Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc

Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập năm 1997, để hoàn thiện hệ thống giáo dục của tỉnh nhà; Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 2108/QĐ-UB ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Sau hai mươi năm xây dựng và phát triển, với quy mô cơ sở vật chất ngày càng hiện đại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định được vị trí và thương hiệu của mình, là địa chỉ tin cậy cung ứng cơ hội học tập cho mọi người, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, xây dựng xã hội học tập trên toàn tỉnh.

Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng để hoạt động dạy và học, giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Nó bao gồm cả các đồ vật, những của cải vật chất và tinh thần, tự nhiên xung quanh nhà trường. Cơ sở vất chất của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học, phòng thí nghiệm, phòng chức năn, sân chơi, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học.)

Cở sở vất chất của xã hội được nhà trường sử dụng vào mục tiêu đào tạo như máy móc, các công cụ của nhà máy xí nghiệp, hợp tác xã, thư viện, nhà văn hoá, nhà truyền thống, sân bãi thể dục thể thao.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu con người phát triển toàn diện, hài hoà, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thì cở sở vất chất kỹ thuật của trường học ngày càng phong phú, phức tạp và nhiều mặt.

Cở sở vất chất kỹ thuật trường học có vai trò rất quan trọng. Cơ sở vất chất trường học là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục - đào tạo, góp phần vào quyết định chất lượng của nhà trường.

Thực tiễn giáo dục của các nước trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy không thể đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu phát triển của xã hội nếu không có những cơ sở vất chất tương ứng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể, bảo đảm thực hiện tốt phương pháp giáo dục và đào tạo mới. Không thể hình dung việc dạy học mà không có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cũng như không thể hình dung việc dạy học khoa học tự nhiên mà không có phòng thí nghiệm. Giáo dục kỹ thuật tổng hợp mà không có xưởng trường. Giáo dục thể chất mà không có sân bãi và các dụng cụ thể dục thể thao. Việc giáo dục vệ sinh mà không có các phương tiện tối thiểu để nhà trường luôn sạch sẽ. Việc giáo dục âm nhạc mà không có nhạc cụ.

 Tổng kết kinh nghiệm của các trường tiên tiến cũng khẳng định rằng, một trong những yếu tố của trường tiên tiến là phải xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của trường học. Các nhà kinh tế học giáo dục đã chứng minh rằng hiệu quả của việc giảng dạy và giáo dục phụ thuộc một phần vào trình độ cở sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của lao động sư phạm.

Cơ sở vật chất đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục, bởi vì nó là thành tố của quá trình sư phạm, nó có quan hệ tương hỗ với các thành tố khác của quá trình dạy và học.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, các mặt quản lý.
 Hiểu rõ chương trình giáo dục ở Trung tâm cần những điều kiện cơ sở vật chất như thế nào để thực hiện.
 Biết huy động mọi tiềm năng của tập thể sư phạm và cộng đồng cho công tác xây dựng cơ sở vật chất.
7.1.2.4. Nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của trường học
* Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật của việc dạy học và giáo dục. Các phương tiện vật chất kỹ thuật của nhà trường gồm có:
- Các phòng học với trang bị bên trong
- Phòng thí nghiệm với các trang bị bên trong
- Thư viện trường học với sách và các trang bị bên trong
- Xưởng trường, vườn trường với các trang bị bên trong
- Các phương tiện để giáo dục vệ sinh, sức khoẻ ( Sân chơi, bãi tập)
- Các phương tiện để giáo dục thẩm mỹ
- Các phương tiện nghe nhìn
- Phòng truyền thống của nhà trường
- Phòng làm việc của giám đốc, phó giám đốc và các phòng chức năng
- Phòng đợi của các giáo viên
- Phòng nghỉ của giảng viên.
- Phòng họp của hội đồng giáo dục
- Phòng làm việc của Đoàn thanh niên.
* Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất trong khu vực Trung tâm, bố trí hợp lý địa điểm của nhà trường trong khu vực dân cư, làm cho quá trình giảng dạy, giáo dục của thầy giáo và việc đi học của học sinh diến ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức người nhất.
* Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, các điều kiện vệ sinh sức khoẻ, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có khuôn viên luôn xanh - sạch - đẹp, yên tĩnh, trong sáng cần thiết cho một cơ sở giáo dục.
Các điều kiện đầy đủ, có thẩm mỹ có tác dụng tâm sinh lý, làm tăng năng suất lao động trí óc của thầy và trò, có tác dụng giáo dục con người về nếp sống, vệ sinh và thẩm mỹ.
* Bố trí sử dụng tối ưu các phương tiện vật chất kỹ thuật vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, không để cho các phương tiện vật chất kỹ thuật nằm trong các kho chứa mà làm cho từng học sinh, sinh viên được hưởng thụ chất lượng nhận thức do các phương tiện đó mang lại.
 * Tổ chức tốt việc bảo vệ trường học và các phương tiện vật chất kỹ thuật của nhà trưòng, là tài sản quý phục vụ sự nghiệp giáo dục.
7.1.2.5. Lập kế hoạch xây dựng hoặc đổi mới cơ sở vật chất nhà trường
	Trong việc quản lý CSVC phải có kế hoạch xây dựng hoặc đổi mới CSVC nhà trường theo từng giai đoạn: Từng năm hoặc vài năm. Để có kế hoạch xây dựng CSVC cần xác định mục tiêu của kế hoạch là nâng cấp hay hoàn thiện CSVC của trường. Xây dựng thiết bị dạy học theo quy đinh của Bộ GD&ĐT. Sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng làm việc. Xây dựng thư viện theo quy định của Bộ GD&ĐT. Sau khi đã xác định mục tiêu của kế hoạch sẽ tập hợp nội dung của kế hoạch. Lập một kế hoạch các công việc về CSVC sẽ có một bảng điền những nội dung cần thiết cho công tác quản lý CSVC. 
7.1.3. Nội dung quản lý cơ sở vật chất trường họch
Trường học là nơi tiến hành các hoạt động dạy học- giáo dục, nơi giáo viên và học sinh học tập, lao động, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập. Đó là nhà cửa, sân chơi, vườn trường và cả quang cảnh tự nhiên bao quanh trường.
7.1.3.1. Yêu cầu của trường học
- Xác định địa điểm tối ưu của khu trường trong khu vực dân cư
Trường phải đặt ở khu trung tâm của khu vực dân cư để học sinh đi học không tốn thời gian và sức lực. Trường cần xa nơi ồn ào, khói bụi, xa nơi ô nhiễm, xa ao hồ, nghĩa trang, bệnh viện để tránh truyền bệnh và không ảnh hưởng đến tâm lý học tập.
Trong khu trường cần bố trí hợp lý các bộ phận của khu trường. Các khu vực có liên quan như phòng học, phòng thí nghiệm, phòng để đồ dùng dạy cần được trường tính theo đầu học sinh/ ca học ít nhất phải đạt:
+ 6m2 đối với thành phố thị xã
+ 10m2 đối với ngoại thành, ngoại thị và vùng nông thôn.
- Các khối công trình: trường học phải đủ các khối công trình theo quy định của Bộ GD&ĐT bao gồm:
	+ Khối học tập: Khối học tập là khối chính trong các khối công trình của nhà trường, khối học tập thường chiếm trên 50% diện tích của các khối công trình. Khối học tập gồm có phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn. Khối học tập yêu cầu phải đặt ở nơi yên tĩnh, đủ ánh sáng, thoáng mát.
	+ Khối lao động thực hành: Gồm các phòng học đa năng, phòng máy tính, phòng lab, các cơ sở thực tập khác.
	+ Khối giáo dục, rèn luyện thể dục thể thao gồm sân bãi, nhà thể chất.
	+ Khối phục vụ học tập gồm thư viện, phòng thiết bị dạy học,phòng truyền thống, phòng sưu tầm lịch sử bộ môn, phòng hoạt động Đoàn.
	Các phòng này yêu cầu đặt ở nơi trung tâm của trường, đảm bảo yên tĩnh.
+Khối hành chính- Điều hành gồm phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng giáo vụ, phòng y tế, phòng làm việc của các đoàn thể.
+Khối phục vụ sinh hoạt bao gồm nhà ăn, nhà vệ sinh, sân chơi, vườn hoa.
Khung cảnh trong toàn trường phải đảm bảo sạch đẹp, thông thoáng, có đủ ánh sáng, có trồng cây đủ bóng mát, có trồng hoa, có biển trường.
- Phòng học và việc tổ chức khoa học một phòng học
Phòng học là nơi làm việc của giáo viên và học sinh, sinh viên là nơi thầy giáo tổ chức và điều khiển phần lớn các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Người cán bộ quản lý cần nhận thức rõ ràng lớp học là “ trận địa chiến đấu hàng ngày” của thầy và trò nhằm đạt hiệu quả đào tạo. ở lớp học không những diến ra các hoạt động nghe giảng mà còn diễn ra nhiều loại hoạt động của học sinh, sinh viên như công tác thực hành thí nghiệm, họp lớp, họp đoàn, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuậtLớp học là nơi tổ chức khoa học lao động trí óc của giáo viên, học sinh và sinh viên.
Yêu cầu các trang thiết bị cho một phòng học cần có:
+ Bảng viết: Bảng viết của phòng học là công cụ lao động chung của giáo viên và học sinh. Nó phải đạt các kích thước quy định, độ cao, sơn màu đạt tiêu chuẩn và ở trên đó, chữ viết của giáo viên phải đạt những kích thước quy định.
+ Bàn giáo viên: Trong lớp học bàn giáo viên được kê trên bục. Bàn giáo viên cao hơn bàn học sinh ít nhất 20-25cm, bục xung quanh bàn phải đảm bảo đủ rộng cho giáo viên đi laị, thao tác thuận lợi khi biểu diễn đồ dùng dạy học. Khoảng cách từ bàn giáo viên đến bàn học sinh đầu tiên là 80 - 100cm. Bàn có mặt bằng rộng 80cm, dài 120cm, cao 80cm, có ngăn kéo. Ghế tựa cá nhân cao 46-50cm.
+ Bàn ghế học sinh, sinh viên: Bàn ghế trong lớp là rất quan trọng. Chúng phải được trang bị đầy đủ phù hợp với cỡ người trung bình của học sinh, sinh viên để phòng tránh các bệnh học đường. Trong lớp bàn ghế được kê để học sinh có thể nghe, nhìn, viết được thuận lợi nhất, thuận lợi cho các hoạt động diễn ra trong giờ học.
Khẩu hiệu nhắc nhở ý thức học tập và rèn luyện của học sinh. Tuy nhiên, việc trang bị nội thất cho phòng học phải đơn giản, không làm phân tán sự chú ý của học sinh.
- Phòng học bộ môn
Phòng học bộ môn là phòng giảng dạy bộ môn được tổ chức theo hướng chuyên môn hoá. Có phòng học bộ môn thì việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh, sinh viên có nhiều ưu thế. Giúp cho giáo viên có thể thực hiện được phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn. Giáo viên có điều kiện sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tại chỗ các phương tiện dạy học, chất lượng bài giảng sẽ cao hơn. Phòng bộ môn tạo điều kiện phát huy hứng thú học tập của học sinh, được tiếp xúc với các thí nghiệm, đồ dùng trực quan, phát huy được tư duy sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.
Mô hình phòng học bộ môn theo quy định của bộ GD&ĐT. Có đủ thiết bị, máy móc, dụng cụ thực hành và bàn ghế theo quy cách riêng của từng môn học. Có hệ thống tủ bảo quản các thiết bị, đồ dùng dạy học,có hệ thống chiếu sáng, cấp nước, thoát nước theo yêu cầu riêng của từng loại phòng.
7.1.3.2. Quản lý và sử dụng CSVC trường học
- Sử dụng, bảo quản
Cở sở vật chất, trang thiết bị trường học là một bộ phận quan trọng của nhà trường. Để xây dựng trường học phải tốn nhiều tiền của, công sức, thời gian. Vì vậy phải có kế hoạch sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lâu dài.
Để sử dụng có hiệu quả CSVC trường học thì khi xây dựng phải chú ý đến các yêu cầu về mặt sư phạm, kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ, vệ sinh như đã nói ở trên. việc sử dụng CSVC trường học cần sử dụng tối đa, hiệu quả và đúng tính chất, mục đích của trường học. Những phòng học dùng để dạy học chứ không dùng phòng học làm nhà ở, nhà kho. Phòng thí nghiệm với các bàn ghế đặc trưng, trang bị nguồn điện nước không thể chuyển sang làm chức năng khác. Không tuỳ tiện thay đổi xê dịch.
Để sử dụng tốt và lâu bền trường sở, lãnh đạo Trung tâm cần có sự phân công trách nhiệm cho từng cá nhân hoặc từng tập thể phụ trách việc sử dụng và bảo quản. Ngay từ đầu năm học có sự kiểm kê thực trạng các phòng học, các khối công trình. Bàn giao trách nhiệm cho các lớp sử dụng bảo quản phòng học.
Các nội quy bảo quản và sử dụng được công bố đến học sinh. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với những tập thể và cá nhân thực hiện tốt và không tốt nội quy sử dụng bảo quản CSVC. Lãnh đạo Trung tâm cần có kế hoạch kiểm kê định kỳ để kịp thời phát hiện hư hỏng. Khi có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Cần có bộ phận chuyên trách bảo vệ CSVC trường học.
- Xây dựng cải tạo, nâng cấp CSVC trường học
Trường học đòi hỏi thường xuyên cải tạo nâng cấp. Đối với những trường xây dựng mới cần có bản quy hoạch và thiết kế trường học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Trường học xây dựng theo đúng quy chuẩn của bộ GD&ĐT. Những trường đã xây dựng từ trước cần cải tạo, nâng cấp dần để trường ra trường, lớp ra lớp.
Lãnh đạo Trung tâm cần có kế hoạch xây dựng cải tạo trường học dài hạn, có mục tiêu kế hoạch cho từng giai đoạn để hoàn thiện dần trường học. Xâydựng và cải tạo trường học đòi hỏi tốn nhiều tiền của công sức. Vì vậy lãnh đạo Trung tâm cần thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Phải kết hợp giữa kinh phí Nhà nước đầu tư sửa chữa, nâng cấp CSVC trường học hàng năm với nguồn lực vật chất huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng nhà trường như các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, hội cha mẹ học sinh. Việc xây dựng trường học phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương.
- Biện pháp sử dụng tốt lâu bền CSVC trường học
Để sử dụng tốt lâu bền CSVC Trường học, lãnh đạo Trung tâm cần có những biện pháp:
 Kiểm kê định kỳ, có sổ sách ghi rõ tình trạng trường sở để thuận tiện khi bàn giao.
 Giao trách nhiệm cho cá nhân, tập thể lớp phụ trách. Nhiều tập thể hoặc cá nhân cùng sử dụng một khối công trình phải có người chịu trách nhiệm chính.
 Có nội quy sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm...
 Kiểm tra thường xuyên, khi có hư hỏng phải sửa chữa ngay.
 Không sử dụng khi đã có hư hỏng.
 Có bộ phận chuyên trách bảo vệ trường học.
 Phát huy tinh thần làm chủ của giáo viên, học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ, giữ gìn CSVC trường học. Có chế độ thưởng phạt đối với việc sử dụng CSVC, có các biện pháp bảo vệ trường học.
7.1.4. Biện pháp tăng cường CSVC và các trang thiết bị
7.1.4.1. Vài nét khái quát Trung tâm GDTX Tỉnh
Trung tâm thành lập ngày 17/8/1998 theo Quyết định số 2108/QĐ-UB của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc ĐT; tại quyết định đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng: Tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội học tập nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập đa dạng, phong phú của mọi người (trong đó có những người không có điều kiện tiếp tục học ở các lớp chính quy), góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
- Nhiệm vụ:
+ Điều tra, nghiên cứu tình hình để cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về nhu cầu học tập thường xuyên ở địa phương và đề xuất các phương án đáp ứng nhu cầu đó.
+ Liên kết với các trường Đại học, cao đẳng để tổ chức đào tạo theo hình thức không chính quy cho các đối tượng đạt trình độ đại học, cao đẳng.
+ Tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhất kiến thức cho cán bộ, viên chức và người lao động trong tỉnh.
+ Tổ chức dạy nghề và bổ túc nâng cao nghề nghiệp.
+ Tổ chức dạy tin học, ngoại ngữ theo yêu cầu người học.
+ Tổ chức dạy bổ túc văn hóa THPT.
+ Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên của hệ thống giáo dục thường xuyên ở địa phương.
+ Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao dân trí (kiến thức về văn hóa môi trường, dân số, tin học, pháp luật).
7.1.4.2. Thực trạng cơ sở vật chất 
 Tổng diện tích của trường là 15.000m2. 
CSVC của Trung tâm:
- 01 nhà lớp học đa năng 5 tầng
- 01 nhà lớp học 3 tầng
- 01 nhà điều hành 2 tầng
- 01 Hội trường (sức chứa 250 chỗ ngồi)
- 01 nhà để xe cán bộ, giáo viên
- 03 nhà để xe học
- 01 nhà ga ra ô tô
- 01 nhà thường trực bảo vệ
- 01 nhà ăn (55m2)
- Phòng học kiên cố: 37 phòng học (5 phòng sức chứa từ 100 – 150 chỗ, các phòng còn lại sức chứa từ 60 – 65 chỗ ngồi)
- Phòng LaB: 02 với 58 máy tính
- Phòng máy tính: 01 với 30 máy tính
7.1.4.3. Biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vất chất và các trang thiết bị theo hướng ngày càng hiện đại đáp ứng công tác dạy và học.
- Tăng cường cở sở vật chất và trang thiết bị trường học chính là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
- Đáp ứng yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cho các lớp đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh phúc nói riêng và đào tạo liên kết nói chung để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng.
- Xây dựng môi trường đào tạo đáp ứng với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ dất nước hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin.
- Tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư và hoàn thiện các hạng mục công trình tại Trung tâm.
- Kiểm tra ra soát tinh hình sử dụng CSVC và các trang thiết bị trong thời gian qua và nhu cầu sử dụng trong thời gian tới nhằm phát huy sử dụng có hiệu quả và tối đa CSVC hiện có, tránh gây lãng phí.
- Khảo sát nhu cầu sử dụng CSVC và các trang thiết bị của các lớp, đồng thời kiểm kê và đánh giá số lượng, chất lượng về CSVC và TTB dạy học hiện có của Trung tâm so với nhu cầu sử dụng và đánh giá hiệu quả trong quá trình sử dụng.
- Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa CSVC và TTB; dự trù mua sắm mới, bổ sung theo hướng chuẩn hóa và hiện đại.
- Tích cực huy động các nguồn lực, các nguồn kinh phí tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy tại Trung tâm như: Phòng máy tính, phòng LAB, máy chiếu, âm thanh, phương tiện nghe nhìn, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện điện tử...
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Công tác quản lý CSVC trường học là một phạm trù rộng lớn của người quản lý. Những nội dung trình bày ở trên chỉ đề cập đến vấn đề xây dựng CSVC trường học một cách đồng bộ, chuẩn hoá, hiện đại hoá để phấn đấu xây dựng trường học đạt chuẩn. Điều này đòi hỏi người quản lý phải trang bị cho mình một nhận thức đúng về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, quan điểm của ngành Giáo dục – Đào tạo, những kiến thức về mô hình CSVC trường học hiện đại, những kỹ năng như tham mưu, thuyết phục, vận động để huy động nguồn lực cho xây dựng CSVC trường học; cần bám trường, bám lớp, coi trường học như chính nhà của mình, không vô cảm với những thiếu thốn, bất cập về CSVC của trường. Thấy thuận lợi cũng không được chủ quan. Thấy khó khăn không được chán nản. Kiên định trong quan điểm, kiên trì, kiên nhẫn trong công tác tham mưu, đề xuất. Biết tranh thủ sự hỗ trợ từ nhiều phía. Luôn chủ động sáng tạo, tìm cách để hoàn thiện CSVC trường học theo hướng đồng bộ hoá, chuẩn hoá, tiến tới hiện đại hoá. Lấy mục tiêu giáo dục, chất lượng giáo dục, sự cống hiến cho giáo dục làm động cơ để phấn đấu. 
	Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia cũng là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Nó không chỉ giúp cho thầy trò có thêm điều kiện tốt để dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, giúp cho học sinh, sinh viên thêm yêu trường, yêu lớp. Tuy nhiên, việc xây dựng CSVC trường học đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo gặp không ít khó khăn, nhất là đối với tiêu chí xây dựng CSVC trường học hiện nay. Với một số kinh nghiệm ít ỏi đã vận dụng có kết quả tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh phúc, tôi mạnh dạn chia sẻ, hy vọng có thể phần nào giúp tham mưu cho lãnh đạo Trung tâm trong công tác xây dựng CSVC trường học, đặc biệt là xây dựng trường học đạt chuẩn đáp ứng được sự nghiệp giáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
	Do hạn chế về nhiều mặt, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được từ đồng nghiệp, độc giả, ban giám khảo những ý kiến đóng góp chân thành để bổ sung, sửa chữa, hoàn chỉnh hơn, khả dĩ vận dụng tốt hơn vào thực tế quản lý, xây dựng CSVC của Trung tâm GDTX Tỉnh trong thời gian tới, nhằm góp phần đưa sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh ngày một phát triển.
8. Những thông tin cần được bảo mật:
 	Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
	Sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên giúp cho Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc có những điều kiện thuận lợi và có cơ chế phù hợp để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
	Cần có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn trong việc phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa nhằm nâng cao đời sống vất chất và tinh thần cho nhân dân, có cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp với ngành Giáo dục & Đào tạo trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
	Cần có sự thống nhất về tổ chức bộ máy hoạt động của các trung tâm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
	Tăng cường bổ sung ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục nhiều hơn nữa để các nhà trường, cơ sở giáo dục có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay..
	Tăng kinh phí chi thường xuyên để Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc có điều kiện tăng cường các hoạt động phục vụ dạy và học.
	 Đề nghị Chi bộ và chính quyền, các đoàn thể thường xuyên quan tâm hơn nữa đến việc tăng cường xây dựng CSVC của Trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh vĩnh Phúc.
10. Đánh giá lợi ích thu được:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc” được nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm từ năm học 2018-2019. Kết quả cho thấy các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập tại Trung tâm GDTX tỉnh được nâng lên rõ rệt.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Sáng kiến có cái nhìn tổng thể về các giải pháp nâng cao chất lượng về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc. Sáng kiến được áp dụng sẽ nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc, đáp ứng nhu cầu đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo với hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến E-learning, các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong tỉnh.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Phòng Tổ chức – Hành chính
Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất các trang thiết bị
2
Cán bộ, giáo viên, nhân viên
Các phòng, ban của Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất các trang thiết bị
Vĩnh Yên, ngày tháng 01 năm 2019
Thủ trưởng đơn vị
Vĩnh Yên, ngày tháng năm 2019
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Vĩnh Yên, ngày 20 tháng 01 năm 2019
 Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Anh Quyết
Së gi¸o dôc VÀ ®µo t¹o VÜnh Phóc
Trung t©m gi¸o dôc th­êng xuyªn tØnh
B¸o c¸o kÕt qu¶
Nghiªn cøu, øng dông s¸ng kiÕn 
 Tªn s¸ng kiÕn: 
“Mét sè gi¶i ph¸p t¨ng c­êng c¸c ®iÒu kiÖn
VÒ së vËt chÊt nhµ tr­êng gãp phÇn n©ng cao hiÖu qu¶ 
®µo t¹o T¹i Trung t©m GDTX tØnh VÜnh Phóc
 T¸c gi¶ s¸ng kiÕn: NguyÔn Anh QuyÕt
 M· s¸ng kiÕn: 40.68.04

File đính kèm:

  • doc40.68.04.doc
Sáng Kiến Liên Quan