Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải một số bài tập toán lai một cặp tính trạng của MenĐen

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, rèn luyện nét tư duy sáng tạo của người học”. Nhận thức toàn diện về phương hướng chiến lược, tạo ra những động lực thay đổi phương pháp dạy học, đáp ứng những nhu cầu đổi mới của đất nước, luật giáo dục nước ta xác định: “ Phương pháp giáo dục nhằm phát tính tích cực chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập có ý chí vươn lên” đặc biệt là năng lực tự học tập suy nghĩ tìm tòi, say mê khám phá của học sinh. Qua các hoạt động học tự các em tìm hiểu giải quyết những vấn đề đặt ra, để đi đến kết luận và kiến thức cơ bản của từng tiết học tích lũy tổng hợp thành những kiến thức cho riêng mình, theo yêu cầu đổi mới sách giáo khoa .

 Với tính chất đặc thù riêng, môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm, giúp người học tự khám phá, tìm ra những quy luật phát triển có sự kế thừa, để nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi cải thiện đòi sống con người, phát triển kinh tế xã hội và chinh phục, cải tạo thiên nhiên, các em biết tự giác thực hiên qui tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và xã hội. Có ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên cỏ cây, muôn thú và phòng chống một số bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh thiếu hay thừa chất dinh dưỡng, . để người học có thể cập nhật được tri thức của nhân loại, hoạt động đạt hiệu quả và tiếp tục học ngay cả khi không còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải được rèn luyện năng lực tự học thường xuyên. Muốn vậy, quá trình dạy học phải bao hàm cả dạy tự học, phải biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. Người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện năng lực tự học cho học sinh, để đạt hiệu quả cao. Vì vậy người giáo viên cần có những phương pháp kích thích học sinh tích cực chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình tiếp nhận tri thức. Đây là một yếu tố đòi hỏi năng lực sáng tạo, nghệ thuật và kinh nghiệm của người dạy nhằm kích thích lòng say mê tìm tòi, khám phá của người học. Giáo viên cần tạo không khí chủ động, khắc phục tình trạng thụ động của học sinh và khẳng định vai trò của người học. Do đó, giáo viên phải chủ động tạo một “môi trường” mới để học sinh được “cọ xát”, rèn luyện năng lực độc lập suy nghĩ và sáng tạo của mình. Muốn vậy, trong tiết dạy giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi mở, câu hỏi nêu vấn đề. Loại câu hỏi có nhiều cách trả lời này sẽ tạo ra sự “bùng nổ” cho các cuộc tranh luận trong lớp và đòi hỏi học sinh nào cũng phải huy động trí nhớ và “động não” để tìm ra phương án cụ thể. Trong không gian học tập đó, các em sẽ có cách học chủ động và sáng tạo hơn. Giáo viên phải làm sao tìm mọi cách “bàn giao” nhiệm vụ đến từng học sinh, chuyển dần dạy học theo kiểu truyền thụ, ghi nhận sang dạy học giải quyết vấn đề, trao đổi bàn bạc vấn đề.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải một số bài tập toán lai một cặp tính trạng của MenĐen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 : 1 à Tỉ lệ 1 : 1 Tuân theo phép lai phân tích => P: Aa x aa
3 :1 à Tỉ lệ 3 : 1 Tuân theo quy luật phân li với hiện tượng trội hoàn toàn của Menđen => P: Aa x Aa
 Dạng bài toán nghịch, với 3 bước giải trên GV cần hướng dẫn thêm, hãy đặt các câu hỏi sau
 + Đề bài có cho tính trạng trội, tính trạng lặn chưa?
 + P: ? x ?
 + Có cho F1 là gì không ?
Nếu đề bài cho kết quả F1 là 100%. GV hướng dẫn HS tìm qui ước gen và xác định kiểu gen và HS tự viết sơ đồ lai.
DẠNG 1. Ở cà chua, cho giao phấn giữa cà chua quả đỏ thuần chủng với quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn quả đỏ. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P à F2.
Giáo viên yêu cầu HS xác định :
Đề bài chưa cho tính trội, lặn
P : quả đỏ thuần chủng với quả vàng thuần chủng
F1 : toàn quả đỏ.
Giải theo các bước như hướng dẫn
Tìm tính trạng trội, lặn để qui ước gen bằng cách dựa vào qui luật của Menden.
 Pt/c : quả đỏ x quả vàng
 à F1 : toàn quả đỏ đồng tính với P à quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn. 
Giải
* Qui ước gen : 
Gen A: đỏ 
Gen a : vàng
* Xác định kiểu gen :
Quả đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA
Quả vàng thuần chủng có kiểu gen: aa
* Sơ đồ lai:	
 Pt/c Quả đỏ x Quả vàng
 AA aa
 G A a
 F1 Aa 
 	 Kiểu gen: 100% Aa 
 	Kiểu hình: 100% quả đỏ 
 F1 x F1 Quả đỏ x Quả đỏ
 Aa Aa
 G A, a A, a
 F1 1AA : 2Aa : 1aa
 Kiểu gen: 25%AA : 50%Aa : 25% aa
Kiểu hình: 75% quả đỏ : 25% quả vàng
DẠNG 2: Cho giao phấn giữa hai cây cà chua lá chẻ với lá nguyên thu được F1 toàn lá chẻ. Biết lá chẻ là tính trạng trội, lá nguyên là tính trạng lặn. 
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1
Tiếp tục cho F1 thu được ở trên cho lai phân tích. 
GV yêu cầu HS xác định và so sánh với dạng 1
Đề bài cho trội lặn, không cho thuần chủng.
Giải:
* Qui ước gen: 
Gen B: lá chẻ 
Gen b: lá nguyên
P: lá chẻ x lá nguyên 
à F1 toàn lá chẻ đồng tính với P à P phải thuần chủng
* Xác định kiểu gen:
Cây P có lá chẻ thuần chủng có kiểu gen: BB 
Cây P có lá nguyên có kiểu gen: bb 
* Sơ đồ lai:
 Pt/c: Lá chẻ x Lá nguyên
 BB bb
 G: B b
 F1: Bb
	Kiểu gen: 100% Bb
	Kiểu hình: 100% Lá chẻ 
Lá chẻ F1 cho lai phân tích tức là lai với tính trạng lặn (kiểu hình lá nguyên, kiểu gen bb)
 	 F1: Lá chẻ x Lá nguyên
 Bb bb
 G: B , b b
 F1: Bb : bb
	Kiểu gen: 50% Bb : 50% bb 
	Kiểu hình: 50% lá chẻ : 50% lá nguyên
DẠNG 3. Ở cà chua, cho giao phấn giữa cà chua quả đỏ với quả vàng được F1 toàn quả đỏ. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P à F2.
Đề bài chưa cho tính trội, lặn
P : quả đỏ x quả vàng 
F1 : toàn quả đỏ.
Giải
 P : quả đỏ x quả vàng
 à F1 : toàn quả đỏ đồng tính với P à quả đỏ là tính trạng trội, quả vàng là tính trạng lặn và P phải thuần chủng.
* Qui ước gen : 
Gen  A: đỏ 
Gen  a : vàng
* Xác định kiểu gen
Quả đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA
Quả vàng thuần chủng có kiểu gen: aa
* Sơ đồ lai:	
 Pt/c Quả đỏ x Quả vàng
 AA aa
 G A a
 F1 Aa 
 	 Kiểu gen: 100% Aa 
 	Kiểu hình: 100% quả đỏ 
 F1 x F1 Quả đỏ x Quả đỏ
 Aa Aa
 G A, a A, a
 F1 1AA : 2Aa : aa
 Kiểu gen: 25%AA : 50%Aa : 25% aa
Kiểu hình: 75% quả đỏ : 25% quả vàng
DẠNG 4: Cho giao phấn giữa hai cây cà chua với nhau thu được F1 toàn lá chẻ. Biết lá chẻ là tính trạng trội, lá nguyên là tính trạng lặn.
HS xác định dạng bài này khác với các dạng bài 1, 2, 3.
Đề bài cho tính trội, lặn
P : ? x ? 
F1 : toàn lá chẻ. 
Giải
* Qui ước gen: 
Gen B: lá chẻ 
Gen b: lá nguyên
 P : ? x ? 
F1 : toàn lá chẻ (suy luận từ kiểu hình ở F1)
 	F1 : toàn lá chẻ có kiểu gen là (BB hoặc Bb)
 à F1 mang tính trạng trội à 1 P phải có kiểu gen thuần chủng có kiểu gen là BB, 1 P còn lại có thể có các kiểu gen BB hoặc Bb hoặc bb
 Ta có 3 trường hợp sau: P: BB x BB	P: BB x Bb 	P: BB x bb
* Sơ đồ lai
Trường hợp 1 Pt/c: Lá chẻ x Lá chẻ
 BB BB
 G: B B
 F1: BB
	Kiểu gen: 100% BB
	Kiểu hình: 100% Lá chẻ BB
 Trường hợp 2 P: Lá chẻ x Lá chẻ
 BB Bb
 G: B B , b
 F1: BB : Bb
	Kiểu gen: 50% BB: 50%Bb
	Kiểu hình: 100% Lá chẻ 
Trường hợp 3 Pt/c: : Lá chẻ x Lá nguyên
 BB bb
 G: B b
 F1: Bb 
	Kiểu gen: 100% Bb 
	Kiểu hình: 100% lá chẻ 
Nếu đề bài cho kết quả F1 là 1: 1 hay 50%: 50%.
DẠNG 1: Ở đậu Hà lan, đặc điểm tính trạng hình dạng của hạt do một gen qui định. Cho giao phấn giữa hai cây đậu hạt trơn với hạt nhăn với nhau, thu được F1 xuất hiện hạt nhăn còn lại là kiểu hình khác. Biết hạt trơn là tính trạng trội , hạt nhăn là tính trạng lặn. Biện luận và viết sơ đồ lai cho trường hợp trên.
HS xác định:
Đề bài đã cho tính trạng trội, tính trạng lặn
P: hạt trơn x hạt nhăn 
F1 : hạt nhăn + kiểu hình khác
Giải:
* Qui ước gen: 
Gen A: hạt trơn 
Gen a: hạt nhăn
P: hạt trơn x hạt nhăn 
F1 : hạt nhăn + kiểu hình khác
Cây P hạt nhăn có kiểu gen aa
à F1: hạt nhăn có kiểu gen aa à cả 2 P đều tạo được giao tử a
à cây P hạt trơn còn lại có kiểu gen là Aa
	* Sơ đồ lai :
 Pt/c Hạt trơn x Hạt nhăn
 Aa aa
 G: A , a a
 F1: Aa : aa
	Kiểu gen: 50% Aa : 50% aa 
	Kiểu hình: 50% Hạt trơn : 50% Hạt nhăn.
DẠNG 2. Ở đậu Hà lan, đặc điểm tính trạng hình dạng của hạt do một gen qui định. Cho giao phấn hai cây đậu thu được F1: 235 hạt trơn : 247 hạt nhăn. Biết hạt trơn là tính trạng trội, hạt nhăn là tính trạng lặn. Biện luận và viết sơ đồ lai cho trường hợp trên.
HS xác định:
 - Đề bài cho hạt trơn là tính trạng trội, hạt nhăn là tính trạng lặn
 - P : ? x ? 
 - F1: 235 hạt trơn : 247 hạt nhăn. 
Giải:
* Qui ước gen: 
Gen T: hạt trơn 
Gen t: hạt nhăn
 F1 cho tỉ lệ 235 hạt trơn : 247 hạt nhăn  = 1 hạt trơn : 1 hạt nhăn
 F1 có tỉ lệ: 1 : 1 à P: Tt x tt (Hạt vàng x Hạt nhăn) 
* Sơ đồ lai
 P: Hạt trơn x hạt nhăn
 Tt tt
 G: T , t t
 F1: Tt : tt
	Kiểu gen: : 50 % Tt : 50% tt
	Kiểu hình: 50% hạt trơn : 50% hạt nhăn
Nếu đề bài cho kết quả F1 là 1: 1 hay 50%: 50%.
DẠNG 1: Cho giao phấn giữa hai cây cà chua có lá chẻ với nhau, thu được F1 có lá nguyên . Biên luận và lập sơ đồ lai.
 HS xác định:
Đề bài chưa cho tính trạng trội, tính trạng lặn
P: lá chẻ x lá chẻ 
F1 : có lá nguyên
Giải
Cho giao phấn giữa hai cây cà chua có lá chẻ với nhau thu được F1 có lá nguyên à lá chẻ là tính trạng trội, lá nguyên là tính trạng lặn vì : ta biết rằng nếu bố mẹ mang tính trạng lặn thì không thể sinh con mang tính trạng trội.
* Qui ước gen: 
Gen T : lá chẻ 
Gen t : lá nguyên
P : lá chẻ x lá chẻ
à F1 : lá nguyên 
Lá nguyên có kiểu gen ttà cả hai cây P đều tạo được giao tử tà cả hai cây P lá chẻ có kiểu gen là Tt
 * Sơ đồ lai
 P: Lá chẻ x Lá chẻ
 Tt Tt
 G: T , t T , t
 F1: TT : Tt : Tt :tt
	Kiểu gen: 25% TT : 50 % Tt : 25% tt
	Kiểu hình: 75% Lá chẻ : 25% lá nguyên
 	DẠNG 2: Ở Đậu Hà lan, tính trạng màu hoa do một gen qui định và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Cho giao phấn hoa đỏ với nhau thu được F1 325 hoa đỏ và 120 hoa trắng. 
a. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P àF1 
b. Làm thế nào để xác định hoa đỏ ở F1 là thuần chủng. Không cần chứng minh bằng sơ đồ.
HS xác định:
Đề bài chưa cho tính trạng trội, tính trạng lặn và chưa qui ước gen
P: hoa đỏ x hoa đỏ 
 - F1 : 325 hoa đỏ và 120 hoa trắng
 P: hoa đỏ x hoa đỏ 
 - F1 : 325 hoa đỏ và 120 hoa trắng
Giải
 a. F1 cho tỉ lệ 325 hoa đỏ và 120 hoa trắng = 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
 Tỉ lệ 3 trội  : 1 lặn à hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn
* Qui ước gen: 
Gen B: hoa đỏ 
Gen b: hoa trắng
 F1 có tỉ lệ 3 trội  : 1 lặn 
à P: hoa đỏ x hoa đỏ à P : Bb x Bb
* Sơ đồ lai
 P Hoa đỏ x Hoa đỏ
 Bb Bb
 G: B , b B , b
 F1: BB: Bb Bb : bb
	Kiểu gen: 25% BB : 50% Bb : 25% bb
	Kiểu hình: 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng
b. Làm thế nào để xác định hoa đỏ ở F1 là thuần chủng: ta tiến hành lai phân tích tức là lai với cá thể mang tính trạng lặn (kiểu hình hoa trắng, kiểu gen bb)
 - Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể hoa đỏ ở F1 là thuần chủng có kiểu gen là đồng hợp BB à BB x bb
 - Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể hoa đỏ ở F1 là không thuần chủng có kiểu gen là dị hợp Bb à Bb x bb
DẠNG 3: Ở Đậu Hà lan, tính trạng màu hoa do một gen qui định và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn. Cho giao phấn hoa đỏ với nhau thu được F1 75% hoa đỏ và 25% hoa trắng. 
HS xác định:
Đề bài chưa cho tính trạng trội, tính trạng lặn và chưa qui ước gen
P: hoa đỏ x hoa đỏ 
 - F1 : 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng
Giải:
Cách giải giống bài dạng 2. Chỉ khác đề bài cho tỉ lệ phần trăm.
P: hoa đỏ x hoa đỏ 
 - F1 : 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng à 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
à hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn. 
* Qui ước gen: 
Gen B: hoa đỏ 
Gen b: hoa trắng
 F1 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
 à P: hoa đỏ x hoa đỏ à P : Bb x Bb
* Sơ đồ lai
 P Hoa đỏ x Hoa đỏ
 Bb Bb
 G: B , b B , b
 F1: BB: Bb Bb : bb
	Kiểu gen: 25% BB : 50% Bb : 25% bb
	Kiểu hình: 75% hoa đỏ : 25% hoa trắng.
* Kiểm tra đánh giá:
Do đặc thù môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm nên việc kiểm tra đánh giá không dừng lại ở mức độ tái hiện các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động, sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến về thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề của đời sống gia đình và cộng đồng.
Kiểm tra là một biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của HS, kiểm tra có thể bằng nhiều hình thức: kiểm tra nói, viết, nhưng không thể thiếu kiểm tra thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
a. Kiểm tra đầu giờ: 
Tôi thường kiểm tra ở 3 dạng. Tái hiện kiến thức cũ, trắc nghiệm khách quan, câu hỏi vận dụng. Câu hỏi được viết trên bảng phụ, gọi một lần 4 em lên bảng cùng làm. Khi các em làm xong gọi một số em khác nhận xét, đánh giá. Cuối cùng GV kiểm tra vở bài tập kết hợp cho điểm.
Như vậy trong thời gian ngắn GV có thể kiểm tra được 4 em/lần nên kiểm tra nhiều hơn với cách làm này GV có thể nhân đôi số lần kiểm tra của các em, làm cho các em không có tính ỉ lại trả bài rồi thì không trả bài nữa, không học bài.
b. Kiểm tra 1 tiết, thi học kì:
Trước kiểm tra 1 tiết, thi học kì thường là tiết ôn tập, thường GV sẽ hệ thống hóa kiến thức. Như vậy đối với các em học sinh khá giỏi các em có ý thức soạn ra đề cương để học. Còn các em khác thì sao? Không học bài hoặc học vài bài, nên kết quả kiểm tra rất thấp.
Do vậy trước khi ôn tập tôi soạn khoảng 15 câu hỏi và các dạng bài 
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa đỏ thuần chủng
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa đỏ 
Hoa đỏ x Hoa đỏ 
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa trắng thuần chủng
Hoa đỏ x Hoa trắng
Hoa trắng x Hoa trắng 
Để cho các em về nhà tự soạn câu đáp án. Đến giờ ôn tập tôi tổ chức thi đua giữa các tổ nội dung trong đề cương. Ban giám khảo là giáo viên, thư kí là lớp phó học tập
Hình thức:
- Chia lớp làm 4 nhóm (4 tổ)
- Mỗi em tự ghi số thứ tự của mình vào tờ giấy nhỏ, gom các số thứ tự để riêng cho từng tổ.
- GV sẽ bóc thăm câu hỏi kèm bóc số thứ tự của từng tổ
- Lượt thứ nhất cho tổ 1: GV bóc thăm câu hỏi, số thứ tự, người mang số thứ tự đó sẽ trả lời câu hỏi nếu trả lời đúng sẽ cộng 3 điểm cho tổ, trả lời sai sẽ bóc tiếp số thứ tự tiếp theo nếu tiếp tục sai sẽ bị trừ 3 điểm và cho quyền trợ giúp trong tổ, nếu không ai trợ giúp sẽ trừ tổng cộng là 5 điểm. Cho tổ khác trả lời, tổ khác trả lời đúng sẽ cộng 3 điểm.
- Lượt thứ hai cho tổ 2: cứ như thế tiếp tục xoay quanh các tổ cho hết các câu hỏi.
Thư kí tổng kết lại nếu tổ nào có tổng số điểm cao nhất, nhì sẽ nhận được một phần quà, còn tổ nào xếp thức 3, 4 sẽ bị phạt. (Riêng những em không trả lời được sẽ chép đáp án lại mỗi câu 5 lần)
Áp dụng hình thức này tôi thấy có hiệu quả, tạo không khí sôi nổi hứng thú trong học tập vì hầu như tất cả các em đều phải ít nhất một lần đứng lên trả lời vì vậy các em sẽ cố gắng hơn. Trong quá trình bạn trả lời các em luôn theo dõi để có thể góp ý để được cộng thêm điểm từ đó sẽ rèn luyện thêm cho các em kĩ năng trả lời câu hỏi, cách làm bài viết dần dần nhóm đối tượng yếu sẽ có chuyển biến tốt.
Cho HS tự hệ thống lại kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy. Đa số HS đều tham gia tích cực và hoàn thành tốt.
* Vận dụng kiến thức vào thực tiễn:
Hướng dẫn học sinh trồng cây lấy bóng mát, cây, hoa làm cảnh. Ngoài ra Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh còn phát động phong trào măng non, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh thì thực hiện công trình Thanh niên nghĩa là trồng cây xanh, từ những phong trào này giáo viên hướng dẫn học sinh cách trồng, quan sát theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây, cách chăm sóc cây, tiến hành thụ phấn cho cây xem kết quả như thế nào và tự mình tìm ra kết quả tính trạng nào là trội, lặn tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức sinh học vào thực tiễn như cách làm đất tơi xốp, bón phân, gieo hạt, trồng cây tạo bóng mát, trang trí cây xanh ở góc học tập, ở lớp, trồng bồn hoa trước lớp, chăm sóc cây trồng . so sánh với những kiến thức học sinh đã được học trên lớp từ đó tìm ra những cái mới trong thực tế.
* Tích hợp các nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường:
Sinh học là một môn học có nhiều khả năng tích hợp các nội giáo dục à HS có ý thức bảo vệ thực vật và phát triển cây xanh ở địa phương, trồng cây gây rừng,)
* Tích hợp giáo dục hướng nghiệp: Toàn bộ chương trình sinh 9 cung cấp những kiến trong lĩnh vực quan trọng của sinh học: di truyền và biến dị, mội trường và các nhân tố sinh thái. Đây là những lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt tới nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. Lớp 9 cũng là thời điểm HS nghiên cứu các hoạt động GDHN theo các chủ đề. Nên giáo dục các em có ý chí phấn đấu phát triền ngành nông nghiệp và phát triển các công nghệ sinh, công nghệ y học – dược, công nghệ gen, công nghệ tế bào. Đây là những ngành nghề mũi nhọn và có nhiều triển vọng trong tương lai.
Trong chương này GV phải hướng cho HS thấy được: 
Về kiến thức: Làm quen và tìm hiểu một số ngành nghề liên quan, giới thiệu Menđen nhà khoa học vĩ đại người đạt nền móng cho Di truyền học
Kĩ năng: Kĩ năng lao động nghề nghiệp, liên hệ tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất
Thái độ: Niềm say mê tìm tòi khám phá, trân trọng những thành tựu đạt được trong lĩnh vực sinh học. Có thái độ, nhận thức đúng đắn về quan niệm công việc, nghề nghiệp liên quan tới môn Sinh học.
Hệ thống hóa các dạng bài tập từ đơn giản đến phức tạp, phân biệt các dạng bài với nhau, tìm điểm giống và khác nhau giữa các dạng bài. Để khi HS gặp phải dạng bài khác nhau có thể ứng dụng được. 
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng.
Sau khi áp dụng phương pháp trên tôi thấy kết quả dạy học đều có sự chuyển biến rõ rệt. GV giảng dạy nhiệt tình, năng động hơn, HS tiếp thu bài hiệu quả hơn. Các em dành nhiều thời gian hơn cho việc học môn Sinh học. Do vậy, kết quả học tập chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ giải toán lai một cặp tính trạng giờ không còn khó khăn đó với các em nữa, kết quả cho thấy qua bài thi học kỳ I mà có vận dụng giải toán một cặp tính trạng là các em giải được 100%
Khối 9
Tổng số học sinh
Giải bài tốt
Giải bài chưa tốt 
SL
%
SL
%
81
81
100
00
00
	Từ đó cho thấy rằng: Các em đã nắm vững cách biện luận để tìm kiểu gen, kiểu hình của các thế hệ lai.
Đã nhận dạng được bài tập.
Kỹ năng làm bài tập của học sinh có sự chuyển biến rất tốt..
Học sinh không còn tiếp thu bài một cách thụ động mà tham gia chủ động tích cực vào quá trình nhận thức và giải bài tập được tự tin hơn và tiết học trở nên sinh động hơn.
 	 Qua đó cho thấy có sự chuyển biến rõ khi các em đã nắm vững cách giải bài tập đối với trường hợp lai một cặp tính trạng của Menđen.
III- KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp:
	Để nâng cao chất lượng dạy và học thì phải áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động trái với không hoạt động, thụ động. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.
Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên thói quen học tập thụ động của HS cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Mặc khác, củng có trường hợp HS mong muốn được học theo phương pháp dạy học tích cực nhưng GV chưa đáp ứng được. Do vậy, GV cần phải bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho HS. Trong đổi mới phương pháp cần có sự hợp tác của thầy và trò; sự phối hợp giữa hoạt động dạy với hoạt động học mới có kết quả.
Bên cạnh đó GV phải biết vận dụng lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung, đối tượng HS. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, ngành giáo dục đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy rất thành công, thu hút được sự chú ý của nhiều đối tượng HS. Đặc thù của môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đòi hỏi có nhiều hình ảnh thay thế cho những mẫu vật mà HS không thể chuẩn bị đầy đủ và chu đáo.
GV phải biết lựa chọn các dạng bài tập từ đơn giản đến nâng cao. Và thường xuyên cho HS làm bài sau mỗi bài học để rèn cách: Qui ước gen, xác định kiểu gen, viết 6 dạng sơ đồ cơ bản sau:
 	P1: AA x AA, P2: AA x Aa, P3: AA x aa,
 	P4: Aa x Aa P5: Aa x aa P6: aa x aa
Tập xác định kiểu gen của P trong các trường hợp sau:
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa đỏ thuần chủng
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa đỏ 
Hoa đỏ x Hoa đỏ 
Hoa đỏ thuần chủng x Hoa trắng thuần chủng
Hoa đỏ x Hoa trắng
Hoa trắng x Hoa trắng 
 Trước khi giải bài toán chưa biết thuận hay nghịch các em cần xác định
 + Đề bài đã cho tính trạng trội hay tính trạng lặn chưa? (cách xác định dạng toán thuận và nghịch)
 + Tính trạng nào trội, tính trạng nào là lặn? à quy ước gen
 + Đề bài có cho thuần chủng hay không?
 . Nếu thuần chủng (Thể đồng hợp có kiểu gen: AA, BB, aa, bb,...)
 . Nếu không thuần chủng (Thể dị hợp có kiểu gen: Aa, Bb,...)
 + P: ? x ? à P x P 
 + F1: ?
 + Lập sơ đồ lai
Những biện pháp trình bài trên giúp nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS làm bài dễ dàng hơn, nó không phức tạp nhưng cũng không đơn giản đòi hỏi GV phải kiên trì, lòng nhiệt huyết thì mới có kết quả và các em sẽ nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn đối với thực tiễn cuộc sống, có thái độ đúng đắn hơn trong học tập bộ môn.
2. Phạm vị đối tượng áp dụng
Phạm vị đề tài: Đề tài này có thể cho các trường trung học cơ sở ở các tỉnh, về giảng dạy bộ môn sinh học. Đặc biệt đối với học sinh thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 9 trường THCS Thạnh Phước.
3. Đề xuất, kiến nghị 
* Đối với giáo viên:
 - Phải không ngừng học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.
 - Mỗi GV phải tích cực hơn, tự giác hơn để thực hiện xem đây là việc làm thường xuyên để nâng cao chất lượng dạy và học.
 - Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy Sinh học
 - Soạn giảng giáo án mới đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục
* Đối với học sinh: 
 - Phải có phương pháp học ở lớp và học ở nhà.
 - Chủ động học học tập tìm tòi kiến thức từ sách, báo, truyền hình, thông tin đại chúng, truy cập mạng, 
 - Tập làm quen với cách học, tự chủ động làm quen với công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao 
 Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy bộ môn Sinh học với vấn đề “ Một số phương pháp giải một số bài tập toán lai một cặp tính trạng của MenĐen.”. Qua những vấn đề đã trình bày, đương nhiên không tránh khỏi những thiếu sót. Bằng những hiểu biết của bản thân, tôi chỉ góp một phần rất nhỏ trong việc giảng dạy môn Sinh học. Vì vậy rất mong sự đóng góp của hội đồng khoa học ngành Giáo Dục và các anh chị đồng nghiệp, nhằm hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn ! 
MỤC LỤC
› & š
I- ĐẶT VẤN ĐỀ	Trang 1
1. Lý do chọn đề tài 	Trang 1
2. Mục đích đề tài	Trang 2
3. Lịch sử đề tài	 Trang 2
4. Phạm vi, đối tượng áp dụng	Trang 2
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 	Trang 3 
 1. Thực trạng đề tài	 Trang 3 - 5 
2. Nội dung công việc cần giải quyết	Trang 5 - 6
3. Giải pháp thực hiện	 	Trang 6 - 21
4. Kết quả đạt được 	Trang 21
III- KẾT LUẬN	Trang 22 
1. Tóm lược giải pháp	 	Trang 22-23
 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng 	Trang 23
 3. Đề xuất – kiến nghị 	Trang 23

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giai_mot_so_bai_tap.doc
  • docBIA MAU.doc
Sáng Kiến Liên Quan