Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương

Ngữ văn là một trong những môn học có số tiết học cao nhất ở trường Phổ thông. Ngoài vai trò góp phần hình thành những kĩ năng cơ bản, thiết yếu cho người học (khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tư duy, khả năng giao tiếp.), nó còn có những đặc thù riêng biệt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Việc dạy văn- học văn trong nhà trường giúp học sinh hình thành những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp: biết yêu quý, hướng đến các giá trị chân- thiện- mỹ, biết căm ghét và loại bỏ cái xấu xa, giả dối, biết yêu thương, quý trọng gia đình bè bạn, có tình yêu thiên nhiên, có lòng yêu nước, có sự tự hào và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, của nhân loại, có lòng ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho đất nước, cho nhân loại.

Học văn là học làm người bởi M.Gorki từng nói văn học là nhân học. Vậy nhưng thật đáng buồn khi chất lượng học văn của học sinh THPT ở nước ta ngày càng đang mất dần vị thế vốn có của nó, tình trạng học sinh không còn hứng thú với việc học văn đã trở thành hiện tượng phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Trước thực trạng đó, chúng ta cũng đã có nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học văn được tổ chức dưới nhiều cấp độ khác nhau trong phạm vi cả nước. Hàng loạt các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực được bàn đến.thế nhưng căn bệnh chán học văn của học sinh vẫn chưa được khắc phục.

Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng trên nhưng có một nguyên nhân mà giáo viên dạy văn nào cũng phiền muộn khi nhận ra là đa số học sinh không chịu đọc văn bản khi soạn bài, đặc biệt là các tác phẩm văn chương. Việc soạn văn được các em đối phó bằng cách chép những câu trả lời có sẵn trong sách giải, sách học tốt bán phổ biến và phong phú ngoài thị trường mà không chịu đọc văn bản và trả lời câu hỏi hướng dẫn theo sự cảm thụ và lối diễn đạt của bản thân.

 

doc21 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 07/12/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế và sử dụng sơ đồ, bảng biểu trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̉a giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp: 
Học sinh buộc phải đọc tác phẩm để hoàn thành sơ đồ mà giáo viên đã phát trước đó, đó là cơ sở để các em nắm được cơ bản nội dung của tác phẩm văn học.
Khắc phục tình trạng học sinh không chịu đọc tác phẩm trước giờ học văn trên lớp. Tạo điều kiện để các em chủ động, tích cực đọc tác phẩm văn chương cũng như hiểu và yêu môn ngữ văn nhiều hơn.
b. Các sơ đồ:
Đọc văn bản và trả lời một cách ngắn gọn các câu hỏi từ 1 đến 4 theo sơ đồ:
1. Điều đáng trách ở Mị Châu:
2. Điều đáng thương ở Mị Châu:
3. Chi tiết thể hiện thái độ dân gian với Mị Châu? Ý nghĩa?
4. Suy nghĩ của em về Mị Châu:
Sơ đồ đọc hiểu nhân vật Mỵ Châu
(An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ ) 
(Ngữ Văn 10)
Đọc văn bản và trả lời một cách ngắn gọn các câu hỏi từ 1 đến 8 theo sơ đồ:
1. Có bao nhiêu lần mẹ con Cám
 giết tấm? kể tên?............................
..
..
 2. Kể tên những lần Tấm hồi sinh?	
 4. Ý nghĩa của việc Tấm liên tục hồi sinh?	
3. Nhận xét về mẹ con Cám (cái ác)?
..
5. Liệt kê các chi tiết kì ảo:
6. Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:
Cổ tích?	
- Nhân vật:	
- 	
7. Kết luận gì về đặc điểm truyện }cổ tích:
8. Nêu triết lí dân gian:
Sơ đồ đọc hiểu tác phẩm Tấm Cám (Ngữ Văn 10)
1. Xác định không gian, thời gian cảnh cho chữ: ...............
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Nghệ thuật nổi bật của cảnh cho chữ: ........................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đọc tác phẩm và trả lời ngắn gọn các câu hỏi từ 1 đến 6:
2. Mối quan hệ giữa Huấn Cao và viên quản ngục?........
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Vì sao đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?..........
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Chi tiết về tư thế, thái độ của các nhân vật?..................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Nội dung lời khuyên của Huấn Cao?..............................
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Sơ đồ đọc hiểu cảnh cho chữ (Chữ người tử tù, Ngữ văn 11)
 6. Nội dung tư tưởng 
 của tác phẩm: ......................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 ....................................
Đọc truyện và trả lời ngắn gọn các câu hỏi từ 1 đến 6:
Sơ đồ đọc hiểu tác phẩm Người trong bao (Ngữ Văn 11)
 3. Điều ấn tượng ở
 Bê-li-cốp: .............................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 ....................................
 4. Nguyên nhân 
 khiến Bê-li-cốp chết: .........
...................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................
 5. Nghệ thuật nổi 
 Bật của tác phẩm: ............
....................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 ....................................
 1. Vẻ bề ngoài của
 Bê-li-cốp: .............................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 2. Thói quen, lối sống của Bê-li-cốp: ........................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
c. Cách thiết kế và sử dụng sơ đồ:
 Bước 1. Nghiên cứu tác phẩm để định hướng thiết kế:
	Mục đích chung của sơ đồ là hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm một cách tích cực hơn, nhưng trên thực tế, việc thiết kế sơ đồ bao quát nội dung của toàn tác phẩm không phải lúc nào cũng khả thi. Có những tác phẩm chỉ cần tập trung ở một phần nội dung thì toàn bộ dụng ý nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm tự nhiên đã hiện ra đầy đủ. Ví dụ như với tác phẩm Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, ta chỉ cần xoáy sâu vào chi tiết chuyến tàu đi qua nơi phố huyện, hay tác phẩm Chữ người tử tù ta chỉ cần thiết kế sơ đồ tập trung vào cảnh cho chữ... Hơn nữa, nếu đối với tác phẩm nào ta cũng ôm đồm nội dung từ đầu chí cuối thì việc thiết kế vừa rối rắm và cuối cùng khó tránh khỏi lại sa vào một mô hình chung cho tất cả các tác phẩm vì xét cho cùng con đường cảm thụ các tác phẩm văn chương đã có lộ trình chung.
	Mặt khác, chúng ta cần xác định đặc điểm nội dung của tác phẩm (hay một phần của tác phẩm) để định hình kết cấu của sơ đồ. Ví dụ như đối với đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Đăm săn), cần tập trung vào trận đối đầu giữa người anh hùng Đăm Săn và Mtao Mxây nên có thể định hình sơ đồ theo hướng các mũi tên đối lập nhau; hoặc với tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ta có thể thiết kế sơ đồ theo hướng các mũi tên nối tiếp bởi lẽ nội dung của tác phẩm là một chuỗi những hành động sai lầm của nhân vật chính cuối cùng dẫn đến kết quả và từ đó người đọc rút ra bài học lịch sử của tác phẩm.
	Trong bước này, người thiết kế còn cần lựa chọn các hình khối trong sơ đồ sao cho gợi được cảm nhận về nội dung của tác phẩm vì vậy mà việc nghiên cứu tác phẩm rất cần thiết. Ví dụ muốn thể hiện sự xung đột giữa cái thiện và cái ác trong Tấm Cám ta sử dụng hình mũi tên, phản ánh về những sai lầm bởi sự mù quáng trong tình yêu của Mị Châu thì dùng hình trái tim, gợi về sự mòn mỏi chờ chuyến tàu đêm của những người dân nơi phố huyện nghèo ta có thể dùng hình ảnh của một đoàn tàu....Tuy nhiên, cần tránh lựa chọn các hình ảnh quá cầu kỳ vừa khó thực hiện mà có thể sẽ phá vỡ cấu trúc của sơ đồ.
	Bước 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp với nội dung tác phẩm.
	Hệ thống câu hỏi được xác lập cần phù hợp với năng lực và tư duy của người học. Theo Ivan Hannel, thì hệ thống câu hỏi cần kiểm tra được khả năng nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích và sáng tạo. Vì thế, trong quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi, giáo viên cần lưu ý đến trình tự nhận thức của người học. Trình tự của các câu hỏi cũng vì vậy mà cần đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những câu hỏi phát hiện đến những câu hỏi đòi hỏi sự cảm nhận, suy luận, tư duy. Tất nhiên, giáo viên phải dựa vào đặc trưng của từng thể loại, từng tác phẩm để xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp. Ví dụ ở những tác phẩm trữ tình thường bắt đầu bằng những phát hiện về hình ảnh thơ, nhịp điệu, các biện pháp nghệ thuật...rồi mới qua đó mà khám phá về những trạng thái, tình cảm của nhân vật trữ tình; đối với các tác phẩm truyện thường đi từ những chi tiết về nhân vật, sự việc, tình huống truyện, không gian, thời gian nghệ thuật...mà tìm hiểu về nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Thiết kế hệ thống câu hỏi có phù hợp học sinh mới dễ dàng và hứng thú khi hoàn chỉnh các câu trả lời vào sơ đồ.
	Tuy nhiên, sơ đồ này chỉ hướng dẫn học sinh đọc hiểu ở mức độ tự nghiên cứu bài học, giáo viên cần bám sát vào mục đích này khi xây dựng hệ thống câu hỏi. Vì thế, ta cần ưu tiên nhiều hơn cho những câu hỏi kiểm tra khả năng phát hiện và hiểu: phát hiện về số lượng nhân vật, nhân vật chính, các chi tiết quan trọng của tác phẩm hay phát hiện về các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm trữ tình...Những câu hỏi ở mức vận dụng, phân tích và sáng tạo có thể được khai thác trong tiết học tại lớp, dưới sự dẫn dắt, gợi mở của giáo viên để các em có sự cảm nhận dễ dàng và đúng hướng.
	Mặt khác, sơ đồ quá phức tạp sẽ rối rắm và học sinh dễ nản nên số lượng cần vừa phải và phù hợp với năng lực người học.
Bước 3: Vẽ sơ đồ
	Đây là bước cuối cùng để hoàn thành một sơ đồ. Nếu đã chuẩn bị tốt 2 bước trên thì bước cuối khá đơn giản. Ta chỉ cần chọn hình vẽ phù hợp để ghi các câu hỏi, cũng như sắp xếp các câu hỏi sao cho vừa đúng với hệ thống đã chuẩn bị từ trước vừa phù hợp với cấu trúc sơ đồ.
	Không chỉ thế, ta phải căn, chỉnh sao cho vừa trong khổ giấy A4. Tuỳ cấu trúc sơ đồ mà ta để giấy ngang hay dọc.
	Một sơ đồ còn cần có các câu lệnh để hướng dẫn học sinh tự hoàn chỉnh được sơ đồ. Vị trí của các câu lệnh nên đặt ở phía trên cùng để các em thấy ngay các nhiệm vụ cần thực hiện. Phía dưới cùng là tên sơ đồ (Sơ đồ để dùng dạy tác phẩm nào, hoặc đoạn nào trong tác phẩm)
Bước 4: Cách sử dụng sơ đồ:
	Giáo viên phát sơ đồ vào tiết học trước đó, thường vào cuối tiết khi dặn dò các em chuẩn bị bài mới. Việc hướng dẫn hoàn thành sơ đồ cũng đơn giản vì các câu lệnh và câu hỏi đã rất rõ trong sơ đồ. Nên phô tô sơ đồ để phát cho mỗi học sinh một bản.
	Đến tiết dạy, giáo viên có thể kiểm tra xác suất một số em xem các em có tự hoàn thành một cách nghiêm túc không. Cần xem việc kiểm tra, đánh giá này là một phần việc kiểm tra bài mới như lâu nay ta vẫn làm. 
	Hiệu quả sơ đồ chủ yếu được phát huy trong quá trình các em tự hoàn thành ở nhà. Giáo viên cũng có thể cho điểm khuyến khích đối với những em trả lời tốt các câu hỏi trong sơ đồ. Việc kiểm tra, cho điểm này còn được tiến hành cả trong quá trình giảng dạy, bởi lẽ em nào đã đọc đã hiểu tác phẩm thì hiệu quả tiếp thu và cảm nhận trong giờ dạy rất rõ ràng.
4. Kết quả, hiệu quả ứng dụng
Qua quá trình giảng dạy, sử dụng phương pháp “sơ đồ, bảng biểu” trong dạy học ngữ văn ở nhà trường, tôi nhận thấy phương này mang lại rất nhiều hiệu quả:
Trước hết là tác dụng khơi gợi hứng thú học tập cho HS, phát huy tính tích cực, chủ động ở người học. Bởi lẽ, nếu không sử dụng sơ đồ bảng biểu, chúng ta sẽ phải liên tục đặt ra những câu hỏi có vấn đề để HS giải quyết. Như vậy HS dễ cảm thấy nhàm chán, kiến thức bị chẻ nhỏ, rời rạc theo từng câu hỏi. Trái lại với phương pháp sơ đồ, bảng biểu, HS sẽ hứng thú hơn. Bởi mỗi lần giải quyết một mẫu bảng, sơ đồ HS sẽ có cảm giác như mình tham gia một trò chơi thú vị. Quá trình tư duy, giải quyết yêu cầu của sơ đồ, bảng biểu lúc này được xem như một hành trình khám phá, chinh phục và khi hoàn thành sơ đồ, bảng biểu HS sẽ cảm thấy hứng khởi vì mình đã chinh phục được thử thách, vui với cảm giác thành công và chiến thắng. 
Bên cạnh đó một lợi ích đáng kể nữa của việc sử dụng phương pháp này là giúp HS nắm bài nhanh, nhớ và hiểu bài sâu hơn, lưu giữ kiến thức khoa học, bền vững nhận rõ mối quan hệ giữa các kiến thức - xâu chuỗi được kiến thức đã học. Bởi kiến thức được lưu giữ ở dạng ngôn ngữ, hình ảnh (vì sử dụng phương pháp sơ đồ, bảng biểu cũng là một dạng hình ảnh trực quan kết hợp với ngôn ngữ). HS trực tiếp quan sát, tự mình hoàn chỉnh những kiến thức ấy, đúng nguyên tắc - “Tôi nghe - tôi quen; tôi nhìn - tôi nhớ; tôi làm - tôi hiểu” đương nhiên các em sẽ nhớ và hiểu vấn đề sâu sắc hơn.
Đặc biệt hiệu quả quan trọng nhất là rèn luyện cho HS tư duy tổng hợp, khái quát vấn đề; phát huy tinh thần làm việc tập thể (nhóm, tổ).
Đồng thời, phương pháp này cũng giúp HS khắc phục được lối học cũ, sao chép, máy móc, tiết kiệm thời gian, HS không phải ghi chép nhiều, rèn luyện ý thức tự học cho HS.
	Qua thực tế khi sử dụng sơ đồ vào quá trình dạy học tôi nhận ra học sinh hào hứng với nhiệm vụ chuẩn bị bài mới hơn. Các em cùng bàn tán và trao đổi để xem sơ đồ của nhau, thậm chí còn tranh luận rồi kiểm tra lại tác phẩm để tìm xem đâu là câu trả lời đúng. Quá trình dạy trên lớp cũng thuận lợi hơn rất nhiều vì đa số các em nắm được nội dung tác phẩm, cô và trò đều hào hứng hơn trong tiết dạy học. Không khí những tiết dạy tác phẩm văn chương sôi nổi hơn, hiệu quả hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài xuất phát từ yêu cầu của thực tế trong dạy học môn ngữ văn. Tôi đã trình bày mục đích cũng như những khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Đóng góp của sáng kiến là một số sơ đồ cụ thể nhằm hướng dẫn học sinh trong quá trình tự đọc tác phẩm văn chương. Tôi cũng đã trình bày cách thức để tạo sơ đồ và sử dụng sơ đồ một cách hiệu quả.
Môn ngữ văn ngoài đặc trưng của một môn khoa học còn là một bộ môn của nghệ thuật. Mỗi giáo viên cũng vì vậy mà có những cảm nhận, sáng tạo rất riêng trong quá trình hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức. Đề tài này chỉ thể hiện một cách làm của bản thân những mong giúp học sinh hiểu và yêu môn ngữ văn nhiều hơn. 
Trên thực tế, cách thiết kế sơ đồ và hướng dẫn học sinh học tập tốt bộ môn cũng như những giải pháp khác không phải là vấn đề mà điều quan trọng còn ở tâm huyết của người thầy. Quan sát các em thường xuyên và lắng nghe các em nhiều hơn, chúng ta sẽ hiểu được điều các em mong muốn. Tôi vẫn tin tưởng rằng học sinh của chúng ta sẽ không thể lãng quên môn ngữ văn- một môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa lấp lánh những giá trị nhân văn đẹp đẽ. Điều kiện cần nhất là bản thân chúng ta phải có tình yêu đối với các tác phẩm văn chương, một tình yêu đầy đủ để đưa các em đến gần hơn với tác phẩm. 
2. Kiến nghị
Đề tài chỉ mới nghiên cứu áp dụng trên một số tiết dạy về tác phẩm văn chương, mặt khác, lại được áp dụng ở các lớp học cơ bản ban A, nên chưa thực sự đánh giá hết được tính khả thi của đề tài. Do vậy cần được nghiên cứu rộng hơn, trên nhiều đối tượng khác nhau để phát huy tốt hơn nữa ý tưởng của đề tài.
Khi áp dụng trong thực tế, không nên sử dụng sơ đồ cho tất cả các bài học vì có thể gây cảm giác nhàm chán và tốn kém. Cần phối kết hợp thêm các biện pháp khác để phát huy tốt tính tích cực của người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1,2, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1,2, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
3. Ivan Hannel (2009), Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học
4. Trần Đình Sử, Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn, https://trandinhsu.wordpress.com

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_va_su_dung_so_do_bang_bieu_tr.doc
Sáng Kiến Liên Quan