Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học sinh yếu kém có hiệu quả
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Những năm gần đây, việc phát hiện và khắc phục tình trạng học sinh yếu kém đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Theo tinh thần cuộc vận động “Hai không” hiện nay tình trạng học sinh yếu kém đã từng bước được khắc phục song vẫn đang là vấn đề nan giải của toàn nghành. Đặc biệt đối với bộ môn Tiếng Anh thì vấn đề này lại càng khó tháo gỡ hơn.
Trường THCS Sen Thuỷ là trường nằm ở vùng xa và thuộc diện khó khăn. Học sinh nơi đây ngoài đi học còn phải lo làm việc giúp đỡ gia đình .Một số khác không được gia đình quan tâm nên bị thả lỏng, lâu đần không còn thói quen học tập nên kiến thức bị thiếu hụt. Mặt khác Tiếng Anh là một môn học rất khó đòi hỏi người học phải có trí tụê, niềm đam mê và cả sự cần cù chăm chỉ mới có thể tiếp thu kiến thức vận dụng được vào mục đích cuối cùng là giao tiếp.
Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên là phải đầu tư, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học sinh, đặc biệt là giáo viên tổ chức nhóm học tập; học sinh khá, giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém nếu được như thế thì giúp ta từng bước nâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh yếu kém .
Để đảm bảo việc giảng dạy học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải là người có tâm huyết, kiên trì, sự khéo léo, có vốn kiến thức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm. Về học sinh, giáo viên phải tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh và phải xem đây là một vấn đề nghiêm túc cần tìm ra những phương pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng bộ, phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nhằm nâng dần chất lượng, đưa học sinh yếu kém lên trung bình.
đần không còn thói quen học tập nên kiến thức bị thiếu hụt. Mặt khác Tiếng Anh là một môn học rất khó đòi hỏi người học phải có trí tụê, niềm đam mê và cả sự cần cù chăm chỉ mới có thể tiếp thu kiến thức vận dụng được vào mục đích cuối cùng là giao tiếp. Vì vậy, nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên là phải đầu tư, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học sinh, đặc biệt là giáo viên tổ chức nhóm học tập; học sinh khá, giỏi phụ đạo học sinh yếu, kém nếu được như thế thì giúp ta từng bước nâng dần chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh yếu kém . Để đảm bảo việc giảng dạy học sinh yếu kém đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải là người có tâm huyết, kiên trì, sự khéo léo, có vốn kiến thức vững vàng, chịu khó học hỏi ở đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp từ các giáo viên nhiều năm có kinh nghiệm. Về học sinh, giáo viên phải tìm hiểu về tâm lý, hoàn cảnh gia đình, đối tượng học sinh và phải xem đây là một vấn đề nghiêm túc cần tìm ra những phương pháp cụ thể và áp dụng một cách đồng bộ, phù hợp với đối tượng học sinh yếu kém nhằm nâng dần chất lượng, đưa học sinh yếu kém lên trung bình. III. THỰC TRẠNG 1.Thực trạng học sinh yếu kém môn Tiếng Anh của trường THCS Sen thuỷ: TSHSK6+7 NĂM HỌC 2008-2009 195 Yếu Kém SL % SL % 62 31,8 02 1,0 2.Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém môn Tiếng Anh: Qua những năm trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu nắm bắt tình hìnhtại trường THCS Sen Thuỷ, bản thân tôi nhận thấy rằng:Tình trạng học sinh yếu kém có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: *Về học sinh: - Học sinh không có thời gian để học. Trường THCS Sen Thủy là trường thuộc vùng xa Huyện Lệ Thủy,Đời sống kinh tế xã hội còn khó khăn, dân trí chưa cao, nhận thức của một bộ phận phụ huynh về việc học còn hạn chế. , Đời sống vật chất, tinh thần của một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa theo yêu cầu. Và đặc biệt là một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em nên ngoài giờ học phải phụ giúp gia đình nhiều công việc do đó thời gian tự học còn hạn chế. Chính vì những yếu tố trên nên nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. -Học sinh lười học: Đa số học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, ở lớp không chú ý nghe giảng, không ghi chép bài,về nhà không xem và những việc cô giao.Đa số những học sinh này thường không có động cơ học tập đúng đắn,không có mục đích học tập rõ ràng,luôn tìm cơ hội để trốn học . -Học sinh bị hỏng kiến thức : Kiến thức học sinh hiện nay còn hỏng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới. Đồng thời, ý thức chịu khó học tập và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao. Do tình hình thực tế chung của trường, hiện nay có một số em viết chữ chưa đúng .Đây là một điều không thể phủ nhận, với chương trình học tập hiện nay, đặc biệt là môn Tiếng Anh, muốn việc học tập có kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải có vốn kiến thức nhất định. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh không có được những vốn kiến thức cơ bản, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới có liên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đó quên hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em. Nguyên nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh. -Học sinh nhút nhát, không đủ tự tin: Học Tiếng Anh đòi hỏi người học phải mạnh dạn, khả năng ứng xử nhanh.Học sinh yếu kém thường thiếu bản lĩnh,không dám phát biểu ý kiến nên ngày càng bị rơi vào tình trạng bị bỏ rơi trong lớp. *Về giáo viên: - Phương pháp giảng dạy chưa đổi mới theo kịp yêu cầu dạy học hiện nay Học sinh học yếu không phải nguyên nhân hoàn toàn là ở các em mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên.Thầy hay thì mới có trò giỏi. Tuy nhiên, không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là tốt với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua thực tiễn giảng dạy ta có thể nhận thấy, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật tâm huyết với nghề, phương pháp giảng dạy chỉ theo một khuôn mẫu nhất định, chưa chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực các đối tượng học sinh. *Về gia đình: -Điều kiện kinh tế khó khăn nên chỉ tập trung cho làm ăn. -Trình độ dân trí chưa cao, dẫn đến nhận thức về việc học tập của con em chưa đúng. -Thiếu trách nhiệm, còn phó mặc việc học tập của con em cho nhà trường. IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ: Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong nhà trường, theo tôi để có phương pháp dạy kèm cho học sinh yếu kém học tiến bộ đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên phải hiểu rõ những nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự yếu kém của học sinh để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho đối tượng này. Sau đây là một số giải pháp mang tính thiết thực được tôi áp dụng và đúc rút kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém trong những năm qua. 1. Về học sinh: - Cần cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh đối với thực tế cuộc sống mà các em phải đối mặt trong tương lai. - Tôi luôn chỉ cho học sinh thấy rằng Tiếng Anh là một phần không thể thiếu trong thời đại ngày nay- Thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo,chúng ta không thể hội nhập nếu không biết ngoại ngữ và đặc biệt là Tiếng Anh. - Chuẩn bị tốt dụng cụ học tập, sách vỡ, những kiến thức đã học và xem kiến thức mới ở nhà trước khi lên lớp -Tổ chức thảo luận nhóm, trao đổi cùng các bạn ở gần nhà để có điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Ở lớp biết tổ chức nhóm thảo luận trao đổi, giúp đỡ nhau, em khá kèm em yếu để cùng nhau giải quyết vấn đề 2. Giáo viên: *Chuẩn bị. Đối với giáo viên phải bắt đầu từ khâu soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học... Trong khi soạn giáo án, ở khâu kiểm tra bài cũ , xây dựng bài mới , hướng dẫn về nhà , giáo viên cần phải định rõ câu hỏi nào, kiến thức cơ bản nào, những bài tập nào giành cho đối tượng học sinh yếu kém cần trả lời, cần học , cần làm, không nhất thiết bắt học sinh yếu kém phải làm hết tất cả các bài tập trong SGK nắm hết cả các kiến thức mở rộng, nâng cao(phải đi từ những câu hỏi, những kiến thức và những bài tập nhận biết, đơn giản), cần thiết phải ghi tên cụ thể học sinh yếu kém sẽ trả lời câu hỏi, sẽ làm bài tập đó trong giáo án, - Đối với giáo viên chủ nhiệm phải có sơ đồ bố trí chổ ngồi hợp lí cho họcsinh yếu kém. Bố trí chỗ ngồi cho học sinh yếu kém ở những vị trí thuận lợi nhất: ( chính giữa, phía trước, gần những học sinh có năng lực học tập khá, giỏi, có uy tín, có ý thức học tập và tinh thần trách nhiệm trong việc giúp đỡ bạn bè). - Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới. - Giáo viên phân bố học sinh khá giỏi nhận nhiệm vụ cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ dạy kèm thêm cho học sinh yếu kém và ngồi gần để trong quá trình thảo luận nhóm trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Đặc biệt, khi gọi một em trong nhóm nên ưu tiên gọi những em học sinh yếu kém, đồng thời gợi mở những câu hỏi nhẹ nhàng, khi học sinh đó trả lời được tuyên dương em đó và tuyên dương cả nhóm nhằm gây được sự khích lệ học tập của các em đó. Đồng thời, thúc đẩy được tính đoàn kết hỗ trợ giúp nhau trong học tập. *Các tiết học trên lớp. -Tạo được tâm thế cho các em khi vào bài. Luôn quan tâm đến các em bằng những câu hỏi nhẹ nhàng, cử chỉ gần gủi.Ví dụ tôi yêu cầu cả lớp mở sách trang 52 chẳng hạn “open your book at page fifty-two please!”nhưng tôi lại đi đến bên một học sinh yếu kém lật trang sách 52 và nói với em “trang này em nhé”.Cứ như thế sau vài lần em ấy đã tự mình học thuộc số đếm và luôn chú ý đến câu lệnh của tôi để thực hiện cho tốt. -Quan tâm, gần gủi, thương yêu các em không những bằng mà phải hơn những học sinh khác.Bởi vì học sinh yếu kém thường cảm thấy mình thua kém bạn bè nên không dám bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình.Vì thế tôi luôn là người kéo các em xích lại gần mình và gần mọi người,để các em có cơ hội bày tỏ, trao đổi ý kiến của mình. Tôi luôn là người chủ động đến bên và vỗ về các em bằng cả tình yêu thương và cả những quan tâm nhỏ nhất .Những hành đông tưởng chừng rất đơn giản đó nhưng đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng các em.Ví dụ khi trời mưa thì hỏi “em có mang theo áo mưa không?”,nhắc em cài cái khuy áo, nhặt hộ em ngòi bút bị rơi...Từ đó các em cảm thấy luôn có cô quan tâm, che chở,cảm giác an toàn khi đến trường.Và các em sẽ thay đổi cách nghĩ,không còn học để đối phó nữa mà học để cô vui, học để được hoà nhập .Các em đã không ngần ngại mang sách đến hỏi cô, khi thì cách làm một bài tập, khi thì hỏi nghĩa một từ mới...đó đã là một bước khởi đầu tốt đẹp. -Tiếp sức cho các em khi cần thiết: Khi dạy đối tương học sinh yếu kém tôi thường xuyên phải biết các em đang suy nghĩ đến đâu để hổ trợ cho các em hoàn thiện suy nghĩ của mình. -Thường xuyên khen ngợi các em:Lứa tuổi của các em rất thích được khen. Một lời khen ngợi của cô là nguồn động viên lớn cho các em. Tôi thường tìm đủ mọi cách để khen cho phù hợp:khen hôm nay tiến bộ hơn hôm qua, khen chữ viết đã rõ ràng , khen đã ghi chép bài cẩn thận...Nhờ đó đã giúp các em nhận thấy rằng mình có thể tiến bộ và đi lên trong học tập. -Giao việc phải cụ thể rõ ràng: nếu giao bài cho đối tượng học sinh khá giỏi ta chỉ cần giao bài tập bao nhiêu ở trang nào. Nhưng giao bài cho học sinh yếu kém bao giờ tôi củng có phần gợi ý cách làm, và có thể làm mẩu từ một đến hai câu.Khi giao bài thì tôi phải giành thời gian để kiểm tra, chữa lỗi và nhận xét cụ thể cho các em sau đó, giúp các em nhận ra đúng sai để có thể khắc phục. -Thay đổi cách kiểm tra: bằng cách ra nhiều đề trong một tiết kiểm tra.Đề ra phải phù hợp , kiến thức cơ bản, dễ nhận ra, câu đơn , đễ hiểu.Nếu giáo viên ra một hoặc hai đề trong một tiết kiểm tra thì rất khó cho các em học sinh yếu kém.Vì thế tôi thường ra bốn đề cho một tiết kiểm tra: hai đề cho học sinh từ trung bình trở lên và hai đề cho học sinh yếu kém. -Tổ chức các trò chơi: Tôi luôn chú ý để tổ chức các trò chơi làm sao cho các em học sinh yếu kém có thể tham gia được.Ví dụ khi tổ chức trò chơi Kim’s game chẳng hạn , nhiều khi tôi phải ghé tai nhắc cho các em yếu kém một vài từ đơn giản để các em có thể tự tin lên bảng viết. Trong các hoạt động như R-O-R hay Jumbed word...tôi thường để cho các em học sinh yếu kém lên trước để các em có thể được chọn những từ dễ hơn. -Sử dụng đồ dùng dạy học:Tôi luôn chọn lựa những đồ dùng dạy học phù hợp cho tiết học ,ngoài ra , bao giờ tôi củng chọn riêng một số đồ dùng nữa để bổ trợ giúp cho những em học sinh yếu kém.Ví dụ tôi chuẩn bị các cạc để khi các em mắc lỗi tôi có thể dùng thủ thuật “S card” để đưa ra riêng cho từng em giúp các em có thể tự điều chỉnh lỗi của mình mà không ảnh hưởng đến lớp học. + Bước kiểm tra bài cũ : Cần tạo tâm thế chuẩn bị kiểm tra cho tất cả các đối tượng học sinh nhất là tạo thói quen cho đối tượng học sinh yếu kém, câu hỏi hay bài tập để kiểm tra dành cho đối tượng học sinh yếu kém phải đi từ đơn giản đến nâng cao dần. Trong quá trình kiểm tra bài cũ, nếu học sinh yếu kém chưa trả lời được, tôi gợi ý, động viên, trong đánh giá, cho điểm, tôi luôn có thang điểm nhẹ hơn . + Bước dạy bài mới : Phải huy động được học sinh yếu, kém tham gia vào quá trình học tập như: Thường xuyên chú ý đến , giao những nhiệm vụ đơn giản phù hợp với khả năng ( thường là những câu hỏi đơn giản nhất đến câu hỏi ở mức độ trung bình), tiếp cận sâu sát để hướng dẫn, gợi ý, tạo cơ hội để học sinh trình bày ý kiến, tôi luôn để học sinh trình bày tự nhiên, hết ý kiến , dù đúng hoặc sai, cũng phải lắng nghe đầy đủ, tỏ thái độ thân thiện, khích lệ, động viên, gợi mở để học sinh trình bày tiếp ( làm như vậy có thể mất thời gian nhưng đó là việc làm hiệu quả, phải tập cho học sinh thói quen tự tin, mạnh dạn để nâng dần ý thức cũng như kết quả học tập). + Bước thực hành luyện tập: Đối với học sinh thuộc diện yếu, kém, việc hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập cũng phải khác so với học sinh trung bình trở lên : Tôi phải chọn các bài tập thực hành luyện tập giành cho đối tượng này, không ôm đồm về số lượng mà chọn những bài thuộc kiến thức cơ bản nhất, hướng dẫn cụ thể về phương pháp thực hành bằng các thao tác : đọc kỹ bài tập, xác định yêu cầu của bài tập, xác định kiến thức vận dụng để làm bài tập, cách tiến hành làm từng bước, trong quá trình học sinh thực hành, tôi luôn giành nhiều thời gian tiếp cận đối tượng này . + Củng cố: - Tôi thường củng cố bằng một bài tập đơn giản, làm nhanh và có khoảng 1/2 bài đơn giản giành cho các em yếu kém có thể làm được. - Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi. - Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn cụ thể các em phải học kiến thức gì ,bài tập phải là những bài đơn giản ,giao việc phải chuẩn bị cho tiết sau một cách rõ ràng. *Đối với các buổi dạy phụ đạo: - Ngoài việc kèm cho các em trong từng tiết dạy thì tôi phụ đạo thêm cho các em ngoài giờ bằng các buổi học riêng, nhờ vậy tôi có cơ hội để giúp đỡ các em nhiều hơn nữa. Bản thân tôi nhận trách nhiệm phụ đạo cho các em học sinh yếu kém khối 7. Trong quá trình phụ đạo, ngoài những phương pháp sử dụng ở các buổi học chính khoá đã dược nói ở trên, tôi luôn có những việc làm cụ thể sau đây: -Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình ,tính cách,những khó khăn thường gặp của từng em. Từ đó tôi có những tâm sự, động viên cho từng em trong những khi giải lao, tiếp thêm nghị lực niềm tin cho các em. -Tạo cho các em một sự gần gũi đặc biệt giữa Cô-Trò, từ đó các em sẽ không lo sợ ,tự ti khi đi học. -Không ôm đồm kiến thức, một tiết chỉ ôn một phần kiến thức nhỏ, sau đó vận dụng làm bài tập đơn giản.Ví dụ muốn ôn phần thì hiện tại đơn, tôi phải chia thành nhiều tiết, tiết 1 tôi chỉ ôn thể khẳng định mà thôi. -Kiến thức phụ đạo phải được lặp đi lặp lại nhiều lần ,lâu dần sẽ trở thành đường mòn ,thói quen cho các em. Chỉ ôn những kiến thức đơn giản nhất và nâng dần lên ở mức độ trung bình. -Không quên cho các em chơi các trò chơi ,tập các bài hát để củng cố kiến thức và giải trí. Tiết dạy minh hoạ dạy phụ đạo học sinh yếu kém lớp 7 TIẾT 1: ÔN THÌ HIỆN TẠI ĐƠN I.Aims: - Ôn lại kiến thức của thì hiện tại đơn:(5 phút) + Các trạng từ năng diễn thường đi kèm. + Cấu trúc khẳng định. + Cách dùng cơ bản của thì hiện tại đơn. -Học sinh vận dụng làm được một số bài tập đơn giản. II.Stage of teaching. 1.warm up: -Giáo viên cho học sinh chơi “Slap the board” Giáo viên sử dụng 5 trạng từ năng diễn:allways, usually, often, sometimes, never. -Giáo viên nói lại cách chơi của trò chơi này, vừa nói bằng Tiếng Anh và vừa nói lại bằng tiếng việt. -Sau khi chơi Giáo viên nhắc lại nghĩa của các trạng từ năng diễn này. 2.Model Sentences:(10 phút) Giáo viên lấy ví dụ: You allways do your homework. (các em luôn luôn làm bài tập) Nam usually does his homework.(Nam thường làm bài tập) -Giáo viên hỏi : hai câu ở ví dụ dùng ở thì nào ? -Học sinh trả lời: thì hiện tại đơn. -Giáo viên hỏi:vì sao em biết động từ dùng ở thì hiện tại đơn? -Học sinh trả lời: vì có allways , usually -Giáo viên thường xuyên khen ngợi và giải thích, chốt lại cho học sinh. Form: Thể khẳng định S +V(inf) . (đối với các chủ từ: I, you, we, they, 2tên...) S +V(s-es) . (đối với các chủ từ: She,he, it, 1tên...) Usage:Diển tả thói quen, hành động lặp đi lặp lại, sự thật, chân lí. *Trong câu thường dùng với các trạng từ năng diển:allways, usually, often, sometimes, never. 3.Practice: (20 phút)-Giáo viên cho học sinh làm bài tập dùng đúng thì của động từ. -Giáo viên làm mẫu: She allways(play) plays games. -Giáo viên giải thích cho học sinh vì sao làm được như thế. -Giáo viên giao những bài tập hết sức đơn giản, chỉ sử dụng câu đơn. 1.I often(play)............soccer. 2.We allways(do).............our homework. 3.Lan usually(walk).........to school. 4.She allways (get).........up at six. 5.You never(watch).......tv. -Giáo viên cho học sinh tự làm trong 7 phút và cho học sinh trao đổi bài với bạn trong 3 phút. -Correction:+Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm(mổi em một câu). + Giáo viên đặt các câu hỏi vì sao và những gợi ý cụ thể để các em trả lời. Ví dụ câu 1 học sinh dùng plays thì giáo viên phải hỏi: +Động từ ở câu này em dùng ở thì nào? thì hiện tại đơn(hoặc có thể học sinh trả lời sai). +Vì sao em dùng ở thì đó?-vì có often(hoặc có thể học sinh trả lời sai,thì giáo viên phải giải thích) +Vậy đối với chủ từ I,you, we, they, 2tên (chỉ vào cấu trúc) thì động từ nguyên mẫu hay thêm “s” hoặc “es”?-dạng nguyên mẫu. +Vậy em phải dùng “play” hay “plays”?- play Tương tự như thế giáo viên chữa bài cho học sinh cho đến hết. 4.Cosolidation: (7 phút) Let’s sing “The Way to school” -Để thư giản và ôn từ vựng tôi cho học sinh tập vá hát bài hát: “This is the way we go to school. Go to school.Go to school. This is the way we go to school. Go to school every morning.” 5.Homework:(3 phút) -Ôn thì hiện tại đơn. -Làm bài tập chọn đáp án đúng điền vào chổ trống sau đây:(Giáo viên hướng dẫn và làm mẫu) Ví dụ: I often do my homework.(do/ does/ ) 1. He never..........to music.(listen/ listens) 2.We always..........an English book.(read/ reads) 3.Lan often ...........to school by bike.(go/ goes) 4.They usually..........tennis.(play/plays) V. KẾT QUẢ. Qua quá trình phụ đạo, cuối năm học kết quả đưa lại như sau: TSHSK6+7 NĂM HỌC 2008-2009 KỲ I NĂM HỌC 2009-2010 KỲ 2 NĂM HỌC 2009-2010 195 YẾU KÉM YẾU KÉM YẾU KÉM SL % SL % SL % SL % SL % SL % 62 31,8 02 1,0 50 25,6 0 O 38 19,5 0 0 VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 1.Giáo viên cần xác định cho học sinh nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn học, từ đó giáo dục ý thức, thái độ học tập bộ môn cho học sinh, nhất là đối tượng học sinh yếu kém. 2. Đối với giáo viên : Cần quan tâm đúng mức đến các khâu của quá trình lên lớp, tạo được tâm thế tự tin cho học sinh, quan tâm, gần gũi thương yêu, tiếp sức, tạo cơ hội để sinh, nhất là đối tượng học sinh yếu kém được tham gia học tập một cách tự giác, hứng thú. 3. Giáo viên phải chú trọng đến công tác chuẩn bị bài, đồ dùng dạy học một cách chu đáo để nâng cao hiệu quả giờ học, biết tạo tình huống để kích thích đối tượng học sinh yếu kém tham gia xây dựng bài. 4. Giáo viên kết hợp bồi dưỡng ý thức, thái độ và phương pháp học tập cho đối tượng học sinh yếu kém qua các tiết học chính khóa và các tiết học phụ đạo theo kế hoạch nhà trường, thường xuyên theo dõi, kiểm tra điều chỉnh các biện pháp thực hiện sát với thực tiễn của nhà trường. C. KẾT LUẬN Việc khắc phục và nâng cao chất lượng học sinh yếu kém không phải là ngày một ngày hai mà phải là một thời gian dài.Người giáo viên phải là những người thực sự tâm huyết, yêu nghề mến trẻ mới có thể làm được điều đó. Có một nhà hiền triết cho rằng “con đường đi đến tri thức thật lắm gian nan và củng rất hạnh phúc” Quả thật vậy! Để chinh phục tri thức của nhân loại con người phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách, song khi chúng ta vượt qua được một trong muôn vàn những thử thách đó, chúng ta cảm thấy hạnh phúc biết nhường nào. Điều đó đồng nghĩa với việc khi chúng ta với tư cách là “nhà kỹ sư tâm hồn”không có gì vui hơn và ý nghĩa bằng mình đã góp phần vào việc đưa chất lương giáo dục ngày một đi lên, và đặc biệt là chất lượng học sinh yếu kém. Xuất phát từ thực tiễn, bằng những suy nghĩ của người giáo viên, bản thân tôi đã vận dụng một số giải pháp nêu trên để thực hiện trong công tác dạy học sinh yếu kém và đã đem lại hiệu quả khá tốt trong năm học 2009- 2010 so với năm học trước. Điều đó khẳng định được tính khả thi cao của sáng kiến kinh nghiệm này. Tuy vậy, nâng cao hiệu quả dạy học đối với học sinh yếu kém là một vấn đề mà nhiều nhà quản lý giáo dục, nhiều giáo viên, nhiều đơn vị trường học đang quan tâm , mong rằng các đồng nghiệp tiếp tục có những suy nghĩ mới để chúng ta cùng nhau đưa chất lượng giáo dục ngày càng phát triển. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sen Thuỷ, ngày 10 tháng 5 năm 2010 Ý kiến của Hội đồng khoa học Người thực hiện Dương Thị Thu Hương
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hoc_sinh_yeu_ke.doc