Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn Trung đại bậc Trung học Cơ sở

Thực trạng về việc dạy và học văn học Trung đại của học sinh trung học cơ sở

* Về mặt thuận lợi:

 Phòng Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy chính quyền địa phương và nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để gúp đỡ giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.

 Quê hương Lệ Thủy có truyền thống anh hùng quật khởi trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như trong thời bình, điều đó đã bồi đắp thêm lòng tự hào của học sinh đối với thế hệ cha ông đi trước.

 Trong nhiều năm qua, trường tôi đã có nhiều đổi mới trong dạy và học, đa số các em học sinh có ý thức học tập tốt.

 Giáo viên tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc giảng dạy, chăm lo, quan tâm đến học sinh.

 * Về mặt khó khăn:

Trước hết là khó khăn về khoảng cách rất lớn giữa các thế hệ, tác phẩm văn học Trung đại dù có là những áng văn thơ xuất sắc, đối với học sinh cũng vẫn là những tiếng nói và cách nói rất xa lạ. Đó là cách nói, tiếng nói của những người từng sống cách xa chúng ta hàng trăm năm, có cách nghĩ, cách cảm, cách sinh hoạt, quan điểm thẩm mĩ, cách trình bày, diễn đạt khác hẳn chúng ta.

Khó khăn thứ hai mà học sinh gặp phải khi tiếp cận với tác phẩm Trung đại đó là hàng rào ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong các tác phẩm thuộc dòng văn học này có nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, cách dùng điển cố, từ ngữ Hán Việt, thuật ngữ xưa, từ cổ đi vào từng tác phẩm cụ thể thì ngôn ngữ của văn thơ chính luận lại có những đặc điểm riêng mà học sinh khó có thể hiểu và cảm nhận.

Về thời gian qui định cho mỗi tác phẩm quá ít nên học sinh không đủ thời gian để đọc, tìm hiểu, giáo viên truyền đạt chưa sâu những kiến thức trọng tâm của các tác phẩm hay và khó.

Ví dụ: Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô GiaVăn Phái, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy văn Trung đại bậc Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởi vậy, đề tài của chúng tôi bám sát những mục tiêu và sự định hướng đó của ngành. Đó sẽ là cái nhìn mới, một cách tiếp cận mới trong giảng dạy Ngữ văn nói chung, phần những văn bản Trung đại nói riêng.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng về việc dạy và học văn học Trung đại của học sinh trung học cơ sở 	
* Về mặt thuận lợi: 
 Phòng Giáo dục và Đào tạo, cấp ủy chính quyền địa phương và nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện để gúp đỡ giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học.
 	Quê hương Lệ Thủy có truyền thống anh hùng quật khởi trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như trong thời bình, điều đó đã bồi đắp thêm lòng tự hào của học sinh đối với thế hệ cha ông đi trước.
	Trong nhiều năm qua, trường tôi đã có nhiều đổi mới trong dạy và học, đa số các em học sinh có ý thức học tập tốt. 
	 Giáo viên tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc giảng dạy, chăm lo, quan tâm đến học sinh. 
 * Về mặt khó khăn:
Trước hết là khó khăn về khoảng cách rất lớn giữa các thế hệ, tác phẩm văn học Trung đại dù có là những áng văn thơ xuất sắc, đối với học sinh cũng vẫn là những tiếng nói và cách nói rất xa lạ. Đó là cách nói, tiếng nói của những người từng sống cách xa chúng ta hàng trăm năm, có cách nghĩ, cách cảm, cách sinh hoạt, quan điểm thẩm mĩ, cách trình bày, diễn đạt khác hẳn chúng ta.
Khó khăn thứ hai mà học sinh gặp phải khi tiếp cận với tác phẩm Trung đại đó là hàng rào ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong các tác phẩm thuộc dòng văn học này có nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, cách dùng điển cố, từ ngữ Hán Việt, thuật ngữ xưa, từ cổđi vào từng tác phẩm cụ thể thì ngôn ngữ của văn thơ chính luận lại có những đặc điểm riêng mà học sinh khó có thể hiểu và cảm nhận.
Về thời gian qui định cho mỗi tác phẩm quá ít nên học sinh không đủ thời gian để đọc, tìm hiểu, giáo viên truyền đạt chưa sâu những kiến thức trọng tâm của các tác phẩm hay và khó.
Ví dụ: Tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô GiaVăn Phái, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
2.1.3. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng đề tài
	Từ những nguyên nhân trên, mới vào đầu năm học 2018 - 2019, tôi đã tiến hành khảo sát về sự hứng thú của các em khi học các bài văn học Trung đại trong của học sinh khối 8. Kết quả như sau:
a. Học sinh yêu thích :
Yêu thích: 16,0% Bình thường: 37,0 % Không thích: 47,%
 	b. Kết quả khảo sát chất lượng :
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8A
40
1
2,5
10
25
15
37,5
14
35
2
8B
41
1
2,4
9
21,9
13
31,7
18
43,9
Tổng
81
2
2,46
17
20,9
28
34,56
32
39,5
2.2. Các giải pháp
 Để nâng cao hiệu quả của một tiết dạy Ngữ văn về phần văn thơ Trung đại, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp giảng dạy để truyền đạt cho các em học sinh lượng kiến thức chọn lọc mà sâu sắc đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình, một khả năng, một niềm rung cảm – đồng cảm với tác giả và trên tất cả là cách kết hợp và vận dụng khéo léo các phương pháp: Đàm thoại, diễn giảng, tìm tòi, gợi mở, phát hiện, nêu vấn đềMuốn gây được sự hứng thú cho học sinh, làm cho các em ham học hơn chúng tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
2.2.1. Giải pháp 1: Trước tiên, giáo viên cần hiểu rõ trong phần văn thơ Trung đại bậc THCS gồm những mảng chính sau
Một là những áng văn thơ nổi tiếng phản ảnh quá trình chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc trong thời kì thịnh trị của chế độ phong kiến mà tiêu biểu là “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt, “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
Hai là những tác phẩm xuất sắc phản ảnh cuộc sống xã hội và số phận con người hoặc phản ánh các biến cố xã hội và lịch sử trong thời kì suy vong từng bước của chế độ phong kiến mà tiêu biểu là: “Chuyện người con gái Nam Xương” trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ, “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô Gia Văn Phái, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu
2.2.2.Giải pháp 2: Cho học sinh hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt ảnh hưởng đến văn học Trung đại
Văn học Trung đại hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội khác hẳn chúng ta ngày nay, vì vậy muốn phân tích, đánh giá đúng đắn phải đặt văn bản vào điều kiện lịch sử của nó, phải nhận rõ quan hệ giữa văn bản với thời đại mới có thể hiểu được giá trị của văn bản và tìm thấy trong đó những bài học cho ngày nay. Quá khứ với cách nhìn đúng đắn của thời đại, chúng ta sẽ được sáng tỏ hơn.
 Muốn làm được điều đó, giáo viên cần phải tìm hiểu những tài liệu cần thiết có liên quan đến văn bản mình dạy để nắm vững một cách chặt chẽ, thấu đáo lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn giáo viên phải giúp học sinh cùng biết hoàn cảnh ra đời của bài hịch: Vào năm 1282, được tin nhà Nguyên đang điều quân mượn kế đánh Cham Pa để xâm lược nước ta, nhà Trần liền triệu tập Hội nghị Bình Than, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội. Trong thời gian này, ông viết “Binh thư yếu lược” và “Hịch tướng sĩ” để động viên, cổ vũ tướng lĩnh và quân sĩ chuẩn bị kháng chiến.
Hay khi dạy đoạn trích “Nước Đại Việt ta” sau khi cung cấp cho học sinh kiến thức về hoàn cảnh ra đời của “Bình Ngô đại cáo”, giáo viên cung cấp cho học sinh kiến thức lịch sử về tên nước Đại việt:
Năm 968 Đinh Tiên Hoàng lên ngôi hoàng đế đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Năm 1010 Lí Thái Tổ lên ngôi đổi tên nước là Đại Việt và dời đô về Thăng Long (Hà Nội). Năm 1400 Hồ Quý Ly ép vua Trần nhường ngôi cho mình và lập ra triều Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu. Đến năm 1428 Lê Lợi lên ngôi lập ra triều đại nhà Lê (hậu Lê) khôi phục tên nước là Đại Việt.
Hay dạy đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” có câu nói của Lục Vân Tiên:
 “ Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai”
Giáo viên cần cho học sinh hiểu được quan niệm của lễ giáo phong kiến “nam nữ thọ thọ bất thân” để hiểu được sự tôn trọng lễ giáo, thái độ tôn trọng Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên.
2.2.3. Giải pháp 3: Giúp học sinh phá vỡ hàng rào ngôn ngữ
Muốn cho học sinh hiểu, cảm văn thơ Trung đại một cách có hiệu quả thì trước hết phải tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận tác phẩm. Nhưng đứng trước một bài văn, bài thơ mà học sinh không hiểu nghĩa câu văn, câu thơ thì làm sao có thể hiểu được cả bài văn, bài thơ đó. . Những từ Hán Việt, những điển tích, những từ cổ, những cách nói ước lệ, tượng trưng đã tạo thành một hàng rào ngăn cách mà học sinh THCS hiện nay rất khó vượt qua. Do đó, giáo viên phải giúp học sinh phá vỡ hàng rào đó.
Ví dụ: Đoạn mở đầu bài “Hịch tướng sĩ” tác giả dùng hàng loạt điển cố khi nêu gương các bậc trung thần, giáo viên chọn hai điển cố tiêu biểu: “ Kỷ Tín, Do Vu” kể sự tích của hai vị tướng này rồi phân tích ý nghĩa. Từ đó kết hợp với các điển cố còn lại khái quát ý chung mà Trần Quốc Tuấn muốn cho tướng sĩ nêu gương là tinh thần dũng cảm chiến đấu, sẵn sàng xả thân vì nước mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng.
Ví dụ: Khi dạy đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Khi miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân nhà thơ viết: 
“Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang”
 Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu từ “trăng” trong “khuôn trăng” không chỉ có nghĩa là khuôn mặt của Thúy Vân không chỉ tròn, phúc hậu như vầng trăng mà còn giúp các em hiểu Thúy Vân đang ở vào độ tuổi trăng tròn, lứa tuổi đẹp nhất của mỗi đời người. Hay từ “hoa” trong “hoa cười” cách nói ẩn dụ gợi vẻ đẹp xinh tươi, rạng ngời như hoa mới nở của Thúy Vân (so sánh Thúy Vân với hoa đẹp thắm tươi) ẩn sâu bên trong là thái độ ngưỡng mộ trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban cho người thiếu nữ.
Hay câu: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” nếu học sinh không được giảng, được hiểu thì làm sao biết được vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cho nên giáo viên phải làm rõ: “Nghiêng nước nghiêng thành” là lấy ý ở một câu chữ Hán có nghĩa là ngoảnh lại nhìn một cái thì người ta bị xiêu, ngoảnh nhìn cái nữa thì nước người ta bị nghiêng ngã. Ý nói vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Kiều có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước.
2.2.4. Giải pháp 4: Cần phải dựa theo đặc điểm của thể loại mà chọn cách dạy thích hợp
* Đối với văn chính luận
Văn chính luận được đưa vào giảng dạy bậc THCS gồm hai thể loại cơ bản đó là Hịch và Cáo. Cả hai được viết ra do yêu cầu của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và thành những tác phẩm bất hủ. Mỗi thể loại có đặc trưng khác nhau cho nên muốn cho học sinh cảm thụ tốt giáo viên cần chú ý đến đặc trưng thể loại.
 + Hịch: Thuộc loại văn hiệu triệu, kêu gọi. Hịch thường xuất hiện trước cuộc kháng chiến có tác dụng gây uy thanh trước khi ra quân. Muốn dạy tốt bài hịch giáo viên cần xác định đối tượng mà bài hịch hướng tới. Mục đích mà bài hịch muốn hướng tới là gì? Để đạt được mục đích đó, tác giả lập luận như thế nào, giọng điệu ra sao?
Ví dụ: Bài “Hich tướng sĩ” đối tượng là những tùy tướng dưới quyền, thể hiện ở cách xưng hô: “ta, các ngươi” một điều cần lưu ý khi giảng dạy bài Hịch cần cho học sinh xác định thời điểm ra đời của bài Hịch, chú ý đến nghệ thuật hùng biện, nghệ thuật này thể hiện ở nội dung và cảm xúc của bài văn (bố cục). Dạy Hịch giáo viên cần coi trọng khâu đọc. Hịch là lời truyền lệnh của chủ tướng cho tướng sĩ dưới quyền nên đọc bài hịch phải hùng hồn, giọng ngân vang, đồng thời phải thay đổi cho phù hợp với cảm xúc trong từng phần của bài văn: Ví dụ đọc đoạn nêu gương các bậc trung thần đọc với giọng mạch lạc, sang sảng; đoạn vạch trần tội ác của kẻ thù giọng căm phẫn, đau xót; đoạn bộc lộ nỗi lòng chủ tướng giọng tình cảm, thiết tha; đoạn giao mệnh lệnh thì nghiêm khắc, quyết đoán.
 + Cáo: Là thể văn tuyên ngôn, tuyên cáo là văn kiện viết ra để công bố một sự kiện lịch sử trọng đại. Cáo xuất hiện sau khi cuộc chiến đấu kết thúc thắng lợi. Đối tượng tiếp nhận bài cáo là nhân dân cả nước. 
Dạy bài cáo giáo viên cần tập trung làm rõ giá trị hùng ca. Điều này thể hiện ở tầm vóc to lớn của các sự kiện lịch sử, niềm sảng khoái của cả dân tộc sau ngày chiến thắng và những hình tượng kì vĩ, hoành tráng từ âm điệu hào hùng của bài văn. Nghệ thuật hùng ca của bài cáo còn thể hiện ở hệ thống lập luận .
Ví dụ: Khi dạy đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” yêu cầu học sinh hãy chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn.
Giáo viên cần làm cho học sinh thấy được:
 + Về lí lẽ: tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc ta như một chân lí có tính hiển nhiên, lâu đời thể hiện qua các từ:“Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia”
 + Về thực tiễn: tác giả đưa ra hàng loạt chứng cứ hiển nhiên:
* Các triều đại nước ta tồn tại song song , ngang hàng với triều đại Trung Quốc.
*Những kẻ “tham công” như Lưu Cung “thích lớn” như Triệu Tiết xâm lược nước ta đều bị “thất bại, tiêu vong”. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi.
* Đối với tác phẩm tự sự: (văn xuôi hay truyện thơ)
Đối với thể loại này, giáo viên cần chuẩn bị tốt các khâu quan trọng trước khi giảng dạy cho học sinh: phá vỡ hàng rào ngôn ngữ (các từ ngữ chú thích cuối tác phẩm, những từ ngữ khác chưa được giải thích liên quan đến nội dung tác phẩm), chú ý đến nghệ thuật xây dựng truyện, hình tượng các nhân vật và các biện pháp diễn đạt.
Dạy thể loại này giáo viên cần lưu ý các điểm sau:
 + Đọc: Giáo viên phải đọc và hướng dẫn học sinh đọc cho đúng với tính chất cân đối, nhịp nhàng , cách ngắt nghỉ, giọng điệu thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật.
 + Hướng dẫn học sinh nắm vững cốt truyện. Đặc biệt đối với những tác phẩm lớn như: Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu học sinh nắm được cốt truyện thì sẽ dễ dàng hơn khi tìm hiểu các đoạn trích.
 + Hướng dẫn phân tích nhân vật: Phải từ các chi tiết mà làm sáng tỏ tính cách nhân vật. Nhưng phải đặt nhân vật trong hoàn cảnh lịch sử mà phân tích, đánh giá
Ví dụ: Dạy “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ , khi phân tích chi tiết Vũ Nương phải tự vẫn để minh oan cho mình. Giáo viên hỏi học sinh: Theo em cái chết của Vũ Nương là tất yếu hay dại dột? GV cần nhắc học sinh về hoàn cảnh lịch sử mà Vũ Nương sống là xã hội phong kiến, một xã hội đầy bất công với người phụ nữ thì các em mới cho rằng cái chết của Vũ Nương là tất yếu và các em cũng sẽ hiểu được ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến mà tác giả muốn thể hiện trong chi tiết này.
 + Phân tích ngôn ngữ: Các biện pháp diễn đạt ước lệ, tượng trưng, điển cốphải được giảng giải để giúp học sinh hiểu ý nghĩa của đoạn văn, đoạn thơ.
2.2.5. Giải pháp 5: Làm rõ nội dung văn học Trung đại phần lớn chịu ảnh hưởng của Hán học
Văn học Trung đại chịu ảnh hưởng của Hán học nên thường có nhiều từ Hán Việt, từ cổ, thuật ngữ, khái niệm xưa. Những từ ngữ này đối với chúng ta thời nay rất khó hiểu nhưng với người xưa là ngôn ngữ phổ biến. Vì dưới chế độ phong kiến địa vị Hán học được đề cao nên khi sáng tác người xưa thường dùng từ Hán Việt. Do đó để cho học sinh cảm thụ được tác phẩm văn học xưa, việc làm quan trọng của giáo viên là giảng từ. Học sinh hiểu từ, thông câu trước mới có cơ sở cảm thụ tác phẩm. Cách dạy từ trong thơ xưa tùy theo loại từ ngữ. Riêng đối với từ Hán Việt cách tốt nhất là tách ra từng tiếng mà giải thích rồi tổng hợp lại. Sau đó đặt vào câu văn vì mỗi từ trong văn cảnh có sắc thái khác nhau. 
Ví dụ: Dạy đoạn trích “Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nhan đề “Bình Ngô đại cáo” bởi đây đều là những từ Hán Việt. Nhưng cần chú ý từ “đại”có nghĩa là lớn nhưng đặt trong “đại cáo” thì cần phải hiểu nghĩa là quan trọng có như thế học sinh mới hiểu đây là bài cáo quan trọng có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập. Còn nhiều từ Hán Việt trong đoạn trích cần phải giải thích như câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân . Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ “nhân nghĩa”, “cốt”, “yên dân”, “quân”, “điếu phạt”, “trừ bạo” từ đó mới hiểu được ý hai câu thơ trên.
2.2.6. Giải pháp 6: Ngoài ra, người giáo viên muốn hiểu tốt và phân tích đánh giá đúng văn học Trung đại cần trang bị cho mình vốn sống cổ bao gồm nhiều lĩnh vực như: triết học, tôn giáo, lịch sử, văn hóa xã hội
Văn học Trung đại in đậm thế giới quan con người Trung đại như tư tưởng mệnh trời, thần, tâm lí sùng cổ, sùng tổ tiên. Điều này được thể hiện trong mỗi tác phẩm cụ thể nên giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh.
Ví dụ: Về tư tưởng mệnh trời trong các tác phẩm: “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt (“Sông núi nước Nam, vua Nam ở”. Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời), trong “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, ông cho rằng việc dời đô cũng là mệnh trời (nhà Thương , nhà Chu có nhiều lần dời đô vì trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân cho nên vận nước lâu dài phong tục phồn vinh. Còn hai nhà Đinh và nhà Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời cứ đóng yên đô nơi đây nên triều đại không lâu bền), trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du giải thích về cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều do trời bắt:
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
Hay tâm lí sùng cổ, sùng tổ tiên luôn có trong nhiều tác phẩm như: “Hịch tướng sĩ”, “Hoàng Lê nhất thống chí”
2.2.7. Giải pháp 7: Trong giờ dạy văn cần truyền ngọn lửa tình cảm và tâm hồn người dạy
Một yếu tố không kém phần quan trọng có tác động tạo sự hấp dẫn, sôi nổi và hứng thú trong giờ dạy văn là ngọn lửa tình cảm và tâm hồn của người giáo viên dạy văn. Nếu thiếu trái tim nồng nàn, thiếu sự rung cảm sâu sắc trước niềm vui cũng như nỗi buồn, nỗi đau khổ của con người, của dân tộc, của đất nước, chắc hẳn người giáo viên không làm sao có thể khơi dậy được trong lòng học sinh những rung động, những tình cảm lớn lao từ trang sách, bài văn, bài thơ.
2.2.8. Giải pháp 8: Hướng dẫn học sinh đọc thêm tư liệu, có biện pháp cụ thể
Đối với học sinh, để học tốt một tiết văn học Trung đại, giáo viên cần hướng dẫn đọc thêm tài liệu, đọc phần chú thích cuối mỗi tác phẩm.
Hướng dẫn các em ghi chép vào “sổ tay văn học” và có kiểm tra thường xuyên để học sinh tích lũy kiến thức cần thiết phục vụ bài học.
Sau mỗi bài học giáo viên có thể cho các em dạng bài tập để kiểm tra kiến thức và vận dụng kiến thức đã học.
Giáo viên cũng cần tạo ra những tình huống có vấn đề trong giảng dạy bằng cách đặt những câu hỏi khơi dậy sự ham hiểu biết, thích tìm tòi, suy luận của học sinh.
 Ví dụ: Dạy “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm:
 H: Nếu em là Vũ Nương khi bị chồng nghi oan như vậy em sẽ làm gì?
 H: Nếu em là Trương Sinh sau một thời gian dài vắng nhà, nghe con nói có người đàn ông thường đến nhà vào ban đêm em sẽ làm gì?
Học sinh nêu ý kiến, tranh luận, từ đó giáo viên giúp học sinh hiểu hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến tính cách, hành động của nhân vật trong tác phẩm.
2.3. Kết quả và bài học kinh nghiệm
 	2.3.1. Kết quả định lượng: 
 Có thể thấy qua quá trình dạy học của bản thân, tôi đã sử dụng các giải pháp trên vào đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực sáng tạo, chủ động của học sinh cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn. Đến cuối năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành kiểm tra lại kết quả học tập của các em. Nhận thấy rằng đa số các em có hứng thú, say mê hơn với môn học, tự tin khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên, kết quả làm bài kiểm tra khá tốt, số lượng học sinh khá giỏi tăng. So với đầu năm học thì các em tiến bộ hơn rất nhiều. Sau đây là bảng đối chứng về kết quả học tập của các em.
 	a. Học sinh yêu thích môn học
Yêu thích: 46%	Bình thường: 48,7%	Không thích: 5,3 %
b. Kết quả khảo sát chất lượng:
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
8A
40
3
7,5
13
32,5
20
50
4
10
2
8B
41
3
7,3
14
34,1
19
46,3
5
12,1
Tổng
81
6
7,4
27
33,3
39
48,1
9
11,1
2.3.2. Kết quả định tính: 
	Đa số học sinh hứng thú với các tiết học văn học Trung đại, các em đã có ý thức chủ động tìm hiểu thêm các thông tin trên mạng internet, qua tài liệu báo chí, sách tham khảo...., nên trong các bài dạy các em hoạt động sôi nổi, viết bài văn có sự tích hợp, gắn kết với nhiều môn học có liên quan. 
 2.3. 3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
 Đại văn hào Nga M.Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”. Câu nói quả không sai. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người và quan trọng hơn là học cách làm người. Đây cũng chính là đích đến cuối cùng của môn Ngữ Văn. Vậy làm người như thế nào? Trước tiên phải dạy cho học sinh biết lịch sử dân tộc, yêu quá khứ hào hùng...Và điều làm nên những ý nghĩa đó chính là dạy các em biết yêu văn chương, biết cảm thụ văn học, mà điều không thể thiếu chính là dòng văn học Trung đại.
Trong suốt quá trình vận dụng, khai thác các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi dạy các bài thơ, bài văn thuộc giai đoạn văn học Trung đại, tôi nhận thấy rằng các em đã chú theo dõi, hào hứng phát biểu bài, khi viết bài đạt được kết quả cao. Ban đầu các em rất ngại khi nhận nhiệm vụ từ giáo viên như: sưu tầm tài liệu, viết đoạn văn...nhưng giờ đây các em rất có hứng thú đối với các hoạt động.
 Qua đề tài này tôi mong muốn gửi gắm một vài suy nghĩ của riêng cá nhân trong quá trình vận dụng trong dạy học “Văn học Trung đại” để từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy cũng như chất lượng học tập của học sinh. Kính mong nhận được sự nhiệt thành góp ý của các cấp quản lý giáo dục và đồng nghiệp.
3.2. Đế xuất kiến nghị
 3.2.1. Đối với các trường THCS: 
 	Trong thư viện nên có đa dạng các tạp chí như tạp chí văn học nghệ thuật, tạp chí văn hóa để giáo viên và học sinh tham khảo, cập nhật thông tin văn học mà có được những tri thức về văn học Trung đại. 
3.2.2. Đối với Phòng GD&ĐT:
 	Để đáp ứng nhu cầu của người dạy, người học, PGD cần biên soạn thêm một số tài liệu về văn học Trung đại, định hướng giúp các em biết cách sưu tầm những câu chuyện dân gian, những câu tục ngữ, ca dao, dân ca địa phương; có những thông tin cơ bản về các tác giả của địa phương ở thời kì Trung đại đã trở thành nhà văn, nhà thơ...

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_van_de_can_luu_y_khi_giang_day.doc
Sáng Kiến Liên Quan