Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non

Ngày nay, với sự phát triển chung của toàn xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Cùng với chính sách kế hoạch hóa ra đình “mỗi gia đình chỉ có từ 1-2 con”, việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Hơn nữa, ở độ tuổi này trẻ chưa có khả năng tự lập mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc và hướng dẫn của người lớn. Nếu chúng ta nuôi dạy trẻ em khoa học, đúng hướng thì trẻ sẽ có nề nếp thói quen tốt và có sức khỏe tốt để phát triển thể chất và nhân cách toàn diện là nền tảng để trẻ phát triền sau này.

 Khoa học đã chứng minh thời kỳ trẻ 0-5 tuổi là một trong những thời kỳ trẻ phát triển mạnh nhất cả về thể chất và tinh thần. Nếu chúng ta không chú trọng thì chúng ta đã bỏ qua giai đoạn vàng để nâng cao tầm vóc con người Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và đặt nhiệm vụ đặc biệt quan trọng lên vai ngành học mầm non đó là nhiệm vụ “chăm sóc và giáo dục trẻ”. Vì vậy, mỗi người làm trong ngành giáo dục mầm non chúng ta cần tự đặt câu hỏi: Vậy phải chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như thế nào để trẻ đươc phát triển tối ưu về thể chất và tinh thần? Ở đây, tôi chỉ xin bàn chính tới vấn đề “thể chất” của trẻ bởi muốn trẻ có một tinh thần tốt thì điều đầu tiên tinh thần ấy phải được nằm trong cơ thể khỏe mạnh. Trẻ muốn khỏe mạnh phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trên thực tế, việc thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng của ngành học mầm non còn đứng trước rất nhiều khó khăn và bất cập như số trẻ quá đông, diện tích nhà trường chật hẹp; trang thiết bị còn hạn chế so với việc đáp ứng chất lượng bữa ăn phong phú của trẻ; trình độ nhân viên nuôi dưỡng còn hạn chế, tay nghề chế biến còn chưa cao. Phụ huynh về mặt kinh tế thu nhập không đồng đều, một bộ phận còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Nhận thức của một số giáo viên còn phiến diện, không thực hiện đầy đủ quy chế chăm sóc trẻ; công tác quản lý nuôi dưỡng một số khâu còn chưa chặt chẽ. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trước tình hình trên, đòi hỏi ban giám hiệu phải có những biện pháp thích hợp hiệu quả nhằm quản lý tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4024 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 gian – Khu vườn cây ăn quả, ngoài ra trường còn có một không gian sân chơi của trẻ rộng rãi và thoáng mát giúp trẻ được vui chơi và học tập tốt. Đồ dùng trang thiết bị phục vụ công tác CSND được đầu tư đầy đủ, đồng bộ và hiện đại.
Tháng 1 năm 2016 trường chúng tôi rất vinh dự được đón bằng công nhận Trường chuẩn Quốc gia cấp độ 1, đó là một điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của nhà trường. 
- Diện tích phòng lớp đảm bảo đủ theo quy định, đồ dùng đồ chơi– trang thiết bị được đầu tư đầy đủ và hiện đại.
- Trẻ đến trường được học tập và vui chơi trong một môi trường lạnh mạnh, không khí trong lành giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
3.5 Biện pháp 5: Công tác quản lý thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm 
- Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã ký kết với những đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thường xuyên kiểm tra nguồn gốc của các đơn vị cung ứng thực phẩm. Bản hợp đồng ký kết mua thực phẩm sạch 
- Bản ký kết hợp đồng mua thực phẩm sạch phải thể hiện rõ: Tên, địa chỉ, đơn vị hoặc người cung ứng, tên thực phẩm cung ứng, bảng báo giá, những cam kết về chất lượng, phương thức phục vụ.
- Thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và số lượng bằng sổ kiểm thực ba bước, sổ giao nhận thực phẩm, sổ theo dõi số lượng thực phẩm sau khi chế biến xong tại bếp và sổ theo dõi số lượng thực phẩm tại lớp sau khi thực phẩm đã được giao cho từng lớp.
- Từ khâu giao nhận đến lúc cho trẻ ăn: giao nhận thực phẩm có đủ các thành phần chữ ký của BGH-kế toán-người nấu bếp-giáo viên đứng lớp. Số lượng thành phẩm sẽ được ghi chép vào sổ gồm có: tổng số, số lượng chia cho từng lớp. Cuối cùng số lượng thực phẩm sẽ được các lớp nhận và lưu vào sổ có chữ ký của người giao người nhận. Tất cả các loại sổ sách theo dõi trên, ban giám hiệu chúng tôi thường kiểm tra đột suất để giám sát việc thực hiện của giáo viên, nhân viên. Ngoài ra, nhà trường còn có quy đinh: giáo viên, nhân viên đi làm không được mang túi xách to, chỉ mang túi đủ đựng một số đồ dùng cá nhân.
- Thức ăn ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng còn mang theo các mầm của bệnh tật. Muốn loại trừ nó cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống. Trẻ em nhất là tuổi nhà trẻ, do trẻ chưa có kinh nghiệm và hiểu biết còn hạn chế, sức đề kháng của trẻ kém hơn so với người lớn nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết, để trẻ không bị ngộ độc thức ăn, đảm bảo thức ăn và nước uống không phải là nguồn gây bệnh cho trẻ.
Nguồn nước:
+ Nước uống trực tiếp cho cô và trẻ: Nhà trường ký hợp đồng với công ty nước khoáng thiên nhiên Hadova và có giấy kiểm định chất lượng đúng yêu cầu
+ Nguồn nước nấu ăn : nhà trường ký hợp đồng với công ty nước sạch cho trẻ sử dụng và có giấy kiểm định chất lượng đúng thời gian
+ Nguồn nước sinh hoạt: Nhà trường dùng nguồn nước sạch, tuy nhiên, chúng tôi vẫn mang mẫu nước đi kiểm định hằng năm để kiểm tra chất lượng.
- Sắp xếp lại khu vực nhà bếp, mua sắm thêm một số đồ dùng cần thiết trong bếp để theo đúng nguyên tắc bếp một chiều. 100% đồ dùng được sử dụng đều bằng chất liệu nhôm và inox. Dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín phải để tách riêng. Thường xuyên vệ sinh khu bếp, sân, các dụng cụ bếp Khi giao nhận thực phẩm phải kí nhận, cam kết số lượng và chất lượng, để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ tránh ngộ độc xảy ra.
- Không mua những thực phẩm có phẩm màu, có nguy cơ nhiễm độc cơ thể. Không sử dụng các thực phẩm bị hỏng, có mùi lạ. Thực phẩm có bao gói sẵn thì phải chú ý nhãn mác đầy đủ các nội dung bắt buộc. Đồ hộp phải nguyên vẹn, không bị phồng, méo, han gỉ, biến dạng, mua ở nơi tin cậy
- Chế biến thực phẩm ở trên bàn, không để bệt dưới đất. Thực phẩm sống đã làm sạch chờ nấu cần đậy cẩn thận. Các món ăn và uống cho trẻ phải nấu sôi, chín hoàn toàn.
- Bát thìa của trẻ dùng trực tiếp phải tráng nước sôi đun trên bếp.
- Nhân viên nuôi dưỡng phải vệ sinh rửa tay xà phòng đúng thời điểm và phải mặc đồng phục nuôi, đeo khẩu trang khi chế biến. Tích cực tham gia vào các hội thi để nâng cao tay nghề.
- Thực phẩm nấu chín xong cần đậy kín và đưa lên cho trẻ ăn ngay trong vòng một giờ sau khi nấu xong và vẫn còn nóng để đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt “10 lời khuyên” của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về VSATTP và thực hiện tốt “5 chìa khoá vàng” của Bộ Y tế, và các quy định của Bộ Y tế về VSATTP.
Tóm lại, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý thực phẩm ở trường mầm non là một trong những biện pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng ở trường MN.
3.6 Biện pháp 6: Ban giám hiệu tăng cường và đổi mới cách kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 có đoạn kết: “kiểm tra là một chức năng chủ yếu của Đảng. Là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, đó cũng là biện pháp có hiệu nghiệm để khác phục bệnh quan liêu”. Trong hoạt động quản lý thanh tra, kiểm tra có vai trò hết sức quan trọng. Vừa là chức năng vừa là biện pháp quản lý có hiệu quả, vì vậy nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý đã khẳng đinh: “Quản lý và kiểm tra là một, quản lý mà không kiểm tra coi như không quản lý”. Mặt khác qua thanh tra kiểm tra, các nhà quản lý, các cấp QL có cơ sở đánh giá đúng trình độ, năng lực của cán bộ giáo viên công nhân viên, biết được mức độ phù hợp của các quyết định quản lý, những khó khăn, những thuận lợi trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở đó lựa chọn cách thức quản lý đúng nhằm đạt được mục tiêu, kế hoạch kiểm tra hằng năm. Quản lý mà không có thanh tra kiểm tra thì quản lý kém hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ quyết định trong công tác quản lý. Việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên có đạt chất lượng hay không là do cách quản lý của ban giám hiệu có hiệu quả không. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên sáng tạo, tìm cách quản lý sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Ban giám hiệu chúng tôi đã thay đổi cách quản lý: có sổ kiểm tra hằng ngày, Ngoài ra, thường xuyên dự giờ, thăm lớp, lắng nghe những ý kiến đóng góp của giáo viên, có chọn lọc để nắm bắt chính xác tình hình thực tế để điều chỉnh bổ sung kịp thời, phù hợp. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ, phát huy tối đa sự sáng tạo và tính tự giác của giáo viên, nhân viên. Ngoài ra chúng tôi còn thường xuyên giáo dục giáo viên nhân viên về tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức và lương tâm nghề nghiệp. 
- Chúng tôi thường thay đổi hình thức kiểm tra: kiểm tra đột suất bất kỳ hoạt động nào, kiểm tra báo trước, dự cả hoạt động hoặc không dự hết hoạt động tùy vào điều kiện thực tế.
- Mục đích cần phải thay đổi các hình thức kiểm tra
+ Kiểm tra đột suất để chúng tôi thấy được giáo viên, nhân viên có thực hiện đúng quy chế hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong ngày hay không, có đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh an toàn thực phẩm không. Hình thức này chúng tôi áp dụng đối với giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm, vững chuyên môn chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
+ Kiểm tra cả hoạt động để chúng tôi thấy được khả năng tổ chức hoạt động của giáo viên như thế nào để từ đó phát huy những mặt tốt của họ và bồi dưỡng chuyên môn cho họ về những bất cập chưa phù hợp. Hình thức này chúng tôi bồi dưỡng cho những giáo viên trẻ mới vào nghề hoặc những giáo viên còn chưa vững chuyên môn. 
Nội dung kiểm tra trong quản lý nuôi dưỡng
Kiểm tra hàng ngày công tác chăm sóc nuôi dưỡng theo nhiệm vụ; chức trách được phân công
+ Công việc giao nhân thực phẩm: Kiểm tra chất lượng, số lượng thực phẩm, thời gian giao nhận có đúng như ký kết trong hợp đồng không? 
+ Kiểm tra việc thực hiện kiểm thực ba bước có thực hiện đầy đủ căn cứ trên thực tế chất lượng thực phẩm hay không?
+ Kiểm tra quá trình sơ chế, chế biến thức ăn có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: nguyên liệu sạch không để lẫn với nguyên liệu bẩn, các thực phẩm khác nhau không để lẫn với nhau vì chế độ nấu khác nhau. 
+ Kiểm tra quá trình chia định lượng thức ăn, giao nhận thức ăn chín đảm bảo đúng nguyên tắc vệ sinh và chính xác số lượng.
+ Kiểm tra việc tổ chức giờ ăn, giờ ngủ trên các lớp, vấn đề chăm sóc động viên trẻ ăn hết suất.
- Kiểm tra việc thực hiện các loại sổ sách quản lý nuôi dưỡng:
+ Sổ thu thanh toán - Sổ nhật ký bàn giao - Sổ quỹ tiền mặt - sổ tổng hợp thu chi - sổ chi tiết chi. Tất cả các loại sổ sách phải khớp và thực hiện đúng nguyên tắc.
+ Sổ giao nhận thực phẩm 
Ghi kịp thời các mặt hàng sau khi đã được kiểm tra về số lượng và chất lượng. Ghi đầy đủ tên thực phẩm, chủng loại, chất lượng
Ví dụ: thịt lợn nạc vai, tươi, hồng, dính tay
Sổ tính khẩu phần ăn:
+ Ghi đầy đủ ngày, tháng, số suất ăn nhà trẻ, mẫu giáo.
+ Ghi rõ thực đơn nhà trẻ, mẫu giáo, thời gian ăn các bữa.
+ Hàng ngày ký nhận đủ ba người: Kế toán-người trực tiếp nấu, đại diện BGH; 
+ Quyết toán trong ngày kịp thời điều chỉnh tiền thừa thiếu.
+ Tính tỉ lệ các chất, nếu thấy không cân đối phải điều chỉnh kịp thời
+ Cuối tháng tổng kết chất lượng bữa ăn, kiểm kê kho, quyết toán tiền ăn trong tháng, ký xác nhận đủ thành phần theo yêu cầu.
+ Hàng ngày giáo viên báo số suất ăn và ký xác nhận số suất ăn
+ Kiểm tra việc thực hiện tài chính công khai tiền ăn, kiểm tra thực đơn của cháu và cô theo sổ giao nhận thực phẩm.
3.7 Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác y tế học đường vệ sinh phòng dịch bệnh
- Trường chúng tôi có một nhân viên y tế, nhân viên y tế phải thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ và cho cán bộ giáo viên nhân viên trong giờ hành chính. Ngoài ra trong các đợt dịch bệnh, nhân viên y tế phải trực tiếp phối hợp với trung tâm y tế phường phun cloraminB 2% tới 100% các lớp.
- Về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ có các hướng dẫn qui định về vệ sinh phòng bệnh và an toàn cho trẻ (vệ sinh phòng nhóm, theo dõi thể lực, sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ phát triển, quản lý tiêm chủng khám sức khoẻ định kì, cách phòng và xử trí một số tai nạn có thể xảy ra ở trường MN.
- Hàng tháng nhân viên y tế cân đo trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì, thấp còi. Những cháu bình thường sẽ được kiểm tra 4 lần một năm học và 2 lần trong 3 tháng hè.
- Nhà trường mời trạm y tế phường đến khám cho trẻ sẽ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần trong năm học.
- Ngoài ra, nhân viên y tế có sổ kiểm tra công tác vệ sinh của các lớp hàng ngày, hàng tuần.
3.8 Biện pháp 9: Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua giờ ăn, tổ chức các hoạt động hàng ngày của trẻ
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non không thể thiếu được việc rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân, những hành vi thói quen tốt, văn minh trong mọi hoạt động và đặc biệt vấn đề thực hành vệ sinh trước giờ ăn-trong giờ ăn-sau giờ ăn.
- Ngay từ đầu năm học, khi giáo viên nhận lớp mới nhà trường đã yêu cầu giáo viên xây dựng các kế hoạch dạy trẻ về kỹ năng sống, hình thành cho trẻ thói quen tốt ngay từ khi trẻ bắt đầu bước vào trường mầm non. Ngoài ra, giáo viên còn lên kế hoạch tích hợp trong các hoạt động khác và tổ chức các buổi thực hành vệ sinh trong hoạt động chiều. Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân: lau mặt, rửa tay, đánh răng, chải tóc
- Đặc biệt chúng tôi thường dạy trẻ các hành vi văn minh trong trước khi ăn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, trò chuyện về các chất dinh dưỡng trong bữa ăn, trong giờ ăn giáo viên phải tập cho trẻ tự xúc ăn, không làm rơi vãi, ăn từ tốn, nhai kỹ, vét bát nhỏ nhẹ, không xúc cơm sang bát của bạn và không kén chọn thức ăn mà phải tập ăn các loại thức ăn thông thường, cố gắng ăn hết suất. Sau khi ăn cất đồ dùng đúng nơi quy định, phải lau miệng, lau tay, uống nước tráng miệng và xúc miệng nước muối đúng cách. 
- Dạy trẻ vai trò của dinh dưỡng đối với cơ thể. Dạy trẻ một số nhu cầu đối với từng cơ thể là khác nhau: những bạn thừa cân nhu cầu khác những bạn suy dinh dưỡng. Đó là cung cấp cho trẻ một số kiến thức về việc ăn uống cho phù hợp đối với cơ thể.
- Tích hợp giáo dục dinh dưỡng hợp lý trong các hoạt động khác. 
VD: hoạt động học khám phá khoa học các đề bài: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh; một số loại rau; một số loại quả, Trò chuyện về các nhóm thực phẩm
 3.9 Biện pháp 9: Làm tốt công tác xã hội hóa, tuyên truyền cho phụ huynh về vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ
Giáo dục mầm non phát triển được phải nhờ vào 2 yếu tố: sự nỗ lực của chính bản thân nhà trường và sự giúp đỡ, hỗ trợ của cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể xã hội. Sự ủng hộ này tuỳ thuộc vào nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của ngành giáo dục mầm non. Thực tế cho thấy nhận thức của một số bộ phận nhân dân về giáo dục MN còn hạn chế. Vì vậy, phải rất coi trọng công tác tuyên truyền vận động và phối hợp với Hội phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ MN, từ đó cung cấp kiến thức, trao đổi kinh nghiệm với phụ huynh để gia đình cùng nhà trường phối hợp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng trẻ.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể của trẻ.
- Tại sân trường và cửa các lớp, những vị trí thuận tiện cho phụ huynh nhìn thấy nhà trường xây dựng các góc tuyên truyền về dinh dưỡng sức khỏe cho trẻ như: thế nào là bữa ăn hợp lý, dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân, trẻ thấp còi về cách phòng chống dịch bệnh, về phòng chống các tai nạn thương tích thường gặp
Ngoài ra giáo viên có kiến thức đã được bồi dưỡng thường xuyên tuyên truyền cho cha mẹ trẻ về cách nuôi dạy con với từng gia đình, từng trường hợp cụ thể trong giờ đón trả trẻ.
Nhà trường còn làm tốt công tác xã hội hóa như vận động phụ huynh mua điều hòa hai chiều cho các cháu đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hèMỗi lớp đều có bình nóng lạnh, máy đun nước nóng 
Năm học 2016-2017, để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, nhà trường đã tăng tiền ăn cho trẻ từ 18.000đ lên 20.000đ được phụ huynh rất ủng hộ và sẵn sàng đóng góp. Vì vậy, thực đơn của trẻ được cải thiện hấp dẫn hơn, tăng đồ tanh như tôm, cá cho trẻ. Hơn thế nữa, tất cả các bữa chiều trong tuần của trẻ đều có sữa và trẻ được uống từ 120-150 ml sữa mỗi ngày. Ngoài ra, các bữa trưa chính trẻ còn được ăn tráng miệng hoa quả
3.10 Biện pháp 10: Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong Phường
- Phối hợp chặt chẽ với Phụ nữ và Y tế phường cùng các đoàn thể khác đẩy mạnh trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường MN.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ nữ trong việc vận động các bà mẹ nuôi dạy con theo khoa học, đồng thời vận động các bà mẹ tham gia các hội thi: “Bà mẹ nuôi dạy con theo khoa học khỏe mạnh,”
- Phối hợp với y tế phường và trung tâm y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho các cháu, kết hợp với tổ chức khám sức khoẻ cho các cháu 2 lần/ năm; Đồng thời theo dõi và kiểm tra phân loại sức khoẻ của trẻ theo kênh A, B, C và phát hiện các cháu có bệnh. Từ đó nhà trường có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt cho các cháu, nhằm giúp cho các cháu khoẻ mạnh hơn, phát triển hơn.	- Phối kết hợp với trường: kiểm tra, dự giờ, tham quan trường MN về tổ chức bữa ăn và nhà trường mời đại diện các ban ngành dự hoạt động ngày hội ngày lễ trong năm học Dự các hội thi chuyên đề.
 4. Kết quả đạt được
Sau khi có sự đổi mới tích cực trong công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đã đạt được những kết quả như sau:
* Đối với nhà trường
- Tất cả các chỉ tiêu phấn đấu đầu năm nhà trường đều đạt được kết quả tốt.
- Nhà trường có một tập thể đoàn kết, nhiệt tình luôn hết lòng chăm sóc trẻ.
- Sau một năm làm việc, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên khi đánh giá
chuẩn nghề nghiệp, và đánh giá cán bộ công chức, viên chức đều đạt được kết quả cao và nhiều người cao hơn năm trước.
- Nhận thức của giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ có nhiều tiến bộ rõ rệt. Các bà mẹ nuôi con khoa học và phù hợp hơn.
- Ban giám hiệu có sự đoàn kết và thống nhất trong chỉ đạo về công tác chăm sóc nuôi dưỡng 
Kết quả khảo sát trên đội ngũ giáo viên – nhân viên
Tổng số GV
GV có kỹ năng tốt trong công tác CSND trẻ
GV chưa có kỹ năng tốt trong công tác CSND trẻ
Tổng số NV
NV có tay nghề chế biến món ăn
NV tay nghề chế biến món ăn còn hạn chế
40
SL
TL %
SL
TL %
15
SL
TL %
SL
TL %
40
100
0
0
15
100
0
0
- Đối với trẻ : Nhiều cháu có những sự thay đổi rõ rệt về thực hành vệ sinh và có thói quen hành vi văn minh. Từ các cháu nhà trẻ đến mẫu giáo lớn 100% không có hành vi cho tay vào miệng, cho tay vào bát cơm để nhặt thức ăn ra, không dồn cơm cho bạn khác và các cháu đã có sự cố gắng để ăn hết suất của mình.
- Kết quả phát triển trẻ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng của toàn trường được thể hiện qua một số hình ảnh và bảng tổng hợp tỉ lệ cân đo cho trẻ toàn trường vào tháng 2. Ta có thể nhận thấy được tỉ lệ trẻ phát triển bình thường tăng lên từ 5 - 6% so với đầu năm, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng , béo phì và thấp còi đã giảm mạnh điều đó đã chứng tỏ được công tác CSND của nhà trường có nhiều kết quả tốt.
Bảng tổng hợp cân đo tháng 4 – 2017
Độ tuổi
Tổng số trẻ
Được cân đo
Cân nặng
Chiều cao
Kênh BT
Kênh SDD
Béo phì
Kênh bình thường
Thấp còi
24 - 36 tháng
55
55
0
53
2
3 - 4 tuổi
127
125
2
1
125
2
4 - 5 tuổi
213
210
2
1
210
3
5 - 6 tuổi
205
203
2
2
202
3
Cộng
600
594
6
4
590
10
Tỉ lệ
100%
99%
1%
0,6%
98,3%
1,7%
III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận 
- Quản lý trường MN có nhiều đặc trưng khác với quản lý các loại hình nhà trường khác. Ban giám hiệu không chỉ cần có trình độ chuyên môn giỏi mà phải còn có khả năng quản lý tốt mọi hoạt động trong nhà trường.
- Nội dung trọng tâm trong quản lý nhà trường MN là quản lý hoạt động nuôi dưỡng. Đây là cơ sở để xác định các nội dung cần bồi dưỡng cho GV, NV trường MN. Đồng thời cũng là cơ sở để xác định, lựa chọn các phương pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp. Nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MN. 
- Việc xác định các biện pháp quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tính khả thi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng CSND trẻ MN.
2. Bài học kinh nghiệm
- Bản thân tôi nhận thấy đây là một bài học giúp cho tôi có thêm nhiều kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, giúp tôi nâng cao kỹ năng quản lý.
- Có tinh thần học tập, nâng cao trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non.
- Qua đó tôi nhận thấy công tác chăm sóc trẻ trong trường mầm non là một khâu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện “ Đức – Trí – Thể - Mỹ” của trẻ. Muốn phát triển tốt cần phải có một cơ thể tốt – khỏe mạnh chính vì vậy là một giáo viên – nhân viên hay cán bộ quản lý cần chú trọng tốt nhất vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non.
3. Khuyến nghị và đề xuất
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng cho các trẻ mầm non, chúng tôi xin có một số ý kiến sau:
Tạo điều kiện về kinh phí cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng, hiệu phó các trường MN. Đặc biệt đi sâu vào công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ MN.
- Tổ chức nhiều hơn nữa chuyên đề chăm sóc nuôi dưỡng , tổ chức hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi các cấp để đội ngũ nhân viên có cơ hội học hỏi nâng cao tay nghề.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu
Tác giả
1. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ
Nhà xuất bản giáo dục
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN 3-4T, 4-5T, 5-6T
Nhà xuất bản giáo dục
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên CBQL và GVMN
Nhà xuất bản giáo dục
4. Cẩm nang chế biến món ăn
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non nơi tôi đang công tác. Với cương vị phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường tôi đã tìm ra được các biện pháp khắc phục nêu trên song SKKN của tôi không tránh khỏi các thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo, của chị em đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docquan-ly_hien_mn-phu-luong.doc
Sáng Kiến Liên Quan