Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức Lớp 3
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học tốt về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Vì thế theo tôi để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3 như sau:
Đầu tiên tôi xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống hiệu quả vào môn học Đạo đức lớp 3. Những bài trong chương trình Đạo đức lớp 3 được cấu trúc theo 5 mối quan hệ của học sinh với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Mỗi nội dung bài được giáo dục từng kĩ năng khác nhau, phù hợp với lứa tuổi các em. Như vậy, việc xác định đúng nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức đã giúp cho tôi định hướng việc giáo dục các em một cách phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 3.
Tiếp theo cần rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các giờ học Đạo đức. Vì qua các giờ học Đạo đức, đã hình thành các kĩ năng cần thiết cho các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng được hình thành các kĩ năng cần thiết như: biết giữ lời hứa, biết chia sẻ vui buồn cùng bạn, có khả năng tự làm lấy công việc của mình, hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể. Ngoài biết thực hành các hành vi cùng các bạn một cách tự giác, tích cực các công việc gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày đó là vốn sống của các em.
Đồng thời tôi còn rèn kĩ năng sống thực hiện các hành vi đạo đức qua việc tích hợp vào các môn học như: Tiếng Việt, Đạo đức,Tự nhiên và xã hội, An toàn giao thông .Qua các môn này học sinh được giáo dục và rèn một số kĩ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích,
Ngoài ra để thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của tiết học tôi luôn chú trọng đến việc tạo sự hứng thú trong các giờ học nên đã sử dụng phương pháp trò chơi sắm vai trong môn Đạo đức tích hợp với giáo dục kĩ năng sống nhằm đạt được kết quả như mong muốn.
cầm chổi, lia lia tay theo động tác quét nhà,... Thông qua dạy môn Đạo đức, tôi luôn kết hợp giáo dục học sinh rèn kĩ năng sống. Nhờ vậy mà các em tự tin hơn và các em đã tự mình làm lấy một số công việc tự phục vụ cho mình mà không cần nhờ vả bố mẹ giúp đỡ. Ví dụ: Khi thực hành bài 6 “Tích cực tham gia việc lớp, việc trường”: Khi đến lớp tôi chú ý nhắc nhở các em tham gia làm những việc ở lớp, ở trường tích cực phù hợp với khả năng của mình.Tôi theo dõi vài ngày thấy em nào tích cực tham gia việc lớp, ở trường cuối mỗi giờ học tôi nhận xét tuyên dương những em đã thực hiện tốt trước lớp, tôi động viên, giải thích cho những em chưa tích cực tham gia việc lớp, việc trường. Dần dần các em biết thực hành các hành vi cùng các bạn một cách tự giác, tích cực các công việc. Ví dụ: Khi thực hành bài 12:“Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác". Tôi cho học sinh sắm vai tình huống: -Tình huống 1: Bạn em có quyển truyện tranh mới để trong cặp. Giờ ra chơi, em muốn mượn xem nhưng chẳng thấy bạn đâu. -Tình huống 2: Giờ ra chơi, Thịnh chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, mấy bạn liền lấy mũ làm bóng đá. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì ? Tôi chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1 - nhóm 3 sắm vai tình huống 1. Nhóm 2 - nhóm 4 sắm vai tình huống 2. -Các nhóm chuẩn bị. -Các nhóm thể hiện vai diễn trước lớp. Với mỗi tình huống, nên cho nhiều học sinh lên sắm vai để các em được luyện tập kĩ năng ứng xử và có thể nhận xét những cách ứng xử khác nhau trong cùng một tình huống. Tôi cho học sinh thảo luận đánh giá cách ứng xử của các bạn trong vai vừa sắm có phải là đúng không, đúng ở mức nào. Tôi nhận xét kết luận hành vi đúng. Khen ngợi các nhóm đã thực hiện tốt việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Động viên, nhắc nhở nhóm chưa thực hiện hành vi việc tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Tôi chọn những tình huống cụ thể có nội dung phù hợp với bài dạy, sau đó cho học sinh thảo luận (tôi nên tạo không khí thảo luận cởi mở, đặc biệt chú ý đến những em còn nhút nhát giúp các em mạnh dạn hơn). Các em được tự do trình bày quan điểm của mình. Trước khi kết luận tôi dùng một câu hỏi giáo dục kĩ năng sống để học sinh ghi nhớ, hoặc có thể thực hành bằng hành động. Ví dụ: Bài 2: Giữ lời hứa ( HS thảo luận nhóm) *Mục tiêu: -Học sinh biết vì sao mình cần phải giữ lời hứa và cần phải làm gì khi không thể giữ lời hứa với người khác. -Kĩ năng sống cần được giáo dục: +Có khả năng tự thực hiện lời hứa +Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi không thể thực hiện lời hứa. *Tình huống: Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện. Câu hỏi thảo luận: Theo em Thanh nên làm gì ? Nếu là Thanh em chọn cách nào? *Cách giải quyết tình huống của học sinh. -Xin tiền bố mẹ mua trả bạn quyển truyện mới. -Dán lại và xin lỗi bạn sau khi trả truyện. Hứa với bạn lần sau nếu làm bất cứ công việc gì sẽ cẩn thận và không để xảy ra sự việc như vậy. Tôi kết luận: Các em nên chọn cách giải quyết tình huống, dán lại và xin lỗi bạn vì việc đã sơ xuất để em bé làm rách truyện sau đó kết hợp cho học sinh đóng vai tự đàm thoại không kịch bản theo cặp đôi và diễn xuất trước lớp. Cuối cùng tôi dùng câu hỏi ghi nhớ để học sinh tự liên hệ đến tình huống có thể diễn ra đối với bản thân mình. -Để tránh không làm rách truyện của bạn sau khi mượn, các em cần phải làm gì để tránh làm rách của bạn khi mình không đọc nữa hoặc bận phải làm việc khác. Học sinh tự liên hệ để trả lời. + Dọn dẹp lên giá sách cẩn thận hoặc dọn dẹp vào cặp sách... Tôi tuyên dương những em có ý kiến trả lời hay. Qua các giờ học Đạo đức nội dung giáo dục cho các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng được hình thành các kĩ năng cần thiết: biết giữ lời hứa, biết chia sẻ vui buồn cùng bạn, có khả năng tự làm lấy công việc của mình, hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể. Ngoài ra biết thực hành các hành vi cùng các bạn một cách tự giác, tích cực các công việc gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày đó là vốn sống của các em. 3-Rèn kĩ năng sống thực hiện các hành vi đạo đức qua việc tích hợp vào các môn học. Để giáo dục kĩ năng sống về các hành vi đạo đức cho học sinh có hiệu quả tôi vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, An toàn giao thông ... Qua các môn này học sinh được giáo dục và rèn một số kĩ năng cơ bản cần thiết về các hành vi đạo đức. Trong chương trình lớp ba, ở môn Tiếng Việt phân môn Tập đọc chủ điểm Mái ấm: “Chiếc áo len”; “Quạt cho bà ngủ” được lồng giáo dục các hành vi cụ thể qua các bài đọc. Tôi chỉ gợi mở bằng những câu hỏi như: Qua bài trong truyện “Chiếc áo len” anh em phải đối xử với nhau như thế nào? Bài “Quạt cho bà ngủ” con cháu đối xử với bà như thế nào? Sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Giáo dục và rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Rèn kĩ năng sống có hiệu quả còn được tôi vận dụng khá nhiều trong trong các môn học thông qua xử lí tình huống có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Ví dụ: Môn Tự nhiên và xã hội bài: “Họ nội, họ ngoại” tôi giáo dục kĩ năng sống các hành vi đạo đức cho học sinh: Biết yêu quý, quan tâm giúp đỡ những người họ hàng bên nội, bên ngoại của mình. Hiệu quả đào tạo kĩ năng sống không đo đếm được bằng những con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng ... đó chính là hiệu quả từ đào tạo kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm, tôi luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau. Ngoài ra tôi còn chú ý rèn kĩ sống các hành vi đạo đức thông qua môn Tự nhiên và xã hội: Các bài: “Một số hoạt động ở trường"; Không chơi các trò chơi nguy hiểm; Các hoạt động thông tin liên lạc; Vệ sinh môi trường...” Qua các bài học này giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hành vi đạo đức: biết tham gia giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người tàn tật, người già; biết giúp đỡ bạn, khuyên bạn không chơi các trò chơi nguy hiểm; biết tôn trọng thư từ tài sản của người khác; không vứt rác bừa bãi. Ngoài ra để các em có kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các thương tích khác tôi đã giáo dục các em thông qua các tiết: An toàn giao thông, Tự nhiên và xã hội, hướng dẫn các em phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác bằng cách đưa ra những tình huống cho các em xử lí. Chẳng hạn : - Khi đi qua ngã tư có đèn tín hiệu gặp đèn đỏ người và xe phải như thế nào ? - Khi nào thì người và xe mới được phép đi ? - Đi bộ qua đường em phải đi ở đâu? - Khi đi bộ em đi ở đâu ? Nếu đường không có vỉa hè thì thế nào? - Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không ? Có leo trèo qua dãi phân cách và chơi gần dãi phân cách không? Vì sao? - Việc chơi gần đường ray xe lửa có nguy hiểm không ? Nguy hiểm như thế nào? - Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm ? - Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa ? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra ? - Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò ... Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. Ở bài: "Phòng cháy khi ở nhà" môn Tự nhiên và xã hội: các em được đóng vai xử lí tình huống sẽ dễ gây cháy khi ở nhà như: Thùng dầu để gần bếp lửa, củi để gần bếp, chơi que diêm...Các nhóm sẽ thảo luận nhóm sau đó lên thể hiện, những em còn lại quan sát và có nhận xét đối với những tình huống mà các bạn mình vừa xử lí để rút ra kĩ năng xử lý khi xảy ra cháy. Qua việc rèn kĩ năng sống các hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học. Tôi nhận thấy học sinh dần dần hình thành được các kĩ năng hành vi đạo đức một cách hiệu quả. 4-Sử dụng phương pháp trò chơi sắm vai trong môn Đạo đức tích hợp với giáo dục kĩ năng sống. Trò chơi là nhu cầu tất yếu của trẻ. Thông qua trò chơi, các em nhỏ nhất là tiểu học như được thâm nhập vào một xã hội có niềm vui và có nhu cầu sáng tạo, có luật chơi, có sự khen chê...Trò chơi trực tiếp tạo ra thú vui cho trẻ và gián tiếp hình thành cho trẻ năng lực nhận thức các tình huống, đề ra phép cư xử, hành động để giải quyết. Qua chơi mà luyện tập và tập luyện những thao tác, những hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đã học một cách tự nhiên, hứng thú. Từ đó giáo dục kĩ năng sống cho các em. Qua chơi mà phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập (như nảy sinh những thao tác, những cách ứng xử...ngoài những điều giáo viên đã dạy). Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức luyện tập giáo dục kĩ năng sống về các hành vi đạo đức cho học sinh có: -Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi, chuẩn mực đạo đức. -Kĩ năng lựa chọn cách ứng xử trong một tình huống cụ thể. -Kĩ năng thực hiện chuẩn mực đạo đức. Nêu chỉ nêu tình huống để học sinh phát biểu phải xử lý tình huống đó như thế nào và nhận xét về hành vi đạo đức mà các bạn nêu trong cách xử lý đó thì sự thu hút số đông học sinh vào bài học không cao, giờ học dễ tẻ nhạt, không gây được ấn tượng sâu sắc về thái độ và hành vi đạo đức phải có cần luyện tập để xử lý tình huống. Trò chơi sắm vai được sử dụng trên cơ sở học sinh đã học bài đạo đức ở tiết 1. Ở đây các em được phân vai các nhân vật trong một tình huống và phải vận dụng bài đạo đức đã học để giải quyết tình huống gặp phải trong đời sống hàng ngày ở lớp, ở nhà, ở trường, trong xã hội...Qua đó được nhận xét, bổ sung cho vai diễn. Trò chơi sắm vai được đưa vào quá trình dạy học môn Đạo đức vì nó giúp các em: - Qua chơi mà học những chuẩn mực hành vi đạo đức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. - Mỗi học sinh đều phải nắm vững tình huống đề ra, tình huống phải vừa sức và phổ biến để các em có thể sắm vai được. - Cung cấp cho học sinh biết cách diễn đạt, nhất là những lời thoại . ( Tôi có thể gợi ý cho học sinh) - Hóa trang để gây hứng thú cho học sinh. Ví dụ: Vai bà: Quàng khăn Ông: Đeo kính Mẹ: Đeo túi - Có ít nhất 2 lần học sinh sắm vai để các em được trao đổi, nhiều em được chơi. - Tránh nhàm chán, tôi sưu tầm cụ thể những mẩu chuyện nhỏ cho học sinh đóng vai để các bạn nhận xét vai diễn hoặc bổ sung thêm cho bài học. Ví dụ: Qua tiểu phẩm đó cần học tập ai ? Vì sao ? Không học ai ? Vì sao ? Từ đó học sinh thêm khắc sâu bài học. - Số học sinh còn lại của lớp theo dõi, nhận xét từng vai, bổ sung "Nên nói hoặc làm (cử chỉ, hành động, thái độ...) như thế nào cho hay hơn đúng hơn. Từ đó các em rút ra được kinh nghiệm ứng xử trong những tình huống cụ thể. Quá trình điều khiển trò chơi sắm vai: - Giáo viên phổ biến tình huống. - Yêu cầu học sinh nhắc lại tình huống, các vai trong tình huống. - Học sinh xung phong sắm vai (thêm trang phục đơn giản). - Lời nhận xét, giáo viên bổ sung thêm. - Giáo viên chốt: + Phân tích rút ra bài học gì ? + Mỗi tình huống cần ứng xử như thế nào ? Qua bài tập các em đã hiểu và biết cách ứng xử một số tình huống cụ thể về chủ đề: Chăm sóc ông bà, cha mẹ. Bây giờ cô sẽ hướng dẫn lớp mình chơi trò chơi sắm vai các em có thích không ? Tình huống 1: Em đang ngồi học, nếu em của em chạy vào khóc vì ngã bẩn quần áo thì em sẽ hành động như thế nào ? - Trang phục: Em bé quần áo xộc xệch và cởi áo khoác ngoài để anh chị thay cho em. Tình huống 2: Chiều nay đi học về, thấy chị mình bị ốm nằm ở giường, em sẽ ứng xử như thế nào ? - Trang phục: 2 ghế cho học sinh ngồi, gối, khăn đắp trên trán, cốc nước. Tôi hướng dẫn học sinh chơi, cho học sinh ở dưới nhận xét, góp ý bổ sung cho các bạn, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình về cách ứng xử đối với anh chị em trong gia đình. Lưu ý: Ngoài ra tôi có thể cho học sinh sưu tầm những mẩu chuyện về chủ đề đã học, sắm vai trong những tiểu phẩm đó để các bạn nhận xét vai diễn. Qua trò chơi, học sinh không những được phát triển về mặt trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và còn được hình thành nhiều phẩm chất, hành vi đạo đức và các kĩ năng sống cần thiết cho các em. PHẦN 3: KẾT QUẢ Qua việc thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua những việc làm ở lớp cũng như ở nhà, trong việc giao tiếp bằng lời nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế. Trong quá trình theo dõi các kĩ năng sống của học sinh thể hiện qua môn Đạo đức ở cuối năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016 (2 năm này sĩ số học sinh đều là 22 học sinh), kết quả như sau: Thời gian Tổng số học sinh Có kĩ năng sống tốt Có hình thành kĩ năng sống Kĩ năng sống còn nhiều hạn chế SL TL% SL TL% SL TL% Cuối năm học 2013-2014 46 11 23,9 18 39,1 17 37 Cuối năm học 2014-2015 (tuần 30) 22 10 45,5 11 50 1 4,5 Đầu năm học 2015-2016 ( Qua học 5 tiết ở môn Đạo đức) 22 6 27,3 9 40,9 7 31,8 Cuối năm học 2015-2016 (tuần 30) 22 14 63,6 8 36,4 0 0 Từ bảng số liệu trên cho thấy: -Có 63,6% học sinh có kĩ năng sống tốt, tăng 36,3% so với đầu năm và tăng 18,1% so với năm học 2014- 2015, tăng 39,7% so với năm học 2013- 2014. -Không còn học sinh kĩ năng sống còn nhiều hạn chế. Như vậy khi áp dụng đề tài vào việc rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3, tôi nhận thấy học sinh đã có sự tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào, cảm ơn hay xin lỗi, biết giữ lời hứa, biết tự làm lấy những công việc của mình, biết ứng xử phù hợp các hành vi đạo đức... đã trở thành thói quen được các em vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học. Phụ huynh học sinh rất vui mừng phấn khởi với kết quả này của lớp. Với kết quả đạt được chứng tỏ phần nào sáng kiến của tôi đưa ra và áp dụng có hiệu quả. Thiết nghĩ, mỗi giáo viên trong trường đều áp dụng sáng kiến này trong công tác chủ nhiệm của mình thì học sinh sẽ có kĩ năng sống tốt hơn. Giúp các em có thể tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập phấn đấu vươn lên đáp ứng được phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” KẾT LUẬN Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội, các em không chỉ biết học tốt về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ. Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Vì thế theo tôi để làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3 như sau: Đầu tiên tôi xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống hiệu quả vào môn học Đạo đức lớp 3. Những bài trong chương trình Đạo đức lớp 3 được cấu trúc theo 5 mối quan hệ của học sinh với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. Mỗi nội dung bài được giáo dục từng kĩ năng khác nhau, phù hợp với lứa tuổi các em. Như vậy, việc xác định đúng nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức đã giúp cho tôi định hướng việc giáo dục các em một cách phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 3. Tiếp theo cần rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các giờ học Đạo đức. Vì qua các giờ học Đạo đức, đã hình thành các kĩ năng cần thiết cho các em một cách tự nhiên, nhẹ nhàng được hình thành các kĩ năng cần thiết như: biết giữ lời hứa, biết chia sẻ vui buồn cùng bạn, có khả năng tự làm lấy công việc của mình, hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể. Ngoài biết thực hành các hành vi cùng các bạn một cách tự giác, tích cực các công việc gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày đó là vốn sống của các em. Đồng thời tôi còn rèn kĩ năng sống thực hiện các hành vi đạo đức qua việc tích hợp vào các môn học như: Tiếng Việt, Đạo đức,Tự nhiên và xã hội, An toàn giao thông ...Qua các môn này học sinh được giáo dục và rèn một số kĩ năng cơ bản cần thiết trong cuộc sống hàng ngày như kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, Ngoài ra để thu hút học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động của tiết học tôi luôn chú trọng đến việc tạo sự hứng thú trong các giờ học nên đã sử dụng phương pháp trò chơi sắm vai trong môn Đạo đức tích hợp với giáo dục kĩ năng sống nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Từ thực tiễn vận dụng “Một vài kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức lớp 3” vào quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng học môn Đạo đức nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói riêng. Tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Tân Hoà A nói riêng và các trường Tiểu học trong Tỉnh Long An nói chung. Từ đó sẽ góp phần cùng các anh chị đồng nghiệp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học ngày một tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bùi Văn Sơm (2005) “Hướng dẫn Cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm”. 2/ Phan Quốc Việt (2014) “Thực hành kĩ năng dành cho học sinh lớp 3”. 3/ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014) “Vở bài tập Đạo đức lớp 3”. 4/ Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) “Sách giáo viên Đạo đức lớp 3”. 5/ Lê Thu Hằng “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học”(Tạp chí giáo dục số 333, trang 22, 23). MỤC LỤC Trang *Lời nói đầu *Nội dung *Phần 1: Thực trạng. *Phần 2: Giải pháp 1-Xác định nội dung giáo dục kĩ năng sống hiệu quả vào môn học Đạo đức lớp 3. 2-Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua các giờ học Đạo đức. 3-Rèn kĩ năng sống thực hiện các hành vi đạo đức qua việc tích hợp vào các môn học. 4-Sử dụng phương pháp trò chơi sắm vai trong môn Đạo đức tích hợp với giáo dục kĩ năng sống *Phần 3: Kết quả. *Kết luận.. *Tài liệu tham khảo *Mục lục 3 6 6 9 9 11 15 18 22 24 26 27
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_s.doc