Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Toán dạng “Tìm thành phần chưa biết ở Lớp 3”

I. NỘI DUNG:

a. Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu phải giải quyết và nâng cao hiệu quả trong công tác; ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến của bản thân:

Trong năm học 2015 – 2016, được sự phân công của Hiệu trưởng, tôi giảng dạy lớp 3B, trường Tiểu học Phú Ân.

Qua các tiết ôn tập và qua khảo sát chất lượng đầu năm học tôi thấy học sinh lớp tôi còn chưa làm đúng các bài tập dạng “Tìm thành phần chưa biết của phép tính”. Thông qua việc chấm và chữa bài, tôi phát hiện học sinh làm chưa đúng các bài tập dạng này do các nguyên nhân như sau:

- Các em không xác định đúng tên các thành phần trong phép tính.

- Các em không thuộc các quy tắc tìm các thành phần đó.

- Các em tính sai kết quả phép tính.

Vì vậy tôi đề ra sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi “Một số phương pháp giúp học sinh làm đúng các bài tập dạng toán: Tìm thành phần chưa biết" ở lớp 3.

b. Mục tiêu dự kiến cần đạt được:

Giúp học sinh làm đúng, chính xác các bài tập dạng “Tìm thành phần chưa biết của phép tính”.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 2364 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy Toán dạng “Tìm thành phần chưa biết ở Lớp 3”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN GIUỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ ÂN
 @ & ?
 Người thực hiện: Phạm Thị Phương Dung
 Đơn vị: Trường Tiểu học Phú Ân
 Năm học: 2015 - 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	Phước Lý, ngày 7 tháng 4 năm 2016
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TOÁN DẠNG “TÌM THÀNH PHẦN CHƯA BIẾT Ở LỚP 3”
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
Ông (bà): Phạm Thị Phương Dung
Năm sinh: 26/08/1973
Nơi thường trú: ấp Long Giêng, xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Chức vụ đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn khối 3 – 4 trường Tiểu học Phú Ân
Nhiệm vụ được phân công: dạy lớp 3B + Tổ trưởng chuyên môn khối 3-4.
NỘI DUNG:
Thực trạng công tác đặt ra yêu cầu phải giải quyết và nâng cao hiệu quả trong công tác; ý tưởng và quá trình hình thành sáng kiến của bản thân:
Trong năm học 2015 – 2016, được sự phân công của Hiệu trưởng, tôi giảng dạy lớp 3B, trường Tiểu học Phú Ân.
Qua các tiết ôn tập và qua khảo sát chất lượng đầu năm học tôi thấy học sinh lớp tôi còn chưa làm đúng các bài tập dạng “Tìm thành phần chưa biết của phép tính”. Thông qua việc chấm và chữa bài, tôi phát hiện học sinh làm chưa đúng các bài tập dạng này do các nguyên nhân như sau:
Các em không xác định đúng tên các thành phần trong phép tính.
Các em không thuộc các quy tắc tìm các thành phần đó.
Các em tính sai kết quả phép tính. 
Vì vậy tôi đề ra sáng kiến kinh nghiệm với tên gọi “Một số phương pháp giúp học sinh làm đúng các bài tập dạng toán: Tìm thành phần chưa biết" ở lớp 3.
Mục tiêu dự kiến cần đạt được:
Giúp học sinh làm đúng, chính xác các bài tập dạng “Tìm thành phần chưa biết của phép tính”.
Các giải pháp đã thực hiện:
Đối với việc các em không xác định đúng tên các thành phần trong phép tính:
Việc xác định tên các thành phần trong phép tính các em đã được học ở lớp 2 nhưng do thói quen tính mà không xác định tên thành phần của các phép tính nên đa số các em đều quên tên gọi của từng thành phần trong phép tính.
Vì vậy tôi luôn yêu cầu học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần của phép tính. Nếu học sinh còn lúng túng tôi gợi ý để học sinh nhớ. Học sinh rất dễ dàng nhớ tên các thành phần trong phép tính “cộng” và phép tính “nhân”, nhưng với phép tính “chia” và phép tính “trừ” thì học sinh rất lúng túng, không phân biệt được đâu là “số bị trừ”, đâu là “số trừ”, đâu là “số bị chia”, đâu là “số chia”. 
Tôi cho học sinh khắc sâu cách phân biệt giữa “số bị trừ” với “số trừ”, giữa “số bị chia” với “số chia” như sau:
Thành phần đứng trước dấu phép tính thì tên gọi có thêm chữ “bị”, thành phần đứng sau dấu phép tính thì tên gọi không có chữ “bị”.
Ví dụ: x – 5 = 7
“x” đứng trước “dấu trừ” nên x được gọi là “số bị trừ” 
“5” đứng sau “dấu trừ” nên 5 được gọi là “số trừ”
Ví dụ: x : 5 = 7
“x” đứng trước “dấu chia” nên x được gọi là “số bị chia” 
“5” đứng sau “dấu chia” nên 5 được gọi là “số chia”
	Việc xác định đúng tên tên các thành phần trong phép tính sẽ là một trong các yếu tố quan trọng giúp các em tính đúng các bài tập “Tìm thành phần chưa biết”.
Đối với việc các em không thuộc các quy tắc tìm các thành phần chưa biết:
Các quy tắc tìm thành chưa biết như “tìm số hạng”, “tìm số bị trừ”, “tìm số trừ”, “tìm thừa số”, “tìm số bị chia” các em đã được học ở lớp 2. Ở lớp 3 các em sẽ được học thêm quy tắc “tìm số chia”. Nhưng do thói quen không quan tâm đến việc thuộc quy tắc nên đa số các em quên các quy tắc tìm thành phần chưa biết trong các phép tính đã được học. Để giúp các em thuộc và khắc sâu các quy tắc này, trong các tiết ôn tập và tự học ở buổi chiều tôi cho các em ôn lại các quy tắc này. Thành lập nhóm học tập để các em tự kiểm tra bài lẫn nhau. Bên cạnh đó, cuối tiết học tôi thường tổ chức các trò chơi học tập như: đố vui, hái hoa dân chủ, ... nhằm tạo hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức cho các em. 
Khi học sinh đã xác định đúng tên gọi của các thành phần trong phép tính, thuộc các quy tắc để tìm thành phần chưa biết đó tôi cho các em tiến hành luyện tập làm các bài tập với các dạng “tìm thành phần chưa biết” đã học. 	
Đối với những học sinh tính sai kết quả phép tính:
Muốn tính đúng giá trị của “thành phần chưa biết”, ngoài việc xác định đúng tên thành phần, thuộc đúng quy tắc tìm thành phần đó thì còn có một yêu cầu không thể thiếu đó là tính đúng. Việc sử dụng thành thạo các kỹ thuật tính như tính nhẫm, tính viết trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia là rất cần thiết. Vì vậy việc này cũng cần được liên tục củng cố hằng ngày. 
Thường xuyên cho học sinh ôn tập các bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân, bảng chia. Có thuộc tốt các bảng này các em mới có thể áp dụng tính nhanh và tính đúng các thành phần chưa biết của phép tính.
Để ôn tập tốt các bảng này tôi cũng tổ chức cho các em tự học, nhóm kiểm tra, giáo viên kiểm tra thông qua các trò chơi học tập...
Ngoài ra muốn giảm bớt căng thẳng trong học tập và để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh tiểu học: Học mà chơi, chơi mà học, tôi đã đưa vào tiết dạy một số trò chơi, trong đó có một trò chơi củng cố về cách tìm thành phần chưa biết như sau:
Làm 2 bông hoa, mỗi bông có 6 cánh và ghi các bài tập vào các cánh hoa, mỗi cánh hoa là một dạng tìm thành phần chưa biết. Cho hai đội lên tham gia trò chơi, mỗi đội 6 em. Đội nào làm nhanh và đúng thì đội đó thắng. 
Sau trò chơi các em sẽ được củng cố lại các dạng toán “Tìm thành phần chưa biết”.
Tóm lại:
Muốn học sinh làm đúng, làm nhanh các bài tập ở các dạng “Tìm thành phần chưa biết” giáo viên cần phải:
Yêu cầu học sinh xác định đúng tên các thành phần trong phép tính.
Học thuộc các quy tắc tìm các thành phần đó.
Luyện tập học sinh tính đúng, tính nhanh. 
Hiệu quả đạt được:
Qua gần 1 năm thực hiện một số phương pháp dạy toán dạng: "Tìm thành phần chưa biết" ở lớp 3, kết quả học tập của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt, các đợt kiểm tra định kì, các bài tự kiểm tra, ... hầu như học sinh đều giải đúng dạng toán này. Cụ thể như sau:
Qua kiểm tra đầu năm với sĩ số lớp 37 học sinh kết quả:
Đúng: 14 em
Sai do chưa xác định đúng tên các thành phần: 8 em
Sai do chưa áp dụng đúng quy tắc: 7 em
Sai do tính chưa đúng kết quả: 8 em
Qua kiểm tra cuối học kì I với sĩ số lớp 37 học sinh kết quả:
Đúng: 34 em
Sai do chưa xác định đúng tên các thành phần: 1 em
Sai do chưa áp dụng đúng quy tắc: 1 em
Sai do tính chưa đúng kết quả: 1 em
Qua bài tập tự kiểm tra giữa học kì II với sĩ số lớp 37 học sinh kết quả:
Đúng: 37 em
Sai do chưa xác định đúng tên các thành phần: 0 em
Sai do chưa áp dụng đúng quy tắc: 0 em
Sai do tính chưa đúng kết quả: 0 em
Để đạt được những kết quả trên, tôi nghĩ rằng làm giáo viên phải có cái tâm, phải hết lòng tận tụy vì học sinh thân yêu. như vậy thì chất lượng giảng dạy của cá nhân người giáo viên sẽ ngày càng được nâng cao.
Trên đây là một số phương pháp tôi đã áp dụng ở lớp 3B năm học 2015-2016 vừa qua. Với những phương pháp và kết quả như trên tôi tin tưởng rằng sẽ rất dễ dàng áp dụng cho tất cả các khối lớp từ lớp 2 đến lớp 5 ở bậc tiểu học và áp dụng với tất cả các trường tiểu học có điều kiện dạy 2 buổi / ngày như trường của tôi. 
Rất mong các đồng chí nghiên cứu, bổ sung, góp ý thêm, giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên: Thầy dạy tốt - Trò học tốt.	
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị 	 	Người viết 
	Phạm Thị Phương Dung
BẢNG CHẤM ĐIỂM ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Kèm theo sáng kiến kinh nghiệm)
- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy Tìm thành phần chưa biết lớp 3
- Tên tác giả: Phạm Thị Phương Dung
- Đơn vị: Trường Tiểu học Phú Ân
Tiêu chuẩn
Điểm chuẩn
Điểm của HĐ cơ sở
Điểm của HĐ cấp huyện
Điểm của HĐ ngành GD
Điểm của HĐ cấp
tỉnh
1. Đề tài sáng kiến có yếu tố mới và sáng tạo:
3
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
3
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá
2
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình
1,5
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít
1
- Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây.
0
2. Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng:
3
- Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh
3
- Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số nơi trong tỉnh.
2
- Có khả năng áp dụng ở mức độ ít trong đơn vị
1
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
0
3.Đề tài sáng kiến có tính hiệu quả:
4
- Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
4
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp sở, ngành, huyện, thành phố
3
- Có hiệu quả trong phạm vi cấp trường, phòng, ban, tổ, khối
2
- Không có hiệu quả cụ thể
0
Tổng cộng
10
Xác nhận của Hội đồng khoa học cấp 
Xác nhận của Hội đồng khoa học cơ sở

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_toan_dang_tim_t.doc
Sáng Kiến Liên Quan