Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học Tiếng Anh

Nền giáo dục ở nước ta đang được cải tiến và nâng cao, nhu cầu học và sử dụng ngoại ngữ đang được quan tâm, đặc biệt là tiếng Anh. Tiếng Anh được coi là thứ tiếng phổ thông của thế giới, người ta có thể sử dụng Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai của mình. Mấy năm gần đây các trường THCS ở trung tâm huyện Văn Chấn nói riêng và một số trường thuộc khu vực vùng sâu vùng xa trong huyện, bộ môn Tiếng Anh đã được đưa vào chương trình học như một bộ môn bắt buộc.

Môn Tiếng Anh là môn học vô cùng mới đối với các em học sinh miền núi, đặc biệt là học sinh vùng đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số. Đa số các trường thuộc vùng sâu, vùng xa lên cấp II các em mới bắt đầu được làm quen tiếng Anh, do đó trong quá trình giảng dạy và tiếp thu kiến thức còn gặp nhiều khó khăn. Qua thực tế giảng dạy cũng như dự giờ đồng nghiệp tại đơn vị trường THCS Thạch lương và một số trường bạn, tôi nhận thấy học sinh của mình rất nhút nhát và không tự tin hay nói một cách khác là trầm. Ở đây tôi cũng đề cập đến phương pháp dạy và học tích cực trong đó một phần quan trong không thể thiếu đó là những yếu tố về mặt tâm lý học sinh mà người dạy cần quan tâm. Cái điều tưởng chừng như đơn giản mà nhiều giáo viên không hề để tâm nhiều đến bởi đa phần giáo viên vào tiết dạy với các bước và tiến trình lên lớp theo giáo án tuy có đổi mới về phương pháp nhưng dường như coi nặng việc truyền thụ kiến thức mà quên đi yếu tố thúc đẩy động lực để lôi cuốn học sinh và tạo ra một không khí cởi mở và thân thiện trong giờ học. Xuất phát từ thực tế, tôi thiết nghĩ một thầy, cô giáo giỏi là người không chỉ nắm vững, hiểu sâu nội dung chương trình và biết áp dụng những phương pháp, kỹ năng nào cho thích hợp nhất với từng bài học mà còn đóng vai trò là một “ kỹ sư tâm hồn” thực sự - như một bác sỹ tâm lí, như một MC, như một người bạn chân tình, như một người cha hoặc người mẹ và cái quan trọng là một người thầy biết dẫn dắt, biết khích lệ tiềm năng tiềm tàng trong mỗi học sinh, biết động viên, biết cổ vũ và biết đưa ra lời khen đúng lúc, biết nghiêm khắc đối với học sinh của mình và biết cả hài hước để gây niềm hứng thú trong giờ học và hạn chế hiện tượng học sinh ngồi nói chuyện, làm việc riêng, vẽ vời hay để đầu óc viển vông. Yếu tố tâm lý giúp học sinh tự tin và kích thích niềm say mê học tập từ đó việc học ở trên lớp cũng như tự học ở nhà được cải thiện và kết quả học tập của các em tất nhiên sẽ theo hướng tích cực. Hơn nữa mục tiêu của việc thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp cải cách giáo dục nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng, gắn liền với sự nghiệp đổi mới toàn diện của chương trình SGK, cũng như hệ thống trang thiết bị phương tiện dạy học trong nhà trường và đặc biệt là đổi mới phương pháp, cách thức truyền thụ kiến thức tới học sinh như thế nào và học sinh phải thực sự được “ học đi đôi với hành”, được quan sát, được nghe, được trải nghiệm, được thực hành, được biểu đạt ý kiến, được thể hiện khả năng và sự sáng tạo của mình. Chúng ta muốn giảng dạy để đạt hiệu quả thì phải đổi mới và áp dụng những phương pháp mới trên tinh thần “ gạn đục khơi trong – phát huy những truyền thống tốt, ứng dụng những tiến bộ và kỹ thuật hiện đại của các nước tiên tiến” nhằm đưa nền giáo dục nhà trường phát triển bắt kịp với một số trường trong và ngoài huyện. Đáp ứng những yêu cầu phù hợp với chương trình - Chương trình cải cách giáo dục.

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9048 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh Lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiếu nhi dân tộc rất gần gũi với đời sống của các em, những người nổi tiếng và thành đạt đầu giờ hoặc ngoài giờ học nhằm giúp các em hiểu được nhũng bài học bổ ích, những thông điệp hay về thái độ và ý chí của những vĩ nhân đó: “Sự tự tin sẽ giúp bạn thành công/ Bí quyết thật sự của thành công là phải có hứng thú”- bài học từ Dương Chấn Ninh (1922- ), nhà vật lý học nổi tiếng thế giới – viện sỹ hải ngoại của viện khoa học Trung Quốc; “Niềm tin giúp cho chúng ta không nhụt chí và tự ti khi vấp phải những vấn đề nan giải trong học tâp, nghiên cứu, tìm tòi khoa học”, bài học từ Albert Anhxtanh – nhà vật lý học trứ danh người Do Thái; “Sự mạnh dạn và lòng tự tin sẽ giúp bạn tiến bước không ngừng, ...”- bài học từ Maicơn Gioócđan (1963) là cầu thủ vĩ đại nhất trong làng thể thao của Mỹ hay “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết trí ắt làm nên” - lời Chủ tịch Hồ Chí Minh; “Tôi học và rèn luyện được cho mình những phẩm chất đáng quý qua kho tàng sách quý giá. Vì sách chính là nấc thang giúp loài người ngày càng tiến bộ”, bài học từ Mắc-xim Goóc-ki nhà văn Liên xô vĩ đại. Cũng từ câu chuyện về nhà văn Mắc-xim Goóc-ki rút ra bài học nhỏ để các em trưởng thành: Khó khăn không đáng sợ đâu các em ạ, nhưng nếu nhiệt tình học hỏi của các em bị thui chột trong khó khăn thì thật đáng lo ngại. Tuy phải làm việc quần quật trong điều kiện sống vất vả và phải tranh thủ từng giây phút hiếm hoi để được đọc sách nhưng Gooc-ki vẫn luôn giữ được tinh thần ham học hỏi. Nhờ thế mà cậu bé học việc, thợ làm bánh, người rung chuông và công nhân đường sắt bên bờ sông Volga ấy mới có được ánh hào quang rực rỡ trên nền văn học nước nhà, trở thành người đặt nền móng cho Văn học thế giới. Để tạo ra hứng thú và sự thoải mái tôi thường sưu tầm những mẩu chuyện hài hay những câu nói dí dỏm, thường khen học sinh và đề nghị cả lớp vỗ tay khi bạn phát biểu đúng, ngoài ra tôi còn thường xuyên sưu tầm các bài hát tiếng anh trẻ em phù hợp với nội dung bài học và chỉ cần 3 đến 5 phút là các em có thể hát được giai điệu các bài hát đó và đầu giờ mỗi tiết học trước khi kiểm tra kiến thức tôi lại giành 2 đến 3 phút để cùng các em ôn lại bài hát giờ trước. Tôi còn có một yêu cầu đối với học sinh của mình là cứ trống vào thay vì thường xuyên hát tiếng việt thì cứ hôm nào có tiết anh thì cho lớp hát những bài cô đã dạy. Trung bình 2 tuần học sinh của tôi đã thuộc lòng 1 bài tiếng anh, tôi thường xuyên cho các em thể hiện, ghi âm và ghi hình ảnh vào máy điện thoại của mình sau đó cho các em nghe và xem lại, điều đó các em rất thích. Về điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin thì trường tôi chưa có máy chiếu nên thiệt thòi cho giáo viên và học sinh. Thỉnh thoảng tôi mang máy tính cá nhân của mình để tranh thủ cho các xem và nghe những bài hát mà tôi lựa chọn đã và sẽ dạy.
 Ví dụ với Unit 1 (Greetings) tôi đã dạy cho các em tới 3 bài hát liên quan đến chủ đề bài học có giai điệu vui tươi rất dễ nhớ mà hầu như giai điệu giống một số bài hát tiếng việt mà các em đã biết, học sinh yếu cũng có thể hát được.
Hello teacher
Hello teacher, hello teacher.
How are you?
How are you? I’m fine,thank you.
I’m fine, thank you. And you? And you?
Bài: Good morning
Good morning to you.
Good morning to you.
Good morning, dear teach-er. Good morning to you.
Hay bài hát về các số đếm: Number
One, little two, little three, little number.
Four, little five, little six, little number.
Seven, little eight, little nine, little number.
Ten little numner.
Unit 2 (At school). Giúp học sinh ghi nhớ tốt những từ vựng liên quan đến dồ dùng học tập và lớp học ngoài các thủ thuật sử dụng trong giờ học nói tôi tranh thủ dạy bài hát: What’s in my bag?
What’s in my bag? What’s in my bag?
Come and look, come and look.
A ruler, a rubber, a pen, a pencil,
And a book.
Unit 3 (At home) có rất nhiều bài hát liên quan đến nhưng tôi lựa chọn một bài có giai điệu giống bài hát trong đoạn quảng cáo dầu gội đầu sulsilk.
I love my family
I love my father.
I love my mother.
I love my sister,
And I love my brother.
They are my family, they are my family.
All they are the ones I love.
Unit 5, dạy bài hát: Days of week
Sunday, la la la. Monday, la la la.
Tuesday, la la la. Wednesday, Thurs-day, la la la.
Friday , la la la.
Sater-day. These make a week.
Unit 8 tôi chọn bài hát: Are you sleeping?
Are you sleeping? Are you sleeping?
Brother Jonh? Brother Jonh?
Morning bells are ringing. Morning bells are ringing.
Ding Ding Ding. Ding Ding Ding.
Unit 9 (The body) dạy bài: Head, Shoulders, Knees, and toes
Head and shoulders, knees and toes, knees and toes.
Head and shoulders, knees and toes, knees and toes.
Eyes and ears, and mouth and nose.
Head and shoulders, knees and toes, knees and toes.
Tuy nhiên đây chỉ là một số hoạt động bổ trợ thôi, điều tôi thường xuyên làm trong giờ học là áp dụng
+ Yếu tố thứ hai “sự phù hợp và mức độ phát triển của học sinh”. 
Nhiệm vụ/ các hoạt động học tập cần có sự phân hóa, quan tâm đến sự khác biệt về nhịp độ học tập, trình độ phát triển giữa các đối tượng học sinh khác nhau; Có sự thỏa thuận sự thỏa thuận cam kết rõ ràng về những mong đợi của thầy cô đối với trò và ngược lại; Các yêu cầu đối với học sinh cần rõ ràng, tránh mơ hồ đa nghĩa; Khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau; Quan sát học sinh học tập để tìm ra phong cách và sở thích học tập của từng học sinh, có sự hỗ trợ phù hợp, yêu cầu học sinh động não và hỗ trợ cá nhân, tạo điều kiện để học sinh trao đổi nhiệm vun học tập.
Để phù hợp với đối tượng học sinh của tôi, tôi đưa ra những yêu cầu khá đơn giản, rõ ràng và nghiêm túc, ví dụ ngoài việc sử dụng các kỹ năng cụ thể trong từng tiết dạy tôi luôn căn cứ vào khả năng ghi nhớ và thể hiện của từng học sinh để yêu cầu thực hành và giao bài tập về nhà tránh áp lực và quá tải với khả năng của học sinh yếu kém, tránh nhàm chán vì quá dễ đối với học sinh khá, giỏi. Cụ thể, với học sinh yếu kém tôi chỉ yêu cầu các em sau một tiết học cố nhớ từ 2 đến 4 từ và đặt câu ở mức độ đơn giản nhất cũng như ít vế số lượng (1 hoặc 2 câu và yêu cầu các em lặp đi lặp lại câu đó cho quen miệng, nhiều lần như vậy khả năng ghi nhớ của các em rất tiến bộ và không sợ nói nữa bởi cô luôn động viên và có sự ưu ái, khích lệ). Còn đối với học sinh khá giỏi, tôi yêu cầu các em không chỉ thuộc nhiều từ mới liên quan đến bài mà còn thuộc lòng các hội thoại và các đoạn văn ngắn, đặt thật nhiều câu và thuộc những câu đó. Hơn nữa tôi luôn tận dụng mọi thời gian có thể thậm chí ngoài giờ học để cho các em thể hiện như hội thoại cùng nhóm bạn và cô giáo, trình bày một đoạn văn ngắn em thuộc hay em tự viết. Ở hai lớp 6 tôi chọn được 8 em có kỹ năng nói khá tự tin, đó là em Dung, Pọm, Lan, Lò Thắng, Thơ lớp 6A; em Hà, Hùng, Hương ( 6B), trong đó em Phạm Văn Hà có khả năng vượt trội nhất mà tôi đã gặp gia đình và định hướng cho em tự học thêm ở ngoài bằng cách nghe, xem CD; em Thơ là đối tượng học sinh mà cô giáo chủ nhiệm cho là Cá biêt- Khó bảo; em Pọm, em Thắng, em Hùng nhà rất nghèo đầu năm không có SGK tôi đã mua và giúp các em. Và mỗi khi các em thực hiện tốt tôi luôn luôn ghi âm và hình ảnh qua chiếc điện thoại bé tí của mình để các em được xem hình ảnh của mình thể hiện nói tiếng Anh, tôi và các em đều rất hứng thú với việc này. Nhóm học sinh này cũng rất thích văn nghệ và hát khá tốt những bài hát tiếng anh tôi dạy.
+ Yếu tố thứ thứ 3 là “Sự gần gũi thực tế”
Nội dung/ nhiệm vụ học tập gắn với các mối quan tâm của học sinh và thế giới thực tại xung quanh, tận dụng mọi cơ hội có thể để để học sinh tiếp xúc với vật thật/ tình huống thực, sử dụng các công cụ dạy học (trình chiếu, video, tranh ảnh, vật thật,...) để “đưa” học sinh lại gần đời sống thực tế. Hầu như giáo viên tự sáng tạo và thiết kế mọi đồ dùng cho mình, nhà xa mang máy tính cá nhân và loa là rất vất vả, đôi khi lỉnh kỉnh nào tranh ảnh nào đồ chơi mượn của con mang đến lớp làm đồ dùng trực quan, ...nhưng tôi vẫn thấy vui khi nghĩ đến những gương mặt hào hứng, rạng ngời vẻ phấn chấn và hứng thú với giờ học.
+ Yếu tố thứ tư là “Mức độ và sự đa dạng của hoạt động”
Trong các hoạt động học tập, hạn chế tối đa thời gian chết và thời gian chờ đợi; Tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm tích cực; Tích hợp các hoạt động học mà chơi (các trò chơi giáo dục), thay đổi xen kẽ các hoạt động các hoạt động và nhiệm vụ học tập; Tăng cường trải nghiệm thành công; Tăng cường tham gia tích cực; Hỗ trợ đúng mức (học sinh hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ từ giáo viên); Đảm bảo đủ thời gian thực hành.
Như chúng ta đều biết, một trong những phương pháp giảng dạy kĩ năng nói hiệu quả nhất trong dạy ngoại ngữ là áp dụng các trò chơi trong các tiết học nói. Phương pháp này đem lại cho chúng ta rấtt nhiều lợi ích. Các trò chơi bổ trợ cho việc học nói kích thích nơi người học niềm hứng thú say mê, sự sáng tạo và chủ động. Hơn hết, nó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Giúp cho không khí lớp học sôi nổi hơn, người dạy và học hứng thú hơn trong việc dạy và học ngoại ngữ v.v... Trên thực tế, việc áp dụng phương pháp này không phải là một hiện tượng mới ở nhiều nước, nhưng ở nước ta, khi chúng ta đang trên đà cải cách giáo dục, việc sử dụng những trò chơi trong các tiết học nói đang trở thành một mối bận tâm liệu có phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho người học?”. 
Hiện nay trong đa số trong các tiết học kĩ năng nói tiếng Anh của ở nước ta, chúng ta đẫ áp dụng một số hoạt động nói như trò chơi để thay đổi không khí học. Chơi chữ, trò chơi này được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng khác như câu đố, cách đố tên, đố ẩm từ,...Một hoạt động phổ biến khác để áp dụng trong các giờ học nói là trò chơi đóng vai, đóng hội thoại, đóng kịch v.v...Hơn hết, học sinh có thể rèn luyện khả năng hùng biện và thuyết phục của mình qua các trò chơi như các trò chơi như tranh luận, hỏi nhanh đỏp gọn v.v...
+ Yếu tố thứ 5 là "Phạm vi tự do sáng tạo"
Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; Học sinh được tham gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học,.. Yếu tố này áp dụng đối vói nhũng trường có điều kiện thuận lợi để bồi dưỡng học sinh toàn diện thì rất tuyệt vòi với tất cả các môn học, đặc biệt là sử dụng kỹ thuật "Khăn phủ bàn" hay "Bản đồ tư duy",.... Tuy nhiên trong điều kiện thực tế, tuỳ theo giáo viên sáng tạo và tổ chức ngoài giờ cho học sinh của mình thì càng tốt chứ trong chương trình không bắt buộc. Tôi đã lựa chọn chủ đề Unit 10 (Staying healthy) tổ chức một buổi ngoại khoá cho hai lớp 6 trường tôi (năm ngoái dạy môn Công nghệ tôi đã áp dụng và học sinh rất hào hứng, thể hiện rõ vào thực tiễn qua sự khéo léo của những bàn tay và khối óc của các em). Kế hoạch của tôi là yêu cầu các em sưu tầm một số đồ ăn: rau, củ, quả, đồ uống ( nước) và học thuộc tên gọi của chúng, sau đó sẽ chơi trò nấu ăn và đóng kịch thể hiện các trạng thái đói (hungry), khát (thirsty), no (full),... mà cả hai lớp cùng tham gia vào một buổi trước khi nghỉ Tết năm nay. Qua đó tôi sẽ hướng dẫn các em nấu một số món ăn đơn giản, vệ sinh và an toàn thực phẩm trong cuộc sống và đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán 2012.
Tôi đã áp dụng đề tài trong thời gian tháng 9, 10, 11 và 12 và sẽ tiếp tục chương trình của học kì II. Tôi thấy học sinh của tôi thực sự đã bớt nhút nhát, nhiều em rất mạnh dạn và tự tin, kỹ năng giao tiếp được cải thiện, giờ học của tôi thực sự sôi nổi và lôi cuốn học sinh, các em đi học rất chuyên cần và gần gũi cô giáo. 
3. Kết quả thực hiện.
Năm học 2011-2012 tôi đã áp dụng các biện pháp trên đối với học sinh lớp 6 và đã đạt được hiệu quả sau:
Thứ nhất về thái độ tham gia học tập và khả năng diễn đạt đến thời điểm giữa và cuối kì tôi cảm thấy được cải thiện rất nhiều, học sinh mạnh dạn phát biểu và xung phong hội thoại hay trình bày một đoạn văn, hát một bài trước lớp. Ngay cả những em đầu năm quá nhút nhát giờ cũng có thể hát được một bài tiếng anh và còn thể hiện bằng cả ngôn ngữ hình thể khá tự nhiên, những em mạnh dạn thì tự tin hơn nhiều và bộc lộ khả năng nói tiếng anh khá xuất sắc như em Hà, em Tú lớp 6B, em Lò Thắng, em Lan lớp 6A ( những em này đều là người dân tộc,trong đó có 2 em hoàn cảnh rất khó khăn đầu năm không có sách giáo khoa tôi đã mua và tặng các em).
Kết quả giảng dạy của kì I tôi đã thu và đạt kết quả khả quan, đã phát huy được những ưu điểm. Tuy vẫn còn học sinh yếu về chất lượng bộ môn xong tôi thấy thái độ tham gia và hứng thú học tập của các em thay đổi rõ rệt. Với đề tài, tôi nghĩ qua từng kì học, từng năm học số lượng học sinh khá - giỏi sẽ được nâng lên, số học sinh yếu được thu lại ít hơn và học sinh mạnh dạn, phấn khởi chứ không căng thẳng như trước. Tuy nhiên vẫn còn học sinh yếu, tỉ lệ học sinh trung bình còn cao. Với sự nỗ lực nhiệt tình của giáo viên, học sinh đã có kỹ năng cơ bản, tạo hứng thú và yêu thích môn học. Kết quả học tập cuối học kì I như sau:
Khối Lớp 
Môn
Số HS
G
K
TB
Y
Kém
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
6
T.anh
75
 1
1,3 
20
26,7
38
50,7
16
21,3
4. Bài học kinh nghiệm và các giải pháp thực hiện.
* Tồn tại:
Trong quá trình học tập, nhiều học sinh chưa xác định được vai trò của mình. Khi giáo viên yêu cầu thực hành nói một số ít học sinh chưa mạnh dạn, ngại đọc, đọc nhỏ. Các em coi đó như nhiệm vụ của giáo viên, rất thụ động, lười tư duy.
 Do thời gian trên lớp có hạn nên giáo viên thường phải định hướng hoặc sử dụng các thủ thuật nhanh nên việc rèn kỹ năng cho học sinh ít, đặc biệt là học sinh yếu kém, học sinh mới học tiếng anh. 
* Định hướng và giải pháp: 
- Giáo viên cần tiếp tục và kiên trì giúp học sinh xác định được nhiệm vụ học tập, động cơ học tập thông qua các hoạt động và trò chơi bổ ích. Động cơ học tập thể hiện qua thái độ thoải mái, mạnh dạn, tự tin. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình dạy và học tích cực. Vì vậy rèn luyện kỹ năng giao tiếp tự tin là một nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết, các hoạt động dạy học của giáo viên nhất thiết phải qua từng bước cơ bản: hình thành môi trường học tập thân thiện, sử dụng đa dạng các kỹ năng thực hành trong giờ học thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Giáo viên phải giúp học sinh chủ động dành lấy kiến thức. Giáo viên cần gợi mở, giúp học sinh tư duy tìm ra hướng học, phương pháp học. Tạo hứng thú cho học sinh.
 * Các nhiệm vụ cần giải quyết: 
1. Hoạt động của giáo viên tìm hiểu về tâm lý học sinh, hoàn cảnh sống, rèn luyện phong cách giao tiếp ứng xử thân thiện và các kỹ năng dạy môn tiếng anh cho học sinh lớp 6, giúp các em bớt căng thẳng và tự tin hơn.
 2. Hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng thực hành giao tiếp tiếng Anh ở mức độ đơn giản, gần gũi những bài học và kiến thức học trong SGK, rèn luyện tinh thần tự giác và niềm say mê môn học.
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Từ nhiệm vụ chiến lược cấp bách của sự nghiệp cải cách giáo dục và sự nghiệp đổi mới toàn diện phù hợp với chương trình đổi mới về phương pháp dạy và học tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đặc biệt là việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin trong giờ học tiếng anh để phát huy khả năng thực hành của học sinh. Từ thực tế đó tôi nghiên cứu và khắc phục phần nào các biện pháp quan tâm tới học sinh, các phương pháp dạy cho bản thân. Trong phần nghiên cứu thực hiện đề tài, tôi mạnh dạn đưa ra vài kinh nghiệm về "Một số phương pháp giúp học sinh lớp 6 bớt căng thẳng và tự tin hơn trong giờ học tiếng anh” tại đơn vị công tác của tôi- trường THCS Thạch lương.
Trong phạm vi đề tài này tôi mới chỉ tham khảo bằng tài liệu và bằng kinh nghiệm của mình để đưa ra một số việc làm quan tâm đến học sinh và một vài hoạt động nhằm kích thích hứng thú cho học sinh và giảm căng thẳng cho học sinh trong giờ học tiếng anh. Trong quá trình giảng dạy muốn đạt được kết quả cao, theo tôi giáo viên phải thực sự đam mê với nghề, hy sinh cái tôi của bản thân, có thu nhập ổn định để có nhiều điều kiện tìm tòi tài liệu, tham khảo và nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp và quan trọng là giáo viên phải được trải nghiệm, được tiếp cận với những giờ học đổi mới phương pháp thực sự hiệu quả của những đồng nghiệp giỏi trong và ngoài tỉnh.
Từ nội dung đã nghiên cứu, tôi rất mong muốn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để giúp tôi rút ra được kinh nghiệm hay, khắc phục những tồn tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
* Một số khuyến nghị: 
Để nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
Về việc chỉ đạo chuyên môn cần rà soát chất lượng giáo viên và tăng cường công tác dự giờ và kiểm tra thực tế bỏi tôi thấy còn rất nhiều giáo viên chưa có lương tâm và vô trách nhiệm với học sinh – chưa đổi mới phương pháp, năng lực chuyên môn yếu, thái độ ứng xử với học sinh chưa đúng với hai từ “nhà giáo”.
 - Đề nghị Phòng giáo dục và đào tạo tạo điều kiện hơn nữa để giáo viên các trường được học tập, bồi dưỡng và cọ sát thực tế để học hỏi về chuyên môn.
 - Đề nghị nhà trường bổ sung sách giáo khoa và sách tham khảo cho giáo viên và học sinh, đầu tư thêm trang thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và có thể áp dụng các phương pháp dạy học đổi mới, tích cực. Giám sát và mạnh dạn tổ chức hoạt động thực hành, ứng dụng, áp dụng kiến thức, tránh tình trạng Sách và thiết bị ngủ quên trong thư viện.
 - Đối với chính quyền địa phương và bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến cuộc vận động xã hội hóa giáo dục, đóng góp về cơ sở vật chất để cùng với nhà trường xây dựng thêm những phòng chức năng và trang thiết bị phục vụ dạy và học cũng như quan tâm nhiều hơn nữa đến việc học tập của con em mình.
Thạch Lương, ngày 02 tháng 01 năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Thị Kim Tuyến
 Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học – Bộ giáo dục và đào tạo dự án Việt- Bỉ, Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2010.
2. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh THCS. Các tác giả: Đào Ngọc Lộc, Nguyễn Hạnh Duy, Vũ Thị Lợi - Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Hoạt động luyện tập tiếng anh 6, tác giả Hoàng Thị Diệu Hoài và Phan Thị Như Ý- Nhà xuất bản giáo dục.
4. Bài học hay về những người nổi tiếng, Nhà xuất bản Kim Đồng.
5. Báo thiếu nhi dân tộc.
6. Tâm lý lứa tuối và tâm lý học sinh tuổi vị thành niên, Khoa tâm lý trường ĐHSP Quốc gia Hà nội lưu hành nội bộ.
7. Bí quyết làm trỗi dậy tài năng trong con bạn, tác giả Adam Khoo và Galery.
 8. Sách giáo khoa và thiết kế chương trình tiếng Anh 6 - Nhà xuất bản Giáo dục.
 9. 100 bài hát tiếng anh trẻ em vui nhộn kích thích hứng thú học tập và phát triến bán cầu não phải.
PHỤ LỤC
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài.............................................................................1
Mục đích nghiên cúu...................................................................... 4
Đối tượng nghiên cứu......................................................................4
Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu...........................................5
Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5
Phương pháp nghiên cứu.................................................................5
Thời gian nghiên cứu.......................................................................6
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học......................................6
Phương pháp dạy học tích cực giúp h/s...........................................7
Chủ đề năm học...............................................................................9
Chương II: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.....................................9
Chương III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khảo sát đánh giá..........................................................................10
Các biện pháp thực hiện................................................................11
Kết quả thực hiện..........................................................................13
Bài học kinh nghiệm và các giải pháp...........................................17
 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docSKKNhay.doc