Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi

Phát triển thể chất là một quá trình thay đổi hình thái bên ngoài và các chức năng của cơ thể.

 Mục tiêu của Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non là tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển về các mặt như: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.

 Ở lứa tuổi mẫu giáo 4– 5 tuổi tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ tự phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần kinh dần dần phát triển về quá trình ức chế tích cực. Trẻ có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh, cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 58066 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột cách toàn diện về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
	Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thô cho trẻ...và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng. Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non.
	Người ta thường nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe mạnh”. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi là một giáo viên Mầm non, cũng đang giảng dạy độ tuổi này nên tôi chọn đề tài “Một số phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi”.
 4. Đối tượng nghiên cứu:
	Là một giáo viên mầm non được phân công giảng dạy các cháu 4 - 5 tuổi, độ tuổi mà các kỹ năng và vận động của trẻ dần dần được hoàn thiện. Ở độ tuổi này các cháu rất hiếu động và tò mò trong các hoạt động, các cháu rất thích tham gia vào các vận động như: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt...nên bản thân tôi, luôn muốn học sinh của mình vận động một cách thành thạo và thích thú, tham gia tích cực trong các hoạt động cũng như các vận động để cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi là rất cần thiết.
 5. Phạm vi nghiên cứu:
	Được sự giúp đở tạo điều kiện và hỗ trợ đắc lực của bộ phận chuyên môn, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp nên tôi tập trung nghiên cứu đề tài này với 36 học sinh của lớp 4-5 tuổi trường mầm non Yên Lập, lớp tôi đang giảng dạy và chủ nhiệm năm học 2012 – 2013 này.
 6. Mục đích nghiên cứu:
	Giáo dục thể chất là một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các hoạt động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt ... trẻ có nhiều cơ hội để luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động trẻ biết làm thế nào để thực hiện chính xác nhanh nhẹn và không sai phương pháp để cơ thể khỏe mạnh hơn, đẹp hơn. Đây cũng chính là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng rất thích thú tham gia. 
Phần II:Giải quyết vấn đề:
 1. Cơ sở lý luận:
 a. Đặc điểm phát triển thể chất:
	Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao...Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:
	 Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng.
	 Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể , đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng.
	 Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật.
	 Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh.
 b. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cho trẻ:
	Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ như: Di truyền bệnh tật, biến dị, môi trường, dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thể thao... Trong đó nhân tố thích hợp nhất, tích cực nhất và có hiêu qủa nhất để giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh là hoạt động thể dục thể thao. 
 2. Thực trạng của vấn đề. 
	Đồ dùng học tập phục vụ cho các tiết học vận động như: Leo, trèo, bò, trườn.... chưa đảm bảo yêu cầu
	Một số trẻ mới lần đầu đi học còn nhút nhát và sợ, tỷ lệ suy dinh dưỡng mức độ 1 còn cao nên không đủ sức khỏe vận động.
 Không vì những khó khăn trên mà giáo viên không dạy trẻ vận động, bản thân tôi luôn hết sức cố gắng trong việc vận dụng các phương pháp dạy học được tổ chức theo nhiều hình thức:
	 Dạy trẻ vận động với những đồ dùng giáo viên tự làm như: vòng hoa, nơ, cờ, túi cát, ...
	 Luôn lồng ghép các nội dung, các môn học khác: Khám phá khoa học, Giáo dục âm nhạc,làm quen với toán, tạo hình, làm quen chữ cái... và chủ đề chủ điểm trong các tiết dạy vận động. 
 * Nguyên nhân của thực trạng trên:
	+ Nguyên nhân khách quan:
	 Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đa số phụ huynh còn khó khăn về kinh tế, nên việc phát triển thể chất của trẻ chưa được chú trọng vì chưa đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo độ tuổi.
	 Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế.
	 Tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, trẻ mới đi học lần đầu nhiều.
	+ Nguyên nhân chủ quan:
	 Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư một cách tích cực vào quá trình soạn giảng (còn xem nhẹ môn học này). Còn dạy theo hình thức đối phó, chỉ trọng tâm vào phận vận động cơ bản.
	 Trẻ: chưa tham gia học tập một cách tích cực, chưa chủ động sáng tạo, còn làm theo sự chỉ bảo của cô.
 Từ những thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên tại cơ sở trường học cho ta thấy kết quả của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ chưa cao. Giáo viên còn loanh quanh với những phương pháp truyền thống, chưa quan tâm đến khâu điều khiển trẻ làm việc để phát huy hết tính tích cực của trẻ (một việc làm hết sức cần thiết trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ).
3. Các biện pháp sử dụng
a. Nội dung nghiên cứu:
 Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi mẫu giáo là ssđộ tuổi “học mà chơi – chơi mà học” với môn học để phát triển thể chất thì hình thức này lại cần được phát huy hơn nữa. Vì vậy các phương pháp sử dụng trong quá trình giáo dục cho trẻ cần phải được lựa chọn phù hợp. Đối với trẻ bao gồm các đối tượng: Thực tế xung quanh, lời nói và hoạt động thực tiễn.
 Phương pháp giáo dục cho trẻ gồm nhiều nhóm phương pháp như:
 Nhóm phương pháp trực quan.
 Nhóm phương pháp dùng lời nói.
 Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
 Do tính chất riêng của từng nhóm nên khi lựa chọn phương pháp giáo viên cần dựa trên hệ thống các bài tập, kỹ thuật, yêu cầu thể lực của trẻ.
 b. Nhóm phương pháp trực quan:
	Điều quan trọng là giáo viên phải cho trẻ được học ở “mọi lúc, mọi nơi”, cho trẻ làm quen trước các vận động mà trẻ sẽ thực hiện trong tiết học sắp đến bằng phương pháp trực quan là làm mẫu.
	 Ví dụ: Bài tập vân động “bật xa” lần đầu cho trẻ làm quen thì giáo viên phải lầm mẫu toàn bộ, sau đó chú ý đến tư thế chuẩn bị, tư thế bậc của chân, cuối cùng là cách vung tay, bật nhún. Khi trẻ nắm được các phần cơ bản của bài tập thì giáo viên cho trẻ quan sát mẫu của bạn mình rồi tự nhận xét hoặc giáo viên có thể tập trước cho 1 – 2 cháu làm mẫu thay cô.
Điều mà giáo viên chúng ta cần chú ý khi làm mẫu: giáo viên cần phải chọn vị trí tập sao cho tất cả các cháu đều nhìn thấy và nhận đúng mẫu. 
 Ví dụ: Động tác của bài tập phát triển chung giáo viên cần đứng cao và gần trẻ, động tác bụng giáo viên đứng nghiêng, động tác bật giáo viên đứng cùng chiều với trẻ.
	Khi làm mẫu giáo viên cần tập đúng, chính xác nhẹ nhàng để trẻ có biểu tượng đúng về bài tập vận động và kích thích trẻ thực hiện tốt. Tuyệt đối giáo viên không được làm qua loa, đại khái. Khi mới luyện tập cảm giác không gian và thời gian của trẻ còn yếu, trẻ chưa có ý thức điều khiển cơ bắp một cách chủ động, do vậy cần phải có sự hỗ trợ bên ngoài của giáo viên, làm sao giúp trẻ tránh té, ngã và nhút nhát trong luyện tập.
	 Ví dụ: “Đi trên ghế thể dục”, giáo viên cần giúp trẻ bằng cách giữ tay để trẻ không ngã khi thực hiện bài tập hoặc đứng ở nơi trẻ bước xuống ghế thể dục. Luôn động viên trẻ, để trẻ không sợ.
	 Ví dụ: Với mục đích rèn luyện để chạy nâng cao đùi chúng ta có thể đặt hàng loạt các vật chướng, khối nhỏ trên đường chạy sẽ rèn luyện trẻ có thói quen nâng cao đầu gối.
	Ngoài ra trong tiết dạy tôi luôn quan tâm đến các dụng cụ, vận động, động tác trong tiết học phải rõ ràng phải chính xác và khối lượng của vận động, động tác phù hợp với trẻ như: ghế thể dục, túi cát, bóng và những dụng cụ nhỏ mang tính chất tăng tính tích cực khi thực hiện bài tập: cờ, nơ, xúc xắc.
Trực quan thính giác: chúng ta đều biết trực quan thính giác bao gồm vận động thường xuyên của âm thanh, âm nhạc là sự quan sát bằng âm thanh tốt nhất, âm nhạc có tác dụng nâng cảm xúc của trẻ, xác định tính chất vận động và điều chỉnh nhịp điệu, âm điệu của nó giúp trẻ điều tra tốc độ vận động, phối hợp vận động, bắt đầu và kết thúc vận động cùng lớp. Ngoài ra ca từ trong bài hát còn giúp trẻ hiểu sâu hơn về chủ đề mà cô giáo cần cung cấp giúp trẻ càng hứng thú hơn trong vận động.
	 Đặc điểm của trẻ ở độ tuổi nói chung và trẻ ở lớp tôi nói riêng là thích bắt chướt và thích được khen nên khi trẻ vận động theo giáo viên thì tôi luôn động viên và tuyên dương trẻ kịp thời. Khi dạy các vận động tôi thực hiện dưới dạng các hiện tượng tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ:
	 Ví dụ: Khi thực hiện vận động “Bật tiến về phía trước” tôi sử dụng hình ảnh của chú chim non, hay nhảy giống thỏ trắng trên bãi cỏ non. Hình ảnh mô phỏng cô giáo chúng ta có thể sử dụng rộng rãi khi thực hiện bài tập phát triển chung và những bài tập vận động cơ bản: đi, chạy, nhảy.... Trẻ có thể bắt chước các vận động, tư thế của động vật: gấu, cáo, thỏ, chim, gà mẹ... Côn trùng: ong, bướm... Cây cối, hoa lá, cỏ.. Những phương tiện giao thông: tàu hỏa, ô tô...
 Các vận động trên cô thường xuyên thực hiện cho trẻ quan sát và cho trẻ luyện tập thường xuyên và nhiều lần trong luyện tập giúp trẻ tránh được sự mệt mỏi, gây hứng thú cho trẻ khi vận động.
 c. Nhóm phương pháp dùng lời nói:
	Trong các tiết học nói chung, môn thể dục nói riêng điều cốt yếu đó là lời nói của cô giáo, qua lời nói cô giáo giúp trẻ quan sát bài tập vận động có mục đích, hiểu sâu hơn các bước thực hiện, do đó khi sử dụng phương pháp này yêu cầu lời nói của giáo viên phải có sức thu hút, rõ ràng, mạch lạc và có hình ảnh.
	Việc dùng lời nói đối với trẻ cũng hết sức quan trọng: giáo viên có thể yêu cầu trẻ miêu tả bài tập, điều này giúp trẻ biết cách diễn đạt bài tập vận động bằng lời kết hợp với thực hiện bài tập buộc trẻ phải tập trung chú ý, phát triển ở trẻ tính độc lập, có ý thức trong luyện tập.
	 Ví dụ: khi trẻ thực hiện vận động cơ bản “Trèo thang hái quả”, muốn trẻ thực hiện tốt vận động này cô giáo phải nhắc nhở trẻ khi trèo thang các con phải cẩn thận, chỉ hái những quả chín.
	Quá trình nhắc nhở giải thích của cô còn hướng trẻ lên một động tác, thao tác mà trẻ đang thực hiện, làm sâu hơn tri giác của trẻ.
	 Ví dụ: cô giáo nói “Khi trượt cầu trượt hai chân tiếp đất nhẹ nhàng, người không cúi về phía trước quá nhiều”
	Những lời nhận xét kịp thời của cô giáo tạo điều kiện làm củng cố thêm biểu tượng của trẻ về thao tác, giúp trẻ nhận ra những chỗ sai của mình và bạn để kịp thời sửa sai.
	Trong tiết học thể dục việc sử dụng khẩu lệnh và mệnh lệnh cũng hết sức quan trọng.
	 Mục đích của khẩu lệnh là giúp trẻ phản ứng kịp thời khi bắt đầu và kết thúc hoạt động, tốc độ và hướng chuyển động.
	 Mệnh lệnh là những những lời nói của giáo viên tự nghĩ ra, mệnh lệnh được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến việc phân chia và thu dọn dụng cụ.
	 Nhiều bài tập được tiến hành theo nhạc thì dự lệnh của khẩu lệnh phải bằng lời nói, còn phần động lệnh tín hiệu để thực hiện sẽ sử dụng hợp cùng đầu tiên.
	Khi ta dạy trẻ vận động qua các câu chuyện hay thơ ca, hò, vè thì giáo viên cho trẻ nghe 1 lượt rõ ràng truyền cảm, sau đó cô kể hoặc đọc thơ cho trẻ thực hiện.
	 Ví dụ: bài thơ “Dung dăng dung dẻ” cô giáo cho trẻ nắm tay nhau đi, đến câu “xì xà xì xụp” trẻ ngồi xổm. Sau đó cho trẻ đứng lên đọc thơ tiếp. Hoặc mẫu chuyện :chú gà trống” giáo viên nói: có một chú gà trống bừng tỉnh dậy cất tiếng gáy ò ó o o trẻ cho tay lên miệng bắt chước gà gáy, giáo viên nói tiếp sau đó chú ra vườn bới đất tìm mồi thì trẻ làm động tác đi vẩy tay 2 bên.
 d. Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm:
	Phương pháp thi đua: đây là phương pháp tôi thường áp dụng khi trẻ đã nắm vững tương đối các bước thực hiện bài tập vận động cơ bản, thi đua nhằm giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động, rèn luyện tinh thần đồng đội, thi đua làm tăng hứng thú, kích thích, lôi cuốn trẻ vào việc luyện tập.
	 Phương pháp thi đua có 2 hình thức: thi đua cá nhân và thi đua đồng đội:
	 Thi đua cá nhân: giáo viên chúng ta cần lưu ý nên chọn các cháu có sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau để tránh gây chán nản ở trẻ.
	 Thi đua đồng đội: giáo viên phải chú ý phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc.
	 Khi trẻ chơi xong giáo viên phải là người phân xử thắng thua một cách khách quan, không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong một tập thể trẻ nhỏ. 
	 Khi trẻ thực hiện tránh trẻ hưng phấn quá mức.
	Phương pháp trò chơi:
	 Phương pháp này có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thỏa mái. Trò chơi vận động cũng có thể là vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng dao, vừa hát, vừa vận động...
	 Giáo viên cần lựa chọn các bài thơ, bài ca về nội dung phải ngắn gọn dễ thuộc và phù hợp với chủ đề chủ điểm, bài thơ và bài ca phải vui nhộn.
	 Ví dụ: bài thơ “con sói xấu tính”, trước khi chơi giáo viên cần giúp trẻ đọc lại bài thơ, nếu trong trò chơi có sự phân vai thì giáo viên giúp trẻ tự chọn vai chơi của mình.
 Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực.
	 * Lưu ý: trước khi chơi giáo viên cần đưa ra cách chơi - luật chơi, sự phân thắng thua trong khi chơi vẫn phải đảm bảo.
	 Ở một tiết học thể chất chúng ta cũng hết sức quan tâm đến quá trình quan sát trẻ 1 cách tổng thể trong mọi hoạt động. Cần tạo mối quan hệ gần gũi với trẻ, động viên, khuyến khích những trẻ nhút nhát, rụt rè tạo môi trường hòa đồng để trẻ cùng tham gia hoạt động với nhóm bạn, giúp trẻ tích cực trong hoạt động.
	 Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể từng chủ điểm, từng tuần và ngày, có phiếu đánh giá từng chủ điểm để có kế hoạch rèn kuyện cho trẻ.
	 Giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy: lời nói, trực quan làm mẫu, luyện tập để buổi tập thêm phong phú, kích thích trẻ tích cực hoạt động vận động. Bên cạnh đó, tôi luôn động viên giáo dục trẻ ăn hết khẩu phần và đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể thêm khỏe mạnh.
 Ngoài ra, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về thẩm mỹ, ngôn ngữ... của trẻ là rất cần thiết. Cùng với phụ huynh, các bác cấp dưỡng động viên khuyến khích trẻ ăn nhiều, ăn hết khẩu phần đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường. 
 Theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo kỳ mỗi năm 3 kỳ .
 Qua quá trình thực hiện giảng dạy có áp dụng các phương pháp như đã nêu trên và theo dõi lớp học của mình, bản thân tôi nhận thấy trong quá trình thực hiện giảng dạy thể lực của các cháu phát triển tốt. 
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
	Khi mới vào học và tiến hành tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ, tôi thấy các cháu rất lười vận động, không hứng thú thâm gia vận động. Nhưng qua một thời gian thực hiện và áp dụng các phương pháp giáo dục thể chất như trên, tôi thấy các cháu rất thích vận động và tham gia các vận động một cách tích cực, say mê và sôi nổi hơn, các cháu không còn rụt rè và nhút nhát như lúc đầu và tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng giảm bớt 1 phần tuy không nhiều nhưng đó cũng là động lực để người giáo viên như tôi phấn đấu đưa học sinh của lớp mình phát triển toàn diện để chuẩn bị vào lớp 5 tuổi
	Khi vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách rõ rệt về nhiều mặt, trẻ tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú hơn, dẫn đến trẻ sẽ thành thục kỹ năng, kỹ xảo, kết quả cuối cùng là trẻ phát triển mạnh về mặt thể hình và sức khỏe.
Đối với phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ, luôn quan tâm đến sự phát triển sau này của con em mình. Cùng cô giáo phát huy tiến bộ ngày càng cao hơn.
Kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thực tiển những cháu đạt và không đạt trong lĩnh vực phát triển thể chất như sau : 
stt
Năm học
Tổng số trẻ
Phần trăm
Ghi chú
1
Đầu năm học
2012-2013
36
-Đạt: 23cháu
-chưa đạt :13 cháu
64%
36%
2
Đến nay
36
-Đạt: 34cháu
-chưa đạt :2 cháu
94%
16%
 Phần III/ Kết luận và kiến nghị:
 1. Kết luận:
	Việc sử dụng các phương pháp trong quá trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là một công việc vô cùng thiết thực, ở đây vấn đề mà tôi nghiên cứu chỉ riêng về “Phương pháp giáo dục thể chất”. Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng có nhiệm vụ hết sức đặc trưng là hình thành những con người có thể chất hoàn thiện để tham gia vào các hoạt động học tập ở trường phổ thông.
	Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ không chỉ góp phần nâng cao về thể chất mà còn góp phần phát triển về mặt tinh thần cho trẻ, từ đó trẻ có nhiều khả năng thực hiện những nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội., từ đó hình thành nhân cách cho trẻ.
	Mỗi giáo viên người làm công tác giáo dục, ai cũng mong muốn xây dựng những học sinh của mình trở thành người toàn diện. Vì vậy ngay từ bây giờ mỗi gia đình, mỗi nhà trường, mỗi người giáo viên và xã hội chúng ta phải quan tâm nhiều hơn, tích cực hơn, phải có những phương pháp phù hợp, biện pháp tích cực hơn nữa trong quá trình phát triển giáo dục thể chất cũng như các mục tiêu khác của giáo dục trẻ. 
 2. Kiến nghị:
	Để các cháu mẫu giáo nói chung và các cháu 4-5 tuổi nói riêng có được những điều kiện thuận lợi nhất trong khi học cũng như khi chơi. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tôi xin có những kiến nghị đến nhà trường, các cấp, các ban ngành như sau:
 Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ.
	 Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ trong qua trình phát triển thể chất và có những biện pháp hữu hiệu để giáo viên thực hiện được tốt hơn.
Cần tạo môi trường thuận lợi về các yếu tố cho trẻ luyện tập như: yếu tố về thiên nhiên, yếu tố vệ sinh để trẻ có một sân chơi bổ ích.
	Cần tuyên truyền mạnh mẽ về bậc học mầm non đến với toàn xã hội.
Giáo viên mầm non phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, thể hiện được cử chỉ, tác phong, lời nói.
	Mỗi giáo viên phải có ý thức hơn về tầm quan trọng của việc phát triển thể chất đối với quá trình hình thành nhân cách trẻ sau này.
	Giáo viên cần giáo dục trẻ những cảm xúc tích cực, bảo đảm sự sản khoái, trạng thái vui tươi, phát triển khả năng vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực.
	Những người lớn xung quanh nhất là các bậc ohụ huynh, các anh chị ở gia đình phải thật sự chú ý rèn luyện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng vì nó có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe trẻ.
 Trên đây là những kiến nghị nhỏ của tôi trong bài sáng kiến kinh nghiệm của mình, mong ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đở. 
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 	1/ Tài liệu Bồi Dưỡng Thường Xuyên chu kỳ II năm học 2004 – 2007
	Nhà xuất bản Giáo dục
	Năm xuất bản 2007
	2/ Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non và huớng dẫn thực hiện trẻ 4– 5 tuổi
	Mã số : 0G012t9 – CDT
	Nhà xuất bản Giáo Dục
	Số ĐKKH xuất bản : 11 – 2009/ CXB/2- 2350/GD
	3/ Tạp chí Giáo dục Mầm Non
	Giấy phép xuất bản : 69/ GD – Bộ Văn Hóa thông tin
	4/ Chuyên đề gia đình và bé
Giấy phép xuất bản : 69/ GD – Bộ Văn Hóa thông tin
	5/ Tổ chức hoạt động thể chất cho trẻ Mần non theo huớng tích hợp
	Tác giả : TS Lê Thu Huơng Chủ biên
	 Phùng Thị Tương
 Lê Thị Đức
	Nguyễn Thanh Thủy
 Yên lập, ngày 26 tháng 03 năm 2013
 XN CỦA NHµ TR¦êNG Người viết
 Vương Thị Liên

File đính kèm:

  • docSKKN_PTTC.doc
Sáng Kiến Liên Quan