Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động tập thể thông qua các lễ hội trong trường mầm non

- Nhà trường nhận d¬ược sự quan tâm của Phòng GD&DT, các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đầu tư về cơ sở vật chất, chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường.

- Ban giám hiệu nhà trường có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn tốt, luôn tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vu được giao.

- Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. Có nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa trong việc tổ chức ngày hội. Vì vậy luôn ủng hộ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà nhà trường phân công.

- Trường là một địa điểm tập trung nên việc tổ chức ngày hội ngày lễ luôn được sự tham gia đông đảo của phụ huynh và 100 % số trẻ.

- Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non ngày càng quan tâm đến con em mình hơn đặc biệt luôn ủng hộ và tham gia nhiệt tình trong công tác tổ chức ngày hội ngày lễ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 4356 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động tập thể thông qua các lễ hội trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để từ đó lựa chọn các nội dung phù hợp để giúp trẻ được tự tin, thích tham gia các hoạt động lễ hội để góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ cho trẻ. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ không phải là việc làm mới tuy nhiên đối với trường tôi giáo viên vẫn gặp nhiều khó khăn, do đó năm học 2018 - 2019 tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động tập thể thông qua các lễ hội trong trường mầm non” để góp phần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các ngày lễ hội tại trường tôi
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những lý luận chung về tổ chức ngày lễ, ngày hội cho trẻ.
	Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó góp phần quan trọng giúp phát triển trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ cho trẻ.
Mỗi ngày lễ hội đều mang những nét đặc trưng và có ý nghĩa riêng biệt. Với người lớn những ngày lễ được ghi nhớ theo thời gian chỉ cần nhắc đến một mốc thời gian là chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của nó. Còn đối với trẻ lứa tuổi mầm non, trẻ nhận thức thế giới xung quanh, nhận thức các ngày lễ hội chủ yếu là qua những hình ảnh, hành động mang tính trực quan, trải nghiệm và dựa vào chính vốn kinh nghiệm của trẻ. Do đó chúng ta phải tổ chức các hoạt động sao cho vừa toát lên những nét đặc trưng của ngày hội, in dấu lại những hình ảnh đẹp, những ấn tượng sâu sắc của mỗi ngày lễ hội vừa phải mang tính giáo dục để phát triển mối quan hệ tình cảm xã hội cho trẻ.
2. Thực trạng:
2.1: Thuận lơi:
- Nhà trường nhận dược sự quan tâm của Phòng GD&DT, các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương đầu tư về cơ sở vật chất, chỉ đạo sát sao về công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường.
- Ban giám hiệu nhà trường có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn tốt, luôn tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vu được giao.
- Đội ngũ giáo viên luôn yêu nghề, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. Có nhận thức đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa trong việc tổ chức ngày hội. Vì vậy luôn ủng hộ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà nhà trường phân công.
- Trường là một địa điểm tập trung nên việc tổ chức ngày hội ngày lễ luôn được sự tham gia đông đảo của phụ huynh và 100 % số trẻ.
- Phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non ngày càng quan tâm đến con em mình hơn đặc biệt luôn ủng hộ và tham gia nhiệt tình trong công tác tổ chức ngày hội ngày lễ.
2.2. Khó khăn:
- Kinh phí của nhà trường để tổ chức các ngày hội chưa nhiều nên việc mua quà, phần thưởng, thuê trang phục cho trẻ còn hạn chế.
- Khả năng tổ chức cho trẻ tham gia lễ hội của giáo viên còn hạn chế.
- Phần đa trẻ còn nhút nhát chưa tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể;
- Diện tích sân chơi nhà trường rộng tuy nhiên ở địa thế thoáng gió nên khi thời tiết mưa việc tổ chức ngày hội ngày lễ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Tổng số trẻ: 730 (mẫu giáo: 650; nhà trẻ) Tổng số CBGVNV: 68 (GV: 46)
Phân loại khả năng của trẻ và của giáo viên
Số lượng
 Tỷ lệ %
Trẻ 
Trẻ tự tin, thích tham gia các hoạt động Lễ, hội.
210
32%
Trẻ có kỹ năng khi tham gia ngày Lễ, hội.
80
12%
Giáo viên
Giáo viên biết lựa chọn các nội dung phù hợp với ngày Lễ, hội.
16
35%
Giáo viên nhiệt tình, say mê hướng dẫn trẻ.
12
26%
Giáo viên có kỹ năng để dạy trẻ.
6
17%
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã suy nghĩ làm thế nào để giúp giáo viên làm tốt công tác tổ chức các ngày lễ, ngày hội cho trẻ tại trường tôi để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 
3. Những biện pháp cụ thể:
1.3. Thống nhất phương pháp cụ thể để tổ chức ngày hội, ngày lễ tốt hơn.
Để tổ chức hiệu quả các ngày lễ hội có các hình thức như sau: Sưu tầm các loại sách, báo có nội dung về tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ rồi sau đó trao đổi với tập thể giáo viên. Sau khi trao đổi và tham khảo, giáo viên rút ra những vấn đề quan trọng cần phải có khi tổ chức hoạt động lễ hội là:
- Phương pháp hình thức tổ chức: 
+ Bằng các hoạt động tạo hình, âm nhạc, kể chuyện, múa rốiđể thu hút trẻ. 
+ Tạo môi trường để mỗi trẻ đều có cơ hội tham gia vào các lễ hội: Tổ chức tại nhóm lớp hoặc tổ chức theo các khối.
+ Song song với đó là việc soạn kế hoạch tổ chức lễ hội phải mang tính kế thừa và thống nhất ở các bước thực hiện để tạo hứng thú cho trẻ và làm phong phú thêm về nội dung lễ hội.
Ví dụ: Lễ hội ngày 20 tháng 11 chủ yếu là ca hát múa, làm thiếp chúc mừng.. Nhưng đối với ngày tết trung thu hay ngày 1/6, ngày tết nguyên đán thêm nội dung các trò chơi dân gian hoặc đóng kịch
Trong khi giáo viên soạn kế hoạch tổ chức lễ hội, tôi yêu cầu giáo viên lưu ý đến việc phân chia các hoạt động góc sao cho thật phù hợp và đảm bảo cho đủ số trẻ trong lớp được tham gia.
	Trọng tâm nhất trong việc tổ chức lễ hội thật sự của trẻ mầm non là chính bản thân đứa trẻ phải được tự mình tham gia, tự mình tạo gia các sản phẩm trong các ngày lễ hội đó. Từ những sản phẩm này sẽ mang đến cho trẻ một hứng thú và mong muốn được tham gia vào những lễ hội tiếp theo.
	Trong đội ngũ giáo viên có một số đ/c có năng lực chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, Tôi giao cho các đ/c trong tổ chuyên môn kết hợp với các đ/c giáo viên cùng nhau tổ chức một số ngày hội ngày lễ cho trẻ tham gia để cùng nhau góp ý rút kinh nghiệm, đồng thời đ/c tổ trưởng tổ chuyên môn giải đáp thắc mắc cũng như tìm ra những giải pháp tốt nhất để trẻ được phát huy hết tính tích cực của mình khi tham gia trong ngày lễ hội. Bước đầu đội ngũ giáo viên đã nhất trí cao về phương pháp này, điều đó cũng tránh tình trạng chỉ có một số trẻ nổi bật trong lớp tham gia còn các trẻ khác không biết làm gì trong ngày đặc biệt này. 
3.2. Hướng dẫn giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực cho trẻ:
Với mục đích tham gia lễ hội không chỉ đơn thuần là để chơi mà thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cũng như biết về ý nghĩa của các ngày lễ hội này cần cung cấp cho trẻ các kỹ năng về tạo hình, âm nhạc.
	Được dự các hoạt động của giáo viên hay qua các buổi trực tiếp trò chuyện với trẻ tôi nhận thấy trẻ trong lớp có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tính, trẻ khéo tay, trẻ tỉ mỉ, cẩn thận nhưng cũng có trẻ rất hiếu động, không muốn hợp tác với bạn trong các hoạt động. Do đó tôi hướng dẫn giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm của trẻ để tìm ra các hoạt động phù hợp tất cả trẻ được tham gia hoạt động lễ hội một cách hào hứng và tích cực nhất. Cụ thể các giáo viên đã tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong lớp và đặc biệt chú ý tới các trẻ hiếu động và trẻ khuyết tật. Những trẻ này ít khi chịu hợp tác với bạn và ít khi chịu tập trung lâu, giáo viên đã hướng dẫn các trẻ này bằng cách tăng các nguyên vật liệu trong các hoạt động tạo hình, yêu cầu gợi ý trẻ cần sáng tạo hơn trong các hoạt động, tăng độ khó của các sản phẩm để giúp trẻ tập trung hơn và kích thích hứng thú bền vững cho trẻ. Đồng thời giáo viên cùng đi đến một thoả thuận là nếu như con làm xong một sản phẩm con sẽ được qua góc khác tham gia các trò chơi mới, ngoài ra giáo viên cho những trẻ hiếu động này khi tham gia vào các hoạt động lễ hội bằng cách phụ cô trang trí và tổ chức các trò chơi vận động để thu hút trẻ tham gia hoạt động. Từ những hướng dẫn giáo viên bằng việc làm cụ thể trên mà tôi nhận thấy trẻ tham gia lễ hội một cách tích cực và hứng thú nhất
Ngoài ra yêu cầu giáo viên quan tâm đến những trẻ mới đi học, những trẻ có kỹ năng tạo hình còn yếu, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp để hướng dẫn trẻ vào hoạt động tập thể một cách kịp thời. Giáo viên phải biết quan sát các sản phẩm mà trẻ làm ra trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc để từ đó có thể hướng dẫn động viên hoàn chỉnh các kỹ năng ca, múa, hát, tạo hình
	 Trẻ hào hứng, thích thú cùng cô trang trí lớp
	Đối với những trẻ cẩn thận tỉ mỉ, giáo viên gợi ý cho trẻ vào các góc tạo hình nhưng làm các tranh ảnh, thiếp chúc mừng Những trẻ sáng tạo tốt thì cho trẻ chơi ở góc nặn Đối với các trẻ có kỹ năng ca hát múa thì cho trẻ biểu diễn các tiết mục âm nhạc.
	Đối với những trẻ chưa thật cẩn thận và chưa thực sự tập trung chú ý thì giáo viên giao nhiệm vụ có tích cách tỉ mỉ như: Ghép tranh, dán trang trí đường viền để điều chỉnh hành vi và rèn luyện cá tính kiên nhẫn cho từng trẻ này.
Đó là những việc làm mà tôi hướng dẫn cho giáo viên thực hiện cho từng lớp, đội ngũ giáo viên thực sự hiểu và nhiệt tình giúp đỡ trẻ nên nhiều trẻ rất hứng thú vào các hoạt động tập thể như ở các buổi nêu gương cuối tuần, các hoạt động chiều, trẻ tham gia tích cực, từ đó nâng cao sự tự tin của trẻ.
3.3. Hướng dẫn giáo viên lựa chọn các nội dung theo chủ đề, sự kiện phù hợp với các ngày lễ, hội:
	Việc lựa chọn các nội dung theo chủ đề các ngày hội, ngày lễ là rất cần thiết. Vì thông qua hoạt động lễ hội không những trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung đã học mà trẻ còn hiểu ý nghĩa của ngày đó từ đó giáo dục trẻ đạo đức, tình yêu quê hương đất nước.
	Xuất phát từ một trong những nhiệm vụ năm học của nhà trường là “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori vào lĩnh vực thực hành cuộc sống” và xuất phát từ nhu cầu của trẻ mẫu giáo là vui chơi, nhà trường đã tổ chức các hoạt động, tổ chức ngày hội ngày lễ nhằm thoả mãn nhu cầu “Học mà chơi, chơi mà học”của các bé 
	Trước kia giáo viên ở trường chỉ tiến hành tổ chức các ngày lễ hội cho trẻ thật đơn giản, các chương trình chỉ dành cho trẻ 5 tuổi tham gia, nội dung chỉ là vài tiết mục ca múa hát đơn giản, như vậy trẻ sẽ không hứng thú vào các ngày kỷ niệm đó. 
	Trước tình hình như vậy tôi đã hướng dẫn giáo viên ngay từ đầu năm học. Ví dụ “Ngày hội đến trường của bé”: các giáo viên không chỉ đơn thuần dạy trẻ các bài hát đơn lẻ mà còn biết dạy các điệu múa, các trò chơi dân gian, các tiết mục trình diễn thời trang với các thông điệp trẻ được ăn, ngủ tại trường, được học, chơi tại trường.
Khai giảng năm học 2018 - 2019
Với nội dung như vậy giúp bé đến trường hào hứng với buổi đầu tiên tới lớp. Ngày Tết trung thu - trẻ phải được hiểu ý nghĩa ngày đó chính là ngày tết của trẻ, có chị Hằng Nga, có chú cuội, các đồng chí giáo viên nhập vai một cách nhuần nhuyễn, mang những lời ca tiếng hát đến cho khán giả, các bậc phụ huynh và các bé sự say mê và tiếng cười sảng khoái.
Tết trung thu năm 2018
	Tiếp đến là ngày 20 tháng 11: Là ngày hội của các thầy cô giáo. Song trẻ được thể hiện các tiết mục với các nội dung chúc mừng các cô, biết ơn các cô giáo. Ngày hội 8 tháng 3 trẻ được làm các bưu thiếp để chúc mừng cô giáo, chúc mừng các mẹ các bà, các bạn gái.
Trẻ đc tham gia các trò chơi dân gian: Bịt mắt đánh trống, cắp cua bỏ giỏ, hay các điệu múa sạp.trong liên hoan trò chơi dân gian và hát dân ca
Ngày bế giảng năm học trẻ được biểu diễn các tiết mục thật phong phú: Trẻ 5 tuổi với nội dung trẻ sắp phải chia tay các cô để tạm biệt mái trường mầm non để bước vào môi trường học tập khác.Trẻ 3-4 tuổi hay trẻ nhà trẻ được hát múa với những bài có nội dung về các hoạt động trong nhà trường.
Với biện pháp như trên năm học này nhà trường đã tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ với sự tham gia hào hứng của trẻ và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
3.4. Hướng dẫn giáo viên cung cấp củng cố kiến thức kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày.
Hoạt động lễ, hội không chỉ theo đúng nội dung mà cô giáo cần tạo cho trẻ một không khí vui tươi phấn khởi, phải cung cấp cho trẻ các kiến thức qua các hoạt động trong ngày.
	Để trẻ có khả năng tham gia vào các ngày hội ngày lễ, tôi đã hướng dẫn giáo viên bằng cách giáo viên phải lưu ý tới kỹ năng tạo hình cũng như kỹ năng âm nhạc mà đặc biệt là sự sáng tạo trong biểu diên nghệ thuật âm nhạc của trẻ.
* Lồng ghép trong các hoạt động chung: Giáo viên cần tăng cường cho trẻ khả năng hợp tác với nhau trong các hoạt động bằng cách trong các giờ hoạt động chung giáo viên cần yêu cầu trẻ các bài tập mà trong đó yêu cầu trẻ phải làm việc cùng nhau.
* Đối với hoạt động tạo hình: Củng cố các kỹ năng tạo hình như cùng vẽ một bức tranh và đặc biệt giáo viên chú trọng cho trẻ việc phát biểu ý kiến trình bày ý tưởng sáng tạo của bản thân trong lúc hợp tác cùng bạn.
* Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc: Giáo viên đã tăng cường giáo dục âm nhạc cho trẻ bằng cách đa dạng các bài hát, bổ sung thêm các bài ngoài chương trình học, các bài hát nói về ngày lễ hội.v.v. Giáo viên dạy trẻ tại lớp biết cách thực hiện phù hợp với nội dung hoạt động âm nhạc tổng hợp, việc này cũng tích hợp kỹ năng tạo hình của trẻ trước đó. Tăng cường hoạt động tập thể cho trẻ, trẻ được tham gia thể hiện các tác phẩm văn học dạy trẻ đóng kịch, trẻ được đóng vai thể hiện tính cách nhân vật, trẻ được hát đối, hát đống ca, song ca, đơn ca, hát biểu diễn phù hợp với không khí lễ hội. Khi trẻ được hoạt động âm nhạc một cách thường xuyên tại lớp sẽ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Điều này sẽ làm nền tảng giúp trẻ hoạt động tích cực khi tham gia vào các ngày lễ hội mang tính tập thể cao.
* Với hoạt động phát triển ngôn ngữ: Lễ hội là nơi trẻ được giao lưu trò chuyện với nhau, vì vậy khả năng diễn đạt ngôn ngữ là phương tiện phát huy tính tích cực, phát triển trí lực và tình cảm của trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi. Vậy giáo viên chú ý phát triển ngôn ngữ bằng cách: khuyến khích trẻ nói tròn câu, gợi cho trẻ nói những câu có đủ thành phần thông qua các câu truyện, bài thơ sẽ giúp trẻ mở rộng quan hệ bạn bè, trẻ sẽ mạnh dạn lên biểu diễn trước đám đông giúp trẻ thật sự phát huy tính tịch cực của mình.
* Lồng ghép trong các hoạt động góc: Đối với các góc chơi, giáo viên cần yêu cầu trẻ biết sắp xếp các đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp và thẩm mỹ, dạy trẻ biết tự phân công và tự tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích của bản thân. Với góc hoạt động với âm nhạc giúp trẻ chưa tự tin sẽ có dịp phát huy tính sáng tạo của mình. Hoặc góc phân vai “Bé tập làm nội trợ” giáo viên hướng dẫn trẻ cách làm như bưu thiếp, cách gói quà, cách làm những bông hoa xinh xắn để tạo thành bó hoa tặng các cô nhân ngày lễ hội.
Với sự hướng dẫn của bản thân tôi cùng với sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên hướng dẫn trên nhóm lớp mà tôi nhận thấy các tiết mục của các khối lớp biểu diển của các ngày lễ hội đã nâng lên rất nhiều về hình thức và nội dung, giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, mối quan hệ bạn bè mở rộng hơn, trẻ thực sự có kỹ năng biểu diễn, điều này trước đây không có được như vậy.
3.5. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ.
	Việc trao đổi với các bậc phụ huynh tham gia vào việc cùng chuẩn bị cho lễ hội như cùng sưu tầm các tranh ảnh và nhờ phụ huynh hỗ trợ một số đồ dùng cho việc tổ chức Lễ hội: Hoa tươi, cờ, bóng, dây kim tuyến rồi phụ huynh hỗ trợ trực tiếp trang trí, cũng chính sự kết hợp này phụ huynh thấy được không khí lễ hội trong nhà trường được phụ huynh lan toả rộng hơn
	Cụ thể ngày tết trung thu vừa qua nhà trường đã được phát động phong trào thi bày mâm ngũ quả của các khối lớp có sự tham gia của phụ huynh các lớp. Phong trào nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh tạo nên một ngày hội vô cùng ý nghĩa cho trẻ.
Phụ huynh cùng cô thi bày mâm ngũ quả
Các chương trình này sẽ để lại ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ về không khí của những ngày lễ hội từ đó giúp phát triển xúc cảm cho trẻ, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ có kỹ năng ứng xử các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, kỹ năng làm việc theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, chung sống hoà bình. 
Tóm lại, việc tổ chức tốt các ngày lễ ngày hội trong trường mầm non giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cho trẻ. Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hoạt động lễ hội giúp trẻ có được những hiểu biết về truyền thống về quê hương mình, từ đó trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ nền văn hoá của dân tộc. Thông qua quá trình trẻ tham gia cùng bạn và cô giáo tổ chức chuẩn bị cho một ngày hội, ngày lễ tạo cơ hội cho trẻ được tham gia xây dựng ý tưởng trang trí lớp, chọn lựa bài hát, bài thơ, điệu múa, khúc đồng giao Dựa trên chủ đề ngày hội, trẻ được cùng cô làm các đồ dùng, đồ vật là biểu tượng của các ngày lễ ngày hội. Quá trình chuẩn bị cho ngày lễ hội đã dần dần khơi gợi sự hứng thú, sự phấn khởi háo hức chờ đón ngày lễ quan trọng này ở từng bé. Công việc này còn giúp giáo viên rèn luyện cho bé tư duy một cách sáng tạo, tích cực, tự giác; Từ những đồ dùng tưởng như vô dụng qua ý tưởng sáng tạo cũng như đôi bàn tay nhỏ xíu của trẻ đã trở thành những vật trang trí hấp dẫn. Nhờ có hoạt động này cô giáo đã giúp bé rèn luyện các kỹ năng vận động phục vụ hoạt động nghệ thuật, các kỹ năng hoạt động nhóm cần thiết của lứa tuổi mẫu giáo như: Biết cách cầm bút, cách cầm kéo, cách bôi hồ 
Hoạt động tổ chức các sinh hoạt tập thể, các ngày hội ngày lễ là con đường ngắn nhất giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi thể hiện sự tôn trọng, chân thành với mọi người xung quanh như nói nhỏ nơi đông người, di chuyển có trật tự, biết nhường nhịn bạn và em nhỏ Đây chính là nét đẹp văn hoá của con người mới. Ngày hội, ngày lễ là một sự kiện lớn đi sâu vào tâm trí của trẻ. Hình thức tổ chức đầy đủ, trang trọng, hấp dẫn của các ngày hội ngày lễ sẽ có ý nghĩa lớn đối với trẻ.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
	Sau một năm thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy đạt được kết quả đáng kể cả cô và trẻ như sau:
Phân loại khả năng của trẻ 
và của giáo viên
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Số lượng
 tỷ lệ %
Số lượng
 tỷ lệ %
Trẻ 
Trẻ tự tin, thích tham gia các hoạt động Lễ, hội.
210
32%
480
74%
Trẻ có kỹ năng khi tham gia ngày Lễ, hội.
80
12%
350
54%
Giáo viên
Giáo viên biết lựa chọn các nội dung phù hợp với ngày Lễ, hội.
16
35%
31
61%
Giáo viên nhiệt tình, say mê hướng dẫn trẻ.
12
26%
34
74%
Giáo viên có kỹ năng để dạy trẻ.
6
17%
25
54%
III. KẾT LUẬN
	Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo dục trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. 
	Thông qua hoạt động nghệ thuật trong các ngày hội, ngày lễ, trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung theo chủ đề mang tính giáo dục của các ngày Hội, ngày lễ sẽ có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương, đất nước. Việc tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ là rất quan trọng, là vấn đề cốt yếu để nâng cao công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non, đó cũng là mục tiêu của nhà trường. Nhưng việc nâng cao chất lượng tổ chức các ngày Hội, ngày lễ trong trường mầm non còn phụ thuộc vào cách tổ chức, quản lý của mỗi nhà trường cũng như năng lực của đội ngũ giáo viên. Làm tốt công tác này, chúng ta đã tìm ra một phương pháp dạy học gần gũi với trẻ, “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, giúp trẻ tiếp thu một cách chủ động sáng tạo, điều này cũng thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Làm tốt được điều này tôi thấy cần phải có các yếu tố sau:
* Đối với ban giám hiệu:
	+ Thực hiện đầy đủ các ngày lễ hội trong năm học cho trẻ được tham gia.	+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên dạy tại các lớp.
	+ Làm tốt công tác tuyên truyền với các ban ngành đoàn thể trong địa phương và đặc biệt với các bậc phụ huynh đểu kêu gọi sự ủng hộ chung tay cùng sự nghiệp giáo dục của nhà trường. 
* Với giáo viên:
	+ Giáo viên cần có sự yêu thương, gần gũi và tận tình đối với trẻ. Nắm được đặc điểm của trẻ trong lớp, xây dựng kế hoạch, mục tiêu và phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ.
	+ Tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch đã được xây dựng thống nhất.
	+ Có lòng nhiệt huyết, ham học hỏi các bạn bè đồng nghiệp.
* Với phụ huynh:
	+ Cần hiểu và ủng hộ cao hơn nữa trong việc chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.
	Trên đây là những biện pháp thực tế của tôi, tôi mong hội đồng xét duyệt thi đua của trường, của ngành xem xét và góp ý cho tôi để các biện pháp trên có tính khả thi cao hơn, góp phần thực hiện và quản lý tốt hơn về đội ngũ cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường mầm non Hoa Thủy Tiên
Xin trân trọng cảm ơn!
 	 Người viết
Âu Thị Lệ Trang

File đính kèm:

  • docquan-ly_autrang_mnhtt_11082020.doc
Sáng Kiến Liên Quan