Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm sinh học phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của dạy học sinh học là phát triển tư duy

sáng tạo và khả năng phân tích của học sinh, và vì thế việc vận dụng để giải các bài

toán trong sinh học có vai trò rất lớn trong quá trình hình thành trong học sinh những

phẩm chất đó.

Hơn nữa với đặc thù của bộ môn Sinh học thì phần lớn nội dung và thời lượng

giành cho việc nghiên cứu về lí thuyết còn việc vận dụng kiến thức đã được học để giải

quyết những bài toán trong sinh học còn rất nhiều hạn chế. Chính vĩ lẽ đó mà một bộ

phận không ít học sinh đã bỏ qua kĩ năng này và gần như không biết vận dụng để giải

quyết các bài toán trong sinh học. Trong khi đó thì trong các kì thi như tốt nghiệp, Đại

hoc – Cao đẳng, THCN thì phần bài tập không thể thiếu được. Trong những năm gần

đây với sự đổi mới trong hình thức thi và đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học

sinh đã có sử dụng phương pháp trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, vì nó có nhiều ưu

điểm.

+ Xác suất đúng ngẫu nhiên thấp

+ Gây được hứng thú trong học tập của học sinh

+ Đánh giá được toàn diện các nội dung mà học sinh đã được học

+ Học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách nhanh chóng

trong sách, trên mạng internet

pdf17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm sinh học phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong những năm gần 
đây với sự đổi mới trong hình thức thi và đánh giá kết quả rèn luyện học tập của học 
sinh đã có sử dụng phương pháp trắc nghiệm có nhiều lựa chọn, vì nó có nhiều ưu 
điểm.
+ Xác suất đúng ngẫu nhiên thấp
+ Gây được hứng thú trong học tập của học sinh
+ Đánh giá được toàn diện các nội dung mà học sinh đã được học
+ Học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách nhanh chóng 
trong sách, trên mạng internet 
Đối với phương pháp kiểm tra đánh giá này đòi hỏi các em cần trả lời nhanh và 
có tính xác cao, do đó các em cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, khả năng 
suy luận logic và cách giải nhanh các bài tập để đem lại hiệu quả cao.
Qua những năm giảng dạy bộ môn Sinh Học, Tôi nhận thấy các em học sinh 
thường rất yếu khi vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài tập. Từ thực 
tế trên Tôi mạnh dạn xây dựng phương pháp giải hữu ích “Một số phương pháp giải 
nhanh bài tập trắc nghiệm môn sinh học phần đột biến số lượng nhiễm sắc thể ”.
Do thời gian có hạn nên Tôi chỉ đi sâu giải quyết một số phần bài tập trong 
chương trình sinh học THPT có liên quan đến đề tài mà Tôi chọn.
2
Phần II : NỘI DUNG
I.Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài :
Qua giải pháp này tôi mong muốn giáo viên sẽ chủ động hơn khi hướng dẫn học 
sinh giải bài tập trắc nghiệm khách quan môn sinh học trong các tiết bài tập, ôn tập, 
phụ đạo, ngoại khoá sinh học .Còn đối với học sinh giải pháp này sẽ giúp đỡ các em 
rất nhiều trong việc trang bị cho mình một số phương pháp giải nhanh các bài tập trắc 
nghiệm. Từ đó các em không những phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong 
học tập bộ môn cũng như chuẩn bị tốt cho các kì thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng sắp 
tới.
II. Các giải pháp cụ thể :
1.Đối với giáo viên :
Phải hệ thống hoá kiến thức trọng tâm của chương trình một cách logic và khái 
quát nhất
Nắm vững các phương pháp suy luận cũng như phương pháp giải bài tập, xây 
dựng được hệ thống phương pháp đơn giản, đa dạng, hiệu quả.
Tận dụng mọi thời gian để có thể hướng dẫn giải được lượng bài tập nhiều nhất. 
Luôn quan tâm và có biện pháp giúp đỡ các em học sinh yếu, kém, không ngừng sáng 
tạo gây hứng thú đối với học khá, giỏi.
2.Đối với học sinh :
Phải tích cực rèn luyện kĩ năng, hệ thống hoá kiến thức sau mmỗi bài, mỗi 
chương. Tích cực rèn luyện cho bản thân khả năng tự học, tự đánh giá, tích cực làm các 
bài tập vận dụng ở trên lớp cũng như ở nhà.
III.Phương pháp vận dụng cụ thể :
DẠNG TOÁN VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Ở THỂ LỆCH BỘI 
(DỊ BỘI)
1.Kiến thức cần nhớ :
a) các dạng đột biến thể lệch bội (dị bội) .
Là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.
Các dạng : thể không (2n – 2)
3
Thể một (2n – 1 )
Thể một kép (2n – 1 – 1 )
Thể ba (2n + 1 )
Thể bốn (2n + 2 )
Thể bốn kép (2n + 2 + 2 ) 
b)cơ chế phát sinh.
Trong giảm phân sự không phân li của một hay một số cặp NST tạo ra các giao 
tử thừa hay thiếu 1 hặc vài NST, trong thụ tinh các giao tử này kết hợp với giao tử bình 
thường  các thể lệch bội. Có thể xảy ra ở NST thường hoặc xảy ra ở NST giới tính.
c)cơ chế phát sinh giao tử dẫn đến đột biến lệch bội .
* Trường hợp xảy ra trên 1 cặp NST thường (Aa)
- Giảm phân bình thường.
Aa  AAaa
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I AA aa
Lần phân bào II A A a a
 (n) (n) (n) (n) 
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n  loại giao tử (n) là A và a.
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm nhiễm I)
 Aa  AAaa
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I AAaa O
Lần phân bào II Aa Aa O O
 (n+1) (n+1) (n-1) (n-1) 
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n  2 loại giao tử là : (n+1) và (n-1)
4
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm nhiễm II)
Aa  AAaa hoặc Aa  AAaa
 (2n) tự nhân đôi (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I AA aa Lần phân bào I AA aa 
Lần phân bào II AA O a a Lần phân bào II A A aa O 
 (n+1) (n-1) (n) (n) (n) (n) (n+1) (n-1)
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử (2n)  3 loại giao tử là : (n) , (n+1) , (n - 1).
*Trường hợp xảy ra trên cặp NST giới tính XX ( đa số loài, con cái có cặp NST giới 
tính là XX).
- Giảm phân bình thường.
XX  XXXX
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I XX XX
Lần phân bào II X X X X
 (n) (n) (n) (n) 
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n  1 loại trứng X (n) 
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm nhiễm I)
 XX  XXXX
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I XXXX O
Lần phân bào II XX XX O O
 (n+1) (n+1) (n-1) (n-1) 
Kết quả : 1 tế bào trứng 2n  1 trong 2 loại trứng là : XX(n+1) và O(n-1)
5
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm nhiễm II)
 XX  XXXX 
(2n) tự nhân đôi
phân bào I XX XX 
Lần phân bào II XX O X X 
 (n+1) (n-1) (n) (n) 
Kết quả : 1 tế bào sinh trứng (2n)  1 trong 3 loại trứng là : X(n) , XX(n+1) , O(n - 1).
*Trường hợp xảy ra trên cặp NST giới tính XY( đa số loài, con đực có cặp NST giới 
tính là XY).
- Giảm phân bình thường.
XY  XXYY
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I XX YY
Lần phân bào II X X Y Y
 (n) (n) (n) (n) 
Kết quả : 1 tế bào sinh tinh 2n  2 loại tinh trùng là : X(n) và Y(n) 
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm nhiễm I)
 XY  XXYY
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I XXYY O
Lần phân bào II XY XY O O
 (n+1) (n+1) (n-1) (n-1) 
Kết quả : 1 tế bào sinh tinh 2n  2 loại tinh trùng là : XY(n+1) và O(n-1)
6
- Giảm phân bất thường (không phân li ở lần phân bào giảm nhiễm II)
XY  XXYY hoặc XY  XXYY
 (2n) tự nhân đôi (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I XX YY Lần phân bào I XX YY
Lần phân bào II XX O Y Y Lần phân bào II X X YY O 
 (n+1) (n-1) (n) (n) (n) (n) (n+1) (n-1)
Kết quả : 1 tế bào sinh tinh (2n) Kết quả : 1 tế bào sinh tinh (2n) 
 3 loại tinh trùng là : Y(n) , XX(n+1) ,  3 loại tinh trùng là : X(n) , XY(n+1) 
O(n - 1). O(n – 1)
Lưu ý : - Trong giảm phân, NST có thể không phân li ở lần phân bào I, hoặc lần phân 
bào II, hoặc cả 2 lần phân bào.
- Trường hợp xác định tỷ lệ các loại giao tử của thể dị bội (2n+1)ta dựa trên nguyên 
tắc: Dạng dị bội (2n+1) giảm phân cho 2 loại giao tử là (n+1) và giao tử (n) có thể 
thụ tinh được. Phương pháp xác định nhanh là dùng sơ đồ tam giác.
+ Các loại giao tử và tỷ lệ mỗi loại giao tử : Ta sử dụng sơ đồ tam giác, đối với cây có 
kiểu gen (2n+1) sẽ vừa cho giao tử (n+1) vừa cho giao tử (n). Ta dựa vào cơ chế phát 
sinh giao tử và quá trình xảy ra đột biết ở lần phân bào nào đê xác định cho chính xác 
các loại giao tử . 
+ Các loại kiểu gen thường gặp (2n+1) : AAA, AAa, Aaa, aaa.. A
Ví dụ : đối với kiểu gen AAa 
 A a
Giao tử (n+1) : 1/6AA, 2/6Aa
Giao tử (n) : 2/6A, 1/6a
7
Ta có bảng tóm tắt sau : 
Kiểu gen Giao tử (n+1) Giao tử (n)
AAA 3/6AA hay ½ AA 3/6 A hay ½ A
AAa 1/6AA, 2/6Aa 2/6A, 1/6a
Aaa 2/6Aa, 1/6aa 1/6A, 2/6a
aaa 3/6aa hay 1/2aa 3/6 a hay ½ a 
2.Vận dụng.
Bài 1 : Ở một loài thực vật (Ngô) có 2n = 20, hãy dự đoán số lượng NST ở.
+ thể một kép. A. 19 B. 21 C. 22 D. 18 
+ thể không A. 19 B. 21 C. 22 D. 18 
+ thể bốn A. 19 B. 21 C. 22 D. 18 
+ thể một A. 19 B. 21 C. 22 D. 18 
+ thể ba A. 19 B. 20 C. 21 D. 22 
+ thể bốn kép A. 22 B. 24 C. 25 D. 26 
- phương pháp : Học sinh cần phải nhớ được dạng tổng quát của mỗi dạng đột biến 
lệch bội để vận dụng tính số lượng nhiễm sắc thể có trong các thể đột biến.
Bài 2 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội 
xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn (thể ba) có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của 
loài là.
A.12 B.24 C.36 D.48
-phương pháp : Để tính được số loại thể lệch bội (thể ba) có thể có tối đa trong quần 
thể của loài thì dựa vào bộ NST lưỡng bội của loài (2n) số cặp NST tương đồng  
có thể suy ra số loại thể lệch bội (thể ba) tối đa có thể có chính bằng số cặp NST của 
loài  đáp án là 12 loại 
Bài 3 : Một cơ thể có tế bào chứa bộ NST giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân 
phát sinh giao tử ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các 
loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là :
A.XAXA, XaXa, XA, Xa, O B.XAXA, XAXa, XA, Xa, O
C.XAXa, XaXa, XA, Xa, O D.XAXa, O, XA, XAXA
8
- phương pháp : vì tế bào có bộ NST giới tính XAXa có 1 cặp gen dị hợp liên kết với 
giới tính, nên ta dựa theo trường hợp cơ chế phát sinh thể lệch bội ở cặp NST giới tính 
dạng XY.--> đáp án là : A.XAXA, XaXa, XA, Xa, O
Bài 4 : Ở đậu gen A trội hoàn toàn quy định tính trạng hạt màu nâu so với gen a quy 
định tính trạng hạt màu trắng. Cây đậu mang đột biến dị bội (2n+1)giảm phân cho giao 
tử có loại chứa 2 NST, có loại chỉ mang 1 NST chứa gen như trên. Cây đậu dị hợp 2n 
giảm phân bình thường. Thì tỉ lệ kiểu gen ở F1 trong phép lai sau đây : P Aaa x Aa là :
A.1/12AA, 3/12Aa,3/12Aaa, 2/12AAa, 1/12aaa, 2/12aa
B.1/12AA, 1/12Aa, 3/12Aaa, 2/9Aaa, 1/12aaa, 2/12aa
C.1/9AA, 3/10Aa, 3/12Aaa, 2/7Aaa, 1/12aaa, 2/12aa
D.1/9AA, 3/12Aa, 3/12Aaa, 2/7Aaa, 1/12aaa, 2/12aa
- phương pháp : học sinh phải viết giao tử của các cây bố, mẹ và tỷ lệ mỗi loại giao tử 
là bao nhiêu.Cách viết dựa theo bảng hướng dẫn ở trên và dùng sơ đồ hình tam 
giác.Sau đó dùng cách lập tổ hợp theo khung pennet thì sẽ tìm được kết quả.  đáp án 
là A.1/12AA, 3/12Aa,3/12Aaa, 2/12AAa, 1/12aaa, 2/12aa
Bài 5 : Ở một loài thức vật, gen quy định màu hạt có 3 alen theo thứ tự gen T trội so 
với t, gen t trội so với gen t1. Do đột biến lệch bội đã tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen 
Ttt1.Khi cơ thể này phát sinh giao tử, nếu không có hiện tượng đột biến thì tỷ lệ mỗi 
loại giao tử bằng bao nhiêu?
A.1/6Tt, 1/6Tt1, 1/6tt1,1/6t, 1/6t, 1/6t1 C.1/6Tt, 2/6tt1, 2/6T, 1/6t
B.1/6Tt, 4/6Tt1, 1/6tt1,O D.1/6Tt, 1/6tt1, 1/6T, 1/6t, O,1/6t1
-phương pháp : ta dùng sơ đồ hình tam giác T
Giao tử (n+1) : 1/6Tt, 1/6Tt1, 1/6tt1
 Giao tử (n) : 1/6T, 1/6t, 1/6t1 t t1
Vậy đáp án là A.1/6Tt, 1/6Tt1, 1/6tt1,1/6t, 1/6t, 1/6t1
9
Bài 6 : Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử 
chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 28 nhiễm sắc thể đơn 
ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột 
biến nào sau đây? 
A. 2n + 1 B. 2n + 1 + 1 
C. 2n + 2 D. 2n + 2 + 2 
- phương pháp : noãn bình thường của một loài cây có 12 NST, hợp tử đã đựơc thụ 
tinh sẽ có 24 NST. Nhưng người ta đếm thấy có 28 NST vậy đã thừa 4 NST . Dựa vào 
đáp án  đây là dạng đột biến thể bốn nhiễm kép (2n + 2 + 2). 
Vậy đáp án là D.2n + 2 + 2 
Bài 7 : Ở đậu gen A trội hoàn toàn quy định tính trạng hạt màu nâu so với gen a quy 
định tính trạng hạt màu trắng. Cây đậu mang đột biến dị bội (2n+1) giảm phân cho giao 
tử có loại chứa 2 NST, có loại chỉ mang 1 NST chứa gen như trên. Cây đậu dị hợp 2n 
giảm phân bình thường. Thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 trong phép lai sau đây : P Aaa x Aa là.
Tương tự 
Bài 8 : Ở một loài thức vật, gen quy định màu hạt có 3 alen theo thứ tự gen T trội so 
với t, gen t trội so với gen t1. Do đột biến lệch bội dã tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen 
Ttt1. Cho F1 này tự thụ phấn thì tỷ lệ phân li kiểu gen ở F2 như thế nào ?
Tương tự
10
DẠNG TOÁN VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ Ở THỂ ĐA BỘI 
1.Kiến thức cần nhớ : 
- Là dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n. 
Trong dó có 3n, 5n, 7n,gọi là thể đa bội lẻ, còn 4n, 6n, 8n, gọi là thể đa bội chẵn.
a)Các dạng thể đa bội :
+ Thể tự đa bội 
+Thể dị đa bội
b)Cơ chế phát sinh :
Thể tự đa bội Thể dị đa bội
-Thể tự tam bội (3n) được tạo ra do sự kết 
hợp của giao tử (n) với giao tử lưỡng bội 
(2n).
-Thể tự tứ bội (4n) được tạo ra do sự kết 
hợp của giao tử lưỡng bội (2n) với giao tử 
lưỡng bội (2n).Hoặc trong lần nguyên 
phân đầu tiên của hợp tử tất các cặp NST 
không phân li cũng tạo nên thể tứ bội.
Loài A Loài A Loài A loài A
 AA AA AA AA
 A AA giao tử AA AA 
 (n) (2n) (2n) (2n) 
Thể tam bội (AAA) Thể tứ bội (AAAA)
 Bất thụ hữu thụ
-Loại đột biến này được phát sinh ở các 
con lai khác loài, con lai thường bất 
thụ(không có khả năng sinh sản). Nếu ở 
con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng 
gấp đôi số lượng NST của 2 loài khác 
nhau thì sẽ tạo ra cơ thể dị da bội (còn 
được gọi là thể song nhị bội).
 Loài A Loài B
 AA BB
 A AB B
 Con lai 2n bất thụ
 AB AABB AB
Thể dị đa bội( song dị bội ) hữu thụ
c)cơ chế phát sinh giao tử dẫn đến đột biến đa bội .
* Xét tế bào 2n kí hiệu bộ NST là Aa.
- Giảm phân bình thường.
11
Aa  AAaa (2n kép)
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I (n kép ) AA aa (n kép)
Lần phân bào II A A a a
 (n đơn) (n đơn) (n đơn) (n đơn) 
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n  1 loại giao tử (n) 
- Giảm phân bất thường(không phân li ở lần phân bào giảm nhiễm I)
Aa  AAaa (2n kép)
 (2n) tự nhân đôi 
Lần phân bào I (2n kép ) AAaa O (không mang NST)
Lần phân bào II Aa Aa 
(2n đơn) ( 2n đơn)
Kết quả : 1 tế bào sinh giao tử 2n  1 loại giao tử là : Aa(2n)
Lưu ý : - Thể tam bội (3n) giảm phân tạo 2 loại giao tư là (2n) và (n). Phương pháp 
xác định nhanh nhất là dùng sơ đồ hình tam giác.
+ Các loại kiểu gen thường gặp của cơ thể 3n là : AAA, AAa, Aaa, aaa.. 
 A
Ví dụ : Đối với kiểu gen AAa 
 Giao tử 2n : 1/6AA, 2/6Aa A a
Giao tử n : 2/6A, 1/6a
Ta có bảng tóm tắt sau : 
Kiểu gen Giao tử (2n) Giao tử (n)
AAA 3/6AA hay ½ AA 3/6 A hay ½ A
AAa 1/6AA, 2/6Aa 2/6A, 1/6a
Aaa 2/6Aa, 1/6aa 1/6A, 2/6a
aaa 3/6aa hay 1/2aa 3/6 a hay ½ a 
- Thể tứ bội (4n): giảm phân tạo giao tử 2n mới có khă năng sống và thụ tinh. Vậy 
phương pháp nhanh nhất là dùng sơ đồ hình chữ nhật.
+ Các kiểu gen của cơ thể 4n thường gặp : AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.
12
Ví dụ : đối với kiểu gen AAaa A A
Giao tử 2n : 1/6AA, 4/6Aa,1/6aa a a
Ta có bảng tóm tắt sau : 
Kiểu gen Tỷ lệ các loại giao tử
AAAA AA
AAAa 3/6AA, 3/6Aa hay 1/2AA, 1/2Aa
AAaa 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa
Aaaa 3/6Aa, 36/ aa hay ½ Aa, ½ aa
aaaa aa
d)Các dạng bài tập liên quan :
* Cho biết kiểu gen của phép lai  yêu cầu xác định tỷ lệ phân li kiểu gen ở thế hệ 
sau.
- Nếu cây (4n) lai với cây (4n)  các cây lai cũng (4n).Có các trường hợp chú ý 
sau đây.
Ví dụ : 
+ AAaa x AAaa  Tỷ lệ phâ li KG là : 1 : 8 : 18 : 8 : 1 tức là có 36 tổ hợp
 (1/36AAAA: 8/36AAAa: 18/36AAaa: 8/36Aaaa: 1/36aaaa)
+ AAaa x Aaaa  Tỷ lệ phân li kiểu gen là : 1 : 5 : 5 : 1 tức là có 12 tổ hợp
 (1/12AAAa: 5/12 AAaa: 5/12Aaaa: 1/12aaaa)
 - Nếu cây (4n) lai với cây (2n) cho các cây lai (3n).Có các trường hợp chú ý sau 
đây.
Ví dụ : 
+ AAaa x Aa  Tỷ lệ phân li kiểu gen là : 1 : 5 : 5 : 1 tức là có 12 tổ hợp
 (1/12AAA: 5/12 AAa: 5/12Aaa: 1/12aaa)
* Cho biết kiểu gen của phép lai  yêu cầu xác định tỷ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ 
sau.Có các trường hợp chú ý sau đây.
Ví dụ : 
+AAaa x AAaa  Tỷ lệ phân li kiểu hình là : 35 trội : 1 lặn
+AAaa x Aaaa  Tỷ lệ phân li kiểu hình là : 12 trội : 1 lặn
13
+AAaa x Aa  Tỷ lệ phân li kiểu hình là : 12 trội : 1 lặn
+ Aa x Aa  Tỷ lệ phân li kiểu hình là : 3 trội : 1 lặn 
* Cho biết tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con lai  yêu cầu xác định kiểu gen của cặp 
bố, mẹ đem lai. 
Trường hợp này phương pháp là thì hoàn toàn ngược lại so với dạng biết kiểu 
gen của phép lai đi tìm tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.
2.Vận dụng : 
Bài 1 : Nếu thế hệ F1 tứ bội là: ♂ AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ 
tinh bình thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18 AAaa : 1 AAAA.
B. 1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
C. 1 AAAA : 8 AAa : 18 AAAa : 8Aaaa : 1aaaa.
D. 1aaaa : 18 AAaa : 8 AAa : 8Aaaa : 1 AAAA. 
- phương pháp : Vì đây là phép lai giữa 2 cây tứ bội đều có kiểu gen dị hợp AAaa với 
nhau, nên cây này sẽ phát sinh cho 6 loại giao tử và tạo được 36 tổ hợp tỷ lệ phân li 
kiểu gen là 1: 8 : 18 : 8 : 1 (AAAA: AAAa : AAaa: Aaaa : aaaa). 
Vậy chọn đáp án B.1 AAAA : 8 AAAa : 18 AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
Bài 2 : Ở cà chua gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định 
quả màu vàng. Cho hai thứ cà chua tứ bội quả đỏ giao phấn với nhau thu được F1 có sự 
phân li về kiều hình theo tỷ lệ 11 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng.Biết không có 
đột biến xảy ra. Sơ đồ lai cho kết quả phù hợp với phép lai trên là :
A.AAaa x AAaa B.AAaa x Aaaa 
C.AAAa x Aaaa D.AAaa x aaaa
- phương pháp : dựa theo phương pháp suy luận ở dạng toán từ tỷ lệ phân li kiểu hình 
ở đời con  kiểu gen của bố, mẹ cần tìm. Trong trường hợp này tỷ lệ 11 : 1 tương 
đương 12 tổ hợp, ta dựa vào phương án trả lời thì đáp án là B.AAaa x Aaaa .
Bài 3 : Cho 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với nhau , kết quả thu được tỉ lệ 
phân li kiểu hình ở thế hệ sau là. (Biết không có quá trình đột biến xảy ra và các cây tứ 
bội giảm phân cho giao tử 2n).
A. 11 đỏ : 1 trắng B. 35 đỏ : 1 trắng 
C. 3 đỏ : 1 trắng D. 1Đỏ : 1 trắng 
-phương pháp : Cây tứ bội AAaa cho 6 loại giao tử với tỷ lệ : 1/6AA: 4/6Aa :1/6aa. 
Khi tự thụ phấn sẽ tạo ra 36 tổ hợp  Tỷ lệ phân li kiểu hình là 35 trội : 1 lặn.
Vậy dáp án là B.35 đỏ : 1 trắng 
14
Bài 4 : Cho 2 cây tứ bội có kiểu gen Aaaa giao phấn với nhau , kết quả thu được tỉ lệ 
phân li kiểu hình ở thế hệ sau là. (Biết không có quá trình đột biến xảy ra và các cây tứ 
bội giảm phân cho giao tử 2n).
A. 11 đỏ : 1 trắng B. 35 đỏ : 1 trắng 
C. 3 đỏ : 1 trắng D. 1Đỏ : 1 trắng 
-phương pháp : Cây tứ bội Aaaa cho 2 loại giao tử với tỷ lệ : 1/2Aa : 1/2aa. Khi tự thụ 
phấn sẽ tạo ra 4 tổ hợp  Tỷ lệ phân li kiểu hình là 3 trội : 1 lặn.
Vậy dáp án là C.3 đỏ : 1 trắng 
Bài 5 : Cho 2 cây có KG AAaa và AAAa giao phấn với nhau , kết quả thu được tỉ lệ 
KG là .
A. 1AAAA : 5AAAa : 5AAaa : 1aaaa 
B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
C. 3AAAA : 15AAAa : 15AAaa : 3Aaaa 
D. 1AAAA : 2AAAa : 4AAaa : 2Aaaa : 1aaaa
- phương pháp : Cây có kiểu gen AAaa khi giảm phân cho 6 loại giao tử. còn cây có 
kiểu gen AAAa giảm phân cho 2 loại giao tử  tạo ra 12 tổ hợp (1 : 5 : 5 : 1 ).Và 
không thể tạo cây có kiểu gen aaaa ở đời con được.
Vậy đáp án đúng là C.3AAAA : 15AAAa : 15AAaa : 3Aaaa 
Bài 6 : Cho 2 cây có KG AAaa và Aa giao phấn với nhau , kết quả thu được tỉ lệ KG 
là .
A. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa 
B. 1AAAA : 8AAAa : 18 AAaa : 8aaaa: 1aaaa
C. 1AAA : 8AAa : 8Aaa : 1aaa 
D. 1AAAA : 2AAAa : 4AAaa : 2Aaaa : 1aaaa
-phương pháp : tương tự suy luận như trên đáp áp là A.1AAA : 5AAa : 5Aaa ; 1aaa 
Bài 7 : Cho 2 cây có KG AAa và AAa giao phấn với nhau , kết quả thu được tỉ lệ KH 
là .
 A. 11 đỏ : 1 trắng B. 35 đỏ : 1 trắng 
 C. 3 đỏ : 1 trắng D. 100% Đỏ 
- phương pháp : suy luận tương tự  đáp án là B.35 đỏ : 1 trắng 
Phần IV : KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp mà tôi đưa ra đã đạt hiệu 
quả rất tốt . Học sinh cảm thấy tự tin hơn, kích thích được hứng thú trong việc 
vận dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài tập trong quá trình học tập 
15
của học sinh trong khi làm bài tập trắc nghiệm đặc biệt là những vấn đề mà tôi 
đã giới thiệu trong đề tài của tôi.
Phần V : KẾT LUẬN
Tuy đề tài tôi nghiên cứu mới chỉ áp dụng được trên một phần rất nhỏ của 
sinh học nhưng do thời gian có hạn nên tôi chưa có thời gian để mở rộng đề tài 
của mình. Hy vọng rằng trong thời gian tới tôi sẽ hoàn thiện đề tài của mình và 
ngày một mở rộng hơn để có thể hoàn thiện các phương pháp giải nhanh các 
dạng bài tập trắc nghiệm trong sinh học trên tất cả các vấn đề và nội dung được 
nghiên cứu trong chương trình học THPT nhằm mục đích kích thích được hứng 
thú và sự say mê trong học tập bộ môn, đồng thời học sinh biết vận dụng các 
kiến thức đã được học để giải quyết các bài tập có liên quan.
Trên đây là đề tài mà tôi nghiên cứu và trình bày đến quý thầy, cô giáo 
đồng nghiệp trong tổ bộ môn. Rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy, cô để 
tôi có thể hoàn thiện đề tài của mình ngày một tốt hơn và mở rộng hơn trong thời 
gian tới.
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Phương pháp giải nhanh các bài toán sinh học. tác giải Trần Dũng Hà NXB Đại học 
quốc gia Hà Nội.
2.Phương pháp giải bài tập sinh học . tác giả Nguyễn Văn Sang NXB Đà Nẵng
3.Bài tập nâng cao hoá sinh . tác giả Trần Văn Minh – Lê Thị Kim Dung NXB Thanh 
Niên.
4.Mạng internet :violet.vn
17

File đính kèm:

  • pdfSang_kien_kinh_nghiem_Sinh_hoc_2009_Hot.pdf
Sáng Kiến Liên Quan