Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở Lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Theo tài liệu Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Vụ Giáo dục Trung học, một số phẩm chất, năng lực cần được cần hình thành, phát triển ở học sinh THPT, đó là:

* Về phẩm chất:

 1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

 2. Nhân ái, khoan dung

 3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư

 4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó

 5. Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

 * Về năng lực:

 1. Năng lực tự học

 2. Năng lực giải quyết vấn đề

 3. Năng lực sáng tạo

 4. Năng lực tự quản lí

 5. Năng lực giao tiếp

 6. Năng lực hợp tác

 7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

 8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ

 9. Năng lực tính toán.

Để phát triển năng lực và phẩm chất của người học đối với chương trình giáo dục kéo theo yêu cầu tất yếu phải đổi mới về phương pháp dạy học. Đối với môn Ngữ Văn, vấn đề trên lại càng được đặt ra một cách cấp thiết. Đặc biệt, với kiểu bài văn thuyết minh tuy học sinh đã được học ở cấp THCS nhưng vẫn còn mới mẻ so với các bài văn nghị luận khác ở khối THPT, nhất là lớp 10 thì việc hướng dẫn các em có kiến thức và nắm bắt phương pháp làm bài phù hợp với đặc trưng kiểu bài càng đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn, phải có sự tìm tòi, sáng tạo.

 

docx51 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp dạy học văn thuyết minh ở Lớp 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc mục đích mà mình đã đặt ra 
2: Một số phương pháp thuyết minh 
- Mục tiêu: 
+ Nắm vững kiến thức về một số phương pháp thuyết minh.
+ Hình thành năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học...
+ Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, trung thực, yêu gia đình, quê hương, đất nước.
 - Nhiệm vụ: HS tích hợp kiến thức văn học sử đã học ở THCS
 - Phương thức: hoạt động cá nhân
 - Sản phẩm: Hs đưa ra kết quả.
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4.
*HS đọc mục II.2 và trả lời các câu hỏi:
- Sách Ngữ văn 10, tập 2 còn giới thiệu thêm những phương pháp thuyết minh nào khác? 
Cho HS tìm hiểu các ví dụ để xác định rõ trong mỗi ví dụ tác giả thuyết minh điều gì ? Và đã thuyết minh bằng phương pháp cụ thể nào ?
- Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp thuyết minh?
- Mục đích của việc sử dụng phương pháp thuyết minh là gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
HS trả lời: Những tên tuổi được nêu ra (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) đã làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên sáng rõ, có sức thuyết phục.
HS trả lời: 
Đoạn trích thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, bút danh Tô-sây đến bút danh Ba-sô, cái người đọc cần biết là ý nghĩa của các bút danh ấy. Vì vậy, người viết đã sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh. Nhờ phương pháp thuyết minh này mà các bút danh của Ba-sô được giải thích một cách sáng rõ.
HS trả lời: 
Đoạn trích thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Phương pháp thuyết minh ở đây là dùng số liệu. Người viết đã đi từ số lượng tế bào (40- 60 000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (6 triệu tỉ phân tử) rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (1 tỉ tỉ nguyên tử). Từ đó, để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu khác như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú, ,... và đi đến kết luận: "Nếu mỗi nguyên tử dài 1 mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75 m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ”. Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh này chính là các số liệu. Các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.
HS trả lời: 
Đoạn trích thuyết minh về nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích. Tác giả phân tích tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: các loại "hết thảy đều là đồ bỏ”; cách sử dụng vô cùng dân dã; nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp nhười đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.
II. Một số phương pháp thuyết minh
 Các phương pháp
- Đoạn trích Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên
+ Đoạn trích thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. + Phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng ở đây là phương pháp nêu ví dụ. 
- Đoạn trích Thi sĩ Ba- sô và "Con đường hẹp thiên lí".
- Đoạn trích Con người và con số trên tạp chí Kiến thức ngày nay.
- Đoạn trích Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.	
3: Yêu cầu vận dụng các phương pháp thuyết minh 
 - Mục tiêu: 
+ Nêu những yêu cầu
+ Hình thành năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học...
+ Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, trung thực, yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Nhiệm vụ: hệ thống được kiến thức cơ bản
 - Phương thức: hoạt động cá nhân.
 - Sản phẩm: trả lời các câu hỏi do GV đặt ra
 - Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK , trả lời câu hỏi sau bằng cách ghi vào giấy A4.
Nêu các yêu cầu vận dụng các pptm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân, cặp đôi 
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS trình bày kiến thức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chốt kiến thức: GV trực tiếp phân tích, nhận xét, đánh giá
III.Yêu cầu vận dụng các phương pháp thuyết minh 
- Việc lựa chọn phương pháp thuyết minh nào ? bao nhiêu ? phải do mục đích thuyết minh quyết định 
- Không chỉ thuyết minh cho người đọc hiểu được sự vật hiện tượng mà còn phải làm cho VB thuyết minh trở nên sinh động hấp dẫn 
III. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: 
+ Làm bài tập theo yêu cầu
+ Hình thành năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
+ Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, trung thực, yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Nhiệm vụ: GV và HS cùng thực hiện
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Sản phẩm:
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao bài tập
Văn bản sau sử dụng phương pháp thuyết minh gì?
 Truyền thuyết kể lại rằng: Khoảng năm 1229, quân Nguyên – Mông từng bước thôn tính nhà Nam Tống ở Trung Quốc, đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn. Tả Thừa tướng Lục Tú Phu mang theo vua Đế Bính (8 tuổi) cùng gia quyến và binh sỹ đi chạy loạn ngoài biển. Do gặp sóng to gió lớ, thuyền chở vua tôi Nam Tống bị chìm ngoài biền Đông. Thi thể 3 mẹ con công chúa trôi dạt vào cửa Càn.
 Dân làng Càn thấy thi thể những phụ nữ chết đuối mặc xiêm y quý tộc, da dẻ hồng hào, trên người phảng mùi thơm như lan, như quế nên lấy làm lạ, bèn chôn cất tử tế và lập miếu thờ. Mỗi khi ra khơi, đến cầu khấn đều thấy linh nghiệm. Từ đó, người dân đặt tên cho địa phương mình là Hương Cần, hay Phương Cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS thực hiện trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét kết quả bài làm
Thuyết minh bằng cách giải thích
IV. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: 
+ Làm bài vận dụng
+ Hình thành năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, trung thực, yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Nhiệm vụ: GV và HS cùng thực hiện
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân
- Sản phẩm:
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : GV giao bài tập
Viết đoạn văn thuyết minh (khoảng 200 chữ) về truyền thống trường THPT Đông Hiếu, Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. Chỉ ra đoạn văn đã sử dụng phương pháp nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả: HS thực hiện trả lời các câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét kết quả bài làm
Vận dụng lí thuyết đã học, viết đoạn văn theo yêu cầu đảm bảo nội dung và hình thức.
V. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: 
+ HS vận dụng sáng tạo.
+ Hình thành năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học...
+ Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó, trung thực, yêu gia đình, quê hương, đất nước, nhân ái, khoan dung, trung thực.
- Nhiệm vụ: GV giao bài tập cho học sinh về nhà
- Phương thức thực hiện: HS làm việc cá nhân
- Sản phẩm: Bài viết trên giấy a4
- Tiến trình thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
+ Sưu tầm tranh ảnh, video clip để hỗ trợ viết bài thuyết minh ngắn giới thiệu 1 vài tác giả, tác phẩm văn học trung đại đã học. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đánh giá.
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV nhận xét tuyên dương một vài bài tiêu biểu (Tiết học sau).
+ Sưu tầm tranh ảnh, video minh hoạ phù hợp. Kết hợp trình chiếu và diễn đạt bằng ngôn ngữ nói trước tập thể về tác giả, tác phẩm đã chọn.
4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Bài cũ: Sưu tầm thêm một số văn bản thuyết minh và tìm hiểu các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong các văn bản đó.
- Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo 
 IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
1. Khảo sát
 Trong điều kiện thực nghiệm sư phạm tại Trường THPT Đông Hiếu, Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An vào năm học 2019 - 2020, tôi chọn lớp 10C4 làm lớp thực nghiệm và sử dụng phương pháp thông thường đối với lớp 10C6 làm lớp đối chứng. Đây là hai lớp mà theo đánh giá của các thầy cô trong trường là có học lực ngang bằng nhau, đều có 42 học sinh. 
- Ban đầu, tôi cho tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm nhằm xem xét lực học của hai lớp và để kiểm tra trình độ hai lớp có tương đương nhau không.
- Sau khi tổ chức thực hiện các giải pháp trên, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng số HS
0-5điểm
5-6,5điểm
6,5- <8điểm
8-10điểm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
TN(10C4)
42
2
4,76
16
38,09
20
47,61
4
9,52
ĐC(10C6)
42
5
11,90
19
45,23
17
40,47
1
2,38
 2. Phân tích kết quả khảo sát
Trên cơ sở kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Học sinh hứng thú hơn trong tiếp cận và làm bài văn thuyết minh.
- Rèn được cho học sinh kỹ năng nhận diện, phát hiện và luyện viết văn thuyết minh.
- Các em học sinh không bị nhầm lẫn giữa các phương pháp và vận dụng khá thành thạo trong bài viết của mình. 
- Ở kiểu bài nhận diện, phát hiện, đa số các em tìm và gọi tên đúng các phương pháp thuyết minh và nêu được tác dụng của chúng.
- Ở kiểu bài vận dụng, các em biết vận dụng tổng hợp các kiến thức về văn thuyết minh để làm bài như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn
- Cũng có nhiều bài làm của học sinh tương đối công phu trong việc tìm tòi tài liệu, không bị nhầm sang các phương thức biểu đạt khác.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức thực tế được trãi nghiệm vào trong bài viết, do vậy bài thuyết minh trở nên sinh động, hấp dẫn và có cảm xúc hơn.
- Chất lượng bài viết : 
+ Điểm trung bình của nhóm học sinh thực nghiệm luôn cao hơn nhóm đối chứng.
+ Tỉ lệ % học sinh đạt điểm khá giỏi ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng và tỉ lệ % học sinh có điểm yếu kém ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm thực nghiệm
=> Học sinh nhóm thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn học sinh nhóm đối chứng.
Từ những nhận xét và phân tích số liệu của các bài kiểm tra cho phép khẳng định tính đúng đắn của Sáng kiến kinh nghiệm. Các kết quả thu được đã chứng tỏ: sử dụng biện các phương pháp dạy học văn thuyết minh cho học sinh lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh sẽ nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
 Qua quá trình giảng dạy và áp dụng một số giải pháp ở phân môn Tập làm văn mà cụ thể là ở phần văn thuyết minh, tôi thu được kết quả: học sinh có hứng thú khi học và làm bài văn thuyết minh, hình thành được kĩ năng khai thác tài liệu từ thực tiễn và qua mạng Internet để vận dụng vào bài làm, biết cách tạo lập một văn bản thuyết minh có hiệu quả, biết cách thuyết minh về một vấn đề về văn học và trong cuộc sống, tự tin thuyết trình trước tập thể. Bước đầu các em đã khắc phục được một trong những điểm còn hạn chế trong việc viết bài của học sinh là viết lan man, thiếu ý hoặc đối tượng thuyết minh chung chung, thiếu độ tin cậy, khách quan... 
 Các giải pháp trên cùng với kết quả mà tôi đã trình bày khẳng định được một số phương pháp dạy học văn thuyết minh như trên là có hiệu quả.
 2. Một số đề xuất
 2. 1. Đối với giáo viên
 Dạy học là một quá trình, vì vậy hướng dẫn cho học sinh THPT làm văn thuyết minh và luyện nói phải có thời gian. Bên cạch đó, việc lựa chọn đề tài phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, gắn liền với thực tế cuộc sống, thực tế địa phương để giúp các em thấy sự gần gũi giữa văn chương và cuộc đời. Giáo viên cần tập trung cho các em thuyết minh về đề tài đã chuẩn bị trước nhằm tạo ra sự tự tin, nhanh nhẹn trước tập thể.
Văn thuyết minh là kiểu bài không thể thiếu trong chương trình Ngữ văn THPT. Để giúp học sinh nắm vững kiểu bài, vận dụng trong văn viết và văn nói, giáo viên phải tập trung rèn cho các em phương pháp làm bài, từ bước chuẩn bị tư liệu, làm đề cương đến viềt bài hoàn chỉnh và trình bày trước tập thể.
Để giáo dục học sinh tình yêu văn học, người giáo viên phải thật sự chủ động, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự giác tự học của các em.
Giải pháp kiến nghị : Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cần cung cấp thêm sách tham khảo, tranh ảnh, phim tư liệu v.v để giáo viên và học sinh có tư liệu khi viết bài văn thuyết minh . Cần có nguồn kinh phí để tổ chức cho giáo viên và học sinh được đi thực tế, tham quan, dã ngoại nhằm cung cấp vốn sống để làm bài.
2. 2. Đối với học sinh
 Cần phải phát huy năng lực tự học, tự ôn lại các kiến thức đã học về văn thuyết minh ở chương trình Ngữ Văn 8, trên cơ sở đó dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học văn thuyết minh ở lớp 10.
 Cần phải ý thức việc gắn kết kiến thức đã học trong nhà trường với thực tế đời sống xã hội, nhất là gắn liền với văn hoá, lịch sử, địa lí ở địa phương. 
 Qua thực tế được trải nghiệm, học sinh biết vận dụng sáng tạo để thực hiện thao tác tạo lập văn bản thuyết minh, xem đó là bài thu hoạch thiết thực cho bản thân.
 Để nâng cao chất lượng dạy - học môn Ngữ văn nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng đòi hỏi học sinh phải biết nắm vững kiến thức ở lớp và biết mạnh dạn học hỏi ở bạn bè, ở sách báo, ở nhân dân, ở thực tế cuộc sống hoặc qua công nghệ thông tin. Đồng thời biết vận dụng những hiểu biết đó thể hiện qua các bài tự viết như tùy bút, truyện ngắn, thơ
 Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện thời gian có hạn, mà vấn đề khá phức tạp, bản thân chỉ giải quyết được một phần nào đó của vấn đề, đề tài đưa ra. Tôi rất mong nhận được những lời đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để cùng tiếp tục suy nghĩ hoàn thiện với mục đích góp phần vào việc đưa chất lượng dạy học Làm văn ở trường THPT đạt kết quả tốt hơn.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU
----------–&—------------
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC VĂN THUYẾT MINH Ở LỚP 10
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
 Môn: Ngữ Văn
 Người thực hiện: Lê Thị Hồng
 Đơn vị công tác: Trường THPT Đông Hiếu
 Số điện thoại: 0973557617
Năm học 2020 - 2021
Năm học 2020 - 2021
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
Tên chữ viết tắt
Chữ cái viết tắt
1
Đối chứng
ĐC
2
Giáo viên
GV
3
Học sinh
HS
4
Nhà xuất bản	
NXB
5
Trung bình	
TB
6
Trung học cơ sở
THCS
7
Trung học phổ thông
THPT
8
Thực nghiệm
TN
9
Sách giáo khoa
SGK
10
Số thứ tự
STT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK và SGV Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục, năm 2006.
2. Thiết kế Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục, năm 2008
3. Phương pháp dạy học Ngữ văn tập 1,2 - Phan Trọng Luận, NXB ĐHSP 2007
4. Phương pháp dạy học Ngữ văn - Nguyễn Viết Chữ - NXB ĐHSP
5. Thực hành Làm văn lớp 10- Lê A - NXB Giáo dục, năm 2009
6. Kinh nghiệm viết một bài văn - Nguyễn Đăng Mạnh - NXB Giáo dục, năm 2007
7. Một số bài làm văn của học sinh lớp 10 Trường THPT Đông Hiếu - Nghệ An 
 8. TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG –TS Đỗ Ngọc Thống- NXB Giáo dục 2006.
9. Tham khảo nguồn mạng Internet.
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1
I.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1
II
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2
III
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
IV
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
V
CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
2
VI
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
2
PHẦN II. NÔI DUNG NGHIÊN CỨU
4
I
 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
4
1
 Thuận lợi
4
2
 Khó khăn
4
II
CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
5
1
 Cơ sở lí luận
5
2
 Cơ sở thực tế
7
III
 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
9
1
Vấn đề thuật ngữ Văn thuyết minh
9
2
Một số giải pháp thực hiện đề tài
10
2.1
 Giải pháp 1
10
2.2
 Giải pháp 2
16
3.2
Giải pháp 3
16
4.2
Giải pháp 4
26
IV
 HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
36
1
Khảo sát
36
2
 Phân tích kết quả khảo sát
36
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
38
1
 Kết luận
38
2
Kiến nghị và đề xuất
38
PHỤ LỤC
I. PHIẾU KHẢO SÁT 
Mẫu 1: Trước khi áp dụng đề tài
1. Em biết gì về văn thuyết minh?
a. Đã biết về văn thuyết minh b. Đã được học về văn thuyết minh
c. Đang được học văn thuyết minh d. Đã biết nhưng chưa được học
2. Em có thích học môn Tập làm văn không? Vì sao?
..................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Em có thích văn thuyết minh không? Vì sao?
..................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Ở Trường THCS em đã từng làm văn thuyết minh về những đề tài nào?
..................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Em đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của văn thuyết minh?
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Bình thường
d. Không quan trọng
6. Em hãy kể những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở nước ta mà em biết?
..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mẫu 2: Sau khi áp dụng đề tài
1. Sau khi được học một số phương pháp dạy học văn thuyết minh, em có cảm nhận như thế nào khi học môn Tập làm văn?
Rất thích (15/47)
Thích (28/47)
Bình thường (3/47)
 Không thích (1/47)
2. Em thấy thế nào khi vận dụng các phương pháp dạy học văn thuyết minh?
Rất hiệu quả (5/47)
 Hiệu quả (38/47)
 Bỉnh thường (4/47)
 Không hiệu quả (1/47)
3. Nếu em được lựa chọn phương pháp khi học môn Làm văn, em sẽ chọn phương pháp nào sau đây? Vì sao?
Phương pháp truyền thống: không cần làm việc nhiều, không cần khai thác tư liệu, không cần trải nghiệm...(3/47)
Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh (44/47).
4. Sau khi được học, được phát huy năng lực, được sáng tạo em thấy mình tiến bộ ở những phương diện nào?
 Kiến thức về văn thuyết minh (44/47)
 Kĩ năng làm văn thuyết minh (45/47)
 Kĩ năng sáng tạo, tự lập, tự tin (40/47)
 Chưa thay đổi (0/47)
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH THU THẬP THÔNG TIN QUA MẠNG INTERNET
III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRÃI NGHIỆM THỰC TẾ TẠI ĐỀN LÀNG VẠC (Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An)
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN NÓI VĂN THUYẾT MINH 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_phuong_phap_day_hoc_van_thuyet.docx
Sáng Kiến Liên Quan