Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp chế biến món ăn và nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

 Dinh dưỡng là nhu cầu cần thiết hàng ngày của con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, bức thiết không thể không có, không chỉ là giải quyết chống lại cảm giác đói. Ăn uống để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức .

 Thật vậy nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Muốn có một cơ thể khỏe mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả về các bệnh về dinh dưỡng Ăn uống là cơ sở của sức khỏe, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt, trẻ em mạnh khỏe học giỏi thông minh.

 Ở lứa tuổi Mầm non cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện, bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh. Trẻ chưa có ý thức về ăn, uống sạch, cho nên việc ăn uống của trẻ không cẩn thận, chu đáo dẫn đến gây ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá. Ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ.

 Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng tạo, có khoa học và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở trường mầm non. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng.

 Vì vậy, nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết, trẻ được ăn uống đủ chất đảm bảo vệ sinh giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ và tình cảm xã hội. Việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng trong trường Mầm non. Do vậy phải làm tốt từ khâu lên thực đơn, cân đối phù hợp và ký hợp đồng thực phẩm chọn mua hoặc tự tạo nguồn thực phẩm sạch cho đến cách chế biến thức ăn, cách phòng chống ngộ độc thức ăn cho trẻ là việc không thể thiếu được đối với người làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non.

 

doc31 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp chế biến món ăn và nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huật chế biến:
 - Tỏi phi thơm cho thịt Bò, Thịt Lợn vào xào.
 - Đun nước sôi rồi đổ thịt Bò, Thịt Lợn vào rồi đun nhỏ lửa, khoảng 20 phút rồi cho khoai tây vào đun tiếp khoảng 5 phút cho tiếp cà rốt, su hào, cho thêm gia vị cho vừa rồi hầm đến khi nhừ. Cho tiếp mỳ chính, cà chua vào, cho hành mùi rồi bắc ra.
* Yêu cầu của thành phẩm và cảm quan.
 - Thịt Bò, Thịt Lợn chin mềm, Cà rốt, khoai tây, su hào chin nhừ. Màu sắc bát mắt, mùi vị thơm ngon.
Hình ảnh: Một số món ăn chế biến cho trẻ.
3/ Biện pháp 3: Xây dựng thực đơn theo mùa.
 - Thực đơn là khẩu phần tính thành lượng thực phẩm để chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn, tuỳ từng bữa ăn hàng ngày, hàng tuần cho trẻ. Ngoài ra xây dựng thực đơn nhằm chủ động cho việc thực hiện kế hoạch ăn uống cho phù hợp đối với trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Khi xây dựng thực đơn cần chọn những thực phẩm theo mùa và có sẵn ở địa phương để tiện cho việc tiếp ứng thực phẩm.
 - Thường xuyên thay đổi thực đơn để chế biến các món ăn được đa dạng, phong phú giúp trẻ ăn ngon miệng và hết suất của mình.
 - Ngoài ra ta cần lưu ý đến sự phối hợp các thực phẩm, các chất để tạo nên một bữa ăn ngon, ta phải tận dụng sự bổ sung lẫn nhau giữa các chất để nâng cao giá trị dinh dưỡng của các món ăn.
 - Chúng ta cần quan tâm đến mỗi bữa ăn của trẻ thì phải chó đủ bao nhiêu thực phẩm và bao nhiều chất cho phù hợp và cần phải xây dựng thực đơn phù hợp theo độ tuổi.
 - Một ngày thì trẻ cần đủ các chất dinh dưỡng sau: đạm, chất béo, bột đường, vitamintừ đó mà ta có thể xây dựng được thực đơn đầy đủ các chất trong một ngày cho trẻ.
 - Đây là thực đơn mùa đông và mùa hè cho trẻ trong trường mầm non tôi đã xây dựng và thực hiện trong quá trình mà tôi nghiên cứu đề tài. Đây là thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và đạt hiệu quả cao trong suốt một tuần.
Mỗi ngày ở trường thì trẻ mẫu giáo được ăn một bữa chính và một bữa phụ, Trẻ Nhà trẻ được ăn 2 bữa chính
THỰC ĐƠN MÙA ĐÔNG CỦA TRẺ
 Tuần 1-3
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm:
 - Cháo tôm dừa xiêm.
 - Cháo tôm dừa xiêm.
- Uống sữa bột.
- Thịt gà, Thịt lợn om nấm
- Canh bò hầm củ quả.
3
Cơm:
- Uống sữa bột
- Bánh bông lan 
Cơm:
- Thịt lợn hấp.
- Canh rau ngót nấu thịt.
- Trứng sốt cuộn tôm hấp.
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
4
Cơm:
- Xôi gấc ( ruốc)
- Xôi gấc ( ruốc)
- Uống Sữa bột.
- Thịt Ngan, thịt lợn hầm xả.
- Canh dưa nấu cá.
5
Cơm:
 - Bún riêu cua đậu phụ rau thơm.
- Bún riêu cua đậu phụ rau thơm.
- Uống sữa bột.
- Thịt bò, thịt hầm bí đỏ
- Canh Bí xanh nấu thịt gà.
6
Cơm:
- Súp thập cẩm.
- Bánh Mỳ.
- Súp thập cẩm.
- Bánh Mỳ.
- Tôm, thịt lợn xào thập cẩm.
- Canh rau cải nấu Lạc.
7
Cơm:
- Mỳ gà rau thơm.
- Thịt lợn, đậu phụ sốt thịt bằm.
- Mỳ gà rau thơm.
- Canh rau bắp cải nấu thịt lợn.
Tuần 2- 4
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm:
- Xíu mại bò sốt cà.
 - Canh rau cải nấu Ngao.
- Uống sữa bột. 
- Bánh bông lan. 
- Cơm: 
- Trứng, thịt hấp nấm tươi.
- Canh rau cải cúc nấu thịt.
 3
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn xào bí xanh.
- Canh rau thập cẩm nấu cua.
- Xôi ngô bao tử.
 - Uống sữa bột.
- Xôi ngô bao tử.
- Uống sữa bột.
4
Cơm: 
- Cá rán, Thịt lợn sốt hoa viên. 
- Canh rau củ quả nấu thịt.
- Cháo vịt hạt sen.
- Cháo vịt hạt sen
- Uống sữa bột.
5
Cơm: 
- Trứng cút, thịt lợn kho tàu.
- Canh dưa nấu thịt bò.
- Súp Gà.
- Bánh Mỳ
- Súp Gà.
- Bánh Mỳ
6
Cơm: 
- Tôm, thịt lợn om đậu phụ.
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Bún bò rau cải.
- Bún bò rau cải.
- Uống sữa bột.
7
Cơm;
- Ngan xào nấm.
- Canh rau bắp cải nấu thịt lợn.
- Mỳ cua.
- Mỳ cua.
THỰC ĐƠN MÙA HÈ CỦA TRẺ
Tuần 1- 3
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm:
- Tôm, Thịt lợn xào ngũ sắc
- Canh rau muống nấu thịt.
 - Phở bò rau thơm.
- Phở bò rau thơm.
- Uống sữa Bột
3
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn om nấm.
- Canh bí xanh nấu thịt lợn.
 - Cháo Ngao
Cơm:
- Thịt lợn hấp.
- Canh Ngao nấu chua.
4
Cơm: 
- Trứng vịt, thịt lợn trưng cà chua.
- Canh rau thập cẩm nấu cua.
- Uống sữa bột 
+ Bánh bông lan.
- Uống sữa bột 
+ Bánh bông lan.
5
Cơm:
- Thịt bò, Thịt lợn xào củ quả
- Canh rau mùng tơi, mướp nấu thịt lợn.
- Bún riêu cua
 - Bún riêu cua.
- Uống sữa
6
Cơm: 
- Ngan xào nấm tươi
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Chè sen
 - Bánh bông lan
 - Chè sen
 - Bánh bông lan
7
Cơm;
 - Thịt lợn nấu Ragu.
- Canh rau ngót nấu thịt.
Mỳ Gà.
Cơm: 
- Đậu, thịt viên dán.
- Canh rau cải nấu thịt.
Tuần 2- 4
Thứ
Bữa chính
Bữa phụ
Mẫu giáo
Nhà trẻ
2
Cơm:
- Thịt gà, thịt lợn xào bí xanh.
- Canh rau cải nấu thịt.
- Cháo vịt
Cơm: 
Trứng, thịt hấp nấm tươi.
Canh Thịt lợn nấu chua.
 3
Cơm: 
- Cá rán, Thịt lợn sốt hoa viên. 
- Canh rau muống nấu thịt lợn. 
Bún bò rau cải.
- Bún bò rau cải.
- Uống sữa
4
Cơm: 
- Tôm, thịt lợn xào bầu.
- Canh rau ngót nấu thịt lợn.
 - Chè đỗ đen
Bánh Gối.
- Chè đỗ đen
Bánh gối
5
Cơm: 
- Thịt bò, thịt lợn om nước cốt dừa.
- Canh bí đỏ, đỗ xanh nấu thịt.
- Mỳ cua, đậu phụ rau thơm.
- Mỳ cua, đậu phụ rau thơm.. 
- Uống sữa Bột
6
Cơm:
- Trứng cút, thịt lợn kho tàu.
- Canh bầu nấu ngao.
- Uống sữa bột + Bánh bông lan. 
- Uống sữa bột + Bánh bông lan.
7
Cơm;
- Chả lá lốt
- Canh rau thập cẩm + mướp nấu thịt.
- Phở gà
Cơm: 
- Đậu phụ nhồi thịt.
- Canh rau củ quả nấu thịt.
 - Để chế biến các món ăn trong thực đơn mùa đông giá rét tôi thường xuyên trao đổi với chị em trong tổ cùng các cô giáo trên lớp, rút ra kinh nghiệm trong chế biến có thể thêm một số các gia vị hoặc thực phẩm để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn hoặc bớt một số gia vị hoặc thực phẩm mà trẻ không thích ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, để qua trình chăm sóc trẻ của chúng ta đạt hiểu quả, vì thế khi xây dựng thực đơn chúng ta phải chọn những thực phẩm phù hợp với tuổi và theo mùa để đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng và lượng calo,Canxi, B1 cho trẻ trong một ngày.
 - Với mùa hè oi bức và nóng lực trường tôi đã chọn các loại thực phẩm phù hợp với mùa, giúp cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng và mát mẻ để xua đi cái nóng lực mà thời tiết đã tạo ra. Trong quá trình thực hiện chế biến các món ăn trên thực đơn đã xây dựng tôi thấy các cháu hứng thú đến giờ ăn, ăn rất ngon và hết suất của mình. Với thực đơn này thì lượng calo, Canxi và các chất dinh dưỡng trong khẩu phần của trẻ đạt kết quả cao.
 - Ngoài ra để trẻ có một bữa ăn thật đảm bảo và cân đối, chính xác về lượng thực phẩm chúng tôi đã tính ra bảng Định lượng từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín. Bảng tịnh lượng này giúp cho việc giao nhận thực phẩm một cách nhanh nhất và thuận lợi nhất và giúp trẻ có một bữa ăn chính xác về số lượng. 
BẢNG ĐỊNH LƯỢNG
Từ thực phẩm sống chế biến thành thực phẩm chín cho 01 trẻ
Tuần
Thứ
Thực đơn
Sáng
Định lượng bữa chính
Thực phẩm sống
Thực phẩm chín
1 + 3
2
- Thịt gà
- Thịt lợn xào bí xanh.
Thịt gà 26g + Thịt lạc vai 5g + Bí xanh 24g + Gừng 0,8g + Hành khô 0,6g + Bột cà ri 0,05g + Dầu thực vật 3g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Nước 20g
40g - 45g
3
- Trứng sốt cuộn tôm hấp.
Trứng vịt 42g + Tôm 6.5g Thịt nạc vai 3.2g + Cà chua 9g + Hành hoa 1,5g + Dầu thực vật 7,4g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,25g
50g - 55g
4
Thịt ngan, thịt lợn hầm xả.
Thịt ngan 27g + Thịt lạc vai 24g + xả 3g + Gừng 0,8g + Hành khô 0,6g + Dầu thực vật 3g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Nước 20g
63g-68g
5
- Thịt bò
- Thịt lợn hầm Bí đỏ.
Thịt bò 15g + Thịt nạc vai 10g + Bí đỏ 12g + Hành hoa 1,5g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Dầu thực vật 5,7g + Gừng củ 0,5g + Tỏi 0,5g + Nước 25g.
57g - 62g
6
- Tôm biển
- Thịt lợn xào ngũ sắc
Tôm biển 14,8g + Thịt lạc vai 6g + Súp lơ xanh 6g + Hành hoa 3g + Cà rốt 9g + Su hào 13g + Dầu thực vật 6g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g
35g - 40g
7
- Đậu phụ sốt thịt bằm.
Thịt nạc vai 30g + Đậu phụ 20g +Dầu thực vật 5,5g + Gia vị 0,2g + Mỳ chính 0,3g + Hành hoa 1,5g + Nước 15g
90g - 95g
2 +4
2
- Cá 
- Thịt lợn sốt hoa viên.
Cá trắm 29g + Thịt nạc vai 7g + Dầu thực vật 7,5g + Cà chua 9g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Hành hoa 0,7g + Thì là 0,8g + Gừng củ 0,5g + Nước 19g
60g - 65g
3
- Thịt gà
- Thịt lợn om nấm.
Thịt gà 24g + Thịt nạc vai 11g + Hành hoa 1,5g + nấm 8g + Gừng củ 0,8g + Dầu thực vật 6g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Cà rốt 0,3g
48g - 53g
4
- Thịt bò , thịt lợn sốt hoa viên
Thịt bò 15g + giò sống 7.5g + đỗ xanh 5g + Cà rốt 5g + Cà chua 3g + Mùi ta 1,3g + Gừng 0,5g + Tỏi 0,5g + Dầu thực vật 6g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Nước 20g
65g - 70g
5
- Trứng cút 
- Thịt lợn kho tầu
Trứng cút 35g + Thịt nạc vai 18g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Đường kính 3g + Dầu thực vật 7g + Nước 20g
62g - 68g
6
- Tôm
- Thịt lợn om đậu non.
Tôm biển 15g + Thịt nạc vai 6,5g + Đậu phụ 10g + Dầu thực vật 4g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Hành hoa 1,3g + Nước 20g
55g - 60g
7
- Thịt lợn hầm khoai tây
Thịt nạc vai 30g + Khoai tây 25g + Cà chua 11g + Dầu thực vật 7,5g + Gia vị 0,6g + Mỳ chính 0,3g + Hành hoa 1,5g + Nước 22g
85g - 90g
4/ Biện pháp 4: Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp.
3.1/ Vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Hiện nay, môi trường bị ô nhiễm bởi các chất độc hại nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước và của toàn xã hội. Đây là một công việc quan trọng thiết yếu đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm ngay từ việc nuôi trồng đến sản xuất, bảo quản, chế biến, và sử dụng.
- Ngay trong trường mầm non, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, tôi luôn để ý đến việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế thực phẩm, chế biến thực phẩm đến khâu sử dụng và bảo quản thực phẩm. Mỗi chúng ta, không được coi nhẹ bất cứ một khâu nào cả. Do vậy, 10 nguyên tắc vàng để chế biến thực phẩm an toàn của tổ chức y tế thế giới luôn là kim chỉ nam hướng dẫn tôi thực hiện đúng và làm theo.
- Ngoài ra, phải có chỗ tập kết, sơ chế thực phẩm, khu chế biến thực phẩm, khu pha chế thực phẩm chín hoa quả và khu chia thức ăn. Các khu này cần đảm bảo đường đi của thực phẩm theo chiều từ khâu tiếp nhận thực phẩm sống đến khâu chia thức ăn chín.
- Khi chế biến thực phẩm, tôi luôn chú ý phải làm khâu rửa sạch các thực phẩm cũng như các dụng cụ bếp:
 + Sau khi giao nhận thực phẩm xong, rau bỏ ra sơ chế, ngâm nước lã, rồi rửa sạch.
 + Rửa sạch và vệ sinh tất cả các dụng cụ chế biến thực phẩm.
 + Luôn luôn giữ sạch khu bếp tránh xâm nhập của côn trùng, sâu bọ, ruồi, gián và các loại động vật gây bệnh.
 + Chú ý luôn rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh.
 + Các dụng cụ dao thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín phải sử dụng riêng biệt. Cần được rửa sạch sau khi đã sử dụng.
- Dù thực phẩm sống hay là thực phẩm chín cần được để trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh những sinh vật như ruồi, muỗi, gián, côn trùng đậu vào mang mầm bệnh vào thức ăn của trẻ.
3.2/Vệ sinh cá nhân:
Cô nuôi, nhân viên nhà bếp phải được học và bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, năm vững trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dưỡng và an toàn. Cần phải thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân trong quá trình chế biến, trang phục quần áo phải gọn gàng sạch sẽ mặc quần áo đồng phục , đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay bằng xà phong trước và sau khi chế biến thức ăn khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗicông đoạn chế biến. Có khăn lau tay riêng. Phải tuân thủ thei quy định sử dụng chế biến theo cửa một chiều, không được ho khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, không dùng tay bốc, chia thức ăn, thực hiện cân đong chia thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và đủ định lượng, cô nuôi sáu tháng một lần về sức khỏe 1 lần.
3.2/ Vệ sinh môi trường. 
- Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: Nước thải, khí thải, rác thải Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữaNếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu nơi thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Các chất thải ra phải cho vào thùng rác và có nắp đậy. Rát thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và xử lý hàng ngày. Vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác thải tồn đọng và mùi hôi thối. Trường có cống thoát nước ngầm để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện luôn được vệ sinh thường xuyên cọ rửa sạch sẽ, cống rãch phải được khơi thoáng không ứng đọng.
- Hàng tuần vào thứ 6 nhà trường huy động toàn thể CBGVNV tổng vệ sinh toàn trường. 
Hình ảnh: Tổng vệ sinh
5/ Biện pháp 5: Phối hợp với giáo viên chăm sóc bữa ăn cho trẻ.
 Mục đích của việc năng cao chất lượng chế biến món ăn cho trẻ là trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. Khi đã xây dựng được thực đơn phong phú, đã lựa chọn và chế biến món ăn cho trẻ. Sau khi chế biến xong các món ăn và chia định lượng tại bếp, tôi đã đến từng lớp để trực tiếp cùng giáo viên tham gia tổ chức giờ ăn cho trẻ và ghi sổ rút kinh nghiệm từng ngày và tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn hết hay không ăn hết suất, trẻ thích ăn món nào để kịp thời điều chỉnh rút kinh nghiệm... Nếu trẻ thích ăn món nào thì tôi tiếp tục chế biến món ăn đó, còn với món ăn nào trẻ không thích thì lý do vì sao trẻ không thích ăn để có cách chế biến phù hợp, hay thay đổi thực đơn kịp thời.
Đối với cháu không tăng cân thì cố gắng động viên, khích lệ cho câc cháu ăn hết xuất. Tôi thường xuyên theo dõi cháu nào biếng ăn, béo phì... Để có những đề xuất ý kiến với ban giám hiệu nhà trường điều chỉnh lại thực đơn cho phù hợp.
 Ngoài ra, chúng tôi còn lập sổ theo dõi khẩu vị ăn của trẻ, số lượng cơm, canh, thức ăn, thừa thiếu để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với trẻ với từng lớp.
 Thông qua việc phối kết hợp cùng giáo viên tôi trực tiếp biết được các món do tổi nuôi mình nấu như thế nào ngon hay không ngon. Từ đó tôi điều chỉnh được cách chế biên các món.
Hình ảnh: Giờ ăn của trẻ
V. KẾT QUẢ 
 Qua một năm áp dụng, tìm tòi, vận dụng đề tài cuối năm tôi đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
1/ Về trẻ:
1.1/ Cân đo: 
Nội dung
Đầu năm
Tỉ lệ %
Cuối năm
Tỉ lệ %
Tổng số trẻ
405
100
440
100
Cân nặng
405
100
440
100
Kênh bình thường
388
96
430
97
Kênh suy dinh dưỡng
17
4
12
2
Chiều cao
405
100
440
100
Kênh bình thường
371
92
420
95
Kênh thấp còi
34
8
25
5
1.2/ Sức khỏe.
Thời gian
Số trẻ
THEO DÕI CÁC BỆNH
Bệnh khác
Tổng số
Được khám
Mắt
TaiMH
Răng
Da
Còi xương
Giun
Đầu năm
405
405
0
52
45
02
0
0
12
Tỷ lệ%
100
100
0
12
11
0.5
0
0
3
Cuối năm
440
440
0
50
47
02
0
0
13
Tỷ lệ%
100
100
0
11
10
03
0
0
2
1.3./ Chất lượng bữa ăn
STT
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tổng số trẻ
Đạt
Tỷ lệ%
Chưa đạt
Tỷ lệ%
Đầu năm
Các món chế biến từ thịt.
405
360
89
45
11
Các món có rau và hành.
405
350
86
57
14
Các món có mùi thơm.
405
360
89
45
11
Các món có chất tanh như: Tôm, cá, cua
405
335
83
70
17
Trẻ không ăn hết suất của mình.
405
368
91
37
9
Cuối năm
Các món chế biến từ thịt.
440
423
96
17
4
Các món có rau và hành.
440
433
98
07
2
Các món có mùi thơm.
440
431
98
09
2
Các món có chất tanh như: Tôm, cá, cua
440
429
97
11
3
Trẻ không ăn hết suất của mình.
440
433
98
07
2
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 1/ Nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ cho trẻ trong trường mầm non. 
 2/ Nhân viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc nội quy quy chế của nhà trường của bếp ăn.
 3/ Có sự quan tâm của BGH phối kết hợp với các đồng nghiệp sẽ làm tốt việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non.
 4/ Phối hợp chặt chẽ với các giáo viên trên lớp, kế toán. Nắm bắt ý kiến của phụ huynh để điều chỉnh thực đơn cho phù hợp nhất.
 5/ Nghiêm túc thực hiện công tác giao nhận và ký kết thực phẩm đủ các thành phần.
 6/ Thực hiện tốt các yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
 7/ Chú trọng công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nhà bếp, đồ dùng dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng.
8/ Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh với cô nuôi nhân viên nhà bếp, giáo viên trên lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
 - Vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non có một vai trò vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì nó là cả một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, là nền móng vững trãi để chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện tốt giúp trẻ vào lớp 1 trường tiểu học.
 - Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công tác nuôi dưỡng trong trường Mầm non. Để đạt được kết quả trên, điều quan trọng là tôi phải nhận thức và xác định được vai trò và tầm quan trọng của công việc mình được giao. Phải năm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh và an toàn. Chính vì vậy, mà trong năm học vừa qua bản thân tôi đã tích cực tham mưu với lãnh nhà trường, xây dưng một số hoạt động của nhà bếp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non. Các hoạt động bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng kể như: Đã nâng cao được nhận thức của các ban ngành đoàn thể địa phương và phụ huynh về công tác nuôi dưỡng. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được nâng lên một bước, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm học, quy trình chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, hợp đồng thực phẩm được rõ ràng, giao nhận thực phẩm , lưu mẫu thức ăn, công tác vệ sinh được thực hiện khá nghiêm túc và có hiệu quả. Bản thân tôi thấy rằng trong bất cứ lĩnh vực công tác nào cũng cần có lòng nhiệt tình, năng động, sáng tạo, biết định hướng đúng tập trung mũi nhọn, đồng thời thể hiện tính dân chủ, đoàn kết, chắc chắn sẽ thành công.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nhưng nghiêm túc nhìn nhận lại thì công tác nuôi dưỡng trong nhà trường còn một số hạn chế nhất định: Nhà trường còn nhiều điểm lẻ, bếp còn chưa xây theo quy chuẩn bếp một chiều. Nhiều phòng học còn trật chưa có phòng ngủ và phòng học riêng. Công trình vệ sinh chưa đúng quy cách, mức ăn của trẻ chưa cao so với giá cả thị trường hiện nay.
I. KIẾN NGHỊ
1/ Với UBND Huyện Gia Lâm
- Đầu tư kinh phí xây dựng bếp mới theo quy trình bếp một chiều để thuận lợi cho công tác chế biến các món ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Có chế độ phụ cấp độc hại đối với nhân viên nuôi dưỡng.
2/ Với Phòng giáo dục
- Đầu tư cho nhà trường một số dụng cụ nuôi dưỡng như: Máy giặt khăn cho trẻ.
- Thường xuyên cho các cô nuôi được đi kiến tập tại các trường bạn để được học hỏi chuyên môn về cách chế biến món ăn cho trẻ.
3/ Đối với Ban giám hiệu	 
- Cần thăm bếp dự các buổi chế biến nhiều hơn nữa để đóng góp ý cho tổ nuôi nâng cao trình độ chuyên môn trong chế biến.
- Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa về CSVC như: hệ thống biểu bảng, máy thái củ quả, một số loại máy để làm bamhs cho trẻ.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, những gì đạt được còn rất ít ỏi và mới chỉ là nền móng cho những năm tiếp theo. Rất mong được sự góp ý, nhận xét của BGH và các đồng chí đồng nghiệp để bản thân tôi có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc thực hiện nhiệm ngày càng tốt hơn. 
Xin trân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sở giáo dục và đào tạo- Giáo trình Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm - dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp- Nhà xuất bản Hà Nội.
2. Trường Đại học y hà nội – Bộ môn dinh dưỡng an toàn thực phẩm- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm- Nhà xuất bản y học.
3. Bộ y tế Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm – Sách dùng đào tạo cử nhân y tế- Nhà xuất bản y học.
4. Bộ y tế- Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm- Phó giáo sư Phạm Duy Tường – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
5. Luật sư: Vũ Đình Quyển- Hướng dẫn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm- Nhà xuất bản lao động – xã hội..
6. Cẩm nang nghiệp vụ y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm 2012- Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_mot_so_bien_phap_che_bien_mo.doc
Sáng Kiến Liên Quan