Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường Trung học Phổ thông Chi Lăng

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

- Nhận thức về việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh và ý thức giữ gìn vệ sinh nói

riêng của một bộ phận không nhỏ học sinh còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, một bộ phận

không nhỏ học sinh của trường là người dân tộc Khmer (chiếm khoảng 25%) vốn có tập

quán sinh sống theo phum, sóc với điều kiện vệ sinh chưa được đảm bảo tốt, thói quen rửa

tay với xà phòng chưa được quan tâm đúng mức.

- Kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về công tác

dịch tễ và y tế nhìn chung còn chưa đầy đủ.

- Điều kiện cơ sở vật chất của trường tương đối đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ công tác

vệ sinh tối thiểu, tuy nhiên chỉ tập trung nhiều cho việc làm sạch và khử mùi, thực tế chưa

chú trọng nhiều đến việc đảm bảo các điều kiện về công tác khử khuẩn nhằm phòng ngừa

dịch bệnh.

2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (sau đây gọi tắt là

Covid-19) gây ra đang diễn biến hết sức phức tạp trên phạm vi toàn thế giới và cụ thể tại

Việt Nam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đe dọa sức khỏe,

tính mạng của con người. Trong đó, do là ngành đặc thù làm việc với con người và có quy

mô lớn, giáo dục là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đại dịch này. Một trong những

biện pháp hữu hiệu nhất được ngành Y tế khuyến cáo các đơn vị trường học bắt buộc phải

thực hiện khi học sinh đi học trong mùa dịch là tăng cường khâu vệ sinh, khử khuẩn

trường lớp và nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên và học sinh để tự phòng ngừa

dịch bệnh, không phải chỉ để đối phó dịch bệnh Covid-19 hay các bệnh cúm mùa đông

xuân mà còn để phòng ngừa các loại dịch bệnh mang yếu tố dịch tễ khác có nguồn gốc từ

thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường chưa tốt gây ra trong các thời điểm khác

của năm học (ví dụ: dịch tả lỵ, dịch sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng ). Vì vậy, các

sáng kiến, giải pháp nhằm thực hiện vấn đề này là hết sức cấp bách và cần thiết tại các đơn

vị trường học.

pdf18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường Trung học Phổ thông Chi Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu trước khi áp dụng sáng kiến 
- Nhận thức về việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh và ý thức giữ gìn vệ sinh nói 
riêng của một bộ phận không nhỏ học sinh còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, một bộ phận 
không nhỏ học sinh của trường là người dân tộc Khmer (chiếm khoảng 25%) vốn có tập 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 2 
quán sinh sống theo phum, sóc với điều kiện vệ sinh chưa được đảm bảo tốt, thói quen rửa 
tay với xà phòng chưa được quan tâm đúng mức. 
- Kiến thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh về công tác 
dịch tễ và y tế nhìn chung còn chưa đầy đủ. 
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường tương đối đảm bảo đủ các điều kiện phục vụ công tác 
vệ sinh tối thiểu, tuy nhiên chỉ tập trung nhiều cho việc làm sạch và khử mùi, thực tế chưa 
chú trọng nhiều đến việc đảm bảo các điều kiện về công tác khử khuẩn nhằm phòng ngừa 
dịch bệnh. 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (sau đây gọi tắt là 
Covid-19) gây ra đang diễn biến hết sức phức tạp trên phạm vi toàn thế giới và cụ thể tại 
Việt Nam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và đe dọa sức khỏe, 
tính mạng của con người. Trong đó, do là ngành đặc thù làm việc với con người và có quy 
mô lớn, giáo dục là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất trong đại dịch này. Một trong những 
biện pháp hữu hiệu nhất được ngành Y tế khuyến cáo các đơn vị trường học bắt buộc phải 
thực hiện khi học sinh đi học trong mùa dịch là tăng cường khâu vệ sinh, khử khuẩn 
trường lớp và nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên và học sinh để tự phòng ngừa 
dịch bệnh, không phải chỉ để đối phó dịch bệnh Covid-19 hay các bệnh cúm mùa đông 
xuân mà còn để phòng ngừa các loại dịch bệnh mang yếu tố dịch tễ khác có nguồn gốc từ 
thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường chưa tốt gây ra trong các thời điểm khác 
của năm học (ví dụ: dịch tả lỵ, dịch sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng). Vì vậy, các 
sáng kiến, giải pháp nhằm thực hiện vấn đề này là hết sức cấp bách và cần thiết tại các đơn 
vị trường học. 
3. Nội dung sáng kiến (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức..) 
3.1. Tiến trình thực hiện: 
- Bước 1: Khảo sát điều kiện cơ sở vật chất hiện có: 
+ Có tổng cộng 02 dãy phòng học với 20 phòng và 01 dãy phòng bộ môn với 06 phòng; 
+ Có tổng cộng 04 khu nhà vệ sinh với 26 hố xí (nam nữ riêng biệt, giáo viên và học sinh 
riêng biệt), số chậu rửa tay là 16 chậu, chỗ bố trí chậu rửa tay ngoài trời là 02 (01 dành cho 
giáo viên với 01 vòi, 01 dành cho học sinh với 08 vòi). Nhận định: chưa đủ số lượng vòi 
rửa tay ngoài trời để phục vụ cho nhiều học sinh trong cùng một thời điểm. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 3 
+ Tất cả nhà vệ sinh và chậu rửa tay có bố trí xà phòng rửa tay và có nhân viên lao công vệ 
sinh hàng ngày. Tuy nhiên, do ý thức giữ vệ sinh chung của một bộ phận học sinh chưa tốt 
nên mức độ sạch sẽ của nhà vệ sinh học sinh chưa được duy trì thường xuyên, liên tục. 
Ảnh 1. Lối vào sân trường (thời điểm chưa trang bị chậu rửa tay ngoài trời). 
Ảnh 2. Lớp học (thời điểm chưa trang bị sọt rác có nắp đậy). 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 4 
- Bước 2: Củng cố, kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của trường. 
Ảnh 3. Quyết định củng cố, kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của trường. 
- Bước 3: Lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại đơn vị với các nội dung 
chính sau đây: 
* Mục tiêu chung: Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự 
xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất, góp phần bảo vệ, 
chăm sóc và nâng cao sức khỏe của học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên trong 
nhà trường. 
* Mục tiêu cụ thể: 
- Theo dõi, quản lý tốt sức khỏe của học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên trong 
nhà trường; giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc 
bệnh, ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh xâm nhập vào trường học. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 5 
- Phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, 
học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên và cha mẹ học sinh về nguyên nhân, hậu quả, các 
biện pháp phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona 
gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân. 
- Triển khai các hoạt động vệ sinh phòng dịch tại trường, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh 
học đường, nguồn lực và cơ sở vật chất sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống về dịch 
bệnh trong nhà trường. 
* Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: 
1. Đẩy mạnh truyền thông về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch 
bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và dịch bệnh mùa đông xuân 
trong đơn vị, cụ thể là: 
- Bằng nhiều hình thức cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, Hiệu trưởng tổ chức học tập, 
quán triệt đầy đủ, sâu sắc Công văn số 79-CV/TW, Chỉ thị số 05/CT-TTg, Công văn số 
1699/TTg-KGVX và kế hoạch của ngành Giáo dục để học sinh, học viên, giáo viên, cán 
bộ, nhân viên, cha mẹ học sinh nắm vững tầm quan trọng, yêu cầu, nội dung của công tác 
phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và 
dịch bệnh mùa đông xuân. 
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục chăm sóc sức khỏe, y tế học 
đường bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thường xuyên cập nhật thông tin chính 
thống của ngành chức năng (các tài liệu từ cơ quan y tế); nâng cao ý thức phòng chống 
dịch bệnh, không lơ là, mất cảnh giác dù ở bất cứ thời điểm nào; giáo dục HS làm tốt 
nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do 
chủng mới của virus Corona gây ra và dịch bệnh mùa đông xuân cho gia đình và cộng 
đồng, đặc biệt quan tâm đến đối tượng HS ở miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số. 
- Hướng dẫn học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ, nhân viên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với 
người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải 
đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá 
nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, súc miệng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng 
viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay 
để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 6 
- Phát huy mô hình, các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em nhằm tăng cường 
sự tham gia của học sinh trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh 
trong trường học và cộng đồng. 
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân triển khai có hiệu quả, góp phần 
trong công tác phòng chống dịch bệnh. 
2. Tổ chức, chỉ đạo điều hành: 
- Củng cố, duy trì hoạt động y tế trường học, Ban chăm sóc sức khỏe học sinh của trường 
để nâng cao chất lượng, hiệu quả và chủ động trong phòng chống dịch bệnh, kịp thời chỉ 
đạo triển khai công tác phòng, chống và ứng phó khi dịch bệnh xảy ra tại địa phương và 
trong nhà trường. 
- Vận động các nguồn đóng góp, xã hội hóa, các nguồn thu hợp pháp và quỹ chăm sóc sức 
khỏe học sinh để củng cố và kiện toàn hệ thống y tế trường học, các tiêu chuẩn, quy định 
về nhân lực, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, phòng y tế của các trường mầm non và phổ 
thông phù hợp với điều kiện thực tiễn theo khu vực và địa phương, quy mô của trường, lớp 
nhưng đảm bảo được việc ứng phó hiệu quả nhất đối với dịch bệnh. - Đào tạo, bồi dưỡng, 
tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế trường học, tăng cường hiệu quả 
hoạt động y tế trường học, đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, phòng, 
chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe đối với trẻ em, học sinh và học viên. 
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động y tế trường học, phòng, chống dịch bệnh, vệ 
sinh an toàn thực phẩm, tăng cường các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học đảm bảo 
thích ứng với các tình huống về dịch bệnh trong nhà trường. 
- Lập kế hoạch và tổ chức quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe, bệnh tật, của cán bộ quản 
lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và học sinh. 
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ các hoạt động y tế trường học và 
phòng chống dịch, bệnh tại đơn vị. 
- Công bố, niêm yết số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan y tế cho toàn thể học 
sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh liên hệ khi cần thiết. 
3. Xây dựng phương án xử trí các tình huống diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp 
cấp do chủng mới của vi rút Corona và dịch bệnh mùa đông xuân có thể xảy ra trong 
trường. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 7 
4. Công tác phối hợp liên ngành: 
- Phối hợp với ngành Y tế: hướng dẫn chuyên môn về công tác phòng chống dịch bệnh, 
công tác y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các biện pháp 
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ 
nước ướng, nước sạch cho trường học; thường xuyên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh khử 
khuẩn trong trường học. 
- Phối hợp với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội: tổ chức kiểm tra, giám sát và 
triển khai các hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong tình hình mới. 
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, triển khai các nội dung hoạt động 
về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh trong đơn vị; tổ chức các hội thi, 
hội thảo, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường truyền thông, huy động sự hỗ trợ, tài trợ 
từ các tổ chức, cá nhân về công tác phòng chống dịch bệnh và y tế trường học. 
- Bước 4: Tổ chức triển khai kế hoạch rộng rãi trong đơn vị 
1. Công tác truyền thông, tuyên truyền phòng dịch 
Hiệu trưởng tổ chức các hình thức tuyên truyền đa dạng để đến nhiều đối tượng nhất có 
thể, qua các hình thức sau: 
- Phát gần 600 tờ rơi, dán 03 áp phích tuyên truyền do ngành Y tế cấp phát cho đơn vị. 
Ảnh 4. Tờ rơi tuyên truyền niêm yết tại Phòng y tế của trường. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 8 
- Tổ chức biên soạn nội dung tuyên truyền thành dạng tài liệu và chỉ đạo cho giáo viên chủ 
nhiệm lớp triển khai rộng rãi đến học sinh trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. 
- Tuyên truyền đến gia đình học sinh bằng các hình thức khác nhau như phát tờ rơi tuyên 
truyền, thông qua hệ thống tin nhắn điện tử SMS của Viettel và VNPT. 
Ảnh 4. Tin nhắn liên lạc với cha mẹ học sinh bằng SMAS (Viettel) 
- Đăng tải thông tin về công tác phòng dịch trên trang thông tin điện tử của trường tại địa 
chỉ www.thptchilang.edu.vn tại chuyên mục “Thông báo nhà trường”. 
Ảnh 5. Tài liệu truyền thông vê dịch Covid-19 đăng tải trên trang web của trường. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 9 
- Treo băng rôn tuyên truyền tại cổng trường với nội dung “Nhận thức đúng, tăng cường 
các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Hãy 
chung tay vì môi trường học tập an toàn!” và 01 bảng tuyên truyền khổ 0,8 x 1,2m. 
Ảnh 4. Băng rôn và bảng tuyên truyền tại cổng trường. 
- Tuyên truyền về công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường bằng những băng rôn, khẩu 
hiệu trực quan, gần gũi với lứa tuổi học sinh. 
Ảnh 5. Khẩu hiệu tại nhà vệ sinh học sinh 
Ảnh 6. Khẩu hiệu tại hành lang lớp học 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 10 
Ảnh 7. Khẩu hiệu tại nhà vệ sinh học sinh. 
Ảnh 8. Khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền dán tại bồn rửa tay ngoài trời. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 11 
2. Rà soát kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu của quỹ Y tế để trang bị điều kiện cần 
thiết cho công tác phòng dịch 
- Căn cứ nguồn kinh phí quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu còn tồn dư tại đơn vị, trường đầu 
tư mua sắm thêm chậu rửa tay, xà phòng, dung dịch rửa tay khô, hộp đựng xà phòng trang 
bị cho các nhà vệ sinh và các vị trí trên sân trường, thuận tiện cho HS rửa tay. Cụ thể là: 
STT Nội dung Đơn giá Số lượng Thành tiền 
1 Xà phòng rửa tay (dạng cục) 14.000đ 50 cục 700.000đ 
2 Nước rửa tay Lavender 4,5kg 199.000đ 02 bình 398.000đ 
3 Hóa chất diệt khuẩn Trung tâm Y tế huyện cấp 
4 Nhiệt kế điện tử 250.000đ 05 cái 1.250.000đ 
5 Nhiệt kế hồng ngoại 850.000đ 01 cái 850.000đ 
6 Chậu rửa tay inox 380.000đ 02 760.000đ 
6 Vòi nước 114.000đ 05 cái 570.000đ 
7 Bồn nước - 
01 cái 1.500 
lít 
Tận dụng bồn 
cũ 
8 
Hộp đựng nước xà phòng rửa tay treo 
tường có nút bấm 
85.000đ 12 cái 1.020.000đ 
9 Hộp đựng xà phòng rửa tay 10.000đ 30 cái 300.000đ 
10 Thùng rác có nắp đậy 140.000đ 30 cái 4.200.000đ 
11 Gel rửa tay khô 50.000đ 10 chai 500.000đ 
Tổng kinh phí: 10.548.000đ 
Ghi chú: Số liệu tính đến thời điểm viết sáng kiến 
- Bố trí tất cả các phòng học, phòng bộ môn đều có thùng rác có nắp đậy, học sinh thực 
hiện việc đổ rác trước khi học và sau khi hết tiết học nhằm đảm bảo vệ sinh phòng học. 
Ảnh 9. Thùng rác có nắp đậy trang bị tại phòng học. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 12 
- Căn cứ vào địa hình và vị trí phòng học, lối đi nội bộ hiện tại của trường để tiến hành lắp 
đặt các chậu rửa tay bằng inox để học sinh thuận tiện rửa tay trước khi vào lớp, trước, 
trong và sau khi tham gia các hoạt động hay sau khi học. Ngoài ra, tận dụng 01 bồn nước 
cũ có sẵn dung tích 1.500 lít, trường thiết kế thành nơi rửa tay với 08 vòi nước tại vị trí gần 
nhà xe học sinh, thuận tiện cho các em rửa tay sau khi gửi xe để vào lớp. 
Ảnh 10. Chỗ rửa tay với bồn nước cũ tự chế. 
Ảnh 11. Chậu rửa tay inox có hố ga xử lý nước thấm. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 13 
Ảnh 12. Chậu rửa tay inox bố trí tại hành lang các lớp học thuận tiện cho học sinh. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 14 
- 
Ảnh 13. Lavabo rửa tay trong nhà vệ sinh học sinh. 
Ảnh 14. Hộp đựng nước xà phòng rửa tay có nút bấm trong nhà vệ sinh học sinh. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 15 
Ảnh 15. Học sinh rửa tay với xà phòng trước khi vào lớp. 
Ảnh 16. Kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 16 
3. Nắm thông tin học sinh bằng phiếu hỏi 
Để nắm bắt thông tin về nhận thức của học sinh đối với dịch bệnh Covid-19, trường đã 
thực hiện việc lấy thông tin học sinh bằng phiếu hỏi khảo sát theo mẫu sau: 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 17 
 - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Thông tin về lịch sử di chuyển của học sinh 
thông qua phiếu hỏi khảo sát được bảo mật. 
- Những đơn vị, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Toàn thể cán bộ giáo viên 
nhân viên và học sinh của trường. 
- Mức độ khả thi: Sáng kiến được thực hiện trên cơ sở chuẩn bị các điều kiện đủ về nguồn 
kinh phí từ quỹ Y tế nhằm đảm bảo đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác áp 
dụng sáng kiến. Ngoài ra, hiệu quả của công tác truyền thông nhằm biến đổi từ nhận thức 
sang hành động của đội ngũ giáo viên và học sinh tùy thuộc rất nhiều vào việc áp dụng đa 
dạng các phương tiện truyền tải thông tin đến đối tượng tiếp nhận. Sáng kiến này có thể 
được thực hiện trong tất cả các đơn vị trường học và mang lại hiệu quả thiết thực. 
IV. Hiệu quả đạt được: 
1. Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng sáng kiến 
- Trước thời điểm áp dụng sáng kiến, nhận thức của phần lớn học sinh về nguy cơ dịch 
bệnh còn chưa đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi 
trường của một bộ phận không nhỏ học sinh còn kém (nhiều em có thói quen bỏ rác, khẩu 
trang, vật dụng cá nhân bừa bãi trong lớp học, ngoài sân trường, ý thức giữ gìn vệ sinh 
chung khi sử dụng nhà vệ sinh còn kém, việc rửa tay bằng xà phòng và nước chưa được 
quan tâm đúng mức). 
- Lợi ích thu được khi sáng kiến áp dụng: Sau thời điểm triển khai các biện pháp được nêu 
trong sáng kiến, nhà trường đã tiến hành lập phiếu hỏi để khảo sát thông tin từ học sinh 
(với tổng cộng 638 em có gửi phiếu hỏi phản hồi thông tin về tác giả). Kết quả cho thấy: 
+ Nhận thức của hầu hết các học sinh đều đã được nâng lên (gần 80% số học sinh được hỏi 
trả lời chính xác các thông tin hỏi các kiến thức về dịch Covid-19 trong phiếu khảo sát); 
+ Phản hồi về khâu chuẩn bị các điều kiện vệ sinh của nhà trường từ phía học sinh là tích 
cực (95% các em được khảo sát đánh giá khâu chuẩn bị ở mức “Rất tốt”, 83% đánh giá 
nhà vệ sinh ‘Rất sạch sẽ”; việc trang bị chỗ rửa tay của trường được 67% số học sinh đánh 
giá ở mức “Đầy đủ”, trên 30% đánh giá là “Không đủ”); 
+ Số học sinh thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch chiếm tỷ lệ trên 98%; 
+ Số học sinh thường xuyên đeo khẩu trang khi đi khỏi nhà chiếm khoảng 60%. 
Sáng kiến “Một vài biện pháp có hiệu quả trong công tác phòng ngừa dịch bệnh tại trường THPT Chi Lăng” Trang 18 
- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của 
tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở: Lợi ích 
kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp rõ ràng là đem lại nhiều kết quả tích cực so 
với trường hợp không áp dụng giải pháp. Trước thời điểm áp dụng các giải pháp đã nêu, rõ 
ràng là ý thức chủ động phòng ngừa dịch bệnh và ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh 
môi trường của một bộ phận không nhỏ học sinh còn nhiều hạn chế, qua thời gian triển 
khai đã cho thấy tác dụng tích cực. 
V. Mức độ ảnh hưởng: Khả năng áp dụng giải pháp: trong phạm vi toàn quốc, tỉnh, 
huyện,.......... (nêu lĩnh vực, địa chỉ mà giải pháp có thể áp dụng, những điều kiện cần thiết 
để áp dụng giải pháp đó). 
Các giải pháp được nêu trong sáng kiến này khá đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện và có thể 
triển khai áp dụng trong tất cả các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước nếu lãnh đạo nhà 
trường quan tâm đúng mức cho công tác phòng dịch. Ngoài ra, sáng kiến còn có khả năng 
áp dụng cho tất cả các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức, cá nhân có đông người lao động. 
VI- Kết luận: Khẳng định lại tính sáng tạo, tính mới, khả thi, hiệu quả và phạm vi ảnh 
hưởng của sáng kiến. 
Sáng kiến này được triển khai trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang lan rộng và hết sức 
phức tạp, khó lường. Ngoài ra, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có, việc thiết kế các mô 
hình chậu rửa tay hoặc thực hiện các cách khác nhau để tuyên truyền là hết sức cần thiết. 
Sáng kiến có tính mới, sáng tạo từ những điều kiện hiện có của nhà trường, mang tín khả 
thi cao và đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 nói 
riêng và các loại dịch bệnh mang tính chất truyền nhiễm khác ở tất cả các thời điểm của 
năm học. Qua thời gian triển khai, hiệu quả trước mắt thu được là kiến thức, nhận thức của 
đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh đã được nâng lên rõ rệt, dần chuyển đổi thành 
hành vi, thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường thường xuyên, liên tục. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
Nguyễn Hạ Hưng Sơn 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_co_hieu_qua_trong_co.pdf
Sáng Kiến Liên Quan