Báo cáo giải pháp Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học Khương Đình

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò, lợi ích, ý nghĩa của ứng dụng CNTT&TT trong dạy học trực tuyến là một phương pháp học tập và tiếp cận tri thức mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Tạo sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh, trên cơ sở đó đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT tới các môn học khác phù hợp với hình thức dạy học này.

- Tạo sự hứng thú, chủ động và tích cực ở mỗi học sinh khi tham gia học, trên cơ sở đó đẩy mạnh nội dung học tập và lôi cuốn học sinh.

 

doc22 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo giải pháp Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học Khương Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
erpoint; vẫn còn giáo viên chưa thành thạo về E-learning.
3.2.2. Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên:
Bố trí, sắp xếp để các đồng chí giáo viên chủ chốt trong tổ CNTT được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT ( giới thiệu về E- learning).
	Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ tin học: nhà trường đã chuyên gia về trường để hướng dẫn toàn bộ giáo viên nhà trường học soạn giảng E-learning ở mức độ cơ bản. Kết quả là 100% giáo viên đã tham gia học rất nhiệt tình. Sau khóa học, mỗi giáo viên đã tự soạn được một bài giảng E- learning. 
Sau đó tổ chức buổi tập huấn thiết kế bài giảng E-learning nâng cao dành cho các giáo viên cốt cán về CNTT của từng tổ chuyên môn. Nhà trường có 05 bài chất lượng nhất của các khối đã được lựa chọn để tham gia thi cấp quận.
3.2.3. Bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng CNTT:
	Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lí hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kĩ năng thành thạo. Thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học IC3 nhưng nếu ít sử dụng thì kĩ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A- Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn. Nhận thức được điều đó, tôi đã rất chú trọng việc bồi dưỡng kĩ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động như:
	- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng về CNTT trong giảng dạy.
	- Động viên giáo viên tích cực tự học, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu tiến, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp.
	- Động viên giáo viên tích cực tham gia cuộc thi soạn giảng E- learning do trường tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi những người giỏi hơn. Như vậy vô hình chung cả việc rèn kĩ năng , tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
	- Mỗi tháng GV nộp 01 bài giảng powerpoint và mỗi tổ chuyên môn nộp 01 bài giảng E-learning vào kho học liệu điện tử của nhà trường.
	Để làm được điều đó, BGH mà đặc biệt là Hiệu phó phụ trách chuyên môn như tôi cũng như tổ CNTT và các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi - cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì? Trong các buổi tập huấn về CNTT, cả hai Hiệu phó của trường đều tham gia đầy đủ; khi mời chuyên gia về chấm và nhận xét tôi lắng nghe rất cẩn thận để giúp đồng nghiệp định hướng cũng như hoàn thiện hơn về bài soạn của mình. Nói đi đôi với làm theo tôi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
3.3. Biện pháp 3: Rà soát, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
	Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp cùng với sự tích cực tham mưu của BGH nhà trường, đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và CNTT của nhà trường đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng được việc dạy và học có ứng dụng CNTT.
	Số máy tính phục vụ cho văn phòng, BGH, phòng chuyên môn, giáo viên, kế toán, thư viện là 09 máy; phục vụ cho dạy học là 42 máy; 02 phòng tin học với 54 máy; toàn bộ máy tính trong nhà trường đã được nối mạng. Nhà trường có 31 máy chiếu projector, 13 màn hình Tivi, 06 máy in, 1 máy phô tô, 1máy đa vật thể, và một số phương tiện khác.
	BGH luôn cố gắng bố trí, sắp xếp lịch khoa học để khai thác hiệu quả và sử dụng tối đa số trang thiết bị hiện có.
	+ Sắp xếp thời khóa biểu hợp lí để đảm bảo 100% các lớp từ khối 3 đến khối 5 đều được học tin học.
	+ Bố trí các phòng làm việc của BGH, phòng thư viện đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập Internet thuận lợi, thường xuyên.
+ Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường kết nối Internet theo chương trình khuyến mại dành riêng cho ngành giáo dục.
	+ Song song với việc khai thác sử dụng, tôi luôn chú trọng khâu quản lí cơ sở vật chất, trang thiết bị như: giao trách nhiệm cụ thể cho cán bộ đồ dùng phụ trách, thường xuyên bảo dưỡng , quan tâm bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng với phương châm “ giữ tốt- dùng bền” nhằm khai thác tối đa, có hiệu quả trang thiết bị được cung cấp.
3.4. Biện pháp 4: Đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
3.4.1. Tạo môi trường thuận lợi để giáo viên có nhiều điều kiện thực hiện nhiệm vụ nói chung và việc triển khai ứng dụng CNTT nói riêng.
Môi trường là yếu tố quan trọng trong với cuộc sống . Đối với một nhà trường , nơi hàng ngày không chỉ diễn ra các hoạt động đơn thuần mà là những hoạt động mang tính phức hợp nhằm tới sự phát triển, hoàn thiện các tố chất, các giá trị văn hóa, tinh thần, thể chất, những kí năng sống, kĩ năng ứng xử, kĩ năng nghề nghiệp...cho con người, thì sự tác động qua lại của môi trường hết sức quan trọng. Nhà trường có môi trường tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt đọng diễn ra chủ động, thuận lợi. Mọi người sống và làm việc trong sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau...có tác dụng điều chỉnh và tự điều chỉnh hành vi, thái độ, cách ứng xử, phong cách sống, thái độ làm việc theo hướng tích cực. Làm việc trong môi trường tốt tạo nên sự lôi cuốn, kích thích sự đam mê, hứng thú để cống hiến nhiều nhất.
Vậy, để có môi trường tốt, tôi đã quan tâm đến những vấn đề sau:
- Trước hết tôi tập trung vào công tác xây dựng đội ngũ: xây dựng được một tập thể có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, yêu trường, có bản lĩnh và ý chí, có khả năng cầu thị, có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ, sẵn sàng vì sự thành đạt của học sinh và sự lớn mạnh của nhà trường.
- Chăm lo công tác bồi dưỡng, đào tạo bằng nhiều hình thức: Phát huy nội lực của tổ chuyên môn thông qua các chuyên đề , các tiết dự thi giáo viên dạy giỏi. Tôi đã đề nghị nhà trường tổ chức buổi tập huấn thiết kế bài giảng E-learning cơ bản cho toàn bộ GV ngay từ đầu năm học. Sau đó là tổ chức buổi tập huấn nâng cao cho các giáo viên cốt cán CNTT của mỗi tổ chuyên môn.
Đẩy mạnh khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lí và giảng dạy của cán bộ giáo viên, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường.
Thành lập tổ công nghệ thông tin của trường do giáo viên dạy tin trong trường làm tổ trưởng cùng với 05 đồng chí giáo viên giỏi về CNTT để làm cốt cán giảng giải, hướng dẫn và giúp đỡ những giáo viên còn hạn chế khi soạn giảng bài giảng điện tử đòi hỏi sự kết hợp nhiều phần mềm để đem lại hiệu quả cao trong bài giảng.
3.4.2. Kích thích sự sáng tạo của giáo viên và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy:
Cũng như mọi đổi mới, sáng tạo luôn là yếu tố quyết định sự thành công. Bởi vậy chẳng có nhà quản lý nào lại không muốn mình có nhiều giáo viên năng động, sáng tạo. Vậy kích thích sự sáng tạo của giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy bằng cách nào?
Đầu tiên tôi đã tạo cho giáo viên cơ hội để sáng tạo. Cơ hội, đó chính là Hội thi thiết kế bài giảng Elearning, Hội thi giáo viên giỏi, các chuyên đề, hội thảo yêu cầu ứng dụng CNTT, các đợt triển lãm đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT... Nắm bắt được tâm lý giáo viên còn rất ngại thiết kế bài giảng điện tử (vì kiến thức, kỹ năng của giáo viên về CNTT còn hạn chế, để ứng dụng CNTT một cách hiệu quả thì họ phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức), nên tôi yêu cầu các tổ chuyên môn đăng kí mỗi giáo viên dạy ít nhất 1 tiết/ tuần có ứng dụng CNTT. Khuyến khích các GV dạy thêm các tiết có ứng dụng CNTT ở tất cả các môn. Tôi luôn chú trọng việc dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức. Chính vì vậy mà GV rất có ý thức , hứng thú trong việc dạy học bằng bài soạn điện tử chứ không dạy đối phó hay chỉ báo các như những năm trước.
Mỗi tháng, mỗi giáo viên có thêm một bài giảng điện tử của một môn học và mỗi tổ nộp 01 bài giảng E-learning để nộp vào kho học liệu của trường, các tiết Hội giảng, chuyên đề gần như 100% giáo viên dạy bằng bài soạn điện tử. Thời gian đầu, có nhiều giáo viên thiết kế bài giảng còn đơn điệu, sử dụng các thiết bị hỗ trợ bài giảng còn lúng túng, có nhiều giáo viên phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp. Nhưng điều quan trọng là mọi người thấy được lợi ích của ứng dụng CNTT mang lại và chính công việc đã gieo vào lòng họ sự hứng thú, tìm tòi, niềm đam mê sáng tạo.
Tiếp theo chúng tôi bố trí xây dựng Kho học liệu, Thư viện Bài giảng điện tử của trường. Những bài giảng hay được tích hợp trong thư viện để giáo viên có thể trao đổi, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm và để hỗ trợ giáo viên trong việc tra cứu tư liệu. Chúng tôi yêu cầu mọi giáo viên đều có trách nhiệm đóng góp tư liệu, học liệu, bài giảng điện tử theo khối chuyên môn của mình và các khối khác. Tổ chức cho tổ chuyên môn hợp tác, phân công tìm tư liệu để việc thiết kế Bài giảng điện tử không còn là gánh nặng của cá nhân nào mà trở thành trách nhiệm chung của mọi thành viên trong tổ. Làm như vậy giáo viên thấy mình sẽ phải có trách nhiệm hơn trong công việc cá nhân của mình, đồng thời từng bước rèn luyện tay nghề và kỹ năng ứng dụng CNTT cho mỗi giáo viên.
Ngoài việc huy động giáo viên đóng góp, trao đổi tư liệu và Bài giảng thông qua Kho học liệu và Thư viện bài giảng của trường, bản thân tôi cũng dành thời gian nhất định cho việc sưu tầm tài liệu trên Internet giúp đỡ giáo viên tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng. Khi giáo viên đã thành thạo trong việc thiết kế và lên lớp bằng Bài giảng điện tử, tôi hướng dẫn giáo viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua các diễn đàn trên mạng. Từ đó việc thiết kế Bài giảng điện tử đã thu hút được đông đảo giáo viên tham gia. Họ không còn ngại như thời gian đầu mà ngược lại, với lòng yêu nghề, tinh thần sáng tạo họ đã tìm tòi và tạo ra những phương pháp giảng dạy hợp lý, thu hút, hấp dẫn học sinh. Kho học liệu của nhà trường hiện nay có tới hàng trăm tư liệu có giá trị phục vụ nội dung chương trình từ lớp 1 đến lớp 5. Thư viện Bài giảng điện tử của trường lưu giữ nhiều bài giảng có chất lượng tốt. Hưởng ứng Hội thi của Ngành, trường tiểu học Khương Đình đã đóng góp 05 bài giảng Elearning dự thi cấp quận và 05 bài giảng E-learing cấp quốc gia. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì chỉ được học trong môn Tin học. Khuyến khích các GV dạy thêm các tiết có ứng dụng CNTT ở tất cả các môn. Tôi giao nhiệm vụ cho cán bộ phụ trách thiết bị báo cáo tổng hợp số tiết dạy có ứng dụng CNTT của mỗi GV. Tôi luôn chú trọng việc dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp vỡi đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức. Chính vì vậy mà GV rất có ý thức , hứng thú trong việc dạy học bằng bài soạn điện tử chứ không dạy đối phó hay chỉ báo các như những năm trước.
Đẩy mạnh khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lí và giảng dạy của cán bộ giáo viên thông qua tập huấn, bồi dưỡng , cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường.
Như vậy, có thể nói đưa CNTT vào trường học là một chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục. Ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục đang thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong đổi mới phương pháp dạy và học bậc tiểu học. Từ kinh nghiệm của trường Tiểu học Khương Đình cho thấy để ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy, trước tiên đòi hỏi người thầy phải dám nghĩ, dám làm, phải chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu; nhưng cũng rất cần một định hướng cụ thể của người làm công tác quản lý. Đó là phải tạo cho giáo viên một môi trường làm việc thuận lợi, có sự hỗ trợ để họ có thể sáng tạo, cho họ cơ hội thử sức và bộc lộ tài năng, động viên, khích lệ kịp thời để họ phát triển. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự linh hoạt của BGH trong việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá. Kiểm tra không chỉ là vấn đề thực hiện nội dung đã triển khai mà phải đánh giá được ý thức, chất lượng và hiệu quả công việc. Đi đôi với kiểm tra là quá trình uốn nắn, điều chỉnh, động viên kịp thời. Việc đưa chỉ tiêu ứng dụng CNTT vào thi đua và xếp loại giáo viên hàng tháng cũng là một hình thức giúp giáo viên xác định trách nhiệm của mình trong quá trình tiếp theo. Bên cạnh đó cũng rất cần thiết ban hành một số văn bản về quản lý và ứng dụng CNTT trong nhà trường để cán bộ, giáo viên, nhân viên có căn cứ thực hiện. Việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để tác động, động viên cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng chủ trương của Ngành và nhà trường cũng là một việc người Hiệu trưởng cần làm tốt.
Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì chỉ được học trong môn Tin học. Tôi luôn chú trọng việc dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm và tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về cách ứng dụng CNTT một cách chọn lọc, phù hợp với đối tượng, nhằm phát huy có hiệu quả tác dụng của phương tiện, tránh lạm dụng quá mức. Chính vì vậy mà GV rất có ý thức , hứng thú trong việc dạy học bằng bài soạn điện tử chứ không dạy đối phó hay chỉ báo các như những năm trước.
4. Kết quả thực hiện
4.1. Về nhận thức của cán bộ, giáo viên nhà trường
 Đầu tiên phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu thích đến chủ động học hỏi nên kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của GV không ngừng được nâng cao, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn hơn với học sinh.
Hiện nay 100% giáo viên của trường đã có chứng chỉ tin học văn phòng từ trình độ B hoặc IC3 trở lên.
Giáo viên đã có kĩ năng tra cứu thông tin, lấy tư liệu, sử dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ công tác soạn giảng, nâng cao kiến thức chuyên môn giúp công việc được tiến hành khoa học và tiết kiệm được nhiều thời gian.
Nhiều bài giảng điện tử có chất lượng cao, góp phần tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm tăng hiệu quả cho các tiết dạy. Đặc biệt các tiết Hội giảng và các tiết chuyên đề.
4.2. Về việc quản lý và sử dụng CSVC cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học Khương Đình 
	Đến nay, toàn bộ CSVC của nhà trường phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học đều được hoạt động hết công suất, luôn có sự kiểm tra, đánh giá của Ban giám hiệu , của nhân viên thiết bị và đồ dùng. Tất cả các giáo viên đã qua tập huấn sử dụng các thiết bị nên đã có ý thức bảo quản, giữ gìn khi sử dụng. Một tháng một lần, toàn bộ máy móc trong nhà trường đều được bảo dưỡng để phục vụ tốt nhất cho giáo viên khi lên lớp .
	Việc ứng dụng CNTT được diễn ra thường xuyên, có kế hoạch. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra đột xuất việc sử dụng ĐDDH theo lịch báo giảng đã tạo cho giáo viên ý thức trong việc giảng dạy có ứng dụng CNTT, tạo hiệu quả cao cho giờ học.
4.3. Về chất lượng giáo dục của nhà trường năm học 2021-2022 (tính đến tháng 4/2022)
	Việc ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra nghiêm túc, có hiệu quả đã góp phần không nhỏ vào chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm học 2021-2022:
	- 01 GV đạt GVDG cấp quận
	- 05 bài giảng E-learning dự thi cấp quốc gia
	- Nhiều học sinh tham gia Đấu trường Toán học cấp quận (khối 1: 13 hs; khối 2: 16 hs; khối 3: 10 hs; khối 4: 13 hs; khối 5: 04 hs)
	- 100% các tiết Hội giảng đều ứng dụng CNTT và có các phần mềm dạy học trực tuyến
	- 100% các tiết chuyên đề đều ứng dụng CNTT
	- Kho học liệu của nhà trường có: 284 bài giảng điện tử
	- Về phía học sinh, các em đều được trang bị phương pháp học tập với những tiết học có ứng dụng CNTT.
	Kết quả trên cho thấy, sau khi giáo viên thực hiện theo các biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, cho thấy học sinh trường tiểu học Khương Đình đã có sự thay đổi tích cực về nhận thức đối với việc ứng dụng CNTT cũng như thấy được các bài giảng của giáo viên khi học trực tuyến rất hấp dẫn, dễ hiểu. Từ đó, tạo hứng thú học trực tuyến cho học sinh.
	Với những thành công ban đầu, trong năm học tiếp theo tôi sẽ vẫn tiếp tục triển khai các biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và song song với việc tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu thêm những biện pháp ưu việt hơn với mục tiêu là tạo thêm môi trường học tập tích cực cho các em học sinh.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT ở trường Tiểu học Khương Đình: cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng CNTT còn hạn chế về chất lượng; trình độ ứng dụng CNTT của giáo viên chưa cao, vẫn còn giáo viên chưa được tiếp cận với những phần mềm ứng dụng mới; ứng dụng CNTT trong dạy học còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên , chất lượng các bài soạn điện tử chưa cao.
Qua một năm nghiên cứu và thực hiện những giải pháp nêu trên, tôi đã thu được những kết quả sau:cơ sở vật chất phục vụ cho ứng dụng CNTT trong nhà trường đa được cải thiện rõ rệt (trang bị cho mỗi khối một máy chiếu, toàn bộ hệ thống máy tính trong nhà trường đã được nối mạng; phòng tin học được sử dụng mạng lan đến từng máy); trình độ soạn giảng có ứng dụng CNTT được nâng lên rõ rệt( 100% giáo viên đã được tiếp cận với E- learning, không những thế còn có những giáo viên cốt cán về CNTT nên nắm vững các kỹ thuật nâng cao của thiết kế bài giảng E-learning); việc ứng dụng CNTT vào dạy học được diễn ra một cách tự giác, thường xuyên, có chất lượng.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực. Hơn lúc nào, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới. Vận dụng linh hoạt, kích thích sự năng động, sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT vào công tác là một thử thách và nhiệm vụ của người Cán bộ quản lí. Thực hiện tốt công tác này, chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố và phát triển bền vững giáo dục Tiểu học trong tương lai và đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT 2018.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo
	PGD &ĐT mở nhiều lớp chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cũng như tổ chức ứng dụng CNTT cho cán bộ, giáo viên các trường tiểu học;
	Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm hay về việc ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý và giáo viên của các trường tiểu học học tập để vận dụng linh hoạt vào đơn vị trường mình;
	Lập kế hoạch cho các trường hỗ trợ lẫn nhau về các thiết bị đồ dùng giảng dạy và các thiết bị học tập trực tuyến để tạo điều kiện tối đa cho tất cả học sinh đều được tham gia học trực tuyến, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo.
2.2.Đối với các trường tiểu học 
	Lập kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm;
	Tổ chức tập huấn cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào DHTT, từ đó giáo viên có các kỹ năng :
+ Trang bị kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin như sử dụng máy tính thành thạo, sử dụng bộ công cụ văn phòng microsoft office, các phần mền xử lý ảnh, xử lý âm thanh, xử lý video
+ Thông thạo kỹ năng làm việc trên Internet sử dụng Email, chat, biết khai thác tìm kiếm tài nguyên trên internet hỗ trợ cho công tác soạn bài và giảng dạy.
Trên đây là những suy nghĩ của tôi về việc nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tôi đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh. Rất mong được nhận sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các cấp quản lý, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên đồng nghiệp để sáng kiến của tôi có được hoàn thiện hơn, đồng thời tôi có thể nâng cao nghiệp vụ quản lí của mình.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
	Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2022 
	Người viết
	 Trần Mai Linh

File đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_hoat_dong_ung_dun.doc
Sáng Kiến Liên Quan