Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bài vẽ theo mẫu qua ứng dụng một số hình học cơ bản cho học sinh Lớp 5 (Trường Tiểu học Cam Phúc Nam)

Vẽ theo mẫu là một phân môn của mỹ thuật được học sinh thích thú học tập, vì vẽ theo mẫu gắn liền với cuộc sống học tập và vui chơi của các em. Vẽ theo mẫu nhằm rèn luyện và nâng cao khả năng quan sát, thực hành cho các em. Để có một bài vẽ theo mẫu hoàn chỉnh học sinh phải thực hiện theo các bước nhất định từ quan sát nhận xét mẫu – các bước dựng hình – vẽ đậm nhạt – hoàn chỉnh bài vẽ. Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy chương trình mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng kiến thức đều được xây dựng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Như vẽ các hình trụ, hình lập phương, khối cầu đến các mẫu vật phức tạp hơn như cái chai, cái lọ hoa, cái phích Để các em học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn tôi dựa vào kết quả bài kiểm tra đầu năm và phân chia thành hai nhóm đối tượng học sinh, một nhóm là học sinh khá – giỏi, một nhóm là học sinh trung bình – yếu để lựa chọn phương pháp giảng dạy làm sao cho học sinh đạt kết quả cao nhất.

Vẽ theo mẫu là một phần quan trọng của bộ môn mỹ thuật vì vậy những mẫu vẽ dạng hình trụ, hình cầu, hình hộp, lọ hoa, cái chén, cái chai .đều là đối tượng được làm mẫu vẽ.

 

doc44 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3485 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bài vẽ theo mẫu qua ứng dụng một số hình học cơ bản cho học sinh Lớp 5 (Trường Tiểu học Cam Phúc Nam)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài vẽ theo mẫu.
O3
Đối chứng
O2
Không ứng dụng các hình học cơ bản trong cách dựng hình trong bài vẽ theo mẫu.
O4
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập.c/ Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng: thiết kế kế hoạch bài học theo quy trình chuẩn bị bài như bình thường.
Lớp thực nghiệm: thiết kế bài học có lồng ghép thêm cách vẽ có ứng dụng các hình học cơ bản trong quá trình dựng hình.
Sau khi cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản trên lớp học, ở hai bài đầu của chương trình vẽ theo mẫu lớp 5, đây là hai bài vẽ về khối hộp, khối cầu, hình trụ, qua hai bài này tôi rèn cho học sinh cách phác hình và vẽ hình cơ bản. Phần này tôi cho học sinh làm quen với các hình cơ bản và cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của các khối cơ bản. Vì người học mỹ thuật đầu tiên phải học qua các hình cơ bản trên. Sau khi các em vẽ thành thạo các hình cơ bản rồi tiếp theo hai bài học sau ( Vẽ theo mẫu – Mẫu có hai vật mẫu) tôi bắt đầu dạy các em ứng dụng các hình cơ bản đó vào cách dựng hình. Tùy theo hình dáng của vật mẫu mà có cách vẽ khác nhau, đầu tiên tôi vẫn cho học sinh dựng khung hình chung rồi đến khung hình riêng từng vật mẫu, lúc này mới áp dụng sự nhanh nhẹn, sáng tạo của học sinh tách các bộ phận của vật mẫu thành các hình cơ bản như : hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông , hình tròn. (xem phần phụ lục).
Ví dụ : vẽ cái lọ hoa
Cách dựng hình vẫn theo các bước hướng dẫn sách giáo khoa của Bộ giáo dục. Nhưng ở đề tài này tôi chia học sinh thành hai nhóm đối tượng.
Nhóm 1 đối tượng học sinh Khá- Giỏi, đối với nhóm đối tượng này thì các em vẫn dựng hình theo các bước quy định. Các em vẫn làm bài tương đối tốt nhưng còn nhiều hạn chế về hình vẽ các vật mẫu như còn nghiêng bên trái hoặc bên phải, hình vẽ chưa chắc.
Nhóm 2 đối tượng học sinh Trung bình – Yếu ở đối tượng này tôi đặc biệt quan tâm từ khi quan sát nhận xét mẫu đến khi dựng hình, với học sinh tiểu học tôi không đưa ra tỉ lệ của vật mẫu nhất định, mà chỉ đưa ra những câu hỏi hoặc câu trả lời gần bằng hay vào khoảng. Khi đối tượng này nhận biết vật mẫu và chia vật mẫu thành các dạng hình cơ bản theo tỉ lệ của vật mẫu, sau đó dựng các hình cơ bản đối xứng qua trục thành một tổ hợp hình, đó chính là cái sườn của vật mẫu và từ đó hình của vật mẫu được các em chỉnh sửa cho phù hợp.
Đối với hai nhóm đối tượng này khi ứng dụng các hình cơ bản vào bài vẽ đã khắc phục được những nhược điểm nêu trên và các em dựng hình tự tin hơn, vẽ hình gần giống mẫu và chắc hơn. 
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian thực hiện theo chương trình kế hoạch của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Môn/lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
20/9/2011
Mỹ thuật
4
Vẽ theo mẫu
Khối hộp và khối cầu
18/10/2011
Mỹ thuật
8
Vẽ theo mẫu
Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu
15/11/2011
Mỹ thuật
12
Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai vật mẫu
20/12/2011
Mỹ thuật
16
Vẽ theo mẫu
Vẽ mẫu có hai vật mẫu
d/ Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài vẽ theo mẫu – mẫu có dạng hình trụ và hình cầu do tôi ra đề thi. (chương trình học lớp 4).
Bài kiểm tra sau tác động là bài 24 Vẽ theo mẫu – Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu (xem phần phụ lục).
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi dạy xong các bài học trên, tôi để học sinh thực hành thêm 1 bài vẽ theo mẫu theo chương trình rồi mới tiến hành kiểm tra 1 bài trong chương trình học (nội dung bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục).
Chấm bài tôi nhờ giáo viên mỹ thuật cùng trường để chấm bài cho khách quan. Phần chấm bài tôi đánh giá bằng A+,A, B và đánh giá bằng điểm số để lấy cơ sở thuận tiện trong việc phân tích dữ liệu và kết quả.
Phân tích dữ liệu và kết quả
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
7,27
8,38
Độ chênh lệch
1,25
1,17
Giá trị p của T-test
0,00084
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0,89
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p = 0,00084 cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa. Như vậy kết quả điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,89 cho thấy mức độ ảnh hưởng của đề tài đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn.
Giả thiết của đề tài là tập cho học sinh cách ứng dụng hình học cơ bản vào cách dựng hình trong bài vẽ theo mẫu. Nhờ vậy học sinh vẽ được hình chắc hơn gần giống mẫu hơn, đẹp hơn, mang lại kết quả cao và đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình = 8.38, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 7,27. Độ chênh lệch điểm giữa hai lớp là 1,11. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. (So sánh về A+, A thì lớp thực nghiệm có kết quả rất tốt. Lớp thực nghiệm A+ = 14/26, đạt tỉ lệ 54%; lớp đối chứng A+ = 6/26, đạt tỉ lệ 23%).
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,89. Điều này có ý nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p = 0,00084 < 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Hạn chế:
Việc áp dụng đề tài này do thời lượng trên lớp còn hạn chế, nên học sinh phải cố gắng nổ lực học tập ở trên lớp.
Phụ huynh xem đây là môn phụ nên ít quan tâm, chỉ coi trọng môn Toán và Tiếng việt. Nên không tạo điều kiện cho con học môn học này.Kết luận và khuyến nghị
Kết luận:
Việc đưa đề tài ứng dụng các hình học cơ bản vào bài vẽ theo mẫu, học sinh vẽ hình đẹp hơn và chắc, hơn nữa đề tài cung cấp cho học sinh khả năng quan sát và phân tích vật mẫu rất đa dạng, phong phú qua các hình hình cơ bản. Mang lại kết quả cao trong học tập phân môn vẽ theo mẫu của học sinh, tạo tiền đề cho những năm sau.
Khuyến nghị :
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm về cơ sở vật chất, phòng chức năng, mở các lớp chuyên đề về mỹ thuật.
Giáo viên : Không ngừng học tập, rèn luyện chuyên môn của mình. Giáo viên cần cố gắng chuẩn bị mẫu.
Với kết quả này tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, góp ý để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Có thể áp dụng rộng rãi đề tài này vào dạy phân môn vẽ theo mẫu đạt kết quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hình họa căn bản tập 1. Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1996.
Bí quyết vẽ bút chì. Nhà xuất bản mỹ thuật của Huỳnh Phạm Hương Trang.
 Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kỳ III (2003-2007) tập 2. Bộ giáo dục và đào tạo.
Những điều cơ bản dành cho người học vẽ môn phác họa ký họa. Nhà xuất bản Đồng Nai năm 1996 của Đỗ Duy Ngọc.
Phương pháp giảng dạy mỹ thuật. Nhà xuất bản giáo dục của Nguyễn Quốc Toản 1999
Sách giáo khoa và sách giáo viên môn mỹ thuật 5. Bộ giáo dục và đào tạo.
Mạng internet : 
PHỤ LỤC ĐỀ TÀI
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày 20 tháng 9 năm 2011 BÀI 4	VẼ THEO MẪU
 KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I/ Mục tiêu :
Biết cách vẽ và vẽ được khối hộp và khối cầu.
Hiểu cấu trúc khối hộp và khối cầu.
Quan tâm đến các đồ vật hình hộp và hình cầu.
II/ Chuẩn bị.
Giáo viên :
Mẫu vẽ. Khối hình hộp và khối hình cầu. 
Bài vẽ khối hộp và khối cầu.
Đầu chiếu.
Học sinh :
Vở tập vẽ.
 Chì, tẩy.
III/ Hoạt động dạy :
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chấm nhận xét bài cũ.
Giời thiệu bài : GTB và ghi đầu bài
Các hoạt động chủ ỵếu.
TG
CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : Quan sát – Nhận xét
-Đặt mẫu.
-Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau?
-Khối hộp có mấy mặt.
-Khối cầu có đặc điểm gì?
- -So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu.
-Nêu tên một vài vật có khối hộp và khối cầu.
-Tỉ lệ giữa hai vật mẫu.
-Hình dáng, đặc điểm của hai khối.
-Khung hình chung của từng vật mẫu.
-Tìm độ đậm nhạt do ánh sáng tác động.
-Giống nhau.
 Sáu mặt (HS Y-TB)
Giống như hình tròn (HS Y-TB)
Khôùi cầu đậm hơn khối hộp (HS K-G)
Khối cầu : quả bóng, quả bưởi, quả cam
 Hình hộp : hộp phấn, hộp bánh, cái valy (hs Y-TB)
Khối cầu bằng khoảng ¼ khối hộp(HS K-G)
Bề mặt của hình cầu là hình cong, bề mặt của hình hộp là hình phẳng (HS K-G)
Hình hộp : khung hình chung là hình chữ nhật
Hình cầu: khung hình chung là hình vuông.
Do tác động của ánh sáng nên độ đậm nhạt của các vật mẫu khác nhau: đậm, đậm vừa, nhạt HS K-G
HĐ 2 : 
Cách vẽ
-Yêu cầu HS quan sát mẫu.
+GV vẽ từng khối riêng để HS quan sát.
Hình hộp:
-Vẽ khung hình của khối hộp.
-Xác định tỉ lệ các mặt của khối hộp.
-Vẽ phác hình các mặt khối bằng nét thẳng.
-Hoàn chỉnh bài.
2. Hình cầu :
-Vẽ khung hình của khối cầu là hình vuông.
-Vẽ các đường chéo và trục ngang, trục dọc của khung hình.
-Lấy các điểm đối xứng qua tâm.
-Dựa vào các điểm, vẽ phác hình bằng nét thẳng, rồi sửa thành nét cong đều.
Dựng hình khối hộp và khối cầu.
B1:Vẽ khung hình chung, riêng của từng vật mẫu.
B2: Tìm vị trí, tỉ lệ của vật mẫu rồi phác hình bằng nét thẳng.
B3: Sửa hình.
B4: Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.
HS quan sát GV vẽ mẫu
HĐ 3 : 
Thực hành
-HS thực hành làm bài.
-GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS. (rèn HS cách phác hình cơ bản)
-Động viên, khuyến khích những HS vẽ đẹp.
-Vẽ mẫu khối hộp và khối cầu.
HĐ 4 : 
Nhận xét
GV cùng HS chọn một số bài nhận xét và đánh giá bài làm của các em:
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- Nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ mẫu.
GV khen những HS hoàn thành bài tốt.
HS nhận xét bài vẽ của bạn.
Lắng nghe.
Dặn dò :- Em nào làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài tiếp. Tập vẽ phác các hình cơ bản.
	 -Chuẩn bị: Chuẩn bị bài học sau Nặn con vật quen thuộc.
Rút kinh nghiệm :
Ngày 18 tháng 10 năm 2011 BÀI 8	VẼ THEO MẪU	
MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU.
I/ Mục tiêu :
Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
HS nhận biết được một vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
HS thích quan tâm tìm hiểu đồ vật xung quanh.
II/ Chuẩn bị.
Giáo viên :
Mẫu vẽ. Hộp sữa lớn và một quả tennic, một số vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu.
Một số bài vẽ đẹp về mẫu có dạng hình trụ của học sinh năm trước. 
Đầu chiếu.
Học sinh :
Vở tập vẽ.
 Chì, tẩy.
III/ Hoạt động dạy :
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chấm nhận xét bài cũ. 
Giới thiệu bài : GTB và ghi đầu bài
Các hoạt động chủ ỵếu.
TG
CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : Quan sát – Nhận xét
-Giới thiệu một vài đồ vật hình trụ và hình cầu cho HS nhận biết.
-GV trình bày mẫu. Hộp sữa và quả tennic.
-HS nhận xét mẫu. Mẫu có dạng hình gì ?
-Tên vật mẫu?
-Vật mẫu nào đậm?
-Vật nào nằm ở ngoài, vật nào nằm bên trong?
-So sánh hai mẫu vật.
-Tìm độ đậm nhạt trên vật mẫu.
Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (HS Y-TB)
-Cái hộp sữa và quả tennic HS Y-TB
Quả tennic đậm, hộp sữa nhạt hơn (HS Y-TB)
HS G-K Tuỳ từng góc nhìn của các bạn ngồi trong lớp.
Tỉ lệ hai vật mẫu (HS K-G)
HS G-K (đậm, đậm vừa, nhạt)
ụ
HĐ 2 : 
Cách vẽ
-GV giới thiệu hình minh họa cách vẽ, cho HS trả lời theo từng bước.
+Bước 1:Vẽ hình chung và riêng của từng vật mẫu.
+Bước 2: Tìm tỉ lệ bộ phận của từng mẫu vật.
+Bước 3: Nhìn mẫu vẽ cho đúng.
+Bước 4: Lên đậm nhạt 3 độ.
Quan sát và trả lời
HĐ 3 : 
Thực hành
-HS thực hành làm bài.
-GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS. (rèn cho HS cách dựng hình)
-Động viên, khuyến khích những HS vẽ đẹp.
-Vẽ theo mẫu GV hướng dẫn.
HĐ 4 : 
Nhận xét
GV cùng HS chọn một số bài nhận xét và đánh giá bài làm của các em:
+ Bố cục.
+ Tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ.
+ Đậm nhạt.
- GV nhận xét, bổ sung và chỉ ra những bài vẽ đẹp và những thiếu sót chung hoặc riêng ở một số bài, chú ý cách dựng hình.
GV khen những HS hoàn thành bài tốt.
Giáo dục HS biết yêu quý sản phẩm do con người làm ra.
Dặn dò :- Em nào làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài tiếp. Và tập phác các hình cơ bản để ứng dụng vào bài học sau.
	 -Chuẩn bị: Chuẩn bị bài học sau Giới thiệu tác phẩm: Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
Rút kinh nghiệm :
Ngày 15 tháng 11 năm 2011 BÀI 12	VẼ THEO MẪU
	MẪU CÓ HAI VẬT MẪU.
I/ Mục tiêu :
Vẽ được hình gần giống mẫu và lên được đậm nhạt bằng bút chì.
HS biết so sánh tỉ lệ hình và độ đậm nhạt của vật mẫu.
Quan tâm, yêu quý đồ vật.
II/ Chuẩn bị.
Giáo viên :
Mẫu vẽ. Một số chai, lọ, quả có hình dáng kích thước khác nhau. 
Một số bài mẫu vẽ có hai vật mẫu; một số bài vẽ của học sinh năm trước.
Hình gợi ý cách vẽ.
Đầu chiếu.
Học sinh :
Vở tập vẽ.
 Chì, tẩy.
III/ Hoạt động dạy :
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chấm nhận xét bài cũ.
Giới thiệu bài : GTB và ghi đầu bài.
Các hoạt động chủ ỵếu.
TG
CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : Quan sát – Nhận xét
-GV giới thiệu mẫu.
-Tỉ lệ chung của hai mẫu?
-Tìm tỉ lệ riêng của từng vật mẫu.
-Quả vú sữa bằng bao nhiêu phần của cái chai.
-Ước lượng so sánh các bộ phận của cái chai.
-Vị trí của mẫu vật nào đặt trước, mẫu vật nào đặt sau?
-Độ đâïm nhạt chung của từng mẫu, từng vật.
-GV hướng dẫn HS ánh sáng một chiều.
Đặc điểm hình dáng của vật mẫu
-Là hình chữ nhật. (HS K-G)
-Miệng, cổ chai và thân chai (HS K-G)
1/3 (HS Y-TB)
HS tự ước lượng (HS K-TB)
-Tuỳ theo góc độ của HS nhìn (HS Y-TB)
Đậm- đậm vừa- nhạt.
Theo dõi.
Cái chai hình trụ, quả vú sữa hình cầu (HS K-G)
HĐ 2 : 
Cách vẽ
-Giới thiệu hình minh họa cách vẽ.
-HS nêu.
-HS nhận xét.
- HS nhắc lại
-GV nhận xét.
B1: Phác khung hình chung phù hợp với khổ giấy.
B2: Phác khung hình chung của từng vật mẫu và tìm tỉ lệ của các bộ phận.
B3: Vẽ nét chính và vẽ chi tiết.
B4: Hoàn chỉnh hình và vẽ đậm nhạt.
-Chú ý lên đậm nhạt thể hiện 3 độ chính cho HS xem một số bài vẽ.
Hướng dẫn cách ứng dụng các hình cơ bản vào cách dựng hình.
Ta vẫn dựng khung hình chung và riêng như B1.
Từ khung hình từng vật mẫu ta ước lượng tỉ lệ của các bộ phận của vật mẫu.
Quy các bộ phận của vật mẫu thành các hình cơ bản. Rồi phác thành hình vật mẫu.
Như vậy đối với cái chai ta có một tổ hợpï hình nối nhau.
Quả vú sữa ta vẫn làm như các bước vẽ cơ bản
HS quan sát
HS nêu các bước vẽ (HS K-TB)
 (HS TB-Y)
HS lắng nghe.
HS theo dõi GV làm.
HĐ 3 : 
Thực hành
HS thực hành làm bài.
GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS cách chia vật mẫu thành các hình cơ bản.
Động viên, khuyến khích những HS vẽ đẹp HS yếu – trung bình.
-HS vẽ theo mẫu.
HĐ 4 : 
Nhận xét
GV cùng HS chọn một số bài nhận xét và đánh giá bài làm của các em:
+ BoÁ cục
+ Hình, nét vẽ
+ Đậm nhạt
GV khen những HS hoàn thành bài tốt.
Giáo dục các em biết yêu quý sản phẩm do con người làm ra.
HS nhận xét
Dặn dò :- Em nào làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài tiếp.
	 - Chuẩn bị: Chuẩn bị bài học sau Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người.
Rút kinh nghiệm :
Ngày 20 tháng 12 năm 2011 BÀI 16	VẼ THEO MẪU.
	 MẪU VẼ CÓ HAI ĐỒ VẬT.
I/ Mục tiêu :
Vẽ được gần giống mẫu.
Hiểu được đặc điểm của mẫu và cách bố cục.
Quan tâm yêu quý mọi vật xung quanh.
II/ Chuẩn bị.
Giáo viên :
Mẫu vẽ. Cái ấm pha trà và quả táo. Một số vật mẫu. 
Hình gợi ý cách vẽ, tranh ảnh về tĩnh vật.
Đầu chiếu.
Học sinh :
Vở tập vẽ.
 Chì, tẩy, màu vẽ.
III/ Hoạt động dạy :
Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chấm nhận xét bài cũ.
Giới thiệu bài : GTB và ghi đầu bài
Các hoạt động chủ yếu:
TG
CÁC HĐ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ 1 : Quan sát – Nhận xét
-Giới thiệu mẫu vẽ và bày mẫu để HS quan sát so sánh mẫu.
-Vật nào lớn hơn?
-Quả táo bằng bao nhiêu phần của ấm pha trà
-Quả táo và cái ấm pha trà có hình gì?
-Aám pha trà có những bộ phận nào?
-So sánh phần miệng và đáy của cái ấm pha trà?
-Vị trí mẫu vật nào ở trước, mẫu vật nào ở sau?
-Vật nào đậm?
-GV gợi ý độ đậm, nhạt.
HS quan sát mẫu
-HS trả lời. (TB-Y)
-1/3. Cái ấm pha trà (HS K-TB).
- Cái ấm pha trà là hình trụ, quả táo là hình cầu.(HS TB-Y
-HS kể. (HS Y-TB)
-HS so sánh.(HS K-G)
HS trả lời
Quả táo (HS Y-TB)
HĐ 2 : 
Cách vẽ
-Giới thiệu hình minh họa cách vẽ. (Máy chiếu)
-Em hãy nêu các bước vẽ của bài vẽ theo mẫu.
-Vẽ khung hình chung.
-Vẽ khung hình từng vật.
-Tìm tỉ lệ từng bộ phận.
-Vẽ phác, sửa hình hoàn chỉnh.
-Lên đậm nhạt.
Cho HS TB-Y nhắc lại.
GV vẽ mẫu theo các bước trên.
Hướng dẫn ứng dụng các hình cơ bản vào cách dựng hình.
-Cái ấm pha trà:
Ta chia cái ấm pha trà thành các hình cơ bản cho từng bộ phận như sau:
Sau khi được hình cái ấm tương đối cân đối tỉ lệ các bộ phận chúng ta vẽ phác phần quai và phần vòi theo tỉ lệ của cái ấm
Cuối cùng sửa hình
Quả táo:
Hướng dẫn em dựng hình như bình thường đã học
HS quan sát.
-HS nêu, nhận xét.
HS nhắc lại.
Chú ý
HĐ 3 : 
Thực hành
HS thực hành làm bài.
GV quan sát, nhận xét, hướng dẫn thêm cho HS.
Động viên, khuyến khích những HS vẽ đẹp.
-HS vẽ theo mẫu GV đã hướng dẫn.
HĐ 4 : 
Nhận xét
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý về :
 + Bố cục (cân đối với tờ giấy). 
 + Hình vẽ (rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu).
 + Các độ đậm nhạt (đậm, đậm vừa, nhạt).
 - GV nhận xét bổ sung, chỉ ra các bài vẽ đẹp và vẽ chưa đẹp trước khi xếp loại.
GV khen những HS hoàn thành bài tốt.
Giáo dục HS biết yêu quý sản phẩm do con người làm ra.
- Quan sát và nhận xét, xếp loại các bài vẽ.
Dặn dò :- Em nào làm bài chưa xong về nhà hoàn thành bài tiếp.
	 -Chuẩn bị: chuẩn bị bài học sau Thường thức mỹ thuật: Xem tranh “Du kích tập bắn”.
Rút kinh nghiệm :
II/ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG – LỚP THỰC NGHIÊM
 LỚP THỰC NGHIÊM
 LỚP THỰC NGHIÊM
 LỚP THỰC NGHIÊM
 LỚP THỰC NGHIÊM
BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG - LỚP ĐỐI CHỨNG
 LỚP ĐỐI CHỨNG
 LỚP ĐỐI CHỨNG
 LỚP ĐỐI CHỨNG
 LỚP ĐỐI CHỨNG
III/ BẢNG ĐIỂM
LỚP THỰC NGHIỆM
STT
Tên
Điểm KT trước TĐ
Điểm KT sau TĐ
1
Phạm Nguyễn Bình An
6
8
2
Trần Tuyết Anh
8
9
3
Nguyễn Nhật Huy
8
9
4
Biền Vũ Đăng Huy
8
8
5
Trần Thị Tuyết Loan
9
10
6
Nguyễn Khắc Mạnh
7
6
7
Hoàng Thị Trà My
8
8
8
Đỗ Thị Trà My
9
9
9
Lê Trà My
9
9
10
Nguyễn Thị Trà My
5
6
11
Nguyễn Thị Kiều My
8
9
12
Thị Nở
6
7
13
Hoàng Thị Yến Nhi
7
10
14
Hoàng Đức Long
9
9
15
Nguyễn Ngọc Quốc
7
9
16
Nguyễn Văn Quy
6
7
17
Phạm Thị Thành
9
9
18
Hoàng Văn Thành
8
9
19
Nguyễn Văn Thìn
6
7
20
Nguyễn Minh Thuận
7
8
21
Võ Thị Kim Tiên
5
10
22
Lê Thị Ngọc Trinh
6
8
23
Nguyễn Thị Kim Tuyết
8
9
24
Hoàng Thụy Ngọc Trang
4
8
25
Nguyễn Kim Yến
8
10
26
Mang Kiên
5
7
LỚP ĐỐI CHỨNG
STT
Tên
Điểm KT trước TĐ
Điểm KT sau TĐ
1
Nguyễn Hữu Bình
6
6
2
Lê Phương Dung
9
9
3
Thị Điệu
6
7
4
Đỗ Thị Mỹ Hiền
9
9
5
Trần Hiển
8
7
6
Đỗ Mạnh Hưng
4
6
7
Nguyễn Duy Khánh
7
9
8
Nguyễn Minh kiều Linh
8
7
9
Nguyễn Hoài Nam
5
5
10
Nguyễn Hoàng Nga
7
7
11
Võ Ánh Ngọc
9
7
12
Bo Thị Nguyệt
6
6
13
Nguyễn Thế Hồng Nhi
6
9
14
Nguyễn Lê Thị Thúy Nhi
8
8
15
Trần Thị Tú Nhi
7
9
16
Vy Thị Yến Nhi
5
7
17
Bùi Thị Như Quỳnh
9
10
18
Nguyễn Trường Sang
4
7
19
Hoàng Thụy Nguyên Thảo
7
8
20
Trần Minh Thời
7
7
21
Trương Chí Thuận
5
6
22
Trần Thị Ngọc Trâm
7
7
23
Trần Thị Tuyết Trâm
9
7
24
Nguyễn Thị Ngọc Trân
8
6
25
Nguyễn Thanh Đặng Tú
5
6
26
Nguyễn Quang Tuấn
8
7
 IV/ MINH HOẠ CÁCH DỰNG HÌNH
Ví dụ vẽ cái chai
Đầu tiên vẫn hướng dẫn các em dựng khung hình chung của cái chai.
Đánh dấu các bộ phận chính của cái chai như: Cổ chai, vai chai, thân chai.
Phân tích các bộ phận chính thành các hình cơ bản như: hình tam giác cân, hình chữ nhật, hình vuông, hình thang cân
Dựa vào tỉ lệ của cái chai phác các hình cơ bản.
Vẽ phác xong các em chỉnh sữa lại hình và hoàn chỉnh hình. Như vậy các em sẽ dựng được hình cái chai về cơ bản tương đối giống mẫu.
HÌNH ẢNH HỌC SINH THỰC HÀNH VẼ THEO MẪU

File đính kèm:

  • docSKKN_mon_mi_thuat.doc
Sáng Kiến Liên Quan