SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử tại trường Phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An

Hiện nay, các nhà trường đã coi trọng tăng cường giáo dục nâng cao nhận

thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho HS, thanh thiếu niên trong

các trường học bằng các hình thức như:

- Xây dựng môi trường văn hóa, môi trường sư phạm; mối quan hệ giữa

đồng nghiệp với đồng nghiệp, thầy cô với giáo viên phải biểu hiện nét văn hóa

mẫu mực.

- Tuyên truyền cho học sinh biết tự hào và trân trọng những giá trị tinh thần,

đạo đức, phong tục tốt đẹp của mái trường mình, địa phương, quê hương. Phát huy

các giá trị văn hóa tích cực truyền thống trong cuộc sống mới.

- Tổ chức hình thức hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trải nghiệm sáng

tạo, câu lạc bộ nghệ thuật để thu hút học sinh tham gia góp phần giáo dục ý thức,

lòng yêu văn hóa cổ truyền của dân tộc.

- Đặc biệt, đối với môn Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân là

những môn với ưu thế đặc thù của mình, các thầy cô tích cực thực hiện dạy học

tích hợp giới thiệu, khơi dậy những nét đẹp về văn hóa dân tộc như: Chữ viết, ngôn

ngữ, cách ứng xử, cách đi đứng, ăn mặc, xưng hô

Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ thế hệ học sinh, thanh thiếu niên ngày nay, chúng

ta thấy, bên cạnh cái năng động, hiện đại vẫn còn nhiều điều đáng suy ngẫm về6

giới trẻ như về đi đứng, nói năng, ăn mặc, trang phục, đầu tóc giới trẻ có xu

hướng chung là bắt chước, học theo phim nước ngoài, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng.

Những ánh mắt khó ưa, những câu nói cộc lốc, pha lộn Anh – Việt, biểu hiện cuả

văn hóa đua đòi.

Điều đó cho thấy, bản thân giáo dục chưa giúp các em hiểu được cái hay cái

đẹp của văn hóa truyền thống, bản thân các em không có cơ hội tiếp xúc, trải

nghiệm các giá trị văn hóa Việt, dẫn đến đời sống tinh thần của các em trở nên

nghèo nàn về văn hóa. Các em không có một nền tảng văn hóa nào để điều chỉnh

hành vi, hay cách ứng xử trong cuộc sống. Vô tình chính các em đang xa rời với

chính bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo sự lệch kênh văn hóa với các thế hệ như ông

bà, cha mẹ, chị em. Tất cả những hệ quả đó sẽ dẫn đến việc các em sẽ gặp phải sai

sót, sai lầm hoặc có những hành vi không có văn hóa.

Rõ ràng, việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc đã được thực hiện trong các

trường phổ thông nhưng tính hiệu quả chưa cao. Việc cần có nội dung và giải pháp

để giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thường xuyên liên tục và thiết thực, có hiệu

quả ở trường Phổ thông đang là một điều hết sức cần thiết.

pdf81 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh sinh dân tộc miền núi trong dạy học môn Lịch sử tại trường Phổ thông dân tộc nội trú số 2 Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãnh thổ nước ta. 
- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng 
yêu quê hương đất nước. 
- Rèn luyện ý thức duy trì và bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. 
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng kênh hình có leien quan 
đến bài học. 
- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, xâu 
chuỗi sự kiên, so sánh đối chiếu 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
64 
- SGK, SGV và các tư liệu có liên quan. 
- Lược đồ Giao Châu và Chămpa thể kỷ XI- XV. 
- Sưu tầm một số tranh ảnh công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền 
tháp... 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại trên lãnh thổ Việt Nam. 
- Sưu tầm tìm hiểu về phong tục tập quán ở nhà sàn, thờ cúng tổ tiên, làm 
nương rẫy của đống bài Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An. 
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
1.Mục tiêu: 
Với việc HS tìm hiểu một bài thơ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Qua 
lời thơ phần nào kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những 
điều chưa biết về thuở đầu dựng nước của dân tộc, về phong tục tập quán của cha 
ông, để đưa học sinh vào hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 
2. Phương thức: 
GV giao nhiệm vụ cho HS: Khi nói về đất nước, nhà thơ Nguyễn Khoa 
Điềm đã có những bài thơ rất hay. Hãy đọc một đoạn thơ của nhà thơ Nguyễn 
Khoa Điềm viết về đất nước? 
3. Gợi ý sản phẩm: 
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 
01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. 
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó...” 
Vậy thủa đó là thủa nào? Cô trò chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài học 
hôm nay. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
65 
Hoạt động 1: Tìm hiểu quốc gia Văn Lang- Âu Lạc. 
1 Mục tiêu: 
 - Học sinh nắm được sự ra đời, tình hình kinh tế, tổ chức nhà nước, đời 
sống văn hóa, xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. 
 - Liên hệ vận dụng kiến thức, so sánh với đời sống văn hóa của đồng bào 
dân tộc thiểu số ở nghệ An ngày nay. 
2. Phương thức: Hoạt động nhóm: 
a. Tìm hiểu về Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. 
- GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS: Đọc SGK trang 74, 75, 
76 và quan sát các hình ảnh sau, cho biết: 
+ Cơ sở hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc là gì? 
+ Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước? 
+ Những nét cơ bản trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ? 
- HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. 
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. 
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý 
hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- HS cử đại diện trình bày báo cáo kết quả 
- GV nhân xét, hướng dẫn HS, chốt lại các ý. 
b. Liên hệ vận dụng: 
 - Để giáo dục học sinh truyền thống văn hóa dân tộc trong tập quán sinh hoạt, 
cư trú, giáo viên nêu tình huống: Ngày nay, những phong tục tập quán nào của người 
Việt cổ vẫn còn duy trì trong đời sống của các đồng bào dân tộc thiểu số ở Nghệ An? 
- HS thực hiện yêu cầu của GV 
66 
- Sau khi HS trả lời tình huống GV đưa ra, GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 
và trả lời câu hỏi: 
+ Tập quán cư trú của các đồng bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú và H’ Mông 
ở Nghệ An có điểm gì giống và khác nhau? 
+ Ngày nay yếu tố nào trong tập quán ở nhà sàn của đồng bào các dân tộc 
thiểu số ở Nghệ An cần được nghiên cứu, thay đổi để phù hợp với mục đích phát 
triển bền vững của quốc gia dân tộc? 
 - Sau khi HS trả lời, Gv sử dụng những hình ảnh về kiến trúc nhà ở đồng 
bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông ở miền Tây Nghệ An để HS thấy được 
điểm tương đồng và khác biệt trong tập quán sinh sống của các dân tộc. 
Nhà sàn của người Thái Nhà ở của người H’ Mông 
Nhà sàn của người Khơ Mú Nhà sàn của người Thổ 
 3. Gợi ý sản phẩm: 
- Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc 
+ Kinh tế: 
+, Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến 
và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt. 
67 
+, Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và 
đánh cá. 
+, Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. 
+ Xã hội: 
+, Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt. 
+, Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông 
thôn và gia đình phụ hệ. 
+, Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị thủy, quản 
lý xã hội, chống giặc ngoại xâm 
→ Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó 
- Tổ chức nhà nước: 
+ Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN). 
+, Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). 
+, Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục. 
+, Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc 
tướng đứng đầu. 
+, Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính. 
→ Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai. 
+ Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN). 
+, Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) 
+, Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn. 
+, Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. 
→ Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn Lang. 
+ Đời sống vật chất - tinh thần của người Việt Cổ. 
 +, Đời sống vật chất: 
 Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ. 
 Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố 
 Ở: Nhà sàn. 
+, Đời sống tinh thần: 
 Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên. 
 Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội. 
 Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức. 
68 
→ Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập 
với tự nhiên. 
- Tập quán cư trú, nhà ở của các dân tộc thiểu số Nghệ An ngày nay: 
+, Tập quán cư trú, kiến trúc nhà ở: ở nhà sàn, nhà sàn gắn với đồng bào 
hàng ngàn năm, giúp họ tồn tại, phát triển và tránh được biết bao hiểm nguy bởi 
thú dữ, bởi thiên tai khắc nghiệt. 
+, Người Khơ Mú sinh sống ở sườn đồi, nơi gần nguồn nước. Ngôi nhà sàn 
truyền thống của người Khơ Mú cao từ 1 – 1,2m. Nhà làm theo hướng đông nam 
hoặc tây bắc. Nhà có 1 cầu thang, có nhiều cột biểu tượng cho sự vững chắc của 
swusc mạnh người đàn ông. 
+, Người Thái ở nhà sàn có mái dốc lợp tranh, nhà có 5-7 gian, sàn cao 
khoảng 1,3-2,4m Nhà có 2 cầu thang, một cho đàn ông (7 bậc), một cho phụ nữ (9 
bậc). 
+, Người Thổ: ở nhà sàn và nhà trệt lợp tranh như người Kinh. Nhà sàn dân 
tộc Thổ gần giống nhà sàn người Mông. Nay phần lớn đã ở nhà trệt theo kiểu miền 
xuôi nhưng cách bố trí trong nhà vẫn theo truyền thống dân tộc mình. 
+, Người Mông: Nếu người Thái, Khơ mú định cư trong ngôi nhà sàn cao thì 
nhà người Mông thường làm rất thấp để tránh gió lùa vào. Kiến trúc ngôi nhà 
người Mông dù to hay nhỏ nhưng đều phải có đủ 3 gian được sắp xếp theo thứ tự 
gian đầu, gian giữa và gian cuối. 
- GV chốt ý: ngày nay tập quán chặt cây rừng lấy gỗ làm nhà sàn của đồng 
bào cần thay đổi để bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ cuộc sống, tránh thiên tai lũ 
quét. 
- HS khắc sâu kiến thức hiểu được tập quán sinh hoạt riêng của mỗi dân tộc. 
- Đồng thời giáo dục HS về tập quán sinh hoạt gần gũi, hòa nhập với thiên 
nhiên và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên hiện nay. Đặc biệt là việc loại 
bỏ tập quán chặt cây rừng lấy gỗ làm nhà, tàn phá thiên nhiên, ảnh hưởng đến cuộc 
sống của cộng đồng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Quốc gia cổ Chăm Pa 
1. Mục tiêu: 
 - Học sinh nắm được sự ra đời, tình hình kinh tế, tổ chức nhà nước, đời 
sống văn hóa, xã hội của quốc gia cố Chăm Pa. 
2. Phương thức hoạt dộng; Thảo luận nhóm 
- GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS: Đọc SGK trang 76,77, 78 
và quan sát các hình ảnh sau, cho biết: 
69 
 Lược đồ Giao Châu và Chăm Pa 
 Di chỉ Mộ Chum văn hóa Sa Huỳnh Thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam) 
+ Quốc gia cổ Chăm-pa được hình thành như thế nào? 
+ Đặc điểm về chính trị, kinh tế, xã hội? 
+ Tóm tắt tình hình văn hóa Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. 
- HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. 
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. 
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý 
hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- HS cử đại diện trình bày báo cáo kết quả 
- GV nhân xét, hướng dẫn HS, chốt lại các ý. 
3. Sản phẩm dự kiến 
- Trên cơ sở văn hóa Sa Huỳnh gồm khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ 
cuối thế kỷ II Khu Liên hành lập quốc gia cổ Lâm Ấp, đến thế kỷ VI đổi thành 
Chămpa phát triển từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập với Đại Việt. 
- Kinh đô: Lúc đầu Trà Kiệu - Quảng Nam sau đó rời đến Đồng Dương - 
Quảng Nam, cuối cùng chuyển đến Trà Bàn - Bình Định. 
- Kinh tế: 
+, Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước. 
+, Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò. 
70 
+, Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kĩ thuật 
xây tháp đạt trình độ cao. 
- Chính trị - Xã hội: 
+, Theo chế độ quân chủ chuyên chế. 
+, Chia nước làm 4 châu, dưới châu có huyện, làng. 
+ Xã hội gồm các tầng lớp: Quí tộc, nông dân tự do, nô lệ. 
- Tình hình văn hóa: 
 +, Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ). 
+, Theo Balamôn giáo và Phật giáo. 
+, Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết. 
 Hoạt động 3: Tìm hiểu quốc gia cổ Phù Nam 
1. Mục tiêu: 
 - Học sinh nắm được sự ra đời, tình hình kinh tế, tổ chức nhà nước, đời 
sống văn hóa, xã hội của quốc gia cố Phù Nam. 
2. Phương thức hoạt dộng; Thảo luận nhóm 
- GV phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS: Đọc SGK trang 78, 79 và 
quan sát các hình ảnh sau, cho biết: 
 Bia đá Đồng Tháp 
Cổ vật của văn hóa Óc Eo 
71 
+ Quá trình thành lập quốc gia cổ Phù Nam? 
+ Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào? 
- HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. 
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. 
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý 
hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- HS cử đại diện trình bày báo cáo kết quả 
- GV nhân xét, hướng dẫn HS, chốt lại các ý. 
2. Dự kiến sản phẩm: 
 - Trên cơ sở văn hóa Óc Eo (An Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu 
Long hình thành quốc gia cổ Phù Nam (thế kỷ I), phát triển thịnh vượng (III - V) 
đến cuối thế kỷ VI suy yếu bị Chân Lạp thôn tính. 
- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán. 
- Văn hóa: Ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bàlamôn giáo, nghệ thuật ca, múa 
nhạc phát triển. 
- Xã hội gồm: Quí tộc, bình dân, nô lệ. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu: 
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh 
hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Sự hình thành và các đặc trưng kinh tế, 
văn hóa, xã hội của các quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc, Phù Nam, Chăm – pa. 
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá 
trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: 
+ Lập bảng so sánh giữa 3 quốc gia cổ đại theo yêu cầu sau: 
Nội dung Văn Lang – Âu Lạc Champa Phù Nam 
Thời gian tồn tại 
Địa bàn 
Kinh tế 
Chính trị 
Xã hội 
+ Em có nhận xét gì về những giá trị văn hóa thời dựng nước? 
72 
3. Gợi ý sản phẩm: 
+ Lập bảng so sánh: 
Nội dung Văn Lang – Âu 
Lạc 
Champa Phù Nam 
Thời gian 
tồn tại 
Thế kỉ VII – 179 
TCN 
Cuối thế kỉ II – Thế 
kỉ XV 
Thế kỉ I – Thế kỉ 
VI 
Địa bàn Bắc Bộ và Bắc 
Trung Bộ 
Bắc Trung Bộ Nam Bộ 
Kinh tế Nông nghiệp là chủ 
yếu, nghề đúc đồng 
phát triển 
Kinh tế nông nghiệp, 
kỹ thuật xây dựng 
phát triển. 
Kinh tế nông 
nghiệp, phát triển 
ngoại thương 
đường biển. 
Chính trị Quân chủ chuyên chế 
Xã hội Phân hóa thành 2 bộ phận thống trị và bị trị 
Văn hóa Tín ngưỡng, phong tục, tập quán phong phú 
Nhận xét Là thời kì dựng nước, góp phần định hình bản sắc văn hóa Việt 
Nam. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: 
- Nhằm vận dụng kiến thức liên môn giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho 
học sinh dân tộc thiểu số. 
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Từ những nét cơ bản về tình hình văn hóa của 
cư dân Văn Lang – Âu Lạc. Em hãy: 
- Kể một số phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình 
hiện nay còn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt cố? 
- Theo anh (chị) nhân dân ta nhất là giới trẻ cần nhận thức như thế nào về 
trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc? 
73 
3. Gợi ý sản phẩm. 
 - Hs kể một số phong tục, tập quán của dân tộc mình: Thái, Thổ, Khơ Mú, 
Mông. 
- Hs nêu lên ý kiến cá nhân về việc cần làm để bảo tồn và phát huy văn hóa 
dân tộc. 
- GV vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, GDCD, Lịch sử định hướng Hs 
theo các nội dung sau: 
+ Các dân tộc thiểu số Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp về văn hóa, 
như các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam; những 
truyền thống về nghệ thuật, trang phục, ăn uống, nhà ở - cư trú. 
 + Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc mình để góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam, lên án và ngăn chặn 
những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Muốn vậy mỗi HS phải luôn ý 
thức rèn luyện đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh, tránh các tệ nạn xã hội; 
biết đấu tranh với các biểu hiện lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn 
hóa - đạo đức truyền thống của dân tộc. 
+ Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan 
niệm về văn hóa, văn minh, đạo đức và nếp sống của xã hội hiện đại. 
 + Thanh niên, nhất là HS là những người trẻ tuổi năng động, đã được trang 
bị tri thức khi đang ngồi trên ghế nhà trường, sẽ đóng vai trò là một trong những 
nhân tố quan trọng, là lực lượng xung kích góp phần đưa ánh sáng văn minh về 
vùng dân cư, tuyên truyền vận động để người dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Hơn 
nữa HS ở vùng dân tộc, miền núi cũng sẽ là những người có uy tín trong đồng bào 
dân tộc thiểu số, làm nòng cốt trong các cuộc vận động chống di dân tự do, phòng 
chống ma túy, ngăn chặn truyền đạo trái pháp luật; vận động nhân dân hiến đất để 
làm các công trình công cộng, hòa giải các mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng 
dân cư. Song song với nhiệm vụ loại trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội chính là 
nhiệm vụ góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thường xuyên tham 
gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch bổ ích, thiết thực 
đồng thời giúp bà con nâng cao nhận thức về pháp luật, xóa đói giảm nghèo, phát 
huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. 
E. DẶN DÒ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh. 
- Đọc trước nội dung bài 15,16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành 
độc lập. 
- Sưu tầm tư liệu về truyền thuyết An Dương Vương, về thời Bắc thuộc. 
74 
PHỤ LỤC 4: 
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA SỰ HIỂU BIẾT VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA HỌC 
SINH TRƯỜNG PTDTNT THPT SỐ 2 NGHỆ AN 
Để tìm hiểu sự hiểu biết của HS về bản sắc văn hóa dân tộc nhằm thúc đẩy 
việc dạy học giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho HS, nâng cao ý thức, trách 
nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho các em, xin em hãy vui 
lòng cho ý kiến vào các ô sau đây: 
 Mỗi nội dung chỉ được đánh 1 dấu X vào 1 ô 
STT Văn hóa dân tộc thiểu số Biết rõ Biết ít Không biết 
1 Ngôn ngữ - Chữ viết 
2 Tập quán sản xuất, cư trú 
3 Trang phục truyền thống 
4 Lễ hội, Dân ca, Dân vũ 
5 Trò chơi dân gian 
6 Ẩm thực 
Lưu ý: 
 - Biết rõ là biết làm, biết sử dụng, biết bảo tồn và phát huy. (Ví dụ: về chữ viết 
biết rõ là biết đọc, nói, viết thành thạo). 
 - Biết ít là biết sử dụng mà không biết làm, biết nói tiếng dân tộc mà không biết 
viết, biết đọc 
75 
PHỤ LỤC 5 
BÀI KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM VÀ ĐỐI CHỨNG 
A - Phần trắc nghiệm (6 điểm) 
I - Chọn phương án đúng (4 điểm) 
Câu 1: Quan điểm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được 
Đảng ta quán triệt trong Hội nghị lần thứ mấy BCHTW Đảng khóa VIII 
A. Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII 
B. Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa VIII 
C. Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khóa VIII 
D. Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa VIII 
Câu 2: Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Nghệ An có số đông là 
A. Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu. B. Thái, Thổ, Đan Lai, Mông, Khơ Mú. 
C. Thái, Thổ, Nùng, Mường, Ơ Đu. D. Thái, Thổ, Mông, Ơ Đu. 
Câu 3: Các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở khu vực nào 
A. Đồng bằng. B. Ven biển. C. Miền núi, vùng sâu, biên giới D. Hải đảo 
Câu 4: Diện tích vùng miền Tây Nghệ An chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích tự 
nhiên toàn tỉnh Nghệ An? 
A. 73%. B. 75%. C. 80%. D. 83%. 
Câu 5: Màu chủ đạo trong trang phục người Khơ Mú là màu gì? 
A. Đỏ B. Đen C. Trắng D. Nâu 
Câu 6: Nội dung nào sau đây là đặc điểm sản xuất kinh tế nông nghiệp của người 
dân tộc Thổ ở miền Tây Nghệ An? 
A. Làm rẫy trên cả đất dốc, cả đất bằng. 
B. Dệt vải làm thổ cẩm có hoa văn độc đáo. 
C. Đào mương, bác máng lấy nước làm ruộng lúa nước. 
D. Làm rẫy du canh trồng lúa trồng ngô ở ruộng bậc thang. 
Câu 7: Ngoài đồng bào dân tộc Tây Nguyên, thì đồng bào dân tộc thiểu số nào ở 
Nghệ An có nhạc cụ cồng chiêng? 
A. Mông. B. Khơ Mú. C. Thổ. D. Ơ Đu. 
Câu 8: Trách nhiệm của thanh niên HS dân tộc ít người trong sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc là gì? 
A. Học để góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước. 
B. Sống hòa nhập, hợp tác. 
C. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp 
76 
D. Cả a, b, c đều đúng. 
II - Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2 điểm) 
Câu 1: Việt Nam xây dựng nền văn hóa......................đậm đà........................ 
Câu 2: Bản sắc văn hóa dân tộc là tất cả những giá trị.............và................. 
Câu 3: Lễ hội Xăng Khan ở miền Tây Nghệ An là lễ hội của đồng bào dân tộc 
....................... 
Câu 4: Hủ tục là phong tục, tập quán,.........................................., không còn phù 
hợp với quan niệm về ...................................................của xã hội hiện đại. 
B. Phần tự luận (4 điểm) 
Câu 1: Hãy giới thiệu về những nét riêng trong bản sắc văn hóa của dân tộc em? 
Câu 2: Vì sao mỗi HS người dân tộc thiểu số phải có trách nhiệm giữ gìn và phát 
huy bản sắc văn hóa dân tộc? 
77 
PHỤ LỤC 6: 
BÀI THU HOẠCH VỀ TÌM HIỂU BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC 
THIỂU SỐ MIỀN TÂY NGHỆ AN. 
 Sự khác biệt trong trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ 
Mú, Mông ở Nghệ An: 
- Trang phục truyền thống của người đồng bào dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, 
Mông ở Nghệ An có điểm khác biệt nhất ở hoa văn trên trang phục. 
- Hoa văn trên trang phục nữ giới của người Thái cầu kì hơn rất nhiều so với 
các dân tộc khác. Hoa văn của váy người Thái thường thêu hình ông mặt trời, các 
con vật như chim, thú; trong khi váy người Khơ Mú không cầu kì, không nhiều 
họa tiết như của người Thái; váy và áo của người Thổ lại đơn giản hơn rất nhiều, 
không có hoa văn trên trang phục áo. Trang phục váy áo nữ của người Mông rất 
sặc sỡ, đặc biệt không thể thiếu là chiếc thắt lưng được thêu hoa văn nhiều màu 
sắc. 
- Trang phục của nam giới của người dân tộc Thái, Thổ rất đơn giản, ngược 
lại người Khơ Mú và người Mông lại rất chú ý đến trang phục của nam giới: áo 
được thiết kế rộng, quần được bó cạp lại rất phù hợp với vùng miền núi, đi lại 
thuận tiện. 
78 
- Ngày nay giữa các dân tộc có sự giao thoa văn hóa nên trong đời sống hàng 
ngày trang phục của dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú gần giống nhau. Chỉ có trong lễ 
hội, ma chay, cưới hỏi người đồng bào mới mặc trang phục truyền thống gốc của 
mình, giống như người Kinh trong các ngày lễ, tết mặc áo dài. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_giao_duc_b.pdf
Sáng Kiến Liên Quan