Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở Lớp 4+5

I/Thực trạng:

-Đối với HS vốn sống, vốn từ còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến khả năng dùng từ, diễn đạt của các em.

 -Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu bài văn khác.

-Vốn từ còn nghèo nàn, hạn hẹp, kĩ năng chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn, diễn đạt còn hạn chế. HS chưa biết sắp xếp ý khi viết bài bố cục thiếu rõ ràng và khoa học. Không quen sử dụng các biện pháp tu từ trong viết văn, cảm xúc không tự nhiên, còn gượng ép, khô cứng thiếu khả năng tổng hợp vấn đề.

 -Trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế còn khó khăn, một số gia đình chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học của con em mình.

 II/Các biện pháp thực hiện:

1-Đối với HS:

 - HS cần hiểu tầm quan trọng việc học nói và viết văn miêu tả.

 - Quan sát đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả, tìm được những chi tiết miêu tả tiêu biểu, không để lẫn nó với đối tượng khác. Quan sát đầy đủ, toàn diện bản chất của đối tượng, nắm được cái sắc sảo riêng, các dáng vẻ đặc biệt của người, của vật, của phong cảnh được nói đến.

 -Thường xuyên đọc sách, mà nhất là các loại sách có nội dung phù hợp với tâm lí lứa tuổi.

 - Cần sắp xếp tả theo thứ tự thời gian, không gian hợp lí.

- Sử dụng đa dạng các từ gợi tả như:Từ láy, từ gợi tả hình ảnh gợi tả âm thanh, gợi tả mức độ.

 -Hiểu rõ cách sử dụng các dấu câu và sử dụng chính xác vào viết văn.

- Nắm được các dạng cấu trúc câu như: Câu kể, câu cảm, câu ghép, Đặc biệt là biết sử dụng câu mở đoạn trong thực hành.

- Vận dụng phù hợp các hình thức liên kết câu trong đoạn văn như: Thay thế từ ngữ hay lặp từ ngữ.

-Sử dụng hợp lí các biện pháp so sánh, nhân hoá trong thực hành.-Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết được đoạn văn, bài văn hay mà tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống một cách tinh tế và sâu sắc.

 -Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả, dựa vào dàn ý viết thành đoạn văn, bài văn.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở Lớp 4+5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa chọn nghiên cứu chuyên đề: Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở lớp 4 + 5
B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
I/Thực trạng:
-Đối với HS vốn sống, vốn từ còn hạn chế đã ảnh hưởng lớn đến khả năng dùng từ, diễn đạt của các em.
 -Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu bài văn khác.
-Vốn từ còn nghèo nàn, hạn hẹp, kĩ năng chọn từ ngữ, dùng từ đặt câu, viết đoạn văn, diễn đạt còn hạn chế. HS chưa biết sắp xếp ý khi viết bài bố cục thiếu rõ ràng và khoa học. Không quen sử dụng các biện pháp tu từ trong viết văn, cảm xúc không tự nhiên, còn gượng ép, khô cứng thiếu khả năng tổng hợp vấn đề.
 -Trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế còn khó khăn, một số gia đình chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học của con em mình.       
 II/Các biện pháp thực hiện:
1-Đối với HS:
 - HS cần hiểu tầm quan trọng việc học nói và viết văn miêu tả.
 - Quan sát đa chiều và chính xác về đối tượng miêu tả, tìm được những chi tiết miêu tả tiêu biểu, không để lẫn nó với đối tượng khác. Quan sát đầy đủ, toàn diện bản chất của đối tượng, nắm được cái sắc sảo riêng, các dáng vẻ đặc biệt của người, của vật, của phong cảnh được nói đến.
 -Thường xuyên đọc sách, mà nhất là các loại sách có nội dung phù hợp với tâm lí lứa tuổi.
 - Cần sắp xếp tả theo thứ tự thời gian, không gian hợp lí.
- Sử dụng đa dạng các từ gợi tả như:Từ láy, từ gợi tả hình ảnh gợi tả âm thanh, gợi tả mức độ.
 -Hiểu rõ cách sử dụng các dấu câu và sử dụng chính xác vào viết văn.
- Nắm được các dạng cấu trúc câu như: Câu kể, câu cảm, câu ghép,Đặc biệt là biết sử dụng câu mở đoạn trong thực hành.
- Vận dụng phù hợp các hình thức liên kết câu trong đoạn văn như: Thay thế từ ngữ hay lặp từ ngữ.
-Sử dụng hợp lí các biện pháp so sánh, nhân hoá trong thực hành.-Quan sát nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em viết được đoạn văn, bài văn hay mà tạo điều kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống một cách tinh tế và sâu sắc.
 -Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả, dựa vào dàn ý viết thành đoạn văn, bài văn.
 2-Đối với GV:
 -Hiểu tâm lí từng HS trong  lớp, nắm được sức học của từng em để từ đó có hướng rèn luyện, giáo dục đúng đắn, tạo HS hứng thú trong học tập.
-Hiểu nội dung, mục đích yêu cầu bài dạy để đảm bảo tính sáng tạo, chính xác, dành nhiều thời gian đầu tư, thiết kế bài dạy với nhiều chủ đề và nội dung phong phú.
 -GV là người tổ chức các hoạt động trên lớp của HS, dạy cho các em một cách học cơ bản, khơi dậy trong HS lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, yêu con người Việt Nam, lòng tự hào dân tộc.
a/Giúp HS hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả.
- Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
          -Bài văn miêu tả là thể loại văn bản mang tính nghệ thuật cao. Ngôn ngữ trong văn miêu tả là thứ ngôn ngữ  nghệ thuật giàu sức gợi tả, gợi cảm. Tả là mô phỏng, là tô, vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hoá bằng hình ảnh chứ không phải là kể lể.
 -Văn miêu tả thể hiện được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng thông qua cảm nhận của mỗi người.
b/ Hướng dẫn HS cách quan sát đối tượng miêu tả; cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả.
          *Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý:
          -Quan sát tổng thể đối tượng: Chú ý tả trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng tất cả các giác quan: Thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác,
 - Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó.
 - Lựa chọn đặc điểm đặc trưng đặc biệt tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ.
 * Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả:
          - Căn cứ vào hình ảnh và nội dung khi quan sát, chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết.
          -Sắp xếp các ý, đoạn với thứ tự đã lựa chọn.
c/ Giúp HS tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu trí tưởng tượng:
 * Tích luỹ vốn từ:
      - Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: Giao tiếp hàng ngày, trao đổi bạn bè, thầy cô cung cấp; đọc sách báo; xem truyền hình, nghe truyền thanh,
      - Ghi chép vào sổ tay riêng để miêu tả theo chủ đề cụ thể như:
     + Các từ thường dùng trong văn miêu tả cây cối như: xanh mướt, mơn mởn, rung rinh, khẳng khiu, lác đác, mỡ màng,..
     + Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật như: Tròn xoe, vuông vắn, nhỏ nhắn, xinh xắn,
    + Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: rón rén, lặc lè, nhanh thoăn thoắt, ì ạch, tinh nhanh, phành phạch,
   + Các từ dùng trong miêu tả cảnh: mênh mông, phẳng lì, yên ả, trù phú,
   + Các từ thường dùng trong miêu tả người:
             . Tả em bé: mịn màng, mũm mĩm, bập bẹ, hau háu, nghịch ngợm,
             . Tả cụ già: nhăn nhó, hom hen, run rẩy, móm mén, lẩm cẩm, lờ mờ,
   Ngoài ra cần sử dụng từ tượng hình, tượng thanh, từ láy, từ ghép, để miêu tả cho sinh động.
*Giúp HS làm giàu thêm trí tưởng tượng.
-Tưởng tượng như một sự hình dung về đối tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi với ta hơn.
 -Tưởng tượng giúp ta thấy được nét đặc sắc của đối tượng, thấy được những nét tương đồng với đối tượng khác, thấy được mối quan hệ của đối tượng với sự vật, hiện tượng xung quanh với những kí ức mang dấu ấn sâu sắc trong lòng người viết.
-Miêu tả gắn với tưởng tượng là một cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm và khả năng cảm thụ cái đẹp của người viết văn miêu tả. Tưởng tượng làm cho đối tượng miêu tả hoàn thiện hơn, đẹp hơn sống động hơn và gần gũi với con người hơn.
d. Dùng từ đúng và hay :
Để viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hay, các em cần có vốn từ và biết cách sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, biết dựa vào từ để tạo ra cái mới, cái riêng, cái độc đáo trong những dòng, những bài mình viết. Chính vì vậy mà các em phải dùng từ đúng và dùng từ hay. 
          Chẳng hạn: Cách dùng từ miêu tả âm thanh của các con vật : “Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm.  Trong bầu không khí đấy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiến chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy  te te. Trên mấy cành cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều. Bản làng đã thức giấc”.
b. Viết câu đúng và viết câu hay:
- Viết câu đúng: Viết câu đúng là viết câu biểu đạt, diễn đạt đúng nội dung, đúng ý mà người viết muốn nói ra. Viết câu đảm bảo đúng về cấu trúc ngữ pháp
 VD: Chú gà trống nhà em/ đã ra dáng một chú gà trống đẹp.
  CN                                        VN
Viết câu hay: Viết câu hay là viết câu được mở rộng các thành phần phụ,
 yếu tố phụ: trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, sử dụng câu ghép, cách diễn đạt phức hợp. Bên cạnh đó còn sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá
VD: Để làm duyên với bọn gà mái, chú còn trang điểm cho mình một chiếc đu r ực r ỡ
 e/Giúp HS xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và bố cục bài văn.
-Bố cục bài văn gồm 3 phần:
           + Mở bài
           +Thân bài
  +Kết bài.
 -Đoạn mở bài: có 2 cách : Mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp, GV không nhất thiết phải gò bó HS mở bài theo cách nào, mà cho các em tự lựa chọn cho mình cách mở bài hợp lí nhất và phù hợp với khả năng của từng em.
-Thân bài: Gồm một số đoạn, là toàn bộ nội dung miêu tả được viết theo từng phần, từng ý đã được sắp xếp khi quan sát.
-Kết bài: Kết bài thể hiện nhiều nhất tình cảm của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Chủ yếu các em thường kết bài không mở rộng chưa làm hấp dẫn người đọc. Vì vậy, đòi hỏi người GV phải gợi ý để HS biết cách làm kết bài mở rộng làm cho bài văn lôi cuốn người đọc.
 VD:Kết bài mở rộng (Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường)
   Em rất yêu quý con đường từ nhà đến trường. Sáng nào đi học, em cũng thấy con đường rất sạch sẽ. Em biết đấy là nhờ công quét dọn ngày đêm của các cô bác công dân vệ sinh. Em và các bạn bảo nhau không xả rác bừa bãi để con đường luôn sạch, đẹp.
 -Bài văn không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết. Vì vậy, GV cần rèn cho HS cách tưởng tượng, bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường xuyên, liên tục từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây dựng đoạn văn, viết bài, ngay cả trong tiết trả bài nữa.
 g/Luyện tập sử dụng các biện pháp tu từ,biện pháp nghệ thuật trong viết văn miêu tả.
- GV cần tiến hành theo mức độ tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu HS đặt câu đúng, sau đó yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá, có dùng những từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh, từ láy hay những từ biểu lộ tình cảm.
         - GV có thể đọc cho HS nghe và cho các em ghi chép vào sổ tay văn học những câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp nghệ thuật. HS thảo luận và phát hiện các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng, sau đó các em nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
      - GV có thể phân tích để các em hiểu cái hay, cái đẹp trong từng câu thơ, câu văn, rồi thử tập so sánh, nhân hoá tương tự. Làm như vậy, dần dần nhiều ngày tích luỹ lại, các em sẽ có vốn từ phong phú và sẽ học được cách miêu tả sinh động hơn khi làm văn.
- So saùnh ngöôøi vôùi ngöôøi :CËu ta míi chõng Êy tuæi mµ tr«ng nh­ mét cô giµ.
- So saùnh ngöôøi vôùi c¸c con vaät : Tr«ng anh ta khoeû maïnh nhö moät con gaáu .
- So saùnh ngöôøi vôùi caây vôùi hoa: C« g¸i vÎ m¶nh mai, yÓu ®iÖu nh­ mét c©y liÔu..
* So saùnh keøm vôùi nhaân hoùa . 
So saùnh vaø nhaân hoùa ñeå taû beân ngoaøi :
 - Chuù gaø troáng böôùc di nhö moät oâng töôùng . 
- So saùnh vaø nhaân hoaù ñeå taû taâm traïng: Dßng s«ng ch¶y lÆng lê nh­ ®ang m¶i nhí vÒ mét con ®ß n¨m x­a.
 Sö dông so s¸nh trong bµi v¨n miªu t¶ lµ mét biÖn ph¸p t¹o h×nh khiÕn sù vËt ®­îc so s¸nh trë nªn ®Ñp ®Ï, hÊp dÉn, sinh ®éng.
VÝ dô : Mïa xu©n ®· vÒ! Trong v­ên, tr¨m hoa ®ua s¾c khoe h­¬ng, ong b­ím rén rµng bay l­în nh­ më héi liªn hoan.
 Nh÷ng con vËt b×nh th­êng ®­îc kho¸c lªn m×nh vÎ ®Ñp diÖu kú lÊp l¸nh s¾c mµu qua so s¸nh tu tõ : 
VÝ dô: Tr­a h«m nay, d­íi giµn m­íp, c¸c chÞ gµ m¸i cïng nhau vÒ ®©y dù tiÖc. ChÞ nµo còng ®Ñp, chÞ nµo còng xinh. ChÞ m¸i m¬ kh¾p m×nh hoa ®èm tr¾ng, chÞ m¸i vµng l«ng ãng nh­ mµu n¾ng
* Ngheä thuaät nhaân hoùa.
- Nhân hóa để tả hình dáng
VÝ dô : Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai
- Nhân hóa để tả hoạt động
 VÝ dô :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm
 ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy)
- Nhân hóa để tả tâm trạng
 VÝ dô :Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lài trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
h/Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài:
  Để tiết trả bài có hiệu quả, GV cần:
 - Nhận xét bài thật kĩ càng, chữa từng lỗi nhỏ trong bài viết của HS.
 - Ghi lại cẩn thận các lỗi: Lỗi về dùng từ, lỗi về câu, lỗi về diễn đạt, lỗi chính tả.
 - Ghi lại các từ, câu văn hay, đoạn văn hay.
  -GV cần  đưa ra nhận xét chung nhất về ưu, khuyết điểm bài viết của HS.
3. Một số điểm cần lưu ý:
   - GV cần phải khuyến khích phát triển năng lực năng khiếu, sở trường của mỗi HS.
     -Tôn trọng cách nghĩ, cách cảm riêng của mỗi em.
 -Biết khen ngợi, khuyến khích các em nói những suy nghĩ, cảm nhận trong lòng các em.
 -Hiểu rõ tâm sinh lí lứa tuổi của từng HS lớp mình. Nắm vững quy trình dạy TLV miêu tả. Dự đoán, lường trước phản ứng tư tưởng của HS để có thể hướng dẫn, ứng xử phù hợp.
 -Kiên nhẫn lắng nghe sự trình bày của các em, tạo không khí thảo luận dân chủ trong các tình huống. Trân trọng những sáng tạo, cảm xúc đẹp của HS dù là nhỏ.
 -Khen ngợi biểu dương đúng lúc sẽ tạo hứng khởi trong học tập cho các em.
    -Muốn cho HS sáng tạo và viết được những bài văn sâu sắc, chân thực cần rèn luyện cho các em biết phân tích văn, dạy cho các em làm quen với sáng tác văn, với bố cục kết cấu, dùng từ chọn lọc, nhằm hình thành ở các em nhu cầu thưởng thức và trình bày cái đẹp, khả năng rung cảm trước cái đẹp.
 -Cần giúp HS quan sát, miêu tả theo một trình tự hợp lí theo thời gian và không gian, tả theo trình tự tâm lí:
  +Tả theo thời gian: “ Đường đi Sa pa” của Nguyễn Phan Hách, TV4 tập2; “Mùa thảo quả” của Ma Văn Kháng, TV 5 tập 1,
  +Tả theo trình tự không gian: Từ dưới lên trên: “Rừng hồi xứ Lạng” của Tô Hoài; từ ngoài vào trong: “ Phong cảnh Đền Hùng” của Đoàn Minh Tuấn,TV 5, tập 1, từ xa đến gần: “ Đất PhươngNam”.
  +Tả theo trình tự tâm lí “Sầu Riêng” của Mai Văn Tạo, TV 4, Tập 2 và “Bà tôi” của M.Gorki, TV 5, tập 1.
          Để nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn, ngoài hệ thống bài tập (yếu tố cơ bản, cần thiết) người giáo viên cần phải tìm hiểu kĩ đối tượng học sinh, hiểu đặc điểm tâm lý của các em. Hiểu và nắm chắc đặc điểm, yêu cầu của văn miêu tả. Học tốt các phân môn còn lại vì phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp kĩ năng kiến thức của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt. Mặt khác người giáo viên cần phải chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp. Trong giờ dạy, tuỳ thuộc vào nội dung từng phần, giáo viên nên đọc cho các em nghe các câu văn, câu thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, cung cấp cho các em những đoạn văn mẫu giúp các em mở rộng vốn từ, mở rộng vốn hiểu biết để từ đó học tập,vận dụng vào bài làm của mình. Giáo viên cần coi tiết trả bài không thể thiếu của quá trình hoạt động, đó chính là khâu kiểm tra đánh giá nhằm điều chỉnh cho những hoạt động tiếp theo. Trả bài là tiết học mà giáo viên giành nhiều thời gian để sửa lỗi cho học sinh, giúp các em tiến bộ hơn. Với học sinh lớp 4,5, các em không thể ngay lập tức có những câu văn, đoạn văn hay mà phải là kết quả của một sự rèn luyện liên tục, thường xuyên.
- Điều quan trọng khi dạy văn miêu tả là phải biết khơi gợi tư duy cho các em nhu cầu được nói, được viết thành một văn bản trọn vẹn.
4. Xây dựng nội dung bài:(lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả)
 Nội dung bài đầy đủ, phong phú là yêu cầu không thể thiếu được của một bài tập làm văn tốt. Với yêu cầu này ta cần tiến hành qua các bước: tìm ý, lập dàn bài chi tiêt theo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) .Với mỗi bài văn miêu tả , chúng tôi yêu cầu học sinh làm được những yêu cầu sau: 
-Học sinh đọc kỹ đề , xác định thể loại, kiểu bài.
-Xác định nội dung (tả gì ?)
-Xác định tư tưởng, tình cảm cần thể hiện trong bài.
 Sau đó,học sinh bám sát yêu cầu của đề bài, huy động vốn thực tế (mà các em đã được hướng dẫn quan sát qua khâu chuẩn bị) để lựa chọn được những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ. 
Sắp xếp ý một cách hợp lí :
 a. Phần mở bài: 
Giới thiệu đối tượng miêu tả (tả cảnh vật, người ) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.
Trong bài tập làm văn phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám sát vào nội dung yêu cầu đã được xác định. Dựa vào mở bài của mỗi em mà giáo viên góp ý , không gò bó, không áp đặt. VD: Khi tả người thân (bà): các em có thể vào bài: “ từ khi ông nội qua đời, bà nội là người gần gũi và yêu thương em nhất”,( chỉ là một câu nhưng đủ ý). Cũng có em vào bài tự nhiên hơn, dí dỏm hơn: “Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm,”
Từ đó chúng tôi giúp các em hiểu rằng: vào bài trực tiếp hay gián tiếp, bằng cách nhắc lại một câu nói, một tiếng khóc, hay một tiếng cười, cũng vẫn phải bám sát yêu cầu của đề bài để viết được bài văn tốt mang tính nghệ thuật cao.
 b. Phần thân bài: 
Ở phần này chúng tôi cho học sinh phát triển theo nhiều ý khác nhau.
 -Tả cảnh: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 -Tả người: Tả ngoại hình rồi đến tính tình, hoạt động của người hoặc xen kẽ ngoại hình khi thể hiện tính tình, hoạt động.
 Ví dụ: Đề bài: “ Tả ngôi trường của em”. Chúng tôi cho các em làm rõ các ý trong bài bằng một số câu hỏi như: 
+ Em quan sát cảnh trường vào lúc nào?
+ Em tả những phần nào của cảnh trường?
 - Sân trường.
 - Lớp học.
 - Vườn trường .
 - Phòng truyền thống.
 - Hoạt động của thầy và trò
Sau đó, học sinh phát triển ý trong mỗi cảnh, ý học sinh thật đa dạng, chúng tôi để học sinh phát triển thật tự nhiên. Như vậy mỗi em có một ý , một vẽ khác nhau và đều đảm bảo đủ ý chính. Tuy nhiên cần hướng cho học sinh phát triển phong phú về nội dung, làm nổi bật yêu cầu của đề bài.
Khi xây dựng phần thân bài, chúng tôi lưu ý học sinh: Tả cảnh có thể tả nhiều bộ phận (đồ vật, con vật, cây cối,) nhưng không coi đó là chủ yếu mà cần làm nổi bật cảnh cần tả do đề bài yêu cầu. Tả người cần chọn những nét tiêu biểu, tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan.
 * Tập cho học sinh viết những câu văn có hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học.
 Để học sinh dễ tiến hành, trong tiết làm miệng, chúng tôi gợi cho các em bằng những câu hỏi dễ nhớ, hướng dẫn các em biết chọn lựa chi tiết, diễn đạt bằng câu văn ngắn gọn, có hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ đã học như so sánh , nhân hoá, điệp từ, điệp ngữlàm cho cách diễn đạt chi tiết, sinh động hơn. Những câu hỏi gợi ý thường được xen vào trong bài làm văn miệng. Nếu học sinh chưa sử dụng được biện pháp nghệ thuật thì gv gợi ý thêm.
Song song với phương pháp giảng dạy đặc trưng của phân môn, qua quá trình giảng dạy thực tế, tôi rút ra một số kinh nghiệm truyền đạt đến học sinh với những con đường có sáng tạo, có chọn lọc,  hầu đem lại hiệu quả tốt nhất.
Qua quá trình giảng dạy bộ môn này nhiều năm, đặc biệt trong năm áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động hóa học sinh vào trong một giớ học lập dàn ý miêu tả.
c. Kết bài: 
 Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.
Có nhiều cách kết bài khác nhau cho một bài văn miêu tả nhưng đều phải xuất phát từ nội dung chính mà các em vừa khai thác được ở phần thân bài. Để thực hiện tốt điều này chúng ta có thể gợi mở:
Chẳng hạn: Với đề bài: “ tả ngôi trường”, ta có thể hỏi: 
 +Em hãy nói tình cảm của em với mái trường?
 - Giáo viên mở cho học sinh nói theo ý của mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà các em đã chuẩn bị. sau đó giáo viên chắt lọc, sửa sai (nếu cần).
 C. KẾT LUẬN
        Qua thực tế giảng dạy việc nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy để dạy tốt phân môn Tập làm văn kiểu bài văn miêu tả ở lớp Bốn và lớp Năm giáo viên cần làm tốt một số yêu cầu sau:
     -  Giáo viên phải có sự nghiên cứu chuẩn bị bài chu đáo.
     -  Rèn cho các em kỹ năng quan sát thực tế ở mọi lúc, mọi nơi, quan sát cá nhân, lập nhóm quan sát.
    - Gợi ý, hướng dẫn học sinh tự tìm ý phát hiện ý, lập dàn bài cụ thể chi tiết.
    - Trau dồi cho các em cách diễn đạt ( luyện nói, viết) thông qua việc tổ chức học nhóm, việc tham khảo trò chơi học tập như: Lập sổ tay từ ngữ, tập làm phóng viên, tìm từ ghép, từ láy gợi tả hình ảnh của đối tượng miêu tả (trong các bài Tập đọc, trong Báo Đội). Tập chia câu văn dài thành câu văn ngắn, xếp các câu văn thành đoạn văn, sáng tạo cách vào bài, cách kết luận
        Trong giờ học phải tạo một không khí hoạt động, làm việc song phương giữa cô và trò (cô hỏi trò đáp, cô thiết kế - trò thi công).
     Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải không ngừng bồi dưỡng tình cảm  cho các em, giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước thông qua những sự vật gần gũi, các em mới cảm nhận hết vẻ đẹp của sự vật tạo cho bài văn có hồn, hấp dẫn hơn với người đọc.
        Ở lứa tuổi tiểu học cũng đã có nhiều mầm mống văn học, bộc lộ những khả năng học văn ở những học sinh có năng khiếu làm thơ, sáng tác, tinh nhạy khi quan sát. Để giúp cho năng khiếu cả các em phát triển tốt, người giáo viên cần phát hiện sớm và có kế hoạch bồi dưỡng cho các em kịp thời, luôn giúp các em biết nghe, biết nhìn, biết nhận xét đó chính là bồi dưỡng phát triển nhân văn trong con người và sẽ đi với các em suốt cuộc đời.
 Trªn ®©y lµ nội dung chuyên ®Ò: Nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả ở lớp 4 + 5, rÊt mong c¸c ®ång chÝ trong ban chuyªn m«n nhµ tr­êng gãp ý, bæ sung ®Ó chuyªn ®Ò hoµn thiÖn h¬n.
Quang Kh¶i, ngµy 20 th¸ng 12 n¨m 2019
Người viÕt
Nguyễn Thị Phương
Ban gi¸m hiÖu duyÖt

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_day_hoc_van_mieu_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan