Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp quản lý chỉ đạo - Tổ chức tốt lễ hội cho trẻ ở trường mầm non

Ở trường Mầm non, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động lễ hội cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, thẩm mỹ, nâng cao hiểu biết, và đặc biệt nó là một hoạt động không thể thiếu trong hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy tôi áp dụng một số giải pháp sau:

- Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế họach trọng tâm tháng về tổ chức các lễ hội trong từng chủ điểm, chủ đề.

- Tham mưu với hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo tổ chức lễ hội của trường – lớp.

- Tổ chức thực hiện đầy đủ, thường xuyên các ngày lễ hội quy định trong chương trình.

- Hình thức tổ chức lễ hội phải đa dạng, phong phú và mang tính tập thể cao.

- Sưu tầm tài liệu, sách báo, tạp chí, băng đĩa cho tập thể giáo viên xem và học tập rút kinh nghiệm để vận dụng vào các lễ hội của lớp mình phụ trách đạt hiệu quả tốt hơn.

- Kết hợp với giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm - sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực cho trẻ.

- Chú ý đến trẻ mới đi học, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể kịp thời.

- Thường xuyên cung cấp, củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày lồng ghép vào để dạy trẻ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh cùng hỗ trợ một số đồ dùng, hình ảnh, trang phục, đạo cụ, cho việc tổ chức lễ hội phong phú và hoàn thiện hơn.

- Khuyến khích phụ huynh cho trẻ tham gia dự các lễ hội mang tính thời sự được tổ chức ngoài xã hội để trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh và phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động lễ hội ở trường.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2521 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp quản lý chỉ đạo - Tổ chức tốt lễ hội cho trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể
45% - 50%
2. Các biện pháp
	Để quản lý - chỉ đạo - tổ chức tốt lễ hội cho trẻ mầm non đạt kết quả tốt cần phải giải quyết các vấn đề sau:
2.1. Nghiên cứu tài liệu, sách báo, tạp chí, các video clip về tổ chức lễ hội
- Bằng các hình thức: sưu tầm tại các nhà sách, thư viện, trao đổi với đồng nghiệp.
- Sau khi tham khảo tôi rút ra những vấn đề quan trọng:
* Về yêu cầu: cần phải có khi tổ chức các họat động lễ hội là:
. Phương pháp, hình thức tổ chức bằng các họat động tạo hình, âm nhạc, kể chuyện, múa rối, họat cảnh,. để thu hút trẻ.
. Tạo môi trường để mỗi trẻ đều có cơ hội tham gia vào các lễ hội. Tổ chức tại các nhóm lớp hoặc tổ chức theo từng khối, từng độ tuổi.
. Song song đó việc soạn kế hoạch tổ chức lễ hội phải mang tính kế thừa và thống nhất ở các bước thực hiện để tạo hứng thú cho trẻ và làm phong phú thêm về nội dung của lễ hội.
+ Ví dụ: Lễ hội chào mừng ngày 20/11 chủ yếu là ca hát, múa, làm thiệp, vẽ tranh, cắm hoa, nhưng khi tổ chức lễ hội mừng xuân mới thì cần soạn thêm như: trò chơi dân gian, sao viết câu đối, thi gói bánh chưng, bánh tét... Lễ hội chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 thì làm thêm cờ, xe hoa, diễu hành,
. Khi soạn kế hoạch tổ chức lễ hội tôi cũng lưu ý đến việc phân chia các họat động sao cho thật phù hợp với khả năng của từng giáo viên và đảm bảo cho trẻ ở các độ tuổi tham gia tốt.
. Trong việc tổ chức lễ hội trọng tâm nhất phải thật sự là của trẻ mầm non thì chính bản thân đứa trẻ phải được tự mình tham gia, tự mình tạo ra các sản phẩm trong ngày lễ hội đó. Từ những sản phẩm này, lễ hội sẽ gây cho trẻ một hứng thú và mong muốn được tham gia vào những lễ hội tiếp theo.
-Bản thân giáo viên phải có năng lực chuyên môn và với tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình công tác giảng dạy, tôi cùng các bạn đồng nghiệp trong trường đã cùng nhau tổ chức một số lễ hội cho trẻ tham gia để cùng nhau góp ý rút kinh nghiệm, đồng thời cũng tìm ra những giải pháp tốt nhất để trẻ được phát huy hết tính tích cực của mình khi tham gia trong ngày lễ hội. Điều này cũng để tránh tình trạng chỉ có một số trẻ nổi bật trong đội văn nghệ của trường – lớp tham gia, còn các trẻ còn lại thì không biết làm gì trong những ngày đặc biệt này.
2.2. Xây dựng kế họach
Ngay từ đầu năm học, tôi đã lập kế họach trọng tâm tháng về việc tổ chức lễ hội trong năm học, trình hiệu trưởng duyệt để có sự thống nhất trong việc phối hợp chỉ đạo và tổ chức các họat động của nhà trường, nó được cụ thể hóa trong bản phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016.
Hàng tháng, hàng tuần tôi đều có kế họach chăm sóc – giáo dục của từng chủ điểm, chủ đề cho các độ tuổi nhà trẻ, Mầm, Chồi, Lá. Cụ thể năm học 2015-2016 tôi đã lập kế họach thực hiện tổ chức lễ hội cho trẻ tại trường như sau:
- Tháng 9: Tổ chức lễ hội Trung Thu.
- Tháng 11: Tổ chức lễ hội chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Tháng 12: Tổ chức lễ hội chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và ngày Noel 25/12.
- Tháng 1: Tổ chức lễ hội mừng Xuân mới.
- Tháng 3: Tổ chức lễ hội kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
- Tháng 5: Tổ chức lễ hội Bác Hồ kính yêu.
- Tháng 6: Tổ chức lễ hội ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Sau khi đề ra kế họach họat động và được hiệu trưởng nhà trường phê duyệt và để việc tổ chức lễ hội có hiệu quả cần phải thành lập ban chỉ đạo – tổ chức lễ hội của trường gồm:
- Hiệu trưởng: Trưởng ban
- Phó hiệu trưởng: Phó ban
- Chủ tịch công đòan trường: Phó ban
 - Đại diện Ban chấp hành chi đòan: Thành viên
- Đại diện hội cha – mẹ học sinh: Thành viên
- Đại diện giáo viên các nhóm - lớp: Thành viên
Ban chỉ đạo họp phân công nhiệm vụ, định ra chế độ sinh họat, chỉ đạo thực hiện và giám sát các họat động có hiệu quả.
2.3. Kết hợp cùng giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực ở trẻ
- Với mục đích tham gia lễ hội không chỉ đơn thuần là để chơi mà thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cũng như biết về ý nghĩa của các ngày lễ lội này, tôi thấy cần cung cấp cho trẻ các kỹ năng về tạo hình, âm nhạc, văn học
- Trẻ ở trong trường có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tĩnh, có trẻ khéo tay, trẻ tỉ mỉ, cẩn thận nhưng cũng có trẻ rất hiếu động, không muốn hợp tác với các bạn trong các họat động, do đó tôi phải tìm ra các họat động phù hợp để đảm bảo tất cả trẻ được tham gia họat động lễ hội một các hào hứng và tích cực.
- Tôi kết hớp với giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong trường và đặc biệt chú ý đến những trẻ hiếu động. Những trẻ này ít khi chịu hợp tác với các bạn và ít chịu tập trung lâu. Vì vậy, tôi thống nhất với giáo viên giao nhiệm vụ đặc biệt cho nhóm trẻ này bằng các hình thức tăng cường các nguyên vật liệu trong các họat động tạo hình, yêu cầu gợi ý trẻ cần sáng tạo hơn trong các họat động, tăng độ khó của các sản phẩm để giúp trẻ tập trung hơn, kích thích hứng thú bền vững cho trẻ. Đồng thời tôi cùng giáo viên chủ nhiệm lớp đi đến một thỏa thuận là nếu như đứa trẻ làm xong một sản phẩm thì cô sẽ cho trẻ đó qua góc khác tham gia các trò chơi mới. Ngòai ra, tôi cũng thống nhất với giáo viên cho những đứa trẻ hiếu động này khi tham gia vào các họat động lễ hội bằng cách phụ giúp cô trang trí và tổ chức các trò chơi vận động để thu hút trẻ tham gia họat động. Từ những áp dụng trên tôi nhận thấy trẻ đã tham gia lễ hội một cách tích cực và hứng thú nhất.
- Tôi cùng giáo viên chủ nhiệm ở lớp quan tâm đến những trẻ mới đi học, những trẻ có kĩ năng tạo hình còn yếu, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp để hướng dẫn trẻ tham gia vào các họat động tập thể một cách kịp thời. Song song đó tôi yêu cầu giáo viên ở lớp quan sát các sản phẩm mà trẻ làm ra trong các giờ họat động chung, họat động góc để từ đó có thể hướng dẫn, động viên và hoàn chỉnh các kĩ năng ca hát, múa, vẽ, nặn, cắt dán,để giúp trẻ thật sự hứng thú trong việc tạo ra các sản phẩm khi tham gia lễ hội.
- Đối với những trẻ cẩn thận, tỉ mỉ tôi yêu cầu giáo viên gợi ý cho trẻ tham gia vào các họat động góc làm thiệp, viết câu đối, cắt dán,những trẻ có khả năng sáng tạo tốt thì cho trẻ chơi các góc nặn,vẽ tranh,cắm hoa,. Đối với trẻ có kỷ năng ca hát, múa thì cho trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ tự biên của bản thân mình.
- Còn đối với những trẻ chưa thật cẩn thận và chưa thật sự tập trung chú ý, tôi yêu cầu giáo viên giao các nhiệm vụ có tính cách tỉ mỉ, cẩn thận như ghép tranh, dán trang trí đường viền, để điều chỉnh hành vi và rèn luyện cá tính kiên nhẫn cho những trẻ này.
2.4. Cung cấp - củng cố kiến thức kỹ năng cho trẻ thông qua các họat động trong ngày
Để trẻ có khả năng tham gia vào các họat động lễ hội, tôi chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp nên lưu ý đến các kỹ năng tạo hình cũng như các kỹ năng âm nhạc mà đặc biệt là các sáng tạo trong biểu diễn nghệ thuật âm nhạc của trẻ.
- Lồng ghép trong các họat động chung: giáo viên cần tăng cường cho trẻ khả năng hợp tác với nhau trong các họat động bằng cách trong các giờ hoạt động chung nên cho trẻ các bài tập mà trong đó yêu cầu trẻ phải làm việc cùng nhau theo tổ – nhóm.
* Đối với hoạt động tạo hình
+ Củng cố các kỹ năng tạo hình như: cùng vẽ một bức tranh, cùng làm thiệp tập thể, nên chú trọng cho việc phát biểu ý kiến trình bày ý tưởng sáng tạo của bản thân trẻ trong lúc hợp tác cùng bạn.
+ Ngoài ra tôi trao đổi với giáo viên từng lớp nên rèn cho trẻ sự khéo léo của đôi tay thông qua các hoạt động cắt dán các hình từ họa báo hoặc xé dán tranh theo chủ đề
+ Giáo viên nên cho trẻ quan sát nhiều kiểu thiệp, kiểu chữ, các bức tranh của họa sĩ miêu tả cảnh đẹp của những ngày hội ngày lễ để từ đó nuôi dưỡng cảm xúc về cái đẹp, đồng thời tạo cho trẻ các biểu tượng phong phú để khi tham gia vào các họat động lễ hội trẻ có thể vận dụng để tạo ra những sản phẩn đẹp cho bản thân mình.
+ Giáo viên cần tăng cường sưu tầm thêm các nguyên vật liệu như: giấy màu, giấy báo, vải vụn, vỏ cây, vỏ sò, hột hạt, vỏ trứng, ống hút, chai nhựa, để trẻ được thỏa sức sáng tạo trong sản phẩm của mình.
* Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc
+ Chỉ đạo giáo viên tăng cường nội dung giáo dục Âm nhạc cho trẻ: đa dạng các hoạt động ca hát, bổ sung các bài hát ngòai chương trình học, các bài hát nói về chủ đề của lễ hội.
Ví dụ: Bài hát “Vầng trăng cổ tích”, “Thằng cuội” trong lễ hội Trung Thu; Bài hát “Bông hồng tặng cô”, “Bụi phấn”,trong lễ hội 20/11. Bài hát “Ngày tết quê em”, “Tết đến rồi”, cho lễ hội mừng xuân mới,
+ Ngoài ra, tôi thường xuyên chỉ đạo giáo viên dạy trẻ những kĩ năng để trẻ có thể tham gia vào các họat động âm nhạc tổng hợp, dạy trẻ hát đúng các bài hát, biết hát diễn cảm tình cảm nội dung chương trình, tập cho trẻ thói quen nghe nhạc và hưởng ứng theo nhịp điệu âm nhạc.
+ Sau khi trẻ đã thuộc các bài hát trên lớp, tôi yêu cầu giáo viên cho trẻ lên phòng hoạt động âm nhạc; hướng dẫn trẻ biết cách sắp xếp trang trí phòng hoạt động âm nhạc sao cho phù hợp với nội dung của hoạt động âm nhạc tổng hợp và cùng tích hợp kỹ năng tạo hình cho trẻ. Ở phòng hoạt động âm nhạc trẻ được múa hát với các hình thức tập thể, trẻ được tham gia diễn các tác phẩm ca cảnh, hoạt cảnh, đóng vai thể hiện tính cách nhân vật. Ngòai ra trẻ được tập hát đồng ca, tốp ca, song ca, đơn ca,hát biểu diễn phù hợp với không khí lễ hội.
+ Khi trẻ được hoạt động tại phòng âm nhạc một cách thường xuyên sẽ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Điều này sẽ là nền tảng giúp trẻ hoạt động tích cực khi tham gia vào các ngày lễ hội mang tính tập thể cao như: lễ khai giảng, lễ hội trăng rằm,
* Đối với hoạt động “Làm quen văn học – Làm quen chữ viết”
Lễ hội là nơi trẻ được giao lưu trò chuyện với nhau, vì vậy khả năng diễn đạt ngôn ngữ là phương tiện phát huy tính tích cực, phát triển trí lực, tình cảm của trẻ và nhất là đối với trẻ 5 tuổi. Do đó giáo viên cũng phải chú ý phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ nói tròn câu, gợi ý cho trẻ nói những câu có đủ các thành phần trạng ngữ, bổ ngữ, Ngoài ra cung cấp thêm cho trẻ các từ láy, từ tượng thanh tượng hình (xanh biếc, trắng tinh, róc rách, lung linh, nhè nhẹ)
+ Thông qua các câu chuyện, bài thơ được học sẽ giúp trẻ mở rộng quan hệ bạn bè, mở rộng cách giao tiếp ứng xử với nhau. Cô nên tạo điều kiện cho trẻ tự phát triển ngôn ngữ của bản thân bằng cách khuyến khích trẻ tự mình kể lại câu chuyện đã được học hoặc kể chuyện theo tranh mà trẻ thích.
+ Giáo viên cũng chú ý đến việc rèn luyện và phát triển khả năng đọc diễn cảm thơ, truyện, cách giới thiệu bản thân để khi trẻ tham gia vào các họat động lễ hội trẻ có thể tự tin mạnh dạn lên biểu diễn trước đám đông giúp trẻ thật sự phát huy tính tích cực của mình, giao lưu tốt với các bạn trong trường,
+ Bên cạnh đó, giáo viên còn phải cho trẻ làm quen với các băng rôn treo trong trường để trẻ có thể hiểu được để đón chào một ngày lễ hội không chỉ mọi người giao tiếp với nhau mà còn có những khẩu hiệu. Thông qua những khẩu hiệu này mà mọi người đều biết được ý tưởng của mình trong các ngày kỷ niệm lễ hội. Cô có thể gợi ý cho trẻ đặt tên lại các ngày lễ hội thú vị như: “Chú Cuội và chị Hằng”, “Cô giáo của em”, “Bé chào Xuân mới”, “Em thích làm chú bộ đội”,
* Lồng ghép trong các họat động vui chơi
+ Giáo viên thường đặt trọng tâm vào các góc tạo hình, âm nhạc và phân vai, ở những góc chơi này yêu cầu trẻ phải biết cách sắp xếp các đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp và thẩm mỹ.
+ Trẻ biết tự phân công và tự tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích của mình.
+ Ở góc âm nhạc là lúc để những trẻ chưa tự tin có dịp phát huy những sáng tạo của bản thân.
+ Góc phân vai: Củng cố “Bé tập làm nội trợ” hướng dẫn cho trẻ cách gói quà, cách gói bánh, cách bày mâm quả, cách cắm hoa,
2.5. Lựa chọn địa điểm phù hợp và tổ chức với nhiều hình thức
Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của các ngày lễ hội chính là việc lựa chọn địa điểm phù hợp, tổ chức bằng các hình thức đa dạng phong phú. 
Tùy theo ngày lễ hội, tôi tham mưu với Hiệu trưởng và phối kết hợp với toàn thể giáo viên, nhân viên trường lựa chọn địa điểm tổ chức, thực hiện theo các hình thức thống nhất của tập thể và có sự phân công công việc cụ thể, rõ ràng.
Ví dụ như khi tổ chức lễ hội “Ẩm thực mừng Xuân”, tập thể trường tôi thống nhất chọn khoảng không gian ngoài trời, bố trí các quầy thức ăn nhanh, quầy uống dọc theo lối đi từ cổng trường vào; khu nghệ thuật, khu chơi trò chơi dân gian bố trí ở khoảng sân rộng phía trong, gần nguồn nước để thuận lợi cho các cháu khi tham gia vẽ tranh, tô màu, làm đồ chơi từ vật liệu đã qua sử dụng, chơi cát, nước, chơi trò chơi “Đổ nước vào chai” hay chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ”
Còn đối với lễ hội “Bé vui Noel” thì tập thể thống nhất lựa chọn khu sảnh lớn phía trước dãy văn phòng để dễ dàng trang trí và tránh được những cơn mưa trái mùa vào thời điểm tháng mười hai dương lịch.
Với cách thức họp hội đồng lấy ý kiến thống nhất, đề cao những phương án tối ưu, có tính sáng tạo trong việc lựa chọn địa điểm và tổ chức các ngày lễ hội nên sau một năm tổ chức các ngày lễ hội theo bản thân tôi đánh giá là rất thành công.
2.6. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
- Trao đổi với phụ huynh tham gia vào việc cùng chuẩn bị cho lễ hội như cùng sưu tầm các tranh ảnh, trang phục, đạo cụ và nhờ phụ huynh hỗ trợ một số đồ dùng cho việc tổ chức lễ hội: lồng đèn, dây kim tuyến, hoa tươi, giỏ hoa, bong bóng,
- Tăng cường những hình ảnh về việc tổ chức lễ hội tại trường và các nhóm – lớp.
- Khuyến khích phụ huynh cho trẻ tham dự các lễ hội mang tính thời sự (sự kiện) được tổ chức ngoài xã hội để trẻ mở rộng thêm hiểu biết về thế giới xung quanh và phát huy tính tích cực khi tham gia các họat động lễ hội ở trường và xã hội. Việc tham gia các lễ hội như: Ẩm thực mừng xuân, hội hoa xuân, lễ hội chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày Sinh Nhật Bác Hồ 19/5 cũng như các chương trình văn hóa nghệ thuật mang tính xã hội như: Giai điệu xanh, văn nghệ mừng xuân, mừng sinh nhật Bác.sẽ tạo những ấn tượng mạnh mẽ cho trẻ về không khí của ngày Lễ hội từ đó giúp tăng cảm xúc của trẻ, phát triển khả năng giao tiếp và thẩm mỹ ở trẻ.
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2015 – 2016 tôi đã áp dụng những biện pháp nêu trên trong trường Mầm non Hoạ Mi, tôi nhận thấy:
- Bản thân có thêm những kinh nghiệm trong công tác Quản lý chỉ đạo – tổ chức tốt lễ hội cho trẻ ở trường một cách tích cực nhất.
- Mỗi giáo viên chủ nhiệm đều biết cách tổ chức lễ hội và chịu trách nhiệm chính cho lớp mình; thực hiện nghiêm túc chương trình và thời gian quy định của từng lễ hội; tổ chức cho trẻ tham gia đầy đủ các lễ hội tại trường; soạn kế hoạch cho các lễ hội một cách chi tiết, hệ thống và phù hợp theo lứa tuổi cũng như đảm bảo đầy đủ các lễ hội cho trẻ; luôn tự nghiên cứu tìm ra các biện pháp trò chơi tốt nhất để phát huy hết tính tích cực của trẻ.
- Qua những việc đã thực hiện tôi nhận thấy ở trẻ có sự tiến bộ rõ rệt, trẻ yêu thích và tích cực tham gia các họat động lễ hội hơn; trẻ hứng thú mong muốn được tham gia nhiều hơn và đặc biệt là các cháu thích đi học, đi học đều để có thể tham gia vào những lễ hội được tổ chức tại trường; những sản phẩm mà trẻ làm ra trong các họat động lễ hội giúp trẻ tự tin hơn và phụ huynh cảm thấy vui hơn khi trẻ có sự tiến bộ vượt bậc.
- Phụ huynh tin tưởng, đóng góp hỗ trợ trang thiết bị, nguyên vật liệu để các cháu tham gia tốt hơn vào các họat động lễ hội.
- Các cháu tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách thể hiện ngôn ngữ một cách mạch lạc và có hành vi đạo đức tốt, biết phối hợp với bạn trong các họat động của ngày lễ hội cũng như các kỹ năng về âm nhạc cũng được trẻ tích lũy nhiều và có những tiến bộ đáng kể ở trường Mầm non Họa Mi như sau: 
Nội dung đạt được
Trước khi áp dụng SKKN
Sau khi áp dụng SKKN
Giáo viên biết cách tổ chức lễ hội
18/28 giáoviên
27/28 giáoviên
Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia lễ hội
40% - 45%
90 - 95%
Trẻ hiểu biết về lễ hội
40% - 45%
90 - 95%
Trẻ tự tin trong giao tiếp
30% - 35%
80 - 85%
Trẻ phát triển năng khiếu nghệ thuật
35% - 40%
90 - 95%
Trẻ có tinh thần đòan kết – ý thức tập thể
45% - 50%
85 - 90%
III. PHẦN KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp
Ở trường Mầm non, ngoài hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động lễ hội cũng giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, thẩm mỹ, nâng cao hiểu biết, và đặc biệt nó là một hoạt động không thể thiếu trong hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy tôi áp dụng một số giải pháp sau:
- Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế họach trọng tâm tháng về tổ chức các lễ hội trong từng chủ điểm, chủ đề.
- Tham mưu với hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo tổ chức lễ hội của trường – lớp.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ, thường xuyên các ngày lễ hội quy định trong chương trình.
- Hình thức tổ chức lễ hội phải đa dạng, phong phú và mang tính tập thể cao.
- Sưu tầm tài liệu, sách báo, tạp chí, băng đĩa cho tập thể giáo viên xem và học tập rút kinh nghiệm để vận dụng vào các lễ hội của lớp mình phụ trách đạt hiệu quả tốt hơn.
- Kết hợp với giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm - sinh lý và trình độ của trẻ để phát huy tính tích cực cho trẻ.
- Chú ý đến trẻ mới đi học, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể kịp thời.
- Thường xuyên cung cấp, củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày lồng ghép vào để dạy trẻ.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh cùng hỗ trợ một số đồ dùng, hình ảnh, trang phục, đạo cụ,cho việc tổ chức lễ hội phong phú và hoàn thiện hơn.
- Khuyến khích phụ huynh cho trẻ tham gia dự các lễ hội mang tính thời sự được tổ chức ngoài xã hội để trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh và phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động lễ hội ở trường.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm, bài học kinh nghiệm
Qua việc áp dụng sáng kiến này tôi rút ra được vài kinh nghiệm như sau:
- Đây là việc làm có tầm quan trọng rất lớn để cô và trẻ tham gia vào các ngày lễ hội tại trường được mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Các cháu có nhiều tiến bộ và các kỹ năng được củng cố tốt hơn trong các hoạt động này.
- Các cô có khả năng sáng tạo và có thể tự mình tạo ra các động tác, kỹ năng hát múa tốt.
- Cần tìm thêm nhiều hình thức hoạt động cũng như các trò chơi mới phù hợp với đặc điểm của từng ngày lễ hội để giúp kích thích hứng thú của trẻ khi tham gia cũng như qua đó giáo dục trẻ biết ý nghĩa của các lễ hội. Từ cách học mà chơi – chơi mà học này trẻ sẽ có ấn tượng sâu sắc về các ngày lễ hội trong trường Mầm Non cũng như ngoài xã hội.
- Phải phối hợp chặt chẽ với hai giáo viên của các nhóm lớp trong việc thực hiện soạn kế hoạch và cần tăng cường công tác tuyên truyền đến phụ huynh. Song song đó cần sưu tầm thêm các bài hát thiếu nhi mới để việc tổ chức lễ hội thật sự phù hợp với lứa tuổi và làm tăng thêm không khí vui tươi của ngày lễ hội.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi áp dụng cho tất cả các cháu từ lứa tuổi Nhà trẻ, Mầm, Chồi, Lá ở các trường Mầm Non – Mẫu Giáo, nhất là đối với các cháu 5 tuổi thì đem lại kết quả rất tốt./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang wed: https://www.google.com.vn - www.mamnon.com/ ;
Nguyễn Thị Thu Chung – Sáng kiến kinh nghiệm – Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động lễ hội và ngoại khóa cho trẻ mẫu giáo lớn”; 
Đào Thị Định “ Một số biện pháp để tổ chức tốt ngày lễ hội ở Trường mầm non Hùng Sơn 1”;
Trường Mầm non Họa Mi-Vedeo clip Tổ chức lễ hội Trung thu, lễ hội Gói bánh tét” năm 2014-2015.
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU Trang
	1. Lí do chọn đề tài:...1-2
	2. Lịch sử đề tài:2
	3. Phạm vi và đối tương nghiên cứu :...2
PHẦN II: NỘI DUNG
	1.Thực trạng đề tài:...	3
	2. Các biện pháp: 3-11
	3. Hiệu quả của SKKN:.11-12
PHẦN III: KẾT LUẬN
	1.Tóm lược giải pháp:12-13
	2.Ý nghĩa của SKKN; Bài học kinh nghiệm:.13-14
	3. Khả năng ứng dụng, triển khai:...14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.15
HÌNH ẢNH MINH HỌA MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGÀY LỄ HỘI CỦA TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI 
NĂM HỌC 2015-2016
TRẺ XEM BÀ VÀ MẸ GÓI BÁNH TÉT
DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN BÍNH THÂN 2016
LỄ HỘI NOEL 2015-2016
LỄ HỘI 8/3
CÔ VÀ CHÁU CÙNG VÀO BẾP
BÉ THỬ THÁCH VỚI TRÒ CHƠI “LEO NÚI” DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN 2016

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_quan_ly_chi_dao_to_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan