Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp khai thác bài đọc thực hành của bài 03 trang 24+25 Lớp 12 THPT hệ 3 năm
Hiện nay dạy một bài tập đọc như thế nào, bài đọc hiểu như thế nào còn có nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi người đều có một phương pháp của riêng mình, tìm ra ra các cách dạy cho phù hợp với từng kiểu bài, tuỳ thuộc vào nội dung bài đọc, đối tượng học sinh. Có thầy cô giáo cho học sinh đọc bài, sửa lỗi ngữ âm; hoặc thầy đọc ngay bài tập đọc cho học sinh nghe, tìm ra từ mới để thầy giải thích từ mới, sau đó cho học sinh đọc bài nhiều lần.v.v. Qua dạy bài tập đọc (Reading practice) ở trường THPT Yên Thuỷ A chúng tôi thấy cần thay đổi linh hoạt các cách dạy bài đọc cho học sinh. Nếu chúng ta không tìm ra nhiều cách dạy sẽ làm cho học sinh không phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong học tập, không gây được khí thế học tập, không phát huy được tính tích cực, chủ động của đa số học sinh trong một tiết dạy, học sinh không hiểu bài, không có khả năng đọc, nói và khi làm bài viết thực hành gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không biết vận dụng các kiến thức đã học vào một ngữ cảnh cụ thể xảy ra trong cuộc sống thực hàng ngày. Từ đó dẫn đến việc các em học sinh ngại học ngoại ngữ, e dè, ngại phát biểu, không tin tưởng vào bản thân khi làm bài kiểm tra, không thu hút sự tập trung của học sinh vào bài giảng, giờ dạy trở nên đơn điệu, nhàm chán theo một khuôn mẫu cúng nhắc mà từ trước một số thầy cô vẫn thực hiện.
Sở GIáO DụC - ĐàO TạO HOà BìNH TRƯờng thpt yên thuỷ a ---------------------------------------- một số phương pháp khai thác bài đọc thực hành của Bài 03- trang 24+25 lớp 12 - THPT- Hệ 3 năm Nhóm thực hiện: Tạ Đức Hồng Phạm THị Thanh Huyền Bùi Thị Biền Giáo viên giảng dạy môn: Tiếng Anh Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Anh. Yên Thuỷ, tháng 5 năm 2006 Mục Lục. Tên đề mục Trang Phần I: Cơ sở lý luận. Cơ sở thực tế. Mục tiêu của SKKN. Phần II: Nội dung- Các giải pháp. Đảo các từ cho học sinh xếp theo từng công viên. Đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi theo các công viên. Hoàn thành nội dung bài theo từng công viên. Kể lại nội dung bài theo từng công viên. Khai thác, mở rộng, liên hệ các ngữ cảnh cụ thể cho học sinh. Sự kết hợp cách các khi dạy bài Reading Practice. * Hiệu quả SKKN. Phần III : Kết luận . 1. Bài học kinh nghiệm. 2. Phạm vi áp dụng. 3. Kiến nghị. Phần IV: Tài liệu tham khảo. 3 3 4 4 4 5 7 8 9 10 10 11 12 12 12 Phần I Đặt vấn đề 1. Cơ sở lý luận. Dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới là cách dạy giao tiếp cho học sinh, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong quá trình dạy và học. Khai thác bài đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong việc dạy và học. Khai thác bài đọc để cho học sinh hiểu bài là mục đích, là phương pháp để củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh, lôi cuốn, động viên học sinh tập trung học tập. Nhằm nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, từ đó mà dần dần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho từng tiết học. 2. Cơ sở thực tế. Hiện nay dạy một bài tập đọc như thế nào, bài đọc hiểu như thế nào còn có nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi người đều có một phương pháp của riêng mình, tìm ra ra các cách dạy cho phù hợp với từng kiểu bài, tuỳ thuộc vào nội dung bài đọc, đối tượng học sinh. Có thầy cô giáo cho học sinh đọc bài, sửa lỗi ngữ âm; hoặc thầy đọc ngay bài tập đọc cho học sinh nghe, tìm ra từ mới để thầy giải thích từ mới, sau đó cho học sinh đọc bài nhiều lần.v.v... Qua dạy bài tập đọc (Reading practice) ở trường THPT Yên Thuỷ A chúng tôi thấy cần thay đổi linh hoạt các cách dạy bài đọc cho học sinh. Nếu chúng ta không tìm ra nhiều cách dạy sẽ làm cho học sinh không phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong học tập, không gây được khí thế học tập, không phát huy được tính tích cực, chủ động của đa số học sinh trong một tiết dạy, học sinh không hiểu bài, không có khả năng đọc, nói và khi làm bài viết thực hành gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không biết vận dụng các kiến thức đã học vào một ngữ cảnh cụ thể xảy ra trong cuộc sống thực hàng ngày. Từ đó dẫn đến việc các em học sinh ngại học ngoại ngữ, e dè, ngại phát biểu, không tin tưởng vào bản thân khi làm bài kiểm tra, không thu hút sự tập trung của học sinh vào bài giảng, giờ dạy trở nên đơn điệu, nhàm chán theo một khuôn mẫu cúng nhắcmà từ trước một số thầy cô vẫn thực hiện. Làm thế nào để bài Reading practice đạt hiệu quả. Chúng tôi đã cùng nhau tìm ra một số cách thức, sử dụng một số phương pháp, cách dạy cho một bài đọc hiểu (tập đọc) và cụ thể là bài Reading practice. ( Lesson 3 – Class 12- Page 24+25 – SGK Tiếng Anh hệ 3 năm- Xuất bản năm 2001) 3. Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm. Rèn luyện cho các em kỹ năng đọc hiểu, biết khai thác bài đọc, hiểu bài ngay tại lớp, nắm được kiến thức cơ bản, biết vận dụng để giao tiếp theo chủ đề, áp dụng vào các tình huống thực tế trong đời sống, gây được khí thế học tập, niềm tin trong học tập môn ngoại ngữ cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả và nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy. Phần Ii Nội dung Trước hết yêu cầu học sinh đọc bài để nắm, hiểu được nội dung bài, tìm ra các từ mới để thầy, cô giải thích ý nghĩa và cách sử dụng từ mới cũng như từ loại. Giáo viên giới thiệu, định hướng nội dung, trọng tâm bài, khai thác tranh trong sách giáo khoa, hoặc tranh vẽ. Sau đó các thầy, cô giáo có thể dùng các cách, các phương pháp để khai thác bài đọc. Cụ thể là đọc bài Reading practice- Lesson 3 – Class 12- Page 24+25 – SGK Tiếng Anh hệ 3 năm. 1. Đảo các từ cho học sinh xếp theo nội dung bài, theo các đặc điểm của trong công viên đã viết trong bài. - Chọn các từ, tập hợp từ nói về từng công viên, xáo trộn thông tin không theo trật tự nội dung của bài và ghi lên một phần bảng. Thầy chia bảng thành 5 cột, mỗi cột đề tên một công viên theo bài đọc. - Gọi học sinh lên chọn viết các từ , tập hợp từ cho đúng với đặc điểm của từng công viên theo đúng nội dung bài. Hype Park Regent’s Park Kensington Garden St James’s Park Các từ, tập hợp từ đã được xáo trộn nói về các công viên. 3 6 8 11 1 7 2 4 10 5 9 1. The zoo. 2. Round Pond. 3. The Serpentine. 4. by dry land sailors. 5. truly elegant lake. 6. a little lake. 7. the Open-Air Theatre. 8. good place for swimming and rowing. 9. a great variety of wild ducks. 10. Kinds of model yacht. 11. Speakers’ corner. Sau khi gọi học sinh làm theo hướng dẫn của thầy giáo, thầy gọi các em trong lớp nhận xét, sửa những chỗ sắp xếp sai, chưa đúng. Học sinh căn cứ vào nội dung bài để sắp xếp mỗi công viên cho đúng như ở trong bài, không nhất thiết phải đúng trật tự nội dung bài. Sau khi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cách 1, thầy có thể dùng cách 2 như sau: 2. Đặt câu hỏi và trả lời theo từng đặc điểm của từng công viên. a. Sau khi thực hiện cách 1, thầy giáo có thể gọi học sinh A đặt câu hỏi và gọi học sinh B trả lời dựa theo các tập hợp từ nói về từng công viên mà các em đã chọn ở cách 1. Và cứ như vậy, căn cứ vào nội dung bài đọc thầy lần lượt gọi học sinh đặt câu hỏi và trả lời. Giáo viên sửa lỗi cho học sinh hoặc có thể gọi các học sinh trong lớp sửa lỗi cho bạn. Parks Ask Answer 1. Hype Park 1. What does Hype Park have? 2. Is Hype Park / it a good place for swimming or rowing? 3. Where may one get up and say anything? à It has the Serpentine, a little lake and Speakers’ corner. à Yes, it is. à One may get up and say anything at the Speakers’ corner. 2. Regent’s Park 1. What are there in Regent’s Park? 2. Are there the Round Pond and a little lake in Regent’s Park? 3.Would you like to go to Regent’s Park? à There are the zoo and the Open-Air Theatre. à No, there aren’t. à Yes, I would./ No, I wouldn’t. 3. Kensington Gardens. 1. What does Kensington Gardens have? 2. Whom is it used by? 3. What do they do there? à It has the Round Pond. à It is used by “dry land sailors” of all ages. à They sail every kind of model yacht. 4. St James’s Park 1. What does St James’s Park boast? 2. Where do a great variety of wild ducks live? à It boasts a truly elegant lake. àA great variety of wild ducks live on a truly elegant lake. Ngoài việc đặt câu hỏi cho mỗi công viên, giáo viên còn đặt các câu hỏi chung theo nội dung bài mà thành phố Luân Đôn được các du khách thán phục, mà mỗi công viên còn có các nét chung của nó. Thí dụ: What does every visitor from abroad admire? How are the parks in London? 3.Do they play an important part in helping to form the city’s character ? What does each park have? Who can be seen in fine weather in the parks? Sau khi đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi, gọi học sinh đọc bài, có thể mỗi em đọc một đoạn, gọi các em khác đọc tiếp. Các em học sinh khác theo dõi, nghe, nhận xét và sửa lỗi cho bạn. Giáo viên sửa lỗi sau khi các bạn trong lớp đã nhận xét và sửa lỗi cho bạn. Cho học sinh chỉ ra các đại từ liên hệ và chức năng của nó để ôn lại kiến thức ngữ pháp của bài. Qua cách này: Học sinh nắm chắc và sử dụng được các cấu trúc câu. Biết sử dụng từ vựng vào một tình huống cụ thể. Luyện tập được kiến thức ngữ pháp. Phát triển khả năng, kỹ năng nói, nghe, đọc. Lôi cuốn được sự tập trung của tất cả học sinh. b. - Khi học sinh đã đọc hiểu nội dung bài, tìm ra các từ mới. Giáo viên giải thích và có thể đặt ngay câu hỏi để học sinh trả lời. Gọi học sinh lần lượt lên bảng ghi vào các cột của từng công viên. Chuỗi câu hỏi cũng không nhất thiết phải theo đúng trật tự nội dung bài hay theo từng đặc điểm của mỗi công viên. Làm như vậy để học sinh đã làm song phần trả lời câu hỏi sẽ chuyển sang phần kể nội dung bài có sự sáng tạo, không dập khuôn máy móc theo bài đọc hoặc tránh tình trạng học sinh học thuộc bài đọc. Thầy đặt câu hỏi và sử dụng câu hỏi như ở cách 2.a. Học sinh trả lời theo yêu cầu của câu hỏi, đúng với nội dung bài. Hype Park Regent’s Park Kensington Garden St James’s Park Học sinh viết phần trả lời về công viên này (3 câu như ở cách a, hoặc các câu hỏi giáo viên đặt để bổ sung) Học sinh viết phần trả lời 3 câu hỏi và câu hỏi bổ sung như các a. Học sinh viết phần trả lời 3 câu hỏi và câu hỏi bổ sung như các a. Học sinh viết phần trả lời 3 câu hỏi và câu hỏi bổ sung như các a. Cách này luyện cho học sinh các kỹ năng, kỹ xảo về nghe,nói, viết. Kiểm tra sức bật của học sinh, phản xạ và kiến thức của học sinh. 3. Hoàn thành câu, nội dung bài tập đọc. - Dùng bảng phụ viết các từ gợi ý trong bài đọc để học sinh hoàn chỉnh câu và nội dung bài đọc về các công viên. Giáo viên viết những từ gợi ý vào bảng phụ theo các ý chính để miêu tả về các nét chung và nét riêng của mỗi công viên. Gọi học sinh lần lượt viết hoàn chỉnh câu dựa vào từ gợi ý và sau khi đã đọc lướt nội dung bài. Gọi một số học sinh nhận xét, sửa lỗi sai. Giáo viên giúp học sinh, gợi ý bằng cách đặt câu hỏi và dùng các thủ thuật dạy ngoại ngữ để học sinh hoàn thành yêu cầu của bài. Không cần phải làm hết các công viên. + Có thể thầy chọn 1, 2 công viên tiêu biểu để thực hiện. Trong bài có thể chọn bất kỳ công viên nào chẳng hạn. Hype Park. ...the Serpentine... ..Speakers’ corner. ...get up. ...anything.. ..has a greater or lesser expanse ..can be seen.. ...have escaped.. ..some sitting. ..some lying.. ..some strolling 2. Kensington Garden ..the Round Pond.. ..used by ..to sail .can be seen have escaped .some sitting. ....some lying.. .some strolling Phần gợi ý có đặc điểm của từng công viên và cái chung mà mỗi công viên nào cũng có. + Trong khi các bạn trên bảng hoàn thành bài tập, giáo viên gọi học sinh khác kể theo từ gợi ý đã ghi trên bảng phụ. Theo cách này kết hợp được nhiều học sinh tham gia xây dung bài, các em phải chăm chú theo dõi cách làm của bạn để tìm ra các lỗi sai, xung phong sửa lỗi cho bạn. Phát triển được kỹ năng viết, nói, nghe. Làm cho các em củng cố được kiến thức đã học, đã đọc trong bài; gây được khí thế học tập cho học sinh, làm cho các em mạnh dạn hơn trong học tập, quên đi tính nhút nhát, rụt rè. 4. Kể lại nội dung bài theo từng công viên. - Khi đã đọc lướt hiểu nội dung bài thì giáo viên có thể gọi một vài học sinh đọc thành tiếng, cả lớp nghe- giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh. Sau đó giáo viên viết từ gợi ý lên bảng như ở cách 1, cách 3. Học sinh dùng từ gợi ý đó để kể lại bài mà không được nhìn vào sách giáo khoa. Yêu cầu học sinh kể lại một cách sáng tạo không áp đặt thứ tự như trong nôi dung bài. Có thể gọi nhiều học sinh kể, mỗi học sinh có thể kể một số câu, các bạn khác nghe và kể tiếp bài... - Giáo viên theo dõi, sửa lỗi. Nếu học sinh gặp khó khăn giáo viên có thể dùng các câu hỏi, tranh ảnh để gợi ý, hướng dẫn. Ví dụ kể về công viên Hype Park. I like London where there are a lot of parks. The large number of parks are admired by every visitor from abroad. They are lungs of London which are like green islands of peace and quiet in the middle of a noisy sea. They play an important part in helping to form the city’s character. One of the best known parks is Hype Park. It has the Serpentine, a little lake, which is a good place for swimming or rowing. It has got Speakers’ corner where one may get up and say anything. It has greater or lesser expanse of well-kept grass. In fine weather, there can be seen hundreds of lucky people. They have escaped for a while from the noise and bustle of the town. Some people are sitting on chairs, some are lying full length on the ground, and the others are strolling aimlessly around. * St James’s Park Last week I met a visitor from abroad. He told me about London. One thing about London which he admires is the large number of parks. One of the best known parks is St James’s Park. It boats a truly elegant lake on which live a great variety of wild ducks. People who live everywhere go there in the fine weather. Some people sit on chairs, some people lie on the ground, some people stroll aimlessly around. They go to St James’s Park to escape for a while from the noise and bustle of the town. Giáo viên có thể viết từ gợi ý lên bảng để học sinh kể khong sử dụng sách giáo khoa. Ví dụ kể về công viên Hype Park. Every visitor from .. parks. lungs of London green islands .. and quiet in. noisy sea. to form.. character.One. is Hype Park.has . lake,. good place for.. rowing. It.. Speakers’ corner get up ..say anything. .. well-kept grass.In fine weather, people go to...to escape.., some people sit chairs, lie. on the ground, and the others. around. * St James’s Park .I met from abroad. He told .. London. One thing which admires is... parks. One parks is St James’s Park. . boats. lake .. live a great variety... ducks. People. go there in the fine weather. .. sit on chairs, .. lie on the ground, stroll around. They . escape. noise and.. of the town. 5. Khai thác, mở rộng, liên hệ các ngữ cảnh cụ thể cho học sinh: - Giáo viên có thể đặt các câu hỏi để các em trả lời ( Đối với các em có lực học trung bình trở xuống). Đối với các em có lực học khá, giỏi giáo viên có thể chỉ gợi ý cách kể về một trong các công viên mà các em thích. Công viên đó có thể ở Việt Nam, ở nước ngoài mà các em đã được đến thăm hoặc đã xem qua phim ảnh, báo chí, tranh.Các em có thể dựa vào nội dung bài đã học hoặc kể lại tự do theo ý của chính bản thân học sinh. For example: What is your hobby? What do you like doing best in your life? What do you usually do at the weekends? Where do you enjoy going on summer holiday? Have you ever visited any parks in Vietnam ? Have you ever seen any famous parks on TV? Where will you go if you have free time? Could you tell me about it? ( One of the parks that you have visited?) What do you like doing in the parks? Sau đó học sinh sẽ dùng các từ vựng đã học để kể về một trong các công viên mà các em đã biết. + Kể lại nội dung bài là nhằm đánh giá học sinh có nắm được bài, đã hình thành kỹ năng, kỹ xảo đến mức độ nào; Tạo điều kiện để các em có khả năng vận dụng kiến thức vào một ngữ cảnh cụ thể, mạnh dạn khi nói, khi giao tiếp được thoải mái, chững chạc, tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài hay trò chuyện với các bạn trong lớp trong các buổi ngoại khoá. 6. Sự kết hợp các cách ( phương pháp) khi dạy bài Reading Practice ( Tập đọc). Giáo viên không phải lúc nào cũng dùng tất cả các cách trên mà tuỳ thuộc vào thời gian, độ dài, ngắn của bài đọc, đối tượng học sinh của từng lớp mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, không dập khuôn máy móc. Chẳng hạn: Lớp viết tương đối tốt nhưng khả năng phát triển khẩu ngữ chưa tốt thì giáo viên có thể dùng cách 1, 2, 4. Lớp có khả năng nói tốt mà khả năng viết còn hạn chế giáo viên có thể dùng cách 1, 2, 3. Lớp tiếp thu chậm. Giáo viên có thể dùng cách 1, 2- 2, 3. Lớp có nhiều học sinh khá, giỏi giáo viên có thể dùng cách 2-1, 4 Để mang lại hiệu quả giảng dạy cao giáo viên phải đánh giá đúng đối tượng học sinh, trình độ học sinh để khai thác, phát huy các kỹ năng, kỹ xảo, khả năng của học sinh. Làm cho giờ dạy sôi nổi, sinh động, gây được sự hưng phấn và kích thích được khí thế học tập cho 1 tiết học bài đọc * Hiệu quả của SKKN: Kinh nghiệm dạy bài Reading Practice ( Leson 3-Page 24+25, class 12) đã được nhóm áp dụng ở các lớp 12A5, 12 A4, 12A7. Sau khi thực hiện, kiểm nghiệm thông qua việc yêu cầu các em làm bài tập phần Understanding ideas cho thấy kết quả bài làm cũng như chất lượng học tập được nâng cao rõ rệt so với các lớp chưa áp dụng, khí thế học tập của những lớp áp dung sôi nổi, các em hiểu bài, hăng hái phát biểu ý kiến. Các kỹ năng, kỹ xảo được hình thành, củng cố. Các em học sinh tin tưởng vào bản thân khi nói và làm bài. Kết quả tổ chức dự giờ đánh giá xếp loại của tiết giảng ở các lớp do nhóm thực hiện: ( Số học sinh được kiểm tra tính ra tỷ lệ để đánh giá) Tên công viên Các cách sử dụng. Sĩ số học sinh đã tham gia kiểm nghiệm. Số học sinh đã trả lời đạt yêu cầu. Tỉ lệ % Hype Park Cách 1, 2, 4 12A5 40/50 36 90 12A4 40/50 35 87,5 12A7 40/50 35 87,5 Tên công viên Không sử dụng. Sĩ số học sinh đã tham gia kiểm tra đánh giá. Số học sinh đã trả lời đạt yêu cầu. Tỉ lệ Hype Park Sử dụng cách thông thường. 12A3 40/50 20 50 12A6 40/50 20 50 12B2 40/50 18 45 Kết quả kiểm tra đánh giá so sánh giữa 2 nhóm có áp dụng và chưa áp dụng năm học 2005-2006 với cùng sĩ số là 50 học sinh, trong đó mỗi lớp kiểm tra thí điểm 40 em cho thấy: Các em lớp nhóm không áp dụng khí thế học tập rất trầm, các em rất lười phát biểu. Đặc biệt là sau khi kết thúc bài đọc, số các em hiểu nội dung rất ít. Còn các em nhóm lớp đã áp dụng , khi áp dụng đã tạo được không khí học tập sôi nổi, tích cực, các em hăng hái tham gia vào các hoạt động của giáo viên và số học sinh hiểu nội dung bài đọc, cũng như áp dụng vào thực tiễn là rất khả quan. Phần Iii kết luận Kết luận: Dạy bài Reading Practice là sự kết hợp giữa các cách dạy, thực hiện linh hoạt, không dập khuôn máy móc, không phải lúc nào cũng sử dụng tất cả các cách vì nó còn phụ thuộc vào bài, trình độ nhận thức của học sinh ở từng lớp. Dạy bài đọc là tạo ra cơ sở hoạt động giao tiếp. Nếu không suy nghĩ tìm ra các cách dạy thì không thể khai thác hết nội dung của bài, không thể diễn đạt trôi chảy nội dung mà mình muốn truyền đạt, học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong hội thoại, giao tiếp, làm bài tập. Kết hợp giữa các cách dạy đã tạo ra sự thay đổi không khí học tập giữa các lớp khi cũng dạy một tiết học như nhau. Làm cho học sinh ham mê bộ môn, tin vào khả năng học tập của mình. Từ đó phấn đấu vươn lên đạt điểm cao, chủ động sáng tạo trong học tập. Các thầy, cô giáo cần phải đầu tư thời gian suy nghĩ, thay đổi và tìm ra nhiều phương pháp thích hợp cho các tiết dạy bài đọc nói riêng cũng như các tiết học khác nói chung, chứ không chỉ có bài đọc nêu ở trên. Phạm vi áp dụng của SKKN: Có thể áp dụng dạy các bài tập đọc cho môn ngoại ngữ ở trường phổ thông. Phần IV Tài liệu tham khảo Bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Anh. Tác giả: Hoàng Xuân Hoa. Phạm Phương Luyện. ( Nhà xuất bản Giáo Dục – Năm 1999)
File đính kèm:
- Sang_kien_kinh_nghiem_0506.doc