Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh yêu thích học môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở

 Qua nắm bắt tình hình, trao đổi với đồng nghiệp trong huyện và trên địa bàn về việc giảng dạy các tiết học lịch sử ở trường THCS nơi tôi đang công tác, bản thân tôi nhận thấy:

1.1. Về phía Giáo viên:

 Trong các tiết dạy giáo viên thường mắc phải những lỗi cơ bản: Giờ dạy trầm, giáo viên nói nhiều, học sinh làm việc ít, giờ học không có sự sáng tạo, phân lượng thời gian không hợp lí, phần củng cố bài thì qua loa, không hiệu quả, đặc biệt là các tiết làm bài tập lịch sử thường là giáo viên cho 1 đến 2 bài tập cho học sinh làm hoặc giao về nhà cho học sinh và hôm sau nộp lại cho giáo viên.Chính vì vậy mà giờ học lịch sử hiệu quả không thực sự cao, không thu hút được sự hứng thú của các em.

 Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như : Sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, “ thầy đọc, trò chép ”. Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn .

 Bên cạnh đó một số giáo viên soạn bài chưa chu đáo, có phần còn khiếm khuyết khi xác định nhiệm vụ và vai trò bộ môn lịch sử trong nhà trường. Hoặc có thể khi giảng dạy, ng¬ười giáo viên chư¬a thực sự tâm huyết với bộ môn, giảng dạy còn nặng một chiều truyền thụ kiến thức, tạo sự gò bó, nhàm chán trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.

 Một số tiết học giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu kém. Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấy chán nản môn học.Thực ra từ tr¬ước đến nay, đa số giáo viên ở trư¬ờng do điều kiện dạy học, thiết bị còn có phần hạn chế nên khi giảng dạy hầu nh¬ư giờ học ch¬ưa sôi nổi, học sinh chưa có hứng thú học tập, giờ học nhàm chán, nên hiệu quả giờ học đạt kết quả chư¬a cao.

1.2.Về phía học sinh :

 Trước đây chúng ta quan niệm môn lịch sử chỉ là môn học thuộc lòng, không cần phải tư duy, không có bài tập. Vì vậy học sinh chỉ học một cách hời hợt theo nội dung vở ghi, ít khi sử dụng SGK. Kết quả là khi kiểm tra, học sinh rất thụ động không nắm bắt được kiến thức và phải nhờ vào sự "hỗ trợ nguồn" từ bên ngoài. Một cách học, thi cử như vậy kéo dài suốt hàng chục năm nay. Học sinh rất ít hứng thú học, khả năng ghi nhớ sự kiện rất thấp, không liên hệ được với thực tế, không hiểu rõ về lịch sử nước nhà. Nguy hại hơn là để lại cho học sinh những nhận thức lệch lạc về một bộ môn khoa học chân chính, được xem là "khoa học của mọi khoa học".

 Học sinh chưa yêu thích bộ môn lịch sử vì phần lớn các em đều cho rằng học lịch sử rất khó, rất khô khan, rất trừu tượng, quá nhiều sự kiện cần ghi nhớ Hơn nữa chương trình lịch sử quá rộng, độ nhớ của các em không được lâu, Các em cho rằng chỉ trả lời một số câu hỏi cuối sách hoặc vẽ một vài bản đồ khởi nghĩa là xong. Chính vì vậy học sinh học rất nhàm chán, nhận biết sự kiện không sâu sắc. Chất lượng học tập bộ môn lịch sử còn thấp, tỉ lệ học sinh khá, giỏi chưa cao.

 Học sinh trường THCS nơi bản thân tôi đang dạy nói riêng và các trường trên địa bàn huyện nói chung đều có xuất phát điểm thấp, ý thức học tập chưa cao, đa phần các em chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các tiết học, làm bài tập ở nhà còn khép kín, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ bản đồ, lược đồ

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh yêu thích học môn Lịch sử ở trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, tình cảm của học sinh, nó giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, khắc sâu kiến thức 1 cách dễ dàng hơn.
* Văn học dân gian:
 VHDG ra đời từ rất sớm và rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca.... Đây là những tài liệu có giá trị, nó phản ánh nội dung nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc.
 Các loại hình văn học dân gian còn góp phần minh hoạ, làm rõ sự kiện, nhân vật lịch sử. Do đó, giáo viên nên đưa vào để học sinh hiểu rõ hơn về sự kiện, nhân vật lịch sử đó Không những vậy, tài liệu văn học dân gian còn làm cho bài học sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử đang học. Nó phản ánh những hiểu biết về các sự kiện lịch sử, giúp học sinh hiểu vấn đề cụ thể rõ ràng hơn.
 Các tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn khi nhắc lại hình ảnh quá khứ. Nó làm quá khứ của sự kiện lịch sử trở lên sống động hơn, chân thật hơn. Sự kiện trở nên có sức sống hơn và thu hút học sinh khi theo dõi bài giảng. Tuỳ vào diễn biến bài giảng giáo viên có thể lồng ghép bài thơ sao cho phù hợp tiến trình bài học. Cụ thể là:
 Ví dụ như: khi dạy bài 24 (lịch sử 8) cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. Tại mục II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873. 
 “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
 Một bàn cờ thế phút ra tay
 Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
 Mất ổ đàn chim dáo dát bay
 Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước
 Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
 Hỏi trăng dẹp loạn rày đâu vắng
 Nỡ để dân đen mắc nạn này!”
 (Theo thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – NXB Văn học, Hà Nội- 1963)
 Hoặc để nói lên khí thế chống giặc của người dân Nam Bộ nói chung, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nói riêng, giáo viên có thể trích 1 đoạn trong văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu như:
 “Nhớ lính xưa:
 Cui cút làm ăn: Toan lo nghèo khó.
 Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ....
.... Bữa thấy bòng bong che trắng lấp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cỏ”.
 .... Hoả mai đánh bằng rơm con cúc, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ....
 Trong quá trình lịch sử từ đầu thế kỉ XX, khi nói về sự biến đổi của xã hội Việt Nam, cũng như thân phận của người nông dân trong xã hội thuộc Pháp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều tác phẩm văn học có giá trị như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan; “Lão Hạc” của Nam Cao.... để khắc sâu hình ảnh thân phận người nông dân trong lòng xã hội cũ.
 Hoặc như trong khoá trình lịch sử 9, khi dạy bài 19: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1935. Mục II: Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh. Giảng về phong trào ở Nghệ Tĩnh giáo viên có thê đưa vào bài giảng đoạn trích sau trong “Bài ca cách mạng” cụ thể là:
 “.... Than ôi, nước mất nhà xiêu
 Thế không chịu nổi, liệu chiều tính mau.
 Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước
 Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên
 Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên
 Anh Sơn, Hà Tĩnh 1 phen dậy rồi....
 ..... Trên gió cả cờ đào phất thẳng
 Dưới đất bằng giấy trắng tung ra
 Chiến trường một trận xông pha
 Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng....”
 (Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 NXB Văn học.H.1930)
 Như vậy, có thể nói rằng, các tác phẩm văn học xuất hiện cùng thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử đã giúp học sinh thấy được “ bức tranh” sống động của lịch sử, làm cho các em nhận thức được sự kiện đó một cách toàn diện hơn.
 Nói tóm lại, việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử là một trong những cách thức để giáo viên đưa tài liệu tham khảo vào trong giờ dạy sử. Thực hiện theo sơ đồ dạy học của Đai ri, qua đó hoàn thành mục tiêu bài học, kế hoạch dạy học và nâng cao chất lượng bộ môn trong trường phổ thông giúp học sinh cảm thấy hứng thú, yêu thích hơn khi học tập môn lịch sử
2.2.7. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch Sử ở trường THCS.
 Đặc trưng của bộ môn lịch sử là khôi phục lại cho học sinh những sự kiện lịch sử,bức tranh lịch sử gần như nó đã tồn tại trong quá khứ. Trên cơ sở đó hình thành các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em đi sâu vào bản chất của sự kiện lịch sử. 
 Như vậy, đối tượng học tập của bộ môn lịch sử thuộc về quá khứ, cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất sự kiện và hiểu sâu về sự kiện càng khó.Thêm vào đó học sinh không thể quan sát "trực quan sinh động" đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên, giáo viên không thể làm thí nghiệm để sống lại sự kiện,nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong quá khứ. 
 Với đặc trưng đó của bộ môn thì việc vận dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy thông qua các kênh hình lại là một phương pháp rất có hiệu quả, phát huy được tư duy sáng tạo ,tích cực chủ động ở học sinh, gợi cho học sinh có sự yêu thích môn học nay hơn.
a. Biện pháp thực hiện: 
* Đối với giáo viên: 
 Tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án điện tử nhưng việc dạy học bằng giáo án điện tử sẽ giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh. Giáo án điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh, và thông qua công cụ trình diễn giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một khối lượng hình ảnh, phim tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học. Giờ học sẽ trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
* Đối với học sinh: 
 Môn lịch sử lại là môn học rất được chú trọng ở các nhà trường phổ thông nói chung và trung học cơ sở nói riêng. Thông qua bài giảng, người thầy có thể giúp cho 
học sinh nắm được sự phát triển của xã hội loài người, những quy luật của xã hội, sự hưng thịnh, suy vong của một đất nước, những truyền thống lịch sử, những giá trị văn hóa của một dân tộc hoặc là của cả thế giới. Để từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tiếp thu và phát huy di sản văn hóa của nhân loại với những giá trị nhân văn truyền thống.
 Để làm được điều đó, trong những năm qua chúng ta đã có nhiều chuyên đề về thay sách giáo khoa, về phương pháp giảng dạy. Nhiều bài giảng đã kết hợp nhuần nhuyễn các họat động của Thầy và trò, phát huy tính tích cực, sự làm việc của học sinh, các em có hứng thú sôi nổi trong học tập. Giáo viên thì đã tái tạo lại không khí lich sử, hướng dẫn và phân tích sâu sắc về bản chất của các sự kiện. 
 Tuy nhiên, chưa có một chuyên đề nào hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa trong quá trình giảng dạy lịch sử, mà chủ yếu là giáo viên tự tìm tòi những thông tin về kênh hình đó thông qua những tài liệu lịch sử hoặc từ những nguồn thông tin khác. Điều này còn bất cập nhiều khi không thống nhất về cách hiểu.
 Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa 
tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. 
 Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, 
chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình.
 Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội hóa học tập”. 
 Mặt khác, giaó dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
 Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục - Đào tạo và của Sở giáo dục - đào tạo Quảng Bình, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy ba năm nay.
 Với một số phương pháp mà bản thân đưa ra nhằm giúp các em ngày yêu thích môn học lich sử ở trường THCS nhiều hơn. Song tùy theo điều kiện và tình hình thực tế của từng trường học cũng như ở từng địa phương để giáo viên có thể linh động áp dụng một trong số các biện pháp, để phát huy tính tích cực, sáng tạo, của học sinh. 
b. Vận dụng.
 Trên cơ sở đó tôi đã áp dụng phương pháp ứng dụng CNTT trong một tiết dạy cụ thể môn Lịch sử lớp 8 ở trương THCS nơi bản thân tôi đang giảng dạy.
TIẾT 36.
BÀI 24. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ
 1858 ĐÊN 1873.
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM.
A. Mục tiêu bài học : 
 - Giúp HS nắm được nguyên nhân và tiến trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (Chiến sự ở Đà nẵng và Gia Định).
 - Giáo dục cho các em thấy rõ bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.Tinh thần bất khuất kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược. 
 - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến trong việc tổ chức kháng chiến.
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích,nhận xét
B. Phương tiện dạy học:
 - Giáo án điện tử.
 - Máy vi tính, đèn chiếu, bảng trắng.
C. Hoạt động dạy và học.
* Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết, vào thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đang trên đà đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, và khu vực Đông Nam Á đã trở thành mục tiêu xâm lược của chúngVậy Việt nam có tránh khỏi cuộc xâm lược đó hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859.
 Hoạt động 1: Cá nhân, nhóm.
 Bước1:
 - GV khái quát tình hình Việt nam vào nửa đầu thế kỉ XIX.
 - Trình chiếu lược đồ Đông Nam á cuối thế kỉ XIX - Yêu cầu các em quan sát lược đồ và kết hợp với các kiến thức đã học, thảo luận: Nguyên nhân nào dẫn đến thực dân Pháp xâm lược Việt nam? Đâu là nguyên cớ trực tiếp?
 Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XX
 - Sau khi HS trình bày, GV bổ sung, chốt kiến thức: 	
* Nguyên nhân: 
 - Từ giữa thế kỉ XIX,các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
 - Việt nam có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
* Nguyên cớ: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô
 Bước 2: GV dùng kí hiệu nhấp nháy giới thiệu vị trí Đà nẵng và trên bản đồ Việt nam và sự kiện 1/9/1858. 	
1/9/1958 thực dân Pháp tấn công Đà Nẳng
- Yêu cầu HS thảo luận: Vì sao Thực dân Pháp lại chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công 
đầu tiên?
 ( T1: Đà Nẵng gần Huế -> Chiếm Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Kinh thành Huế -> buộc vua quan nhà Nguyễn đầu hàng.
 T2: Đà Nẵng là vùng đất trù phú,dân đông -> cấp thêm lực cho Pháp tấn công Huế và nước ta.
 T3: Đà Nẵng có cửa biển sâu -> Tàu chiến Pháp dễ hoạt động.).
 - Qua tìm hiểu, yêu cầu HS rút ra: Kế hoạch của thực dân Pháp khi đánh nước ta là gì? Dựa vào đâu chúng đề ra kế hoạch như vậy?
 ( Dựa vào lực lượng mạnh,vũ khí hiện đại,chế độ phong kiến Việt nam đang suy yếu-> Pháp đề ra kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh)
* Bước 3: - GV sử dụng các hiệu ứng chuyển động tường thuật chiến sự Đà Nẵng trên lược đồ. 
 - Sau khi GV tường thuật,yêu cầu HS rút ra nhận xét về chiến sự Đà Nẵng?
 ( Có sự phối hợp chiến đấu giữa quân và dân, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn
 Tri Phương-> Sau 5 tháng địch chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà 
 => 2/1959 Pháp phải kéo quân vào Gia định). 
 2. Chiến sự Gia Định năm 1859.
 Hoạt động 2: Cá nhân, nhóm.
 - GV sử dụng hiệu ứng chuyển động, kết hợp với 1 đoạn fim để tường thuật 
sự kiện 17/2/1859 - Thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
 - Cho HS thảo luận:
 ? Tại sao Thực dân Pháp lại đánh Gia Định,chứ không đánh ra Bắc kì?
 ( T1: Xa Trung Quốc, xa kinh đô Huế).
 T2: Chiếm vựa lúa Nam Bộ, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế.
 T3: Ngược sông Cửu Long,chiếm Cao miên).
 ? Sau khi chiếm thành Gia Định,thực dân Pháp gặp phải khó khăn gì?
 ? Trước tình hình đó,thực dân Pháp đã đối phó như thế nào?
 ? Em hãy đánh giá về sự đối phó của nhà Nguyễn? Hậu quả?
- GV bổ sung và sử dụng lược đồ,
 tranh ảnh để tường thuật tiếp
 diễn biến chiến sự ở Gia Định
 (1959 - 1961).
Chiến sự ở Gia Định
Hoạt động3: 
 - Yêu cầu HS nêu nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)? Phân tích tai hại của Hiệp ước này?
 - GV sử dụng hiệu ứng trình diễn trên lược đồ, cùng với HS phân tích, giảng 
 giải nội dung và tai hại của Hiệp ước. 
Hoạt động 4. 
 D. Củng cố .
 GV sử dụng 1số bài tập trắc nghiệm, ô chữ để cho HS củng cố bài học.
2.3.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯƠC
 Sau khi áp dụng đề tài, các lớp khối Sử tôi dạy đạt kết quả như sau:
 Kết quả
Khối lớp
Tổng số
học sinh
Khá - Giỏi
Trung bình
Dưới trung bình
7
94
35 %
47 %
18 %
8
117
26 %
54 %
20 %
9
118
31%
53 %
16 %
* Có được kết quả như trên, bản tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:
 Đối với phương pháp tổ chức trò chơi: Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải phổ biến rõ luật chơi cho học sinh: Thành phần tham gia, thời gian, số lượng câu hỏi, phần thưởng Trò chơi có thể chơi vào cuối giờ học để củng cố bài học, hoặc có thể dùng trò chơi để kiểm tra kiến thức của học sinh sau khi học xong một thời kỳ, một giai đoạn lịch sử
 Tuy nhiên trò chơi chỉ là một phần trong tiết học để góp phần tạo hứng thú học tập cho các em. Tránh tình trạng lạm dụng quá mức, biến giờ học thành trò chơi sẽ làm mất thời gian và gây nên phản tác dụng. Để trò chơi thành công, đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị công phu trước khi đến lớp
 Bên cạnh đó việc ứng dung CNTT vào dạy học là phương pháp dạy học mới, và chưa được ứng dụng nhiều trong trường học nên một số học sinh chưa biết kết hợp ghi bài, quan sát hình ảnh, và nghe giảng, bởi vậy chưa ghi chép được nhiều nội dung kiến thức trong từng tiết học. 
 Nhưng tôi tin rằng, khi các trường học được đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn, giáo viên và học sinh dạy- học bằng bài giảng điện tử nhiền hơn thì hiệu quả giờ học sẽ không ngừng đựoc nâng cao. 
III. PHẦN KẾT LUẬN.
1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
 Trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và đổi mới của ngành giáo dục nói riêng, cơ hội cho giáo viên tự rèn luyện, trau dồi chuyên môn - nghiệp vụ ngày càng nhiều, cơ hội cho học sinh học tập cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho mỗi thầy giáo, cô giáo phải thật sự yêu nghề, trăn trở, tìm tòi sáng tạo, phải nắm vững kiến thức, tri thức khoa học để vận dụng linh hoạt nhuần nhuyễn trong từng tiết học, từng lớp học, từng đối tượng học sinh. 
 Học sinh càng được làm nhiều bài tập với sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, các em càng có kỹ năng hiểu và nhớ lâu kiến thức bộ môn. Từ đó chất lượng học tập và kiểm tra cao hơn, tránh những tiêu cực trong thi cử. Đó cũng là mục tiêu của cuộc vận động "2 không" của Bộ giáo dục đang phát động hiện nay. 
 Với một số phương pháp mà bản thân đã đưa ra trong đề tài của mình, tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, nó đã thực sự đem lại hứng thú học tập, các em học tập sôi nổi, hiệu quả hơn. Bởi ngoài việc chơi, hơn hết là các em được ghi nhớ các đơn vị kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép, nặng nề. “Học mà chơi, chơi mà học”, và dần dần các em yêu thích hơn bộ môn lịch sử. Tôi hy vọng rằng với một số giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập ở bộ môn lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói chung.
 Bên cạnh đó cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.Trong bối cảnh ấy, muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hoá đất nước, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và thiết bị dạy học hiện đại để phát huy mạnh mẽ tư duy, sáng tạo; kĩ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
 Đối với bộ môn lịch sử, giảng dạy bằng bài giảng điện tử với những hình ảnh fim tư liệu sinh động sẽ làm cho bài học lịch sử sống động, gần với quá khứ hơn, học sinh học tập say mê hơn, kiến thức lịch sử lưu giữ trong tâm trí các em lâu hơn, khó phai mờ. Để có được những bài giảng như thế, chỉ cần người giáo viên bỏ chút thời gian đầu tư, tìm tòi, thiết kế bài giảng thì tôi thiết nghĩ chắc người thầy giáo nào cũng sẵn lòng.
 Hơn nữa để thực hiện tốt các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học sáng tạo” cùng với phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”. Bản thân tôi với tư cách là một giáo viên bộ môn, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi các phương pháp dạy học sao cho học sinh của mình có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ hiểu nhất, giúp các em có hứng thú với bộ môn, tránh được áp lực khi học bộ môn này.Tôi hi vong rằng với một số phương pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập ở môn lịch sử nói riêng và và các môn khác nói chung.
2. KIẾN NGHỊ.
 Trong thực tế các trường trung học cơ sở hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung và môn lịch sử nói riêng còn rất chậm. Có rất nhiều nguyên nhân: cơ sở vật chất thiếu thốn, trình độ tin học của giáo viên còn nhiều hạn chếVì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau:
 1.Đối với giáo viên: Cần thực sự tâm huyết với bộ môn, đầu tư chú trọng đến chất lượng từng tiết dạy, hệ thống kiến thức một cách khoa học, sắp xếp thời gian hợp lý để tổ chức thực hiện một trong số các phương pháp trên trong các tiết học một cách có hiệu quả nhất.
 2. Đối với nhà trường: trong các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt chủ đề nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn: 22/12, 3/2, 8/3, 30/4, 19/5 nên lồng ghép một số trò chơi như trên nhằm kiểm tra kiến thức, kích thích sự tìm tòi học hỏi, tạo ra sân chơi bổ ích đối với mọi lứa tuổi học sinh.
 3. Các trường học cần tổ chức các buổi tập huấn về tin học, cách sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại cho giáo viên để họ thành thạo trong thiết kế, giảng dạy giáo án điện tử.
 4. Cần trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại, nối mạng Internet ở các trường học để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
 5. Nên thường xuyên có các buổi tập huấn chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức thi thiết kế giáo án điện tử để khuyến khích và đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
 6. Đối với ngành giáo dục: Cần chú trọng phát huy các mô hình câu lạc bộ lịch sử, ngược dòng lịch sửtrong các nhà trường để nhằm thúc đẩy quá trình dạy, học có hiệu quả.
 Bản thân với trăn trở của một người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Lịch Sử, tôi xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, mong góp một phần nhỏ vào thực hiện phương pháp giúp học sinh yêu thích học môn Lịch Sử ở trường THCS hiện nay. 
 Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của bạn bè, đồng nghiệp và hội đồng chuyên môn đánh giá, bổ sung để đề tài của tôi thêm hoàn thiện, khả thi và có giá trị hơn nữa trong thực tiễn. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Sách giáo viên, giáo khoa lịch sử 7 - NXB Giáo dục.
 2. Sách giáo viên, giáo khoa lịch sử 8 - NXB Giáo dục.
 3. Sách giáo viên, giáo khoa lịch sử 9 - NXB Giáo dục.
 4. Tuyển tập Thơ văn cách mạng 1930 – 1945 (NXB Văn học -1980).
 5. Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị. Phương pháp dạy học lịch sử ( NXB GD-1999)
 6. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng. Các triều đại Việt Nam ( NXB Thanh Niên -1995)
 7. Quốc Chấn – Thần đồng xưa của nước ta ( NXB Giáo Dục - 1998)
 8. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn lịch sử. 
 ( Bộ giáo dục đào tạo - NXB Giáo dục)
 9. Giáo trình tin học. ( NXB Đại học sư phạm Hà nội)
 10. Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học. ( Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Đức - Phó vụ trưởng Vụ giáo dục TH)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_yeu_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan