Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp lồng ghép giáo dục “An toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo

Uốn cây từ lúc còn non

 Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”

Vì thế để đạt kết quả cao trong công tác giáo dục “An toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo ngay từ đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh trao đổi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các cháu để có hướng giáo dục, giúp đỡ và phòng ngừa tai nạn. Cho dù phụ huynh nhà ở gần hay xa trường tôi cũng trao đổi về an toàn giao thông cho trẻ khi đi trên phương tiện giao thông.

Ở lớp tôi có góc xây dựng “Góc tuyên truyền” dành cho bố mẹ xem để về nhà nhắc nhở thêm cho bé. Đối với trẻ rèn nề nếp trong học tập thói quen trong giao tiếp, trật tự kỷ luật trong giao thông rất cần thiết, tôi hướng dẫn trẻ cách đi đường thế nào cho đúng, phải tuân thủ các luật giao thông để phòng tránh những tai nạn khi đi trên các phương tiện giao thông. Không chơi đùa, nhảy dây trên vĩa hè, không chơi gần những nơi nguy hiểm. Tôi giúp trẻ phân biệt một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường trên không, biết được tín hiệu đèn giao thông, các loại biển báo, tôi dùng mô hình mẫu để hướng dẫn cháu nhất là những cháu chưa tiếp thu tốt về an toàn giao thông. Tôi luôn xây dựng giờ học trên lớp, nghiên cứu bài dạy thật kỹ, xác định đúng trọng tâm của từng loại tiết để lưa chọn phương pháp thích hợp lồng ghép chuyên đề “An toàn giao thông” qua đó giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng cụ thể, chính vì thế mà tôi xây dựng môi trường đồ chơi cho trẻ trong đó có đồ chơi thực hiên về “An toàn giao thông” để hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng đồ chơi phục vụ trò chơi xây dựng, phân loại đồ chơi phải luôn được sử dụng đúng lúc, đẹp, an toàn, sạch sẽ, mang tính giáo dục cao. Ngoài việc giáo dục trẻ học về trật tự an toàn giao thông trên lớp tôi còn chú ý dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời, trò chuyện cùng trẻ, tổ chức cho trẻ tham quan, quan sát những tình huống về luật giao thông.

Thường xuyên họp định kỳ với phụ huynh học sinh, trao đổi về những chuyển biến của trẻ trong học tập để phụ huynh kịp thời rèn luyện cho trẻ thêm về giao thông. Người lớn nói chung và cô giáo nói riêng phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Nếu như người lớn chở trẻ trên xe gắn máy mà không thực hiện đúng luật giao thông thì quả là một tai họa nó sẽ phản tác dụng, phản lại những gì cháu đã học ở trường.

Để dạy tốt chuyên đề giao thông tôi luôn nghiên cứu bài dạy, học hỏi kinh nghiệm ở bạn đồng nghiệp, thường xuyên tham gia dự giờ, thao giảng và thi giảng

về chuyên đề để nâng cao tay nghề và nâng cao kiến thức, hiểu biết về luật giao thông cho trẻ ở độ tuổi mầm non.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 8458 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp lồng ghép giáo dục “An toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài hát “ Em qua ngã tư đường phố”, “Nhớ lời cô dạy”, “Bài học sang đường”, “Đi đường em nhớ”
Hay cháu chơi ở các góc chơi xây dựng, học tập, phân vaiNgười đi bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình như: đi trên vỉa hè, lề đường. Trường hợp đường nông thôn không có vĩa hè, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Tôi cho trẻ áp dụng thực hiện chơi trên sân trường.
Người đi đường phải đi đúng phần đường của mình trên đường có dấu phân cách thì người đi bộ phải tuyệt đối không được lấn tuyến vượt qua.
Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát kỹ, khi xe chạy qua hết cháu mới được sang đường nhưng cần phải có sự giúp đỡ của người lớn.
Người đi bộ phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn giao thông và qua đường đúng vị trí nơi có vạch kẽ dành riêng cho người đi bộ.
Trẻ em đưới 7 tuổi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại thì phải có người lớn dắt.
*Phòng tránh những tai nạn khi đi trên các phương tiện giao thông và cần chơi đúng chỗ: 
Hằng ngày luôn trò chuyện nhắc nhở cháu qua các hoạt động vui chơi cũng như hoạt động học.
Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Khi ngồi trên xe phải thật sự nghiêm túc không ngã qua lại.
Không chen lấn xô đẩy đùa nghịch.
Không sử dụng ô(dù) khi ngồi trên xe.
Không đứng ở cửa xe, nơi lên xuống hoặc đu bám thành xe.
Không thò đầu,giơ tay ra ngoài.
Khi tàu xe dừng hẳn mới được, lên, xuống có trật tự.
Không chơi đùa nhảy dây, đá bóng.. trên vĩa hè hoặc xếp gạch, đá, đất cát dưới lòng đường. Không chơi gần những chỗ có các loại xe dựng sẽ đễ gây bỏng và ngã xe.
*Bên cạnh đó cháu biết thêm về một số loại phương tiện giao thông và tín hiệu giao thông, biển báo giao thông đường bộ.
Qua chương trình dạy trẻ có 3 loại phương tiện giao thông cơ bản: đường bộ, sắc, đường thủy, đường trên không qua đó trẻ biết được tên gọi, công dụng, người điều khiển.
Giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô con, xe tải, tàu hỏa. mỗi phương tiện đều có tên gọi, hình dáng, màu sắc, ký hiệu khác nhau, nhưng cùng có chung mục đích sử dụng đó là chở người, chở hàng hóa, thông qua đó giáo dục cháu phòng tránh những tai nạn khi tham gia giao thông trên các phương tiện.
Về đèn tín hiệu giao thông có 3 màu: xanh, vàng, đỏ có dạng hình tròn lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Theo chiều thẳng đứng thì trên cùng là đèn đỏ, giữa là đèn vàng, dưới là đèn xanh. Theo chiều nằm ngang thì thứ tự đỏ ở tay trái, vàng ở giữa, xanh ở tay phải.
Ý nghĩa của đèn tín hiệu như sau:
Tín hiệu xanh là được đi
Tín hiệu đỏ là cấm đi
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch đừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch đừng thì được đi tiếp , trong trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Thông qua các trò chơi tín hiệu dạy trẻ biết một số biển báo đường bộ gồm có các nhóm:
+ Nhóm biển báo cấm: Có dạng hình tròn dùng để báo hiệu cho các điều cấm, hoặc hạn chế sự đi lại của các loại phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. 
+ Nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu vàng, nhằm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra giúp người sử dụng phương tiện giao thông trên đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm để có những biện pháp phòng ngừa, xử lý cho phù hợp với tình huống.
+ Nhóm biểu hiện lệnh: có dạng hình tròn, nền màu xanh dương, trên nền có vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng phương tiện giao thông biết điều lệnh phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn: có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam để báo hiệu cho nhười sử dụng phương tiện giao thông biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành trình.
Đối với trẻ các biển báo trên tôi làm mô hình hình ảnh mẫu để hướng dẫn cháu chơi và để cháu tiếp thu tốt kiến thức về giao thông.
Thường xuyên cho trẻ chơi và để những biển báo cho trẻ để nhìn thấy nhận ra và thực hiện theo
VD: Ở nơi có hồ cá cần để biển báo cấm trèo vào hồ cá, cấm bỏ rác vào hồ.
c. Xây dựng giờ học trên lớp, cải tiến phương pháp giảng dạy, lồng ghép nội dung an toàn giao thông vào giờ học vào các chủ điểm
Trước khi lên lớp tôi luôn soạn giảng đầy đủ, nghiên cứu bài dạy, xác định đúng trọng tâm bài dạy lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm thu hút cháu vào giờ học.
VD: Dạy cháu biết về chiếc mũ bảo hiểm
Tôi sưu tầm nhiều loại bảo hiểm khác nhau,quay những cảnh đội nón không đúng qui cách, vi phạm luật giao thông khi đi xe không đội mũ, và những hình ảnh 
tai nạn khi tham gia giao thông không đội mũ có những bất trắc xảy ra thì sẽ có tai hại gì 
Trước tiên tôi cho trẻ đoán hình ảnh từ những miếng ghép rời (chiếc mũ bảo hiểm)
Hỏi trẻ mũ bảo hiểm dùng để làm gì ? 
Vì sao khi tham gia giao thông cần phải đội mũ bảo hiểm.
Khi đội mũ cần đảm bảo những nguyên tắc nào (cài quay, quay phải vừa với khuôn mặt không chật quá, hoặc lỏng quá )
Khi ngồi trên xe phải ngồi tư thế ra sao?
Sau đó đặt thêm một số câu hỏi gợi mở giúp trẻ tìm hiểu về nón bảo hiểm.
Cho trẻ xem một số hình ảnh vi phạm luật giao thông và cháu biết chỉ ra hành vi sai, vi phạm điều gì ?
Cho trẻ xem các hình ảnh tai nạn giao thông để từ đó trẻ thấy được tác dụng của chiếc mũ bảo hiểm cũng như khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật giao thông. Sau đó cho trẻ chơi trò chơi vận động đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên các con đường.
Hoặc với chủ điểm “ngành nghề” thông qua bộ môn văn học tôi tiến hành các bước như sau:
+ Giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng, bất ngờ nhưng không kém phần hấp dẫn qua câu đố:
Hình dáng cong cong
Tựa chiếc cầu vồng
Ai bắt qua sông
(chiếc cầu )
Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Đèn nào đừng lại, đèn nào được đi?
Bé ơi hãy trả lời đi
Đáp nhanh đúng luật cô đây thưởng quà
 (Đèn đỏ đứng lại, đèn vàng được đi)
+Hướng dẫn: Tiến hành giảng dạy theo hình thức đổi mới, sau đó đặt câu hỏi gợi mở kích thích sự tìm tòi khám phá ở trên theo nội dung, tính chất bài học, đồng thời cũng cố kiến thức cũ, cung cấp kiến thức mới: Cháu đã được thấy hoặc đi qua ngã tư lần nào chưa ? Trong dịp nào? ở đâu ? Ngồi trên xe qua ngã tư như thế 
nào để an toàn? (có thể tùy theo nội dung bài đặt câu hỏi lồng ghép giao thông nhưng không quá nhiều)
+ Kiến thức: Trò chơi vận động “Ai đúng ai sai, Hãy xếp nhanh và đúng yêu cầu trẻ gắn, sắp xếp và chỉ lại vị trí sai của các PTGT và đèn tín hiệu về các hành vi sai của người tham gia giao thông. Qua đó giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho trẻ nhất là các cháu chưa tiếp thu tốt kiến thức về an toàn giao thông.
*Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Trẻ quan sát các phương tiện qua lại trên đường bộ, qua đó giáo dục trẻ phương tiện giao thông nào chạy đúng làn đường qui định, người điều khiển xe gắn máy thì đội mũ bảo hiểm. Qua đó trẻ nhận thức được việc chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông đường bộ
*Các hoạt động khác:
Cô đọc cho các cháu nghe một số thông tin trên báo về tai nạn giao thông. Giáo dục cháu cách đi đường, cách đi trên các phương tiện giao thông thế nào cho an toàn, thấy được hậu quả, tai hại các hành vi phạm luật lệ an toàn giao thông
*Trong các hoạt động góc vui chơi: 
Tôi tạo cho trẻ môi trường hoạt động VD: hoạt động góc ở góc xây dựng cháu có thể xây bến xe với nhiều các loại phương tiện giao thông trẻ biết sắp xếp các loại phương tiện sao cho hợp lý hoặc xây ngã tư đường phố thì trẻ phải biết xe chạy đến đèn đỏ phải đừng lại, người đi đường phải đi đúng nơi qui định cô có thể tham gia hướng dẫn cháu chơi để gợi mở trẻ nhiều hơn.
Các góc nghệ thuật: có thể cho trẻ vẽ, cắt xé dán làm các loại phương tiện giao thông, biển báo, trụ đèn qua đó cháu biết thêm về biển báo, các loại phương tiện giao thông cũng như biết cách tham gia giao thông phải tuân thủ theo luật giao thông.
Góc học tập: cháu có thể chơi chọn những hành vi đúng, gạch bỏ những hành vi sai khi tham gia giao thông như: cháu chơi nơi nào cho đúng và không được chơi những nơi có xe, lòng đường..
2.3. Xây đựng môi trường đồ chơi cho trẻ trong đó có đồ chơi để thực hiện “An toàn giao thông”.
Đối với trẻ mẫu giáo chủ yếu là tư duy trực quan bằng hình tượng. Chính vì thế mà đồ dùng đồ chơi phải phong phú hấp dẫn trẻ, hình dáng, màu sắc, mới có thể giúp trẻ mở rộng nội dung chơi, hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng, từng bước tiếp thu nội dung bài học .
VD: Từ các loại thùng giấy, thùng sữa, thùng thuốc tâytôi cắt làm thành những chiếc xe với nhiều loại khác nhaucho trẻ chơi trong sân trường.
Ngoài ra tôi còn trang bị cho trẻ đồ công an giao thông, làm cho trẻ cây chỉ đường của chú công ancó sáng tạo trong công tác xây dựng môi trường đồ chơi thì việc giảng dạy của cô mới thực hiện một cách dễ dàng và thu hút các cháu.
Đồ chơi phục vụ trò chơi xây dựng, phân vai về “an toàn giao thông” chủ yếu là loại hình tượng, mô phỏng những dụng cụ phương tiện như các loại xe, các loại mũ bảo hiểm, dụng cụ sửa xe (kềm, ốc, vít..) và các phụ tùng bộ phận xe (bánh xe, thùng xe..)
Đồ chơi phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đẹp, sạch sẽ, nguyên vẹn, an toàn mang tính chất giáo dục cao. Tôi còn luôn quan tâm đến việc trang bị thêm đồ chơi cho lớp, trong năm học 2015-2016 tôi đã bổ sung thêm một số loại xe: ôtô, xe cẩu, xe khách..làm bằng nguyên liệu tự nhiên: ngó bần, gỗ, hộp nhựa thùng giấy cạt tong
Để thu hút trẻ hơn tôi còn trang trí lớp phù hợp chủ đề giao thông và sắp xếp các loại đồ dùng đồ chơi giao thông sao cho đẹp mắt, giúp trẻ để thấy, để lấy và cất đúng chỗ sau khi chơi.
Qua đó tôi luôn gợi hỏi cho cháu sắp xếp đồ chơi theo từng nhóm: giao thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông trên không, các biển báoluôn tạo cơ hội cho tất cả các cháu đều được sắp xếp. Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến những cháu chưa tiếp thu kiến thức giao thông tốt để kịp thời uốn nắn cho các cháu.
Cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng về trật tự an toàn giao thông cho trẻ mọi lúc mọi nơi:
Ngoài việc giáo dục cho cháu học về trật tự an toàn giao thông ở trên lớp tôi còn chú ý dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Giờ hoạt động ngoài trời có thể cho trẻ ca hát đọc thơ, vẽ nặn, xé dán về các loại xe, biển báo, chơi các trò chơi về giao thông.
Trò chơi về phương tiện giao thông cháu rất thích vì các cháu được thoải mái tham gia và được hít thở khí trời, hòa nhập với thiên nhiên, ttrẻ được tự do vận động tinh thần thoải mái hơn.
VD: Trò chơi “Về đúng đường”, “Vòng quay giao thông”, ‘Hãy chọn đúng tín hiệu đèn màu”
 	Tôi luôn tổ chức cho cháu chơi trò chơi về giao thông bởi vì chơi là một trong những biện pháp tối ưu mang lại kết quả học tập cao nhất cho trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ được lĩnh hội kỹ năng giao tiếp, hành vi ứng xử văn minh và biết xử lý những tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.
Luôn tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi với nội dung “phương tiện giao thông và luật an toàn giao thông” chú ý phải phù hợp với từng đối tượng, độ 
tuổi. Tổ chức trò chơi đa dạng trong các góc hoạt động, hoạt động học, hoạt động ngoài trời vào các chủ đề thích hợp.
VD: Làm đèn hiệu giao thông
Chơi qua ngã tư đường phố.
 Lắng nghe tiếng động cơ.	 
Tổ chức cho trẻ tham quan quan sát những tình huống về luật giao thông qua các đoạn video mà cô quay được hay ở những nơi trước cổng trường, hoặc nơi trẻ sinh sống ; người đi bộ trên vỉa hè, đi sát lề đường bên phải và một số biển báo giao thông trong sân trường hoặc ở địa phương trẻ, cần chọn thời điểm thích hợp cho trẻ quan sát bến xe, nhà ga.
2.4. Nghiên cứu bài dạy, học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp để dạy tốt các tiết có lồng ghép về an toàn giao thông.
Trước khi lên lớp, tôi luôn soạn giảng đầy đủ, nghiên cứu kỹ yêu cầu, trọng tâm của từng tiết học của mỗi bộ môn để tìm ra biện pháp thích hợp hiệu quả, chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho trẻ trong các tiết dạy lồng ghép về giao thông.
Để giảng dạy tốt chuyên đề “ An toàn giao thông” tôi thực hiện giáo dục trẻ qua việc lồng ghép vào các môn học, tôi tiến hành dạy trẻ từ những nội dung đơn giản đến phức tạp, những cái cơ bản tôi hướng dẫn thật kỹ cho trẻ để các cháu nhớ lâu hơn:
Cách đi đường
Phòng tránh những tai nạn khi đi trên các phương tiện giao thông
Bé cần chơi đúng chỗ, ở những nơi an toàn
Một số biển báo, và một số phương tiện giao thông.
Đối với những bài thơ, câu chuyện mới được đưa vào chương trình tôi luôn trao đổi với tổ chuyên môn, hiệu phó chuyên môn để soạn giảng tốt hơn. Tôi cũng thường xuyên dự giờ, thao giảng để nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, luôn luôn trao đổi những phương pháp giảng dạy lồng ghép “An toàn giao thông” để cùng nhau đóng góp ý kiến và dạy chuyên đề có kết quả tốt hơn.
3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với những biện pháp đề ra, qua gần một năm thực hiện, tôi nhận thấy các em học sinh lớp tôi thực hiện chuyên đề giáo dục “An toàn giao thông đường bộ” rất tốt và đạt kết quả như sau:
Về nhận thức: Những trẻ hay ngịch ngợm, leo trèo, chạy nhảy nay đã biết đi đứng nhẹ nhàng, vui chơi đúng chỗ. Trẻ yếu kém, có cá tính nhút nhát nay cũng mạnh dạn và tự tin hơn. Tất cả các cháu đều thích thú học về giao thông.
Về kỹ năng: Đa số các cháu đều biết tái hiện lại những hình tượng về các loại phương tiện giao thông trong học tập vẽ, nặn, xé dán. Biết thể hiện hành vi văn minh của mình trong quan hệ bạn bè: vui chơi, xây dựng, phân vai về giao thông. Biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt nội dung về luật giao thông: ca hát, đọc thơ.Biết nhắc nhở mọi người xung quanh thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
Về chất lượng: Gần hết năm học tất cả các cháu đều an toàn khỏe mạnh, không có trẻ bị xảy ra tai nạn, đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi. Lớp đạt danh hiệu “Toàn diện” bản thân được đồng nghiệp và phụ huynh tín nhiệm.
Qua khảo sát ở gần cuối năm học tôi nhận thấy các cháu thực hiện về “An toàn giao thông” rất tốt đạt 94% còn khoảng 6% đạt mức trung bình, số lượng trẻ yếu kém không còn. Có trẻ còn biết nhắc nhở cha mẹ mình phải đội nón bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Và đặc biệt gặp đèn đỏ phải dừng lại
Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong các hoạt động dạy trẻ về “An toàn giao thông”. Đồng thời đưa rước cháu đúng giờ hơn và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông hơn để từ đó làm gương cho trẻ noi theo.
Từ những kết quả trên, tôi cảm thấy rất vui và khẳng định “ Giáo dục an toàn giao thông” cho trẻ là không khó, nếu giáo viên biết đưa ra biện pháp khả thi và là rất cần thiết góp phần giáo dục trẻ trở thành những công dân tí hon có ích cho xã hội, biết chấp hành đúng luật lệ giao thông, bảo vệ sức khỏe tài sản cho mình và cộng đồng
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1-TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:
 “Uốn cây từ lúc còn non
 Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Vì thế để đạt kết quả cao trong công tác giáo dục “An toàn giao thông” cho trẻ mẫu giáo ngay từ đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh trao đổi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của các cháu để có hướng giáo dục, giúp đỡ và phòng ngừa tai nạn. Cho dù phụ huynh nhà ở gần hay xa trường tôi cũng trao đổi về an toàn giao thông cho trẻ khi đi trên phương tiện giao thông.
Ở lớp tôi có góc xây dựng “Góc tuyên truyền” dành cho bố mẹ xem để về nhà nhắc nhở thêm cho bé. Đối với trẻ rèn nề nếp trong học tập thói quen trong giao tiếp, trật tự kỷ luật trong giao thông rất cần thiết, tôi hướng dẫn trẻ cách đi đường thế nào cho đúng, phải tuân thủ các luật giao thông để phòng tránh những tai nạn khi đi trên các phương tiện giao thông. Không chơi đùa, nhảy dây trên vĩa hè, không chơi gần những nơi nguy hiểm. Tôi giúp trẻ phân biệt một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường trên không, biết được tín hiệu đèn giao thông, các loại biển báo, tôi dùng mô hình mẫu để hướng dẫn cháu nhất là những cháu chưa tiếp thu tốt về an toàn giao thông. Tôi luôn xây dựng giờ học trên lớp, nghiên cứu bài dạy thật kỹ, xác định đúng trọng tâm của từng loại tiết để lưa chọn phương pháp thích hợp lồng ghép chuyên đề “An toàn giao thông” qua đó giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng cụ thể, chính vì thế mà tôi xây dựng môi trường đồ chơi cho trẻ trong đó có đồ chơi thực hiên về “An toàn giao thông” để hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng đồ chơi phục vụ trò chơi xây dựng, phân loạiđồ chơi phải luôn được sử dụng đúng lúc, đẹp, an toàn, sạch sẽ, mang tính giáo dục cao. Ngoài việc giáo dục trẻ học về trật tự an toàn giao thông trên lớp tôi còn chú ý dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời, trò chuyện cùng trẻ, tổ chức cho trẻ tham quan, quan sát những tình huống về luật giao thông.
Thường xuyên họp định kỳ với phụ huynh học sinh, trao đổi về những chuyển biến của trẻ trong học tập để phụ huynh kịp thời rèn luyện cho trẻ thêm về giao thông. Người lớn nói chung và cô giáo nói riêng phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Nếu như người lớn chở trẻ trên xe gắn máy mà không thực hiện đúng luật giao thông thì quả là một tai họa nó sẽ phản tác dụng, phản lại những gì cháu đã học ở trường.
Để dạy tốt chuyên đề giao thông tôi luôn nghiên cứu bài dạy, học hỏi kinh nghiệm ở bạn đồng nghiệp, thường xuyên tham gia dự giờ, thao giảng và thi giảng 
về chuyên đề để nâng cao tay nghề và nâng cao kiến thức, hiểu biết về luật giao thông cho trẻ ở độ tuổi mầm non. 
2- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian thực hiện chuyên đề “Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu Giáo” dạy trẻ là không khó, nếu giáo viên biết đưa ra biên pháp khả thi.Mỗi cán bộ, giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành giao thông cho trẻ noi theo
Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh mẫu giáo
Thường xuyên liên lạc với ban chấp đại diện cha mẹ học sinh để họ cùng vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho phụ huynh cả lớp, nhất là tạo điều kiện đưa đón các`em đi học an toàn
Tiết dạy có lồng ghép giáo dục an toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên, không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu hút tất cả các em cùng tham gia. Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: trò chơi, hoạt động nhóm, thực hành.
Cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ nhiều cho trẻ thực hành, hoặc lồng ghép vào các hoạt động với nhiều hình thức phong phú hơn phù hợp từng lứa tuổi. 
Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn toàn có thể thực hiện lâu dài, nhằm hình thành cho trẻ có hiểu biết ban đầu về luật giao thông
Với những kết quả đạt được ở trên, tôi đã bước đầu góp phần nhỏ vào công tác xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, ngồi xe an toàn, không đùa giỡn khi ngồi xe, không vứt rác khi tham gia giao thông, trẻ có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Và mọi người ai cũng hiểu rằng “An toàn là hạnh phúc của mỗi nhà”.
3 PHẠM VI ÁP DỤNG
 Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ “An toàn giao thông”, bản thân tôi đã rút ra sau gần một năm học và đã thực hiện tốt. Qua đề tài này tôi nhận thấy việc giáo dục cho trẻ chấp hành luật giao thông góp phần xây dựng trật tự xã hội. Đây cũng là lương tâm, trách nhiệm của giáo viên có tâm huyết với nghề. Vì thế tôi tin rằng đề tài này có thể áp dụng được cho tất cả các lớp mẫu giáo ở trường tôi và một số trường trong thị trấn cũng như trong địa bàn huyện và có thể nhân rộng thêm. Hy vọng có thể giúp các chị em đồng nghiệp hoàn thành tốt trong công tác hướng dẫn trẻ biết an toàn giao thông
Mong các chị em đồng nghiệp, BGH nhà trường, phòng GD, các ngành có liên quan có những ý kiến đóng góp để đề tài hoàn chỉnh hơn.
MỤC LỤC
Phaàn I: LÔØI NOÙI ÑAÀU (Trang 23)
I.Lyù do choïn ñeà taøi 
1.Ñaët vaán ñeàTrang..
2.Muïc ñích choïn ñeà taøi....Trang..
3.Lòch söû ñeà taøiTrang..
4.Phaïm vi ñeà taøi...Trang..
Phaàn II: NOÄI DUNG (Trang 4..14)
1.Thöïc traïng ñeà taøi..Trang..
2.Noäi dung coâng vieäc caàn giaûi quyeát.Trang.
3.Bieän phaùp thöïc hieän.Trang..
4.Keát quaû chuyeån bieán Trang.
Phaàn III: KEÁT LUAÄN (Trang 15.16)
1.Toùm löôïc giaûi phaùp.Trang
2.Hiệu quả sáng kiến kinh nghieäm..Trang..
2.Phaïm vi aùp duïng...Trang.. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_long_ghep_giao_duc_a.doc
Sáng Kiến Liên Quan