỉ huy như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ.
- Các loại hình phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ...
b) Phương pháp bồi dưỡng qua thực tế
- Tham dự tổ chức hoạt động mẫu phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. 
- Giáo viên phụ trách đội có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện ở liên Đội mình hoặc liên đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời BCH  cùng tham gia.
c) Bồi dưỡng qua các cuộc họp Ban chỉ huy
Tổ chức các cuộc họp Ban chỉ huy, hội nghị nhằm giúp chỉ huy Đội rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận  thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn. 
4. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng cụ thể 
- Hằng tháng Ban chỉ huy Đội được bồi dưỡng một lần, trong mỗi lần bồi dưỡng đó GV-TPT Đội nâng cao dần phương pháp bồi dưỡng. Phải kích thích, thúc đẩy Ban chỉ huy tự thảo luận , bàn bạc tìm ra công việc cần làm trong tháng, tìm ra được biện pháp tốt nhất để thực hiện những việc đó, chứ không phải đơn thuần chỉ nghe GV-TPT Đội phổ biến những việc phải làm và cả biện pháp thực hiện những việc đó.
- Phương pháp này ban đầu Ban chỉ huy sẽ gặp khó khăn vì các em chưa định hình được những việc gì cần làm, nhất là các em ở khối 4 vì các em này vừa chuyển từ sinh hoạt sao tự quản sang sinh hoạt đội nên ban đầu còn lúng túng trong công việc. Các em chưa biết cách tổ chức phổ biến nội dung công việc cho các bạn như thế nào và đặt biệt là chưa có khả năng xác định được những việc trọng tâm của tháng. Do đó những buổi tập huấn đầu năm học GV-TPT Đội nên ghép những em của khối 4 với khối 5 tạo thành một nhóm. Ví dụ: Ban chỉ huy của lớp 5A kết hợp với Ban chỉ huy của lớp 4A làm thành một nhóm  GV-TPT cần huấn luyện cho Ban chỉ huy và hướng dẫn cách tìm những nội dung hoạt động thích hợp trong tháng. Cách xác định được công tác trọng tâm của tháng đó bằng cách bám vào chủ điểm của tháng và tình hình thực tế của chi đội mình để vạch ra phương hướng hoạt đông cụ thể. Sau đó đối chiếu với bản định hướng phương hướng hoạt động Đội của GV-TPT Đội. Các em sẽ tự so sánh, đánh giá và rút kinh nghiệm cho bản phương hướng kế hoạch hoạt động Đội của chi đội của mình. Dần dần các em sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn và phát huy được tính tích cực độc lập suy nghĩ của các em.
Sau đây là một số mô hình bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội:
* Mô hình bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội tổ chức sinh hoạt đội hàng tháng
Mục đích yêu cầu:
- Xác định được nội dung trọng tâm của tháng theo chủ điểm.
- Tìm ra biện pháp thực hiện thích hợp.
- Tổ chức, thực hiện, phổ biến được phương hướng hoạt động cho chi đội.
Các bước tiến hành:
a/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra, điểm danh Ban chỉ huy Đội.
b/ Kiểm tra sự chuẩn bị của Ban chỉ huy
- Vở ghi chép.
- Bảng phương hướng dự kiến chuẩn bị trước.
Nội dung tập huấn Chủ điểm tháng 12: “Uống nước nhớ nguồn ”
Hoạt động 1: Nêu vấn đề
- Các em trong Ban chỉ huy đều đã biết chủ điểm tháng 12 cần tập huấn là gì và đã có chuẩn bị riêng mỗi Ban chỉ huy dự kiến phương hướng hoạt động Đội trong tháng theo chủ điểm.
- GV-TPT Đội chỉ cần nêu lại chủ điểm: “Uống nước nhớ nguồn”, ngày lễ kỉ niệm 22/12 thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và định hướng hoạt động trong tháng 12: ( thi phụ trách sao giỏi cấp trường , tổ chức thi đua theo đợt 3 ) GV-TPT Đội cũng phải chuẩn bị bản phương hướng hoạt động và biện pháp thực hiện trước để các em sau khi hội thảo, lập kế hoạch xong thì đối chiếu với bảng kế hoạch của GV-TPT Đội.
- Chia các em thành các nhóm như đã qui định, hướng dẫn các em dựa vào chủ điểm tháng và những định hướng công việc của tháng đã nêu để thảo luận từng phần, viết ra phương hướng và biện pháp thực hiện cho mỗi việc cụ thể.
Hoạt động 2: Thảo luận, giải quyết vấn đề
- GV-TPT Đội nêu câu hỏi từng phần để các nhóm thảo luận.
Câu hỏi: Để lập thành tích chào mừng ngày 22/12 ( ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam ) Chúng ta tổ chức những hoạt động gì ?
- Các nhóm thảo luận 5 phút để viết ra kế hoạch hoạt động và biện pháp thực hiện. Sau đó đại diện từng nhóm nêu nội dung của nhóm đã được bàn bạc, ghi chép. Rồi đối chiếu với nội dung đã thiết kế của GV-TPT Đội.
- Đối với câu hỏi trên các em phải thiết kế được như sau:
Nội dung hoạt động
Biện pháp thực hiện
+ Tham gia sinh hoạt chủ điểm ngày 22/12.
+ Thi tìm hiểu ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam 22/12.
+ Thi đua học tốt để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Nghe cách mạng lão thành nói chuyện dưới cờ.
+ Hội thi làm báo tường.
+ Tổng kết lời khen của giáo viên cho học sinh.
- Câu hỏi: Chi đội em phải làm gì để chuẩn bị tham gia Hội thi phụ trách sao giỏi cấp trường ?
- Các nhóm lại tiếp tục thảo luận và viết ra được kế hoạch như sau:
Nội dung hoạt động
Biện pháp thực hiện
+ Luyện tập bạn tham gia thi phụ trách sao của lớp.
+ Luyện tập các bài hát múa tập thể.
+ Chọn bạn tham dự hội thi phụ trách sao giỏi.
+ Chuẩn bị trang bị cho bạn tham gia hội thi.
+ Luyện tập khác ca học.
+ Tập các bài theo qui định.
+ Chọn những bạn có khả năng.
+ Trang phục Đội viên.
- Câu hỏi: Để tổ chức cho chi đội tham gia tốt các đợt thi đua của Liên đội Ban chỉ huy phải làm gì?
- Các nhóm tiếp tục thảo luận và viết ra kế hoạch như sau:
Nội dung hoạt động
Biện pháp thực hiện
+ Thực hiện tốt nề nếp tác phong của nhà trường.
+ Đôn đốc các bạn học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Phân công đội viên giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Kiểm tra nhắc nhở thường xuyên.
+ Truy bài đầu giờ, sửa bài tập, tổ chức nhóm học tập ở nhà.
+ Thành lập đôi bạn cùng tiến.
Hoạt động 3: Hoàn chỉnh kế hoạch hoạt động của tháng
Sau khi các nhóm đã trình bày, đối chiếu với kế hoạch chung của GV- TPT Đội xong. GV - TPT Đội hướng dẫn các em dựa vào tình hình thực tế của lớp mà viết lại, hoàn chỉnh kế hoạch hoạt động của chi đội mình một cách cụ thể, đầy đủ.
Công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm sau tập huấn
Đối với Ban chỉ huy:
- Sau khi tập huấn, Ban chỉ huy phải tự soạn lại phương hướng kế hoạch và biện pháp thực hiện cho đầy đủ theo trình tự. Đó cũng chính là bản phương hướng hoạt động Đội của tháng.
- Họp Ban chỉ huy và phân công trách nhiệm cho từng thành viên cụ thể.
Đối với GV-TPT Đội:
- Thường xuyên theo dõi các họat động của Ban chỉ huy sau tập huấn. Kiểm tra định kì hàng tháng qua sổ chi đội.
- Kiểm tra cách tổ chức, hướng dẫn hoạt động sinh hoạt, luyện tập cho đội viên của các chi đội.
- Đánh giá chất lượng hoạt động của Ban chỉ huy qua việc nắm bắt tình hình thực tế ở Đội viên và hiệu quả của các đợt thi đua.
- Phát huy những mặt tích cực của Ban chỉ huy đã làm được, đồng thời phát hiện những tồn tại và thiếu sót của Ban chỉ huy để rút kinh nghiệm sữa chữa kịp thời.
- Kết hợp với đội sao đỏ để theo dõi tình hình hoạt động cụ thể của từng chi đội.
* Mô hình bồi dưỡng Phương pháp công tác của Ban chỉ huy Đội qua cuộc họp của Ban chỉ huy:
 Lần I ( Đầu tháng 10): Bồi dưỡng phương pháp tổ chức Đại hội Đội
- Nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng phương pháp tổ chức Đại hội Đội.
Giáo viên tổng phụ trách Đội tổ chức bồi dưỡng phương pháp tổ chức Đại hội cho Ban chỉ huy trong cuộc họp của Ban chỉ huy:
Mục đích yêu cầu
- Ban chỉ huy Đội tự điều khiển tổ chức đại hội.
- Đưa ra được nghị quyết đại hội.
- Tìm ra biện pháp thích hợp để thực hiện những chỉ tiêu đã đề ra trong Đại hội.
- Tổ chức, thực hiện, phổ biến được phương hướng hoạt động cho các chi đội.
- Các em hiểu được vai trò quan trọng của đội ngũ Ban Chỉ huy Liên đội trong quá trình học tập rèn luyện của Liên đội.
- Các em có ý thức trong việc bình bầu lựa chọn đội ngũ Ban Chỉ huy có năng lực nhiệt tình có ý thức trách nhiệm cao trong hoạt động Đội.
Các bước tiến hành:
a/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra, điểm danh Ban chỉ huy Đội.
b/ Kiểm tra sự chuẩn bị của Ban chỉ huy:
- Vở ghi chép.
- Bảng báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động đội dự kiến chuẩn bị trước.
- Nội dung:
- Giáo viên tổng phụ trách đội đưa ra dự kiến thời gian và địa diểm tổ chức đại hội Liên đội cho các em
+ Thời gian: 7 giờ 00 ngày 13 tháng 10 năm 2018
+ Địa điểm: Phòng Đội đồng trường Tiểu học Vạn Thọ 1
- Chương trình Đại hội Liên đội:
1. Ổn định tổ chức.
2. Khai mạc Đại hội:
3. Giới thiệu Chủ tịch Đoàn, Thư ký đoàn lên làm việc.
4. Thông qua chương trình đại hội.
5. Thông qua báo cáo tổng kết hoạt động Đội năm 2017-2018
6. Thông qua phương hướng công tác Đội năm học 2018-2019
7. Thảo luận biểu quyết các chỉ tiêu lớn trong năm học
8. Tiến hành bầu cử, BCH Liên Đội nhiệm kỳ 2018-2019
9. Văn nghệ (Kiểm phiếu bầu cử).
10. Công bố kết quả bầu cử, BCH Liên đội nhiệm kỳ năm 2018-2019.
11. Tổng phụ trách Đội lên gắn cấp hiệu cho BCH Liên Đội nhiệm kỳ mới.
12. Đại biểu phát biểu ý kiến, góp ý cho đại hội.
13. Chủ tịch đoàn thông qua đơn đăng ký Liên Đội mạnh của Liên Đội.
14. Thư ký thông qua nghị quyết Đại hội.
15. Chào cờ-bế mạc 
- Cho các em tự thảo luận để phân công chuẩn bị cho Đại hội:
Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ để các em trong Ban chỉ huy Đội thảo luận và tìm ra các biện pháp thực hiện.
Nhiệm vụ
Biện pháp thực hiện
Điều khiển Đại hội
- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội điều khiển chương trình đại hội theo chương trình kế hoạch đề ra.
Đội Nghi lễ
- Phối hợp với các bạn đội viên trong đội nghi lễ của Liên đội.
Đoàn chủ tịch, Đoàn thư kí
- Phân công theo cơ cấu của Ban chỉ huy Đội năm học 2017-2018.
Báo cáo tổng kết Hoạt động Đội năm học 2017-2018
- Kết quả hoạt động của Liên đội đã đạt được trong năm học 2017-2018.
Đề ra phương hướng hoạt động đội trong năm học 2018-2019
- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội để đưa ra phương hướng hoạt động cho năm học 2018-2019.
Tổ bầu cử
- Ban chỉ huy bầu các bạn trong đại hội.
Trang trí Đại hội
- Phối hợp với các bạn phụ trách Ban Văn thể mỹ
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi,
- Phối hợp với các đội viên của các chi đội.
Lần II: (tháng 10-11) Bồi dưỡng việc ghi chép sổ sách đội và sổ theo dõi thi đua của liên đội
- Việc ghi chép sổ sách đội là việc làm rất quan trọng mang tính quyết định trong công tác thi đua giữa các liên đội trong toàn huyện, đặc biệt là sổ Chi đội. Vì thế TPT Đội phải hướng dẫn cụ thể cách ghi chép cho BCH Liên, Chi đội. 
- Nội dung tập huấn ghi chép bao gồm: ghi chép các hoạt động của Chi đội trong từng tháng, cách ghi biên bản (đại hội, sơ kết, tổng kết), các loại danh sách của Chi đội (danh sách đội viên, danh sách đội cờ đỏ, đội kỹ năng, danh sách xây dựng quỹ Đội và đặc biệt là danh sách theo dõi các hoạt động phong trào).
Lần III: Giữa năm học (tháng 12): Bồi dưỡng cho ban chỉ huy kỹ năng nghiệp vụ Công tác Đội.
 Bồi dưỡng cho ban chỉ huy kỹ năng nghiệp vụ công tác đội như: Nghi thức Đội, múa hát, trò chơivv và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể. Qua những buổi sinh hoạt Đội các em được giao nhiệm vụ điều kiển và hướng dẫn các bạn đội viên thực hiện nghi thức Đội, múa hát tập thể, tổ chức các trò chơi. Từ đó các em nắm vững và từng bước hoàn thiện kỹ năng của mình.
Chương IV: Hiệu quả của đề tài
Tôi đã tiến hành khảo sát tới thời điểm tháng 12/2018 có kết quả như sau:
Số lượng khảo sát:
- Ban chỉ huy Liên đội: 07 em
- Ban chỉ huy Chi đội: 21 em
* Nội dung khảo sát:
- Phương pháp tổ chức hội họp.
- Tổ chức điều khiển sinh hoạt Đội.
- Tác phong chỉ huy, kỹ năng nghiệp vụ Công tác Đội.
- Công tác ghi chép hồ sơ, sổ sách, thông tin báo cáo, kỹ năng xử lý các tình huống về công tác đội. 
Qua khảo sát kết quả như sau:
Nội dung
Số lượng
(Học sinh)
Tỉ lệ %
Số em nắm chắc, thức hiện đúng, chính xác
12
42,9%
Số em thực hiện các nội dung ở mức khá
10
35,7%
Số em thực hiện các nội dung đạt yêu cầu
06
21,4%
Số em chưa đạt yêu cầu
0
0%
Qua thời gian thực hiện phương pháp như đã nêu trên, tôi nhận thấy Ban chỉ huy Đội ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, tinh thần tự quản cao, các hoạt động của nhà trường ngày càng đi vào nề nếp. Nhờ có hoạt động tích cực, chủ động của Ban chỉ huy đã giúp cho GV-TPT Đội nhẹ nhàng hơn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động sâu rộng trong nhà trường.
III. KẾT LUẬN 
1. Những nội dung chính trong vấn đề nghiên cứu 
- Bồi dưỡng chức năng, nhiệm vụ Ban chỉ huy Đội.
- Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ Công tác Đội.
- Bồi dưỡng phương pháp Công tác Đội.
- Bồi dưỡng một số mô hình thực tế Công tác Đội.
2. Biện pháp triển khai, áp dụng vấn đề nghiên cứu vào thực tiễn
- Áp dụng đúng theo quy trình, vận dụng phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội phù hợp giúp các em thạo việc, biết tổ chức, quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. 
- Quản lý và bồi dưỡng BCH liên, chi Đội một cách khoa học nhất phương pháp bồi dưỡng cán bộ Đội, tiếp thu được những phương pháp mới, cách quản lý mới trong công tác bồi dưỡng BCH liên, chi Đội.
- Nâng cao trình độ và tay nghề của người phụ trách từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo học sinh thành người công dân có ích cho đất nước.
3. Khuyến nghị
* Đối với Hội đồng Đội các cấp
- Cần phải phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, mở lớp đào tạo và hướng dẫn Tổng phụ trách có tính chất quy mô, tạo điều kiện giúp đỡ, nâng cao nghiệp vụ cho Tổng phụ trách. Đồng thời nên tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các Tổng phụ trách để có điều kiện học hỏi và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời cần tổ chức các lớp tập huấn về kĩ năng, phương pháp cho ban chỉ huy Đội để các em nắm vững được những kĩ năng và phương pháp cần thiết trong hoạt động Đội.
* Đối với BCH Đoàn xã, Hội Đồng Đội xã 
- Cần quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ cho Liên đội tổ chức các phong trào Đội đóng trên địa bàn. Tổ chức nhiều hoạt động phong trào để đội ngũ ban chỉ huy Đội tham gia, từ đó nâng cao năng lực công tác.
- Mở các lớp tập huấn cho phụ trách đội và ban chỉ huy đội để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có nhiều hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với những em trong ban chỉ huy đội và đội viên có thành tích trong công tác đội và phong trào thiếu nhi. Qua đó phấn đấu, khích thích các em hoạt động đội ngày càng hiệu quả hơn.
* Đối với anh chị phụ trách Đội 
Anh chị phụ trách đội có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và phát triển các phong trào Đội và hình thành đội ngũ ban chỉ huy có năng lực. Vì vậy đội ngũ anh chị phụ trách cần có kiến thức về nghiệp vụ công tác Đội, có tâm với hoạt động đội và tích cực tham gia vào việc bồi dưỡng đội ngũ ban chỉ huy Đội.
4. Hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu
Việc áp dụng đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ Ban chỉ huy Đội Trường Tiểu học Vạn Thọ 1 bằng việc đổi mới phương pháp bồi dưỡng Ban chỉ huy” đã thành công tạo tiền đề để xây dựng được đội ngũ Ban chỉ huy Liên, Chi đội có đủ phẩm chất của người Đội viên, có hiểu biết về Đội, có khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt động của liên đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng Công tác Đội trong trường học.
HIỆU TRƯỞNG
Vạn Thọ, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Người viết
Đinh Văn Lời
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phạm Đình Nghiệp, Lí luận và phương pháp công tác đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà xuất bản giáo dục, 1998.
- Bùi Sĩ Tụng, Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà xuất bản giáo dục, 2001.
- Bùi Sĩ Tụng, Nghi thức và các hoạt động mang tính nghiệp vụ của đội TNTP Hồ Chí Minh, nhà xuất bản giáo dục, 1998.
- Người phụ trách thiếu nhi cần biết, nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1997.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_ban_chi_hu.doc
Sáng Kiến Liên Quan