SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng viết chính tả cho học sinh Lớp 3 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)

Đã có nhiều những nghiên cứu về dạy chính tả cho học sinh Tiểu học song những nghiên cứu đó chỉ là những định hướng, hướng dẫn chung ở tất cả các khối lớp. Việc đi vào từng giải pháp cụ thể cho từng lớp, từng đối tượng học sinh thì người giáo viên còn gặp nhiều lúng túng, không thể áp dụng các giải pháp một cách máy móc, dập khuôn mà cần phải đúc rút, tích luỹ kinh nghiệm bằng thực tế giảng dạy của chính mình.

Trong cuộc sống của con người, cụ thể là người Việt Nam không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Như trong lĩnh vực học tập nghiên cứu tài liệu cũng như việc giao tiếp giữa những người ở xa nhau, hoặc giữa các thế hệ đời trước với đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Để đạt được yêu cầu này trên lĩnh vực chữ viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt. Nói một cách khác là mỗi âm vị sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái đồng thời mỗi từ cũng có một cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt.

Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng (viết đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói (hình thức chính tả nghe - viết). Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả (chính tả nghe - viết: tức là nghe đọc để viết lại) có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là: chính tả. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “phép viết đúng” hay “lối viết hợp với chuẩn”.

 

docx15 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng viết chính tả cho học sinh Lớp 3 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .
 TRƯỜNG TIỂU HỌC .
 BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT CHÍNH TẢ
 CHO HỌC SINH LỚP 3
 (BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)
 Tác giả:
 Trình độ chuyên môn:
 Chức vụ:
 Đơn vị công tác:
 .., ngày . tháng . Năm 2022
 MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tình trạng các giải pháp đã biết:
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng không thể thiếu được ở trường 
tiểu học. Tiếng Việt có nhiệm vụ quan trọng là trau dồi ngôn ngữ cho học sinh, 
giúp học sinh học tốt những môn học khác. Môn Tiếng Việt giúp học sinh rèn kỹ 
năng nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho học sinh năng lực tư duy và giao tiếp.
Chúng ta đều biết rằng: “Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành 
thông qua hoạt động giao tiếp”. Để xã hội tồn tại và phát triển, để giao tiếp được 
thuận tiện, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có một ngôn ngữ riêng. Tiếng Việt là 
một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Ngôn ngữ viết đóng vai 
trò quan trọng của Tiếng Việt nói riêng và trong tiếng nói của các quốc gia nói 
chung. Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính 
tả. Có nghĩa là khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy 
tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính 
tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. 
Mục đích của nó là phương tiện thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết, bảo 
đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả 
có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới không bị cản trở giữa các địa 
phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời trước và đời sau.
Vì vậy việc dạy chính tả đúng phải được coi trọng ngay đối với học sinh các lớp 
của trường Tiểu học. Việc dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện 
những chuẩn mực của ngôn ngữ viết. Ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện 
ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một đời người trong các em.
Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ 
năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn 
thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu trí thức 
qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao 
tiếp, trong học tập.
Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Phân môn chính 
tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và các thói quen viết đúng 
với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học 
sinh chiếm lĩnh văn hoá, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến 
thức và nhân cách làm người. Ngay từ đầu ở bậc Tiểu học trẻ cần phải được học 
môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt 
những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả 
cuộc đời. Phân môn Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải 
được coi trọng ở các trường Tiểu học.
Qua kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm về phân môn Chính tả với kết quả như 
sau:
 3 2.2. Nội dung giải pháp:
Đã có nhiều những nghiên cứu về dạy chính tả cho học sinh Tiểu học song 
những nghiên cứu đó chỉ là những định hướng, hướng dẫn chung ở tất cả các khối 
lớp. Việc đi vào từng giải pháp cụ thể cho từng lớp, từng đối tượng học sinh thì 
người giáo viên còn gặp nhiều lúng túng, không thể áp dụng các giải pháp một cách 
máy móc, dập khuôn mà cần phải đúc rút, tích luỹ kinh nghiệm bằng thực tế giảng 
dạy của chính mình.
Trong cuộc sống của con người, cụ thể là người Việt Nam không chỉ giao tiếp bằng 
ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Như trong lĩnh vực học tập 
nghiên cứu tài liệu cũng như việc giao tiếp giữa những người ở xa nhau, hoặc giữa 
các thế hệ đời trước với đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp, tư duy và học 
tập. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao 
phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản 
của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng 
Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Để 
đạt được yêu cầu này trên lĩnh vực chữ viết phải được thể hiện một cách thống 
nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt. Nói một cách khác là mỗi âm vị 
sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái đồng thời mỗi từ cũng có một 
cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt.
Về cơ bản, chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một 
con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống 
nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ 
xác định được cách viết đúng (viết đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác 
âm thanh của lời nói (hình thức chính tả nghe - viết). Cơ chế của cách viết đúng là 
xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc 
và viết chính tả (chính tả nghe - viết: tức là nghe đọc để viết lại) có mối quan hệ 
mật thiết với nhau, nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc 
là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi 
giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà 
người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen 
thuộc là: chính tả. Bởi theo nghĩa gốc thì “chính tả” tức là “phép viết đúng” hay 
“lối viết hợp với chuẩn”.
Qua các bài viết chính tả rèn luyện cho học sinh “có tính kỉ luật, tính cẩn
thận và óc thẩm mĩ”. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt, 
chữ viết, cách biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả.
Chữ viết và chính tả tham gia giao tiếp với tư cách là hình thức biểu hiện ngôn ngữ 
văn bản. Phương pháp này đòi hỏi học sinh luyện tập, củng cố thường xuyên có kỹ 
năng chính tả trong tất cả các tiết học.
Đặc biệt trong tình hình dich bệnh covid -19 mỗi giáo viên cần phải thích ứng 
chuyển từ hình thức giảng dạy trực tiếp sang giảng dạy trực tuyến
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết chính tả
Phân môn Chính tả là giúp học sinh luyện viết đúng các âm, vần khó, viết đúng 
các tên riêng bao gồm cả tên riêng nước ngoài. Thông qua một số bài chính tả 
học sinh còn được mở rộng vốn từ, mở rộng hiểu biết về cuộc sống. Học sinh 
 5 chọn các bài phân biệt phù hợp với đối tượng của các em để rèn luyện theo đúng 
 yêu cầu kiến thức và kỹ năng. Có thể tổ chức dưới dạng trò chơi:
- Dạng 1: Điền vào chỗ trống r/d/gi (bài 3 trang 84 sách chân trời sáng tạo tập 1)
Cánh đồng mới gặt 
Lúa thoảng mùi thơm
Úa vàng cọng ơm
Cùng iều theo ó
- Dạng 2: Điền vào chỗ trống s/x (bài 3 trang 98 sách Chân trời sáng tạo tập 1)
Cửa ..ổ - com mắt ngôi nhà 
Mở ra nhìn khắp núi ..a, ông dài 
Cho em ánh áng học bài 
Đón bao gió mát, đêm cài trăng ao
- Dạng 3: Phân biệt ch/tr
(bài 3 trang 34 sách Chân trời sáng tạo tập 1)
 7 Khi ở vị trí thứ hai của từ láy âm ta có một số quy tắc khác như sau:
+ l láy âm với các âm khác trừ âm đầu là gi hoặc không có âm đầu (trừ: khúm 
núm, khệ nệ).
Ví dụ:
+ l láy với b: lóng ngóng, lòng bòng, ...
+ l láy với ch: cheo leo, chói lọi, ...
+ l láy với kh: khéo léo, khóc lóc, ...
Trong thực tế n chỉ láy với gi: giãy nảy, gian nan, ... và chỉ láy với tiếng không có 
âm đầu: áy náy, ảo não, ...
* Tóm lại: l và n không láy với nhau trong cùng một từ láy. l có thể láy với nhiều 
phụ âm khác (trừ n). Ngược lại n chỉ láy với chính nó mà thôi (không láy với bất 
kì phụ âm nào khác).
Ví dụ: lạnh lùng, lông bông, loạng choạng, ...
- no nê, nao núng, nợ nần, ..
- Ngoài ra /n/ còn láy với những âm tiết không có âm đầu: Ví dụ: ảo não, áy náy,...
Hai là: Phân biệt âm l với âm n dựa vào từ "điệp âm".
/l/ láy âm rất rộng rãi, trái lại /n/ không láy âm với một âm nào mà chỉ điệp âm 
với chính nó. Đồng thời lại không có hiện tượng /l/ láy âm với /n/. Từ đó suy ra 
quy tắc: Nếu gặp một từ láy mà hai âm đầu đọc giống nhau thì nhất định là một 
điệp âm đầu và cả hai chữ phải cùng có âm đầu là /l/ hoặc /n/. Vì vậy ta chỉ cần 
biết một chữ là đủ.
Ví dụ: bài 3 trang 101 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Lấp loáng, long lanh, lanh lảnh, ....
 No nê, nóng nực, ninh ních, nõn nà, ...
Trên đây là một số luật nhận diện chữ cái phân biệt l/n trong khi viết chính tả 
mà tôi nắm được để hướng dẫn các em viết chính tả.
* Giải pháp 5 : Khắc phục lỗi viết hoa chưa đúng:
- Cần cho học sinh nắm chắc quy tắc viết hoa (chữ đầu câu sau dấu chấm, tên 
người, tên địa danh: núi, sông, tên riêng, tên nước ngoài) sử dụng viết trong tất cả 
 9 "ênh" và vần "uênh" để các em luyện tập.
- Còn đối với những lỗi chính tả viết sai vị trí các âm tạo nên vần.
*Ví dụ: + hoe - heo + Khoa - Khao
 + nghèo - nghoè + doa - dao
Vần (oe) lại viết thành (eo) hoặc (oa) lại viết thành (ao). Cho học sinh xác định vị 
trí các âm trong vần. Vần (eo) âm (e) đứng trước âm (o) đứng sau. Song vần (oe) 
thì âm (o) đứng trước âm (e) đứng sau, ngoài ra còn cho học sinh phát âm nhiều 
lần để nhớ và viết cho đúng.
Giải pháp 6: Khắc phục tính viết tuỳ tiện, rèn thành thói quen viết cẩn thận và 
sạch sẽ.
- Từng bước rèn cho các em có thói quen viết ít nhưng cẩn thận, sạch sẽ. Sau đó 
mới tăng dần tốc độ, viết bài dài hơn.
- Từng dạng bài văn, thơ giáo viên cần viết mẫu, sau đó cho cả lớp quan sát cách 
trình bày trước khi viết. Giúp các em có kỹ năng trình bày khoa học, đúng thể loại 
(tùy từng bài, nội dung bài, kẻ chân hết bài).
- Sửa tư thế ngồi của học sinh, cách cầm bút, khoảng cách của mắt so với vở, cách 
đặt vở, cách nghe để viết.
- Rèn học sinh viết cẩn thận ở tất cả các môn học, viết đúng mẫu, đúng cỡ, đúng 
khoảng cách giữa các nét, các chữ.
- Rèn cho học sinh viết bảng con đẹp rồi mới viết vở.
- Sau mỗi bài viết giáo viên cho học sinh so sánh với bài mẫu của cô để sửa chữa 
những lỗi mắc phải.
- Khuyến khích động viên các em tiến bộ để phát huy.
- Giáo viên chú ý sửa chữa lỗi tỉ mỉ để học sinh nhận rõ và khắc phục.
Giải pháp 7: Giúp học sinh nâng cao chất lượng viết chính tả thông qua dạy học 
trực tuyến
Khi dạy học trực tuyến giáo viên kết hợp với các phương tiện dạy học hiện đại đặc 
biệt là bảng tương tác để giáo viên viết mẫu, trình chiếu những hình ảnh trực quan 
nhằm giải thích các hình thức ngữ âm giúp học sinh hứng thú và phân biệt được 
các âm, vần chính tả dễ lẫn.
Trong quá trình dạy học trực tuyến giáo viên tạo môi trường học tập cởi mở
thân thiện không chỉ với học sinh mà cả với phụ huynh để tạo thông tin hai chiều, 
kịp thời trao đổi những vướng mắc khó khăn gặp phải khi viết chính tả, cách khắc 
phục để phụ huynh nắm được và cùng giúp đỡ các em.
Giải pháp 8: Kiểm tra đánh giá, sửa chữa bài và giúp đỡ học sinh tiến bộ.
Ngoài những biện pháp khắc phục lỗi chính tả nêu trên. Bản thân tôi còn tích cực 
yêu cầu học sinh tự chữa lỗi chính tả. Khi chấm bài chỉ cụ thể từng lỗi, yêu cầu học 
sinh viết lại mỗi lỗi 2 dòng, làm như vậy học sinh mới biết lỗi sai để tự sửa và thận 
trọng hơn khi gặp những chữ "có vấn đề chính tả". Tăng cường kiểm tra vở luyện 
chữ của học sinh. Trong các tiết học khác cũng có thể rèn cho học sinh. Khi chữa 
 11

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_viet_chinh_ta_cho_hoc_sin.docx
Sáng Kiến Liên Quan