Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ

Cơ sở lý luận:

 Đảng và nhà nước ta rất coi trọng đổi mới giáo dục sao cho phù hợp với thực tiễn đất nước trong thời kỳ hội nhập. Bởi vì đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển thì đều phải có nền giáo dục phát triển.

 Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển của người học. Trong các môn học thì môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng. Nó cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao dần ở mọi mặt kiến thức ở từng phân môn làm nền tảng để học sinh tiếp tục học lên các cấp học trên.

 Ai cũng hiểu rằng muốn có trò giỏi thì cần phải có thầy giỏi. Nội dung bồi dưỡng giáo viên rất phong phú song quan trọng là các cán bộ quản lý nhà trường, mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy cần xác định nội dung gì để bồi dưỡng mới đáp ứng tốt công việc dạy học của nhà trường .Vì vậy công tác bồi dưỡng giáo viên nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,năng lực sư phạm cho giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng,góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy là việc làm cần thiết trong hoạt động chuyên môn.

 

doc60 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau:
 “Bầy ong giong ruổi trăm miền
Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa.
Nối rừng hoang với biển xa
Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào.
Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.”
Bài 2: Tìm các danh từ chỉ hiện tượng và khái niệm điền vào chỗ chấm trong các câu và giải thích ngắn gọn nghĩa của những danh từ đó.
Thảm hoạ.đã làm nước Nhật thiệt hại to lớn.
Nhữngấm áp xua tan màn.dày đặc.
Trong mưa xuất hiện những long trời, lở đất.
Chúng tôi phản đối..và mong muốn hoà bình.
 Hàng năm các tỉnh miền Trung thường xảy ra ..
..nhiều làm ruộng đồng khô hạn và nứt nẻ .
Đáp án :.Các từ cần tìm là: 
sóng thần: Nước biển dâng cao cùng lốc xoáy.
tia nắng: Mặt trời toả sang chiếu xuống trái đất.
sương mù: Hơi ẩm làm không nhìn thấy được
tiếng sấm: Các tia lửa điện phóng ra trên không trung.
chiến tranh: Trong xã hội xuất hiện bạo lực, khủng bố.
lũ lụt: Mưa nhiều gây ngập nước kéo dài.
Nắng.: ánh sáng trực tiếp từ mặt trời tỏa ra.
Bài 3: Điền các danh từ riêng vào chỗ chấm sau:
Ở tỉnh có khu di tích lịch sử,thờ Nguyễn Trãi và Trần Hưng Đạo là các vị anh hùng dân tộc .  đã từng về thăm khu di tích Người đã đọc và dịch bia ở Tỉnh .. còn có . nơi đây xưa kia đã từng tổ chức nhiều kì thi hội. 	
Đáp án: Thứ tự các từ cần điền( yêu cầu viết hoa đúng quy tắc chính tả )
Hải Dương, Côn Sơn, Kiếp Bạc, Bác Hồ, Côn Sơn, Hải Dương, Văn Miếu Mao Điền. 
Dạng 5: Hình thức trắc nghiệm để phân biệt các danh từ
Bài 1: Chọn A, B hay C?
Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên người:
Thu Hà B. Dế Mèn C. cả A và B đều đúng.
Danh từ nào dưới đây là danh từ riêng chỉ tên địa lý:
Danh tù nào dưới đây không phải là danh từ chỉ người:
Học sinh B. trường học C. bạn học
Danh từ nào đươi đây không phải là danh từ chỉ đìa lý: 
Núi Ba Vì B. Vườn hoa C. Hồ Tây. 
e) Danh từ nào sau đây là danh từ trừu tượng ?
A. mắt na B. tinh thần C. cánh hoa
Bài 2 : Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp.
B
Danh từ chỉ khái niệm
Danh tù chỉ người
Danh tù chỉ sự vật
Danh từ chỉ đơn vị 
Danh từ chỉ hiện tượng
A
 bộ đội, bố, bà, cháu.
doanh trại, sách, vở, bút.
 cánh, cái, quyển.
sương mù,sấm, 
hạnh kiểm
Đáp án: 1-b ; 2- c ; 3- d; 4-e; 5-a
Bài 3 : Hãy bỏ những từ không phải là danh từ có trong mỗi dòng sau đây :
niềm vui, sáng kiến, cuộc sống , cây dừa, buồn , dòng sông, con dao, cái kéo, đạo đức, phân vân.
chuột đàn, kiến gió, ghế, rau dền, mồng tơi, cơn mưa , cơn bão, trận động đất. cuộc chiến tranh, đớp, ngủ, môn đạo đức.
 nhà sàn , nhà rông, cống lù, chỉ khâu, hỏi thăm, chia buồn, áo phao, áo mưa, rơm nếp. mòn dần, trưởng thành.
Đáp án : 
 Dòng A bỏ các từ : buồn, phân vân
 Dòng B bỏ các từ : đớp, ngủ
Dòng C bỏ các từ : hỏi thăm, chia buồn, mòn dần, trưởng thành.
 Dạng 6: Bài tập lồng ghép viết theo mẫu câu có lồng ghép chức vụ câu gắn với từ loại danh từ .
Xin cùng nhau tìm hiểu lại các kiểu câu được giới thiệu trong chương trình TH .
 GV hỏi :Các kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Khác nhau như thế nào?
 Trả lời : PGS tiến sĩ Đỗ Việt Hùng – Khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội I trả lời
Ba kiểu câu: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Là ba kiểu câu kể cơ bản. Về mặt ngữ pháp ba kiểu câu nói trên khác nhau chủ yếu ở vị ngữ:
Câu kể Ai làm gì? Có vị ngữ là động từ, chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
Câu kể Ai thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ vị.
Câu kể Ai là gì? Có vị ngữ là tổ hợp của từ « là” với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ vị.
Vì mỗi kiểu câu nói trên có đặc điểm cấu trúc riêng nên phải dạy riêng từng kiểu câu thì mới xác định chủ ngữ, vị ngữ dễ dàng được.
Về chức năng giao tiếp mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:
Câu kể Ai là gì? Dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét. VD: Đây là bạn Nam. Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi
Câu kể Ai làm gì? Dùng để kể về hoạt động của người, của động vật hoặc tĩnh vật được nhân hóa. 
Câu kể Ai thế nào? Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
 Đỗ Việt Hùng
 Từ những nội dung tiến sĩ trả lời ở trên nên theo tôi các bạn khi dạy luyện từ và câu luôn nhớ gắn kết nội dung biện pháp nhân hóa giúp HS xác định sự vật được nhân hóa vì nó gắn bó hữu cơ với xác định từ loại Động từ chỉ hoạt động. Khi xác định đúng động từ chỉ hoạt động hay động từ chỉ trạng thái lại liên quan đến việc xác định mẫu câu kể : Ai làm gì ? và câu kể Ai thế nào ?
 VD : Chị mây bay qua khắp các vùng miền .- đây là câu Ai làm gì ? Vì Mây đã được nhân hóa nên động từ “bay” là động từ chỉ hoạt động. 
 Nhưng câu : Mây bay qua khắp các vùng miền. – đây là câu kể Ai thế nào? Vì “bay” là động từ chỉ trạng thái lí do khi này “mây” không được nhân hóa 
 Cung cấp kiến thức về biện pháp nhân hóa và các kiểu cấu trúc câu gắn với chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói viết của học sinh góp phần nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việtở Tiểu học.
Bài tập 1: Hãy viết mỗi kiểu câu 4 câu theo mẫu với kết cấu CN- VN tương ứng như sau và yêu cầu ghi rõ bộ phận chủ ngữ vị ngữ trong mỗi câu.
 Ai là gì ?
 Danh từ - là danh từ.
Ba em / là bộ đội.
 CN VN
Mẹ em / là giáo viên giỏi.
 CN VN
Chim công/ là loài chim quý.
CN VN 
Mưa / là một hiện tượng thiên nhiên.
CN VN
 Ai làm gì ?
 Luôn nhắc học sinh động từ trong mẫu câu này phải là động từ chỉ hoạt động của người , hoạt động của con vật hoặc hoạt động của các tĩnh vật được nhân hóa , hay hiện tượng thiên nhiên được nhân hóa.
Danh từ - động từ
 Bố em / đi cày.
 CN VN
Cô giáo/ giảng bài thật dễ hiểu.
CN VN
Anh Đóm /đi gác suốt đêm.
 CN VN
Bác xe lu / lăn đều đều trên đường.
 CN VN
Chị Mây / bay qua muôn trùng ngọn núi.
CN VN 
B ác mặt tời / tỏa ánh nắng .
CN VN
Lão lũ ác / đã quét sạch nhà cửa.
CN VN
Ai thế nào ?
Danh từ - tính từ.
Bông hoa phong lan/ thật đẹp.
 CN VN
Ông mặt trời / đỏ rực.
 CN VN 
Mấy học sinh này/ ngoan.
 CN VN
Danh từ - động từ
Luôn nhắc học sinh động từ nằm trong mẫu câu này là động từ chỉ trạng thái của người hoặc của con vật, của các tĩnh vật khi không nhân hóa.
Tôi / ngủ say từ tối tới sáng.
CN VN
Bên thềm, mèo / ngủ say sưa.
 CN VN 
Xe lu / lăn bánh chậm chạp trên đường.
CN VN
Lá cờ/ tung bay .
Thác nước/ đổ ào ào.
2.5 Kết quả đạt được :
Tập hợp số liệu GV của 3 cụm trường đã tham gia học và dự khảo sát đánh giá kết quả.
 Phần thăm dò ý kiến
Nội dung
Các phương án lựachọn
Kết quả lựa chọn
Tỷ lệ %
Hình thức tổ chức chuyên đề và tài liệu phục vụ GV
A. Rất phù hợp
207
100%
B. Bình thường
0
C.Không phù hợp
0
Nội dung
chuyên đề
A. Thiết thực, hiệu quả
207
100%
B. Bình thường, không hiệu quả
0
C. Không thiết thực, không hiệu quả.
0
Ý kiến tham gia bổ sung .
- Có 36 ý kiến tham gia góp ý cần có nhiều bài tập hơn để giáo viên được luyện tập nhiều hơn nữa. 
- Có 171 ý kiến nhân xét thêm: nội dung chuyên đề rất chi tiết thuận lợi cho việc học bồi dưỡng và lưu trữ để ôn tập lại khi cần thiết.
17,4%
82,6 %
Nội dung bồi dưỡng tiếp theo
A. Nâng cao chất lượng dạy dạng toán : Dấu hiệu chia hết.
85
41,1 %
 B. Nâng cao chất lượng dạy nội dung Động từ.
110
53,1%
C. Nâng cao kĩ năng sử dụng đồ dùng dạy học ở Tiểu học.
12
5,8 %
Phần kết quả 
 Bài khảo sát đánh giá kết quả 
( Thời gian làm bài 30 phút )
Bài 1
Viết 4 danh từ trừu tượng rồi đặt câu với mỗi danh từ đó.
Bài 2 
Hãy xác định từ loại cho mỗi từ được được gạch chân sau
1.Tôi suy nghĩ mãi mà không làm được bài toán.
2.Những phán đoán của tôi về chị ta quả không sai.
3.Tôi dự định sẽ viết tiếp chuyên đề nữa.
4.Tôi quyết tâm thực hiện những dự định đã đề ra .
5. Giấc ngủ say đã giúp tôi đỡ mệt mỏi.
6. Tôi ngủ say quá sấm ầm ầm mà không biết.
7. Lan kỉ niệm tôi quyển sổ đẹp.
8, Ngày đầu tiên đi học là một kỉ niệm tôi nhớ nhất.
9. Cơn mưa ập đến làm tôi không kịp tới trường.
10.Cơn lũ đã cuốn phăng cả bè gỗ.
Bài 3: 
Hãy viết mỗi kiểu câu 2 câu theo mẫu với kết cấu CN- VN tương ứng như sau và yêu cầu ghi rõ bộ phận chủ ngữ vị ngữ trong mỗi câu.
a) Ai là gì ?
 Danh từ - là danh từ.
b) Ai làm gì ?
Danh từ - động từ
c) Ai thế nào ?
Danh từ - tính từ.
Danh từ - động từ
Kết quả từng cụm trường sau khi học
Cụm trường khu Hồng Thái
Trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
TH HồngThái:14 GV
1
1
6
6
TH Hồng Phong: 19 GV
2
1
9
7
THTânPhong:22 GV
2
1
15
4
TH Kiến Quốc : 20 GV
2
9
9
TH Ninh Hải: 21 GV
2
3
8
8
Tổng: 96 GV 
7
8
47
34
 Tỷ số % đạt ở mỗi loại điểm 
7,3%
8,3%
48,9%
35,5%
Cụm trường khu Hồng Dụ
Trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
TH Hồng Dụ 13 GV
1
8
4
TH Vĩnh Hòa21 GV
3
9
9
TH Hiệp Lực 17 GV
1
6
10
TH Đồng Tâm 16 GV 
1
0
6
9
Tổng: 67 GV
1
5
29
32
Tỷ lệ % từng loại điểm 
1,5%
7,5%
43,3%
47,7%
Cụm trường khu Nghĩa An
Trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
TH Nghĩa An: 23 GV
0
0
1
2
4
9
7
TH Ứng Hòe : 21GV
1
2
2
11
5
Tổng : 44 GV
2
4
6
20
12
Tỷ lệ % từng loại điểm 
4,5%
9,1%
13,6%
45,4%
27,4%
Tập hợp kết quả bài kiểm tra sau khi học chuyên đề 3 cụm trường 
 Cum trường
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
 Hồng Thái : 96 GV 
7
8
47
34
 Hồng Dụ : 67 GV
1
5
29
32
Nghĩa An : 44 GV
2
4
6
20
12
Tổng 3 cụm : 207 GV
0
0
2
12
19
96
78
Tỷ lệ % từng loại điểm 
0,9%
5,8%
9,3%
46,3%
37,7%
Đói chứng kết quả trước và sau khi học bồi dưỡng 
Cụm trường
Thời điểm
Điểm
<5
5
6
7
8
9
10
Cụm Hồng Thái
96GV
Trước khi học
7
15
43
27
4
0
0
Sau khi học 
7
8
47
34
Cụm Hồng Dụ
67GV
Trước khi học
1
12
19
16
16
3
0
Sau khi học
1
5
29
32
Cụm Nghĩa An
44GV
Trước khi học
3
8
11
11
11
0
0
Sau khi học
2
4
6
20
12
207GV
Đối chứng số lượng
Trước khi học
11
35
73
54
31
3
0
Sau khi học
0
0
2
12
19
96
78
Đối chứng tỷ lệ %
Trước khi học
5,3%
16,9%
35,4%
26,1%
14,9%
1,4%
0
Sau khi học
0,9%
5,8%
9,3%
46,3%
37,7%
( Biểu đồ )
Chỉ trong thời gian học bồi dưỡng 16 tiết trong đó có 8 tiết GV thực hành làm bài tập , nhờ phát huy tốt tính tích cực của người học chúng tôi khẳng định:Nội dung bồi dưỡng GV"Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ." đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hình thức tổ chức học bồi dưỡng GV với mô hình nhóm trường rất phù hợp với chủ trương chỉ đạo trong đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn hiện nay, tác động tích cực đến tinh thần tự học của mỗi GV.Tài liệu bồi dưỡng in tới từng GV không tốn kém mà rất phù hợp .GV trong nhóm trường có cơ hội chia sẻ những khó khăn, những tình huống trong quá trình giảng dạy để cùng nhau tìm cách giải quyết khoa học.Trong quá trình thực hành phát huy cao tính tích cực của GV tránh kiểu thuyết trình lý thuyết suông điiều đã từng tồn tại lâu nay trong học bồi dưỡng GV. Kết quả GV đã đáp ứng tốt so với yêu cầu đề ra.Trước khi học bồi dưỡng tỷ lệ GV đạt từ điểm 7 trở lên là 42,6% thì sau khi học bồi dưỡng là 99%. Đặc biệt trước khi học không có giáo viên nào đạt 10 điểm thì sau khi học đã có 37,7 % đạt điểm 10. 
Thứ hai: Thực hiện áp dụng sáng kiến không tốn kém về kinh phí, bất kì nhóm trường nào đều cũng thực hiện được. Lợi ích thiết thực nhất là GV dạy các môn văn hóa được củng cố nâng cao kiến thức từ loại danh từ áp dụng giảng dạy phù hợp với dạy phân hóa đối tượng học sinh.
Thứ ba :Thông qua ý kiến mà GV lựa chọn nội dung bồi dưỡng tiếp theo cán bộ quản lý mỗi nhà trường có kế hoạch chuẩn bị kế hoạch, nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu chính đáng của họ.Chúng tôi vững vàng hơn trong công tác quản lý chuyên môn.Bản thân chúng tôi cũng được bổ sung những cách tư duy sáng tạo mà đồng nghiệp chia sẻ trong quá trình học bồi dưỡng.
2.6 Những hạn chế trong quá trình thực hiện .
Khi khảo sát , đánh giá GV trước và sau khi học chưa được xếp theo đối tượng nên kết quả tính chính xác chưa cao.
Ví dụ nên xếp như sau : 
Xếp nhóm 1: GV ít hoặc chưa tham gia dạy bồi dưỡng HS giỏi lớp 4; 5.
Xếp nhóm 2 : Giáo viên đã tham gia dạy bồi dưỡng HS giỏi lớp4; 5 .
Nếu làm được như vậy kết quả chắc chắn sẽ chính xác hơn so với GV ngồi làm bài không phân nhóm.
2.7 Bài học kinh nghiệm 
Từ việc nhiều năm trực tiếp tham gia cùng bồi dưỡng HSG lớp 4; 5 cũng như trong quá trình tự bồi dưỡng thường xuyên chúng tôi thấy mảng kiến thức về từ loại là không hề đơn giản.Bài tập rất phong phú với nhiều nhóm bài.Dù đã tìm tòi làm khá nhiều bài xong đôi khi chúng tôi vẫn bất ngờ trước nhiều cách diễn đạt khác nhau của người ra đề hoặc trong nhiều trường hợp chuyển loại. Vì vậy trong quá trình giảng dạy cũng như quản lý chuyên môn chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi chú ý sưu tầm, tìm tòi đề bài, dựa vào những bài cơ bản để tự xây dựng nhiều đề bài phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi đúc rút tổng kết cách làm các bài chúng tôi tự chia thành những nhóm bài cơ bản có cách làm tương đối giống nhau để thuận lợi trong quá trình bồi dưỡng GV và phục vụ bồi dưỡng HSG lớp4; 5. 
Đặc biệt chúng tôi thảo luận cố gắng tìm trích dẫn những ngữ liệu từ SGKTH hoặc từ sách viết cho thiếu nhi để phù hợp với tâm lý khi GV vận dụng vào giảng dạy.
Việc tự xây dựng đề không phải quá khó nhưng cũng không dễ bởi vì người ra đề phải biết cách diễn đạt sao cho phù hợp thuận lợi .Người ra đề cũng cần biết đưa vào đề những yếu tố thực tế để liên hệ cuộc sống và tích hợp kiến thức củ các môn khác như đã trình bày .Muốn vậy người ra đề luôn cần có sự quan sát suy nghĩ lôgic giữa Tiếng Việt Tiểu học với thực tế và với các môn học khác. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Kết quả đạt được :
 - Bằng sự đầu tư trí tuệ, thời gian tìm hiểu sâu sắc một nội dung cụ thể , phân tích chi tiết dẫn dắt từ đơn giản đến phức tạp chúng tôi đã tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra. Sau khi sử dụng những ví dụ cụ thể ở SGK và các bài tập theo CKTKN chúng tôi tìm tòi các bài tập có nội dung liên quan từ loại nói chung và danh từ nói riêng thường gặp ở Tiểu học để làm phong phú hơn các nội dung liên quan ở nhiều tình huống nhiều cách diễn đạt mục đích giao tiếp chú ý đến trường hợp chuyển loại.
	- Đặc biệt qua tự học, tìm đọc các bài viết của đồng nghiệp trên Tạp chí Thế giới trong ta tại chuyên mục Nghiệp vụ Tiểu học và trong tạp chí Toán tuổi thơ 1 mục “Sang chơi nhà văn”, Tạp chí Văn học và tuổi trẻ dành cho cấp Tiểu học đã củng cố kiến thức cho mình và làm rõ kiến thức những phần mình còn mơ hồ. Bản thân có cơ hội học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy một nội dung cụ thể. 
	- Chúng tôi được nghe những thông tin phản hồi nhanh nhất ngay ở từng bài tập không phải qua một bước trung gian nào, từ đó chuẩn bị nội dung trao đổi thống nhất kịp thời. Chúng tôi cũng học tập được nhiều kinh nghiệm hay của những GV thường xuyên dạy bồi dưỡng HSG từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện nội dung bồi dưỡng GV. 
	- Bản thân thêm một lần tìm hiểu kĩ hơn về Danh từ để phục vụ công tác quản lý chuyên môn . 
- Chúng tôi khẳng định nội dung vấn đề đặt ra phù hợp với lý luận về giáo dục ,phù hợp với chủ trương chính sách hiện hành về giáo dục đào tạo của nhà nước,phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị .
- Chúng tôi khẳng định việc tổ chức bồi dưỡng GV theo yêu cầu của họ qua phiếu thăm dò ý kiến năm học trước và áp dụng các giải pháp đã đáp ứng được nguyện vọng về nội dung bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Chúng tôi khẳng định mình đã thực hiện đúng định hướng của PGD&ĐT về nội dung hình thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Chúng tôi khẳng định hình thức tổ chức chuyên đề, tài liệu phục vụ khoa học thuận tiện trong khi GV học và tự học sau này rất phù hợp với GV và các nhà trường. Vì vậy ngay sau khi triển khai sáng kiến tại cụm khu trường Hồng Thái chúng tôi đã nhận được thư mời của BGH 6 trường trong huyện và cũng đã tiến hành thành công tại 6 trường đó nâng tổng số trường được học là 11 trường. GV ở mỗi cụm trường sau khi học đều rất hài lòng.
 Kết quả đạt được đối với GV .
- GV được bồi dưỡng sâu về nội dung từ loại danh từ. Đặc biệt với phương châm luyện tập thực hành soi sáng lý thuyết GV được giải quyết hệ thống bài tập từ đơn giản đến phát triển nâng cao trên chuẩn đáp ứng tốt việc GV dạy phân hóa đối tượng HS.
- Qua các bài tập thực hành về chuyển loại danh từ sang các từ loại khác giúp GV vững vàng tự tin khi dạy về danh từ.
- GV có sự nhìn nhận đa chiều về danh từ một nội dung khó trong mạch kiến thức về từ loại mà mọi người hay vướng mắc khi dạy đặc biệt khi dạy BDHSG.
- Với những GV ít dạy bồi dưỡng HSG thì đây là một dịp bổ sung kiến thức thiết thực kịp thời.
	- GV được cung cấp tư liệu phong phú gần gũi với học sinh sử dụng thuận tiện trong học buổi 2 không mất thời gian tìm tòi.Vận dụng những hiểu biết trong dạy bồi dưỡng HSG 4,5 .Giúp GV thuận lợi trong việc luyện tập thực hành về danh từ và một số nội dung khác liên quan cần tích hợp như mẫu câu , chủ ngữ trong câu , quy tắc viết hoa danh từ riêng ....đảm bảo dạy học phân hóa đối tượng HS.
	- Tác động tích cực đến GV về tinh thần tự học .
2. Khuyến nghị 
- Đối với các tổ chuyên môn : 	
Các tổ chuyên môn thực hiện sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả tránh hình thức tiếp tục thảo luận về những nội dung từ loại .
 Dự giờ đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào giảng dạy đảm bảo phân hóa đối tượng học sinh.
Đối với mỗi nhà trường :	
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp sinh hoạt chuyên môn, làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên.
Kiểm tra đánh giá phần GV luyện tập tại tài liệu đã học coi đây là minh chứng cho việc học bồi dưỡng.
- Đối với Phòng Giáo dục
 Khi thi chọn giáo viên giỏi cấp huyện phần thi kiểm tra năng lực GV tăng cường bài tập toán cùng với các bài tập Tiếng Việt nâng cao trong đó có nội dung từ loại để đánh giá năng lực GV.Khi đánh giá trình độ đội ngũ cần xét bằng nhiều chứng cứ không chỉ căn cứ vào bằng cấp. 
Khi đánh giá công tác BDGV cần chú ý đến tiêu chí sự hài lòng của GV, tránh việc hình thức.
 Những trường có nội dung và hình thức tổ chức bồi dưỡng GV đạt hiệu quả cao PGD giới thiệu với cấp học để các trường tham khảo.
 Động viên những cá nhân tâm huyết với chuyên môn có nội dung bồi dưỡng GV thiết thực hiệu quả .	.
Trên đây là bản mô tả sáng kiến : Bồi dưỡng giáo viên :  «  Nâng cao chất lượng dạy nội dung danh từ » mà chúng tôi đã thực hiện tại 3 cụm trường với tổng sô 11 trường Tiểu học trong huyện Ninh Giang. Chúng tôi kính mong nhận được sự quan tâm động viên của hội đồng khoa học các cấp đánh giá, bổ sung để công tác bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả cao hơn trong những năm học tiếp theo. 
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn ! 
 Hồng Thái, ngày 01 tháng 3 năm 2016
 Tác giả
 Trịnh Thị Nhung ; Nguyễn Thị Lan Anh 
PHỤ LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
NỘI DUNG
GVTH
Giáo viên Tiểu học
STVTH
Sách tiếng Việt Tiểu học
PPDH
Phương pháp dạy học
HSG
Học sinh giỏi
GV
Giáo viên
CKTKN
Chuẩn kiến thức kĩ năng
STV
Sách tiếng Việt
PGS-TS
Phó giáo sư Tiến sĩ
NXBGD
Nhà xuất bản giáo dục
BDHSG
Bồi dưỡng học sinh giỏi
TGTT
Thế giới trong ta
PGD
Phòng giáo dục
BGH
Ban giám hiệu
PHỤ LỤC 2
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
TÀI LIỆU
NHÀ XUẤT BẢN
1
Sách Tiếng Việt lớp 4
NXBGD
2
Sách Tiếng Việt lớp 5
NXBGD
3
Tiếng Việt nâng cao lớp 4
NXBGD
4
Tiếng Việt nâng cao lớp 5
NXBGD
5
Hỏi – Đáp dạy Tiếng Việt lớp 4
NXBGD
6
Hỏi – Đáp dạy Tiếng Việt lớp 5
NXBGD
7
Tuyển chọn các đề thi học sinh giỏi Tiểu học môn Tiếng Việt .
NXBGD
8
Từ điển Hán Việt
NXB KHXH
9
Từ điển Tiếng Việt
NXB Đà Nẵng
10
Tạp chí Thế giới trong ta
11
Tạp chí Văn học tuổi thơ
MỤC LỤC
TT
ĐỀ MỤC
TRANG
Thông tin chung về sáng kiến
1;2
Tóm tắt sáng kiến
3;4;5;6
1
Đặt vấn đề
7
1.1
Lí do lựa chọn nội dung bồi dưỡng.
7
1.2
Mục đích
9
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
9
1.4
Phương pháp nghiên cứu
10
1.5
 Sơ lược điểm mới của vấn đề nghiên cứu
10
2
Giải quyết vấn đề
2.1
 Điều tra thực trạng
10
2.2
 Biện pháp thực hiện
13
2.3
Triển khai vấn đề đã chuẩn bị tới giáo viên
14
2.4
Nội dung bồi dưỡng
15
2.5
Kết quả đạt được
46
2.6
Những hạn chế trong quá trình thực hiện
53
2.7
Bài học kinh nghiệm
54
Kết luận và khuyến nghị
1
Kết luận
55
2
Khuyến nghị 
56

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_noi_dung_danh.doc
Sáng Kiến Liên Quan