Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải bài tập peptit

1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, trong các đề thi đại học, cao đẳng luôn có những bài tập khó để học sinh “chinh phục” nhằm lấy điểm cao. Một trong các dạng bài tập quan trọng đó là dạng bài tập vận dụng cao về peptit. Nếu học sinh chỉ có kiến thức đơn thuần về cấu tạo, nắm một vài tính chất hóa học của peptit thì rất khó khăn tìm ra hướng giải loại bài tập này. Khi giải loại bài tập này yêu cầu học sinh phải có tư duy cao và vận dụng các kĩ năng về các phương pháp giải mới đưa ra được hướng giải quyết. Bài tập peptit là loại toán lạ và khó, yêu cầu đặt ra là học sinh phải nắm chắc bản chất của peptit để có khả năng biến đổi linh hoạt.

Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số phương pháp giải bài tập peptit”, với hi vọng mang lại cho các em học sinh 12 một số kinh nghiệm trong việc giải bài tập loại này được tốt hơn.

2. Mục đích nghiên cứu

Tìm ra phương pháp giải các dạng bài tập peptit được nhanh hơn, dễ hiểu hơn, đem lại kết quả cao nhất trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm.

3. Đối tượng nghiên cứu

Học sinh khối 12

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu bản chất của peptit: cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của peptit.

Khảo sát học sinh để phân loại các đối tượng sao cho phù hợp với mỗi mức độ của bài tập đưa ra.

Xây dựng phương pháp giải cụ thể cho từng dạng bài tập peptit.

5. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9/2017 đến 12/2018: Trong thời gian này vừa nghiên cứu, vừa áp dụng và áp dụng đại trà trong năm học 2018-2019.

 

doc22 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giải bài tập peptit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đề xuất
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 12 nhiều năm. Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy tôi nhận thấy sự tự tin khi giải các câu bài tập khó về peptit của học sinh tăng lên rõ rệt, các em tự tin hơn khi giải các dạng bài tập này và các em rất hứng thú trong quá trình làm bài tập. Trên đây là kinh nghiệm cá nhân tôi muốn trao đổi với các thầy cô cùng giảng dạy bộ môn Hóa học, rất mong được góp ý, bổ sung để cho bản sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn, đem lại lợi ích cho học sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Vĩnh Linh, ngày 16 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Nguyễn Vũ Trường
PHỤ LỤC
1. Bài tập tương tự: Dạng xác định peptit
Câu 1: Thuỷ phân hết 0,05 mol hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X (CxHyOzN3) và Y (CnHmO6Nt), thu được hỗn hợp gồm 0,07 mol glyxin và 0,12 mol alanin. Mặt khác, thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol Y trong dung dịch HCl, thu được m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 59,95.	B. 63,50.	C. 47,40.	D. 43,50.
X là tripeptit và Y là pentapeptit.
Hỗn hợp E → 
→ Chọn a = 1 và b = 2 → Y là Gly2Ala3.
Cho Y + HCl : Gly2Ala3 + 4H2O + 5HCl → 2HCl.Glyxin + 3HCl.Alanin.
 0,1 → 0,2 0,3 mol.
→ Khối lượng muối m = 0,2(36,5 + 75) + 0,3(36,5 + 89) = 59,95 gam.
Hoặc m = 0,1(75.2 + 89.3 + 36,5.5) = 59,95 gam. 
Câu 2: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là:
	A. 396,6. 	B. 409,2. 	C. 340,8. D. 399,4. 
X, Y có số liên kết peptit ≥ 4 → từ pentapeptit (có 6 O) trở lên, kết hợp với tổng số O trong X, Y là 13 nên:
→ Hỗn hợp T gồm + 3,8 mol NaOH → 
→ hệ 
X là GlyaAla6-a: 0,3 mol và Y là GlybAla5-b: 0,4 mol.
→ Khi đốt X, hoặc Y cho cùng mol CO2 → 0,3[2a + 3(6 – a)] = 0,4[2b + 3(5 – b)].
→ a = 2 và b = 3 là phù hợp.
→ Khối lượng hỗn hợp muối = 97(2.0,3 + 3.0,4) + 111(4.0,3 + 2.0,4) = 396,6 gam.
2. Bài tập tương tự: phương pháp trùng ngưng 
Câu 1: Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3:4. Thủy phân hoàn toàn m gam A thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 21,75 gam Glyxin và 16,02 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 17. Giá trị của m là:
	A. 30,93. 	B. 30,57. 	C. 30,21. D. 31,29. 
2X + 3Y + 4Z → (Gly29Ala18)k + 8H2O → Số gốc amino axit = 47k gốc.
 0,01 0,08 mol.
→ 2.17 + (1 + 2.1) + 9 ≤ 47k ≤ 2.17 + (2 + 2.7) + 9 → Chọn k = 1.
→ Khối lượng peptit = 0,01(75.29 + 89.18 – 46.18) + 0,08.18 = 30,93 gam.
Câu 2: Đun nóng m gam hỗn hợp E chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1:4:2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), cô cạn dug dịch sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối natri của glyxin và valin. Biết tổng số liên kết peptit trong E bằng 16. Giá trị m là 
A. 30,63 gam 	B. 36,03 gam C. 32,12 gam 	D. 31,53 gam.
- Hỗn hợp muối 
→Tỉ lệ mol Gly : Val = 34 : 11.
Ta có: X + 4Y + 2Z → H-(Gly34Val11)k-OH + 6H2O. → Số gốc amino axit = 45k gốc.
 0,01 → 0,06 mol.
Số gốc amino axit trong E là A = a + 4b + 2c + 7 = 16 + 7 + 3b + c.
Amin = 23 + 3.1 + 1 = 27 khi b = c = 1 và a = 14.
Amax = 23 + 3.14 + 1 = 66 khi a = c = 1 và b = 14.
→ 27 ≤ 45k ≤ 66 → k = 1.
→ Khối lượng hỗn hợp peptit E = 0,01(34.57 + 11.99 + 18) + 0,06.18 = 31,53 gam.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y (được trộn theo tỉ lệ mol 4:1) thu được 30 gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m có thể là:
	A. 145 	B. 146,8 	C. 151,6 D. 148.
Gly = 0,4 mol, Ala = 0,8 mol, Val = 0,6 mol → Tỉ lệ Gly : Ala : Val = 2 : 4 : 3.
4X + Y → H–(Gly2Ala4Val3)k–OH + 4H2O → Số gốc amino axit = 9k gốc.
 0,2/k → 0,8/k mol.
Gọi số liên kết peptit trong X, Y là x và y → x + y = 7.
→ Số mắt xích amino axit của: X = x + 1 và Y = y + 1.
→ Số mắt xích trong A = 4(x + 1) + y + 1 = 12 + 3x → Min = 15 (khi x = 1) và Max = 30 (khi x = 6).
→ 1,67 ≤ k ≤ 3,34.
Nếu k = 2 → khối lượng peptit = 0,1[(57.2 + 71.4 + 99.3).2 + 18] + 0,4.18 = 148 gam.
Nếu k = 3 → Khối lượng peptit = [(57.2 + 71.4 + 99.3).3 + 18] + = 145 gam.
Câu 4: Hỗn hợp M gồm peptit X, peptit Y và peptit Z chúng cấu tạo từ cùng một dạng α–amino axit và có tổng số nhóm –CONH– trong ba phân tử là 11. Với tỉ lệ nX:nY:nZ = 4:6:9, thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 72 gam glyxin; 56,96 gam alanin và 252,72 gam Valin. Giá trị của m và loại peptit Z là 
A. 283,76 và hexapeptit	B. 283,76 và tetrapeptit 	
C. 327,68 và tetrapeptit 	D. 327,68 và hexapeptit.
3. Bài tập tương tự: Phương pháp đồng đẳng hóa 
Câu 1: Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a:b gần nhất với:
	A. 0,73. B. 0,81. C. 0,756. D. 0,962. 
Câu 2: Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M, thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,0.	B. 6,5.	C. 7,0. D. 7,5
Quy đổi M thành 
BTNT Na → x = 2.0,0375 = 0,075 mol.
Khối lượng bình tăng → 44(2x + y – 0,0375) + 18(2x + y) = 13,23 → y = 0,09 mol.
Đốt cháy M 
→ Khối lượng peptit = 57.0,075 + 14.0,09 + 18.0,025 = 5,985 gam.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở. Thủy phân hoàn toàn 0,05 mol X có khối lượng là 24,97 gam trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thì có 0,3 mol NaOH phản ứng. Sau phản ứng thu được m gam hỗn hợp Y gồm các muối của glyxin, alanin và axit glutamic, trong đó muối của axit glutamic chiếm 1/9 tổng số mol các muối trong Y. Giá trị của m là
	A. 34,85.    	B. 35,53.      C. 38,24.    D. 35,25.
Hỗn hợp X 
X + NaOH → muối + H2O.
BTKL → Khối lượng hỗn hợp muối = 24,97 + 40.0,3 – 18(0,05 + 0,03) = 35,53 gam.
Câu 4: Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thủy phân hoàn toàn X cũng như Y đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn E chứa X và Y có tỉ lệ mol tương ứng 1:3 cần dùng 22,176 lít oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 2,464 lít (đktc). Khối lượng X đem dùng gần nhất với giá trị: 
	A. 3,23 gam 	B. 3,28 gam 	C. 4,24 gam 	D. 14,48 gam.
Hỗn hợp X, Y 
→ → X = 0,01 mol và Y = 0,03 mol.
Mol Val = y/3 = 0,11 mol → mol gly = 0,22 – 0,11 = 0,11 mol.
Gọi số gly trong X, Y là a và b. Vì mol Gly = mol Val nên trong X và trong Y có số Gly = số Val.
→ 0,01a + 0,03b = 0,11 → chỉ có a = 2 và b = 3 là phù hợp.
→ X: Gly2Val2 và Y: Gly3Val3.
→ Khối lượng X = 0,01(75.2 + 117.2 – 3.18) = 3,3 gam.
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn m gam một hỗn hợp A gồm 3 chuỗi oligopeptit có số liên kết lần lượt là 9, 3, 4 bằng dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp Y gồm muối Natri của Gly (a gam) và Ala (b gam). Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 40,27 gam hỗn hợp A trên cần dùng vừa đủ 34,44 lít O2 (đktc), đồng thời thu được hỗn hợp khí và hơi với Tỉ lệ a : b gần nhất với:
	A. 6 	B. 5 C. 7 D. 8
Câu 6: (ĐH Vinh lần III 2015) Hỗn hợp X gồm peptit A mạch hở có công thức CxHyN5O6 và hợp chất B có CTPT là C4H9NO2. Lấy 0,09 mol X tác dụng vừa đủ với 0,21 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch ancol etylic và a mol muối của glyxin b mol muối của alanin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 41,325 gam hỗn hợp X bằng lượng Oxi vừa đủ thu được N2 và 96,975 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Tỉ lệ a : b gần nhất với? 
 	A. 6,10 	B. 0,76 C.1,33 D. 2,60.
Hỗn hợp X 
Quy đổi X 
→ 
→ Mol Gly = a = 0,21 – 0,09 = 0,12 mol.
→ Tỉ lệ a : b = 4/3.
Câu 7: ĐHVinh lần 4-2015 Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp M gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, rồi cô cạn cẩn thận thì thu được (m + 11,42) gam hỗn hợp muối khan của Val và Ala. Đốt cháy hoàn toàn muối sinh ra bằng một lượng oxi vừa đủ thu được K2CO3; 2,464 lít N2 (đktc) và 50,96 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M có thể là: 	A. 55,24% 	B. 54,54% C. 45,98% D. 64,59%.
Câu 8: Hỗn hợp A gồm Ala–Val (X), pentapeptit mạch hở Y, hexapeptit mạch hở Z trong đó số mol Ala–Val bằng tổng số mol Y và Z. Để tác dụng vừa đủ với 0,24 mol hỗn hợp A cần 445 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,75M và KOH 1,25M thu được dung dịch chỉ chứa các muối của alanin và valin. Đốt 123,525 gam hỗn hợp A thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 341,355 gam. Phần trăm khối lượng Y trong hỗn hợp A là:
	A. 39,24% 	B. 38,85% C. 40,18% 	D. 37,36%.
4. Bài tập tương tự: Dạng quy đổi hỗn hợp peptit về amino axit hoặc gốc và H2O 
Câu 1: Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở T1, T2 (T1 ít hơn T2 một liên kết peptit, đều được tạo thành từ X, Y là hai amino axit có dạng H2N–CnH2n–COOH; MX < MY) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 0,42 mol muối của X và 0,14 mol muối của Y. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam T cần vừa đủ 0,63 mol O2. Phân tử khối của T1 là:
A. 402.	B. 387.	C. 359. D. 303.
Hỗn hợp T 
Đốt cháy T, ta có: 
→ 4,6116n + 1,5372m = 10,7604 → Chọn n = 1 và m = 4 là phù hợp → X là Gly và Y là Val.
Số N trung bình = → penta và hexapeptit (vì hơn kém nhau 1 liên kết peptit).
→ T1 : GlyaVal5-a : x mol ; T2 : GlybVal6-b: 0,1 - x mol.
→ 
→ T1 là Gly3Val2, phân tử khối của T1 = 387.
Câu 2: Hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở và được tạo bởi alanin và glyxin; X và Y là đồng phân; MY < MZ; trong E có mO : mN = 52 : 35. Đun nóng hết 0,3 mol E trong dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 120 gam rắn khan T. Đốt cháy hết T thu được 71,76 gam K2CO3. Biết tổng số nguyên tử oxi trong 3 peptit bằng 17. Tổng số nguyên tử có trong phân tử Z là:
	A. 62 	B. 68 	C. 71 D. 65
mO : mN = 52 : 35 → nO : nN = 3,25 : 2,5.
 Hỗn hợp E 
→ nO : nN = 3,25 : 2,5 → z = 0,04 mol.
Khối lượng T = 113.1 + 14y + 56.0,04 = 120 → y = 0,34 = mol Ala → mol Gly = 1 – 0,34 = 0,66 mol.
Tổng số O trong E = 17 → Tổng số N trong E = 14 = số gốc amino axit.
Số N trung bình trong E = 1/0,3 = 3,33 → có đipeptit hoặc tripeptit.
Trường hợp 1: X, Y là đipeptit → là GlyAla và AlaGly có tổng mol là m mol, Z = GlyaAla10-a = n mol.
→ loại.
Trường hợp 2: X, Y là tripeptit → là Gly2Ala có tổng mol là m mol, Z = GlyaAla8-a = n mol.
→ → Z là Gly5Ala3.
→ Tổng số nguyên tử trong Z = H2O(C2H3ON)5(C3H5ON)3 = 68.
Chú ý: ME = (57.1 + 14.0,34 + 18.0,3)/0,3 = 223,87 → X, Y không thể là GlyAla2.
5. Bài tập tương tự: Dạng peptit-este 
Câu 1: Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở (có số nguyên tử cacbon trong phân tử tương ứng là 5, 7, 11); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 268,32 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 7,17 mol O2. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol etylic và hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly, Ala, Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, thu được Na2CO3, N2, 2,58 mol CO2 và 2,8 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
	A. 18,90%.	B. 2,17%. 	C. 1,30%. D. 3,26%.
Hỗn hợp E 
Hỗn hợp 
→ 
Gọi số cacbon trung bình của peptit là n, Este là CmH2mO2.
→ mol Ctrong E = 0,1n + 1,2m = 2.0,44 + 4,92
→ Chỉ có n = 10 và m = 4 là phù hợp (vì 5 < n < 11 và m ≥ 3).
Số N trung bình = 0,44/0,1 = 4,4 → Z phải là Gly4Ala: a mol (vì có peptit ≥ 5N, số C max = 11).
→ X là GlyAla: b mol.
→ Y là Gly-Val: c mol (Vì muối gồm Gly, Ala, Val → loại Gly2Ala).
→ % khối lượng của Y trong E = = 1,3%.
Câu 2: Cho X, Y, Z là ba peptit mạch hở (phân tử có số nguyên tử cacbon tương ứng là 8, 9, 11; Z có nhiều hơn Y một liên kết peptit); T là este no, đơn chức, mạch hở. Chia 179,4 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được a mol CO2 và (a – 0,09) mol H2O. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol metylic và 109,14 gam hỗn hợp G (gồm bốn muối của Gly, Ala, Val và axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn G, cần vừa đủ 2,75 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
	A. 8,70%. 	B. 4,19%. C. 14,14%. 	D. 10,60%.
Hỗn hợp E 
Hỗn hợp 
→ 
Gọi số cacbon trung bình của peptit là n, Este là CmH2mO2.
→ mol Ctrong E = 0,08n + 0,91m = 2.0,34 + 2,84
→ Chỉ có n = 9,875 và m = 3 là phù hợp (vì 8 < n < 11 và m ≥ 2).
Số N trung bình = 0,34/0,08 = 4,25 → Z phải là Gly4Ala: a mol (vì có peptit ≥ 5N, số C max = 11).
→ Y là Gly3Ala: b mol (Vì Y ít hơn Z 1 liên kết peptit → loại Gly2Val).
→ X là Ala-Val: c mol (Vì muối gồm Gly, Ala, Val → loại Gly4; GlyAla2).
→ % khối lượng của Y trong E = = 8,9%.
Câu 3: Hỗn hợp E gồm một este X (CnH2nO2) và hai peptit Y, Z đều mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon được tạo bởi từ các α-amino axit có dạng H2N-CmH2m-COOH. Đốt cháy hoàn toàn 97,19 gam E cần dùng 3,4375 mol O2, thu được N2, H2O và 3,27 mol CO2. Mặt khác đun nóng 97,19 gam E với 800 ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ), thu được ancol và hỗn hợp muối T. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong hỗn hợp T là
	A. 7,8%.        	B. 18,6%.        	C. 6,2%.         D. 2,7%.
Câu 4: Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n-12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T có cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất là:
A. 37,76 gam.         	B. 41,9 gam.         C. 43,8 gam.            D. 49,5 gam.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm đipeptit C5H10N2O3, este đa chức C4H6O4, este C5H11O2N. Cho X tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp khí Z (chứa các hợp chất hữu cơ). Cho Z thu được tác dụng với Na dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được 1,76 gam CO2. Còn oxi hóa Z bằng CuO dư đun nóng, sản phẩm thu được cho vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thấy tạo thành 10,8 gam Ag. Giá trị của m là
	A. 6,99.        	B. 7,67.        	C. 7,17.         D. 7,45.
Câu 6: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ Gly, Ala, Val. T là este mạch hở, được tạo từ một axit cacboxylic và một ancol. Thủy phân hoàn toàn 21,7 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng 0,3 lít dung dịch KOH 1M, thu được 1,86 gam etylen glicol và hỗn hợp muối M. Đốt cháy hoàn toàn M cần dùng 0,84 mol O2, thu được N2, K2CO3, H2O và 25,96 gam CO2. Biết số nguyên tử cacbon của X, Y, Z là ba số tự nhiên liên tiếp. Hiệu khối lượng của X và T trong 21,7 gam E là
A. 1,78 gam.     	B. 2,20 gam.     C. 1,66 gam.     	D. 3,78 gam.
Câu 7: X là este mạch hở, trong phân tử không quá 3 liên kết π; Y là α-amino axit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E chứa X và Y, thu được 0,82 mol hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 6,75 gam. Công thức phân tử của Y là.
	A. C2H5O2N.       	B. C3H7O2N.        C. C4H9O2N.      	D. C5H11O2N
Câu 8: Hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và este của a-amino axit. Đun nóng 0,4 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được ancol Y có số mol là 0,25 và hỗn hợp Z gồm 3 muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy toàn bộ Z với O2 vừa đủ thu được CO2, N2, 27,9 gam H2O và 31,8 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong hỗn hợp Z là
	A. 26,4%         	B. 8,8%          C. 13,2%          D. 17,6%
Câu 9: Hỗn hợp X chứa hai este đều no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp Y chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 1,27 mol O2, thu được CO2, N2 và 19,08 gam H2O. Mặt khác, đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 0,2 mol hỗn hợp Z gồm hai ancol có tỉ khối so với He bằng 12,9 và hỗn hợp T chứa ba muối. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong T là
	A. 10,47%         	B. 11,64%         	C. 15,70%         	D. 17,46%
Câu 10: Cho X, Y là hai peptit được cấu tạo bởi hai loại  α-amino axit (hơn kém nhau một liên kết peptit: MX < MY), Z là este no hai chức mạch hở. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 42,42 gam hỗn hợp ba muối của glyxin, valin và axit malonic (HOOC-CH2-COOH) cùng 3,68 gam ancol T. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần 31,024 lít O2 (đktc) thu được Na2CO3, N2, 61,06 gam hỗn hợp CO2, H2O. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 21,6 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X có trong E gần nhất:
	A. 34.           	B. 35.          	C. 33.          D. 37.
6. Bài tập tổng hợp peptit
Câu 1: Thuỷ phân m gam hỗn hợp 3 peptit X, Y, Z mạch hở có tỉ lệ mol 1 : 2 : 3 bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp gồm 18,43 gam muối của Glyxin và 7,77 gam muối của Alanin. Biết tổng số liên kết peptit trong X, Y, Z là 9. Giá trị của m là:
A. 16,88 gam.	B. 15,98 gam.	C. 20,48 gam. D. 21,38 gam.
Câu 2: Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở và este Y (được tạo ra giữa axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và ancol metylic). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặt khác, thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối gồm 3 chất (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hơn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly : Ala trong X là: 
	A. 3 : 1. 	B. 2 : 1. 	C. 3 : 2. 	D. 4 : 3.
Câu 3: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α-amino axit đều có công thức dạng H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X thu được 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là 
A. 9 và 51,95. B. 9 và 33,75. C. 10 và 33,75. D. 10 và 27,75. 
Câu 4: X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ glyxin, alanin, valin, trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp E chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6 : 2 : 1. Đốt cháy hết 56,56 gam E trong oxi vừa đủ, thu được Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56 gam E trong 400ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ), thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn lượng Z trên trong dung dịch KOH, thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b gần nhất với: 
	A. 0,87.	B. 0,73.	C. 0,70.	D. 0,89.
Câu 5: Trộn a gam hỗn hợp A gồm 3 amino axit X, Y, Z chứa chỉ 1 nhóm NH2 trong phân tử với b gam axit glutamic thu được hỗn hợp B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được hỗn hợp khí và hơi C. Cho C lội từ từ qua dung dịch Ba(OH)2, thấy khối lượng dung dịch giảm so với ban đầu, và lượng khí thoát ra có V = 7,84 lít (đktc). Mặt khác, khi cho B tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được (a + b + 34,2) gam muối khan. Tiến hành phản ứng trùng ngưng với a gam hỗn hợp A nói trên ở điều kiện thích hợp, thu được hỗn hợp D chỉ gồm các peptit. Đốt cháy hoàn toàn D cần dùng vừa đúng 49,84 lít O2 (đktc). Biết Y và Z là đồng phân cấu tạo của nhau, và cùng thuộc dãy đồng đẳng của glyxin, MX < MY. Giá trị lớn nhất của a gần nhất với? 
A. 40 gam. B. 48 gam. C. 55 gam. 	 D. 60 gam.

File đính kèm:

  • docHoa_Truong_THPTVinhLinh_56c0a1e805.doc
Sáng Kiến Liên Quan