Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh khối 10

Nội dung sáng kiến:

 Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, là một môn học quan trọng trong nhà trường. Thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong giao tiếp quốc tế cũng như trong việc phát triển hội nhập quốc tế nên ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là môn học giữ vai trò chủ đạo. Tiếng Anh không những cần thiết cho ngành du lịch, ngoại thương, công ty nước ngoài, người sử dụng máy tính . mà còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc. Vì vậy mỗi học sinh khi còn học THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để chuẩn bị cho các kì thi và sau khi tốt nghiệp ít nhất các em phải có khả năng giao tiếp, đọc và viết một số văn bản thường gặp. Để làm được việc này chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cũng như chương trình học để đạt kết quả thực chất cho môn Tiếng Anh nói chung và rèn được một số kỹ năng cơ bản cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Trung An nói riêng .

Khi học một ngoại ngữ, kỹ năng viết được xem như một trong những kỹ năng quan trọng mà người học cần phải nắm vững nếu họ thực sự muốn thành công trong giao tiếp. Học Tiếng Anh không phải là một ngoại lệ, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, khi hầu hết các nguồn thông tin được viết bằng Tiếng Anh thì đòi hỏi kỹ năng viết của ngôn ngữ này ngày càng cao. Viết là một kỹ năng mà mọi người dù làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng sử dụng hàng ngày. Là học sinh các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiều dạng bài viết để hoàn thiện quá trình học của mình. Tuy nhiên theo Nunan: “Xét trong tất cả các kỹ năng, việc viết một bài viết mạch lạc, trôi chảy và gợi mở chính là điều khó nhất trong việc học ngôn ngữ” (In terms of skills, producing a coherent, fluent and extended piece of writing is probably the most difficult thing there is to do in language)

 

docx9 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh khối 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành Giáo dục TP. Cần Thơ.
1. Tên sáng kiến: “Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh khối 10” 
2. Quyết định công nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận (số ..... ngày.... tháng .... năm .......) (Quyết định công nhận của trường (trung tâm).
3. Tác giả sáng kiến:
Số
TT
Họ và tên
Ngày tháng
năm sinh
Chức vụ,
đơn vị công tác
Trình độ chuyên môn
 Lê Kim Thắm
 17/07/1977
 THPT Trung An
 Đại học Anh Văn
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng: 09/ 2017
5. Nội dung sáng kiến:
 Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, là một môn học quan trọng trong nhà trường. Thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ này trong giao tiếp quốc tế cũng như trong việc phát triển hội nhập quốc tế nên ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là môn học giữ vai trò chủ đạo. Tiếng Anh không những cần thiết cho ngành du lịch, ngoại thương, công ty nước ngoài, người sử dụng máy tính .. mà còn là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc. Vì vậy mỗi học sinh khi còn học THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để chuẩn bị cho các kì thi và sau khi tốt nghiệp ít nhất các em phải có khả năng giao tiếp, đọc và viết một số văn bản thường gặp. Để làm được việc này chúng ta không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cũng như chương trình học để đạt kết quả thực chất cho môn Tiếng Anh nói chung và rèn được một số kỹ năng cơ bản cho học sinh lớp 10 ở trường THPT Trung An nói riêng .
Khi học một ngoại ngữ, kỹ năng viết được xem như một trong những kỹ năng quan trọng mà người học cần phải nắm vững nếu họ thực sự muốn thành công trong giao tiếp. Học Tiếng Anh không phải là một ngoại lệ, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, khi hầu hết các nguồn thông tin được viết bằng Tiếng Anh thì đòi hỏi kỹ năng viết của ngôn ngữ này ngày càng cao. Viết là một kỹ năng mà mọi người dù làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng sử dụng hàng ngày. Là học sinh các em đã, đang và sẽ gặp rất nhiều dạng bài viết để hoàn thiện quá trình học của mình. Tuy nhiên theo Nunan: “Xét trong tất cả các kỹ năng, việc viết một bài viết mạch lạc, trôi chảy và gợi mở chính là điều khó nhất trong việc học ngôn ngữ” (In terms of skills, producing a coherent, fluent and extended piece of writing is probably the most difficult thing there is to do in language)
Trong quá trình học ngoại ngữ, việc mắc lỗi cũng là một phần không thể tránh được và đóng vai trò quan trọng. Khi luyện viết, học sinh thường phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để viết được những đoạn văn có sự nhất quán và mạch lạc. Với học sinh lớp 10, các em chỉ mới bắt đầu làm quen với viết đoạn văn ngắn thì việc chỉ ra các lỗi cơ bản và hướng dẫn các em khắc phục những lỗi đó là rất cần thiết bởi vì nó sẽ giúp các em tiến bộ trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng viết về sau. Tìm hiểu những trường hợp mà các em thường mắc lỗi và cách thầy cô cũng như tự các em chữa các lỗi đó cũng sẽ giúp cải thiện kỹ năng viết. Với giáo viên Tiếng Anh, những người có trách nhiệm chính giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng này thì hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dạy kỹ năng viết mà còn phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ của giáo viên. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học viết của người học, chữa lỗi là một yếu tố quan trọng trong số đó. Chúng ta không thể phủ nhận rằng việc mắc lỗi trong các bài viết là không thể tránh khỏi trong suốt quá trình học. Học sinh càng chú tâm đến bài học thì họ càng muốn sáng tạo và phát triển theo cách hiểu riêng của họ trong quá trình hình thành ngôn ngữ. Đây là một trong những lý do tại sao số lỗi mà học sinh mắc phải ngày càng tăng nhưng mắc lỗi cũng được xem như một quá trình tích cực. Từ lỗi mắc phải, người học có thể nhận thấy họ viết có đạt yêu cầu hay không và nó cũng giúp giáo viên đánh giá được khả năng của học sinh tại những thời điểm nhất đinh để giúp chúng mau tiến bộ. trong quá trình chữa lỗi giáo viên còn vấp phải những phản hồi từ phía học sinh. Điều này có nghĩa là sẽ có sự bất đồng không chỉ giữa giáo viên mà chính trong cả học sinh về những lỗi nào mà học sinh thường mắc, cách khắc phục những lỗi đó như thế nào, liệu việc chữa lỗi có tác dụng trong việc giúp học sinh cải thiện kỹ năng viết hay không, phương thức chữa lỗi như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất, và chữa lỗi khi nào là hợp lý. 
 Với những vấn đề gặp phải trong quá trình dạy kỹ năng viết cho học sinh lớp 10, tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016 – 2017 với chủ đề: “Một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả trong các bài viết Tiếng Anh của học sinh khối 10” 
Với việc tổng hợp, phân tích các lỗi thường gặp trong các bài viết của học sinh và áp dụng một số phương pháp chữa lỗi, tôi hy vọng sẽ góp phần giúp học sinh hiểu rõ những khó khăn trong quá trình học viết đồng thời gợi ý cho giáo viên và học sinh một số cách chữa lỗi hiệu quả để làm cho bài học đạt kết quả mong muốn. 
*Để đi vào tiến trình viết như thế nào cho tốt thì các em phải nắm vũng
1. khái niệm “viết” trong lý thuyết tiếng Anh và
Một số nhân tố cần được xem xét khi viết theo Raimes (1983)
	CÚ PHÁP	 	NỘI DUNG
	Cấu trúc câu	Sự thích hợp, rõ ràng,
	v.v 	 logic, v.v.
NGỮ PHÁP	 	 TIẾN TRÌNH VIẾT
	Quy tắc thì,	 Có ý tưởng, viết nháp
	Mạo từ, đại từ, v.v.	 kiểm tra lại
	Những ý tưởng 
	 rõ ràng và
HÌNH THỨC	 hiệu quả	 ĐỐI TƯỢNG 
 TIẾP NHẬN
Viết tay, 	 	 Người đọc
phát âm, 
dấu câu, v.v
	KẾT CẤU	 MỤC ĐÍCH
	Các đoạn văn, 	Lý do viết
	Chủ đề	 Sự mạch lạc, thống nhất
LỰA CHỌN	
	 Từ vựng, thành ngữ, cách diễn đạt
2. Tiến trình viết
	Theo Tribble (1996), tiến trình viết gồm 4 bước: trước khi viết, viết nháp, sửa lại,và biên tập. 
Ngoài ra người viết cung cần nắm một số khái niệm “lỗi” và “chữa lỗi”:
Theo 	Lippman, J. (2003) phân lỗi thành hai loại: “lỗi chung” (lỗi bao trùm) and “lỗi riêng”.
 PHÂN LOẠI ?	Vấn đề chung bao gồm:
Lỗi bao trùm	Lỗi riêng	 1. Luận điểm
Không chính	không chính	 2. Cấu trúc
xác toàn câu	,	xác từng thành tố 3. Căn cứ
VD. trật tự từ,	VD. thì,	 4. Sự tương thích và nhất quán
liên từ 	mạo từ,	 5. Sự phù hợp với đối tượng và mục 
không đúng	trợ động từ	 đích	
	Vấn đề riêng bao gồm:
 â	 â	 1. Chính tả
Kết quả	 Kết quả	 2. Cú pháp
Giao tiếp	 Giao tiếp	 	 3. Ngữ pháp
không thành công khó hiểu	 4. Dấu câu
	 Trích theo Lippman (2003)
	Có nhiều cách phân loại lỗi phụ thuộc vào mục đích của nhà nghiên cứu trong viêc phân tích và sự phù hợp với điều kiện thực tế của việc dạy và học ngôn ngữ đó. 
3. Khái quát về chữa lỗi
	Bước này rất quan trọng, vì người viết và người dạy đòi hỏi phải biết và thống nhất với nhau về cách chữa lỗi sai.
3.1 Một số phương pháp cơ bản trong chữa bài viết cho học sinh
	Trong quá trình giảng dạy nói chung giáo viên thường phải giải quyết những vấn đề như “Lỗi nào cần chữa” và “chữa lỗi sao cho hiệu quả”.
	Gower and Walter (1983) đưa ra 4 vấn đề cho giáo viên dạy ngôn ngữ cần giải quyết khi gặp lỗi của học sinh trong quá trình viết, đó là “cần chữa cái gì, khi nào, như thế nào và bao nhiêu ”.
	Trong khi đó, Raimes (1983) cũng đưa ra 7 nguyên tắc chữa lỗi cơ bản cho việc chữa lỗi trong quá trình dạy trên lớp:
Với bài viết của học sinh không cần đánh dấu lỗi nhưng vẫn xác định được lỗi cần sửa. 
Xác định lỗi một cách cẩn thận và tìm nguyên nhân.
Tìm những phần mà học sinh đã hoàn thành tốt.
Ghi lại phần học sinh mắc lỗi
Thiết lập những ký hiệu chỉ lỗi rõ ràng, dễ hiểu.
Thường xuyên đưa ra lý do hoặc sửa và loại bỏ lỗi một cách cẩn thận.
Cuối cùng: xử lý lỗi cẩn thận và tạo thói quen đó cho học sinh.
	Giải quyết vấn đề “chữa cái gì, khi nào”, các nhà nghiên cứu thường gợi ý giáo viên nên chọn cách chữa lối ngay lập tức hoặc đến khi gặp lỗi tương tự trong cùng bài học. 
	Để làm cho vấn đề “nên chữa bao nhiêu” được rõ ràng Gower and Walter đưa ra một số gợi ý:
Thu hút học sinh vào tiến trình chữa bài viết.
Dùng ít thời gian vào chữa lỗi riêng từng học sinh mà tập trung vào những lỗi thường gặp. 
Chỉ ra những lỗi học sinh vừa mắc phải.
Chỉ ra vị trí của lỗi
Chỉ ra loại lỗi
Cho người học cơ hội tự sửa
Người học không thể tự sửa bài thì yêu cầu những học sinh khác giúp.
Nếu bước trên thất bại giáo viên mới sửa lỗi.
	Edge (1989) cũng đưa ra ba bước chữa lỗi cơ bản như sau:
Self-correction – Tự chữa lỗi:
	Giáo viên chỉ ra lỗi để học sinh tự sửa vì đôi khi học sinh cần được giúp đỡ để nhận diện lỗi trước khi chúng tự chữa. 
Peer correction – Người học cùng chữa lỗi:
	Người học làm việc theo cặp hoặc theo nhóm để tìm và chữa lỗi trong bài viết của nhau. Điều này thu hút tất cả học sinh vào quá trình chữa lỗi, làm học sinh tích cực, bớt phụ thuộc vào giáo viên. 
Teacher correction – giáo viên chữa lỗi: 
	Giáo viên tìm ra ý người viết muốn nói qua câu sai và hướng dẫn học sinh cách diễn đạt ý một cách chính xác.
3.2. Quan hệ giữa lỗi, chữa lỗi với quá trình dạy và học kỹ năng viết
	Mắc lỗi là không thể tránh khỏi trong quá trình học, theo cách này người học tạo nên những đặc trưng quan trọng và cần thiết cho việc học ngôn ngữ. Mắc lỗi là cách người học kiểm chứng kiến thức học đã học, qua đó nắm bắt ngôn ngữ đó. 
	Với giáo viên, việc học sinh mắc lỗi trong quá trình học giúp họ đánh giá được mức độ kiến thức của học sinh, xem xét họ cần học thêm những gì để hoàn thiện. 
	Việc chữa lỗi cũng có tác động tích cực tới quá trình dạy và học ngôn ngữ. Người học qua việc tự chữa lỗi, chữa lỗi của bạn cùng học và lắng nghe chữa lỗi của giáo viên có thể tiến bộ nhanh hơn. Nhất là kỹ năng viết đòi hỏi độ chính xác cao về ngôn từ và diễn đạt. 
4. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: 
4.1. Đối với giáo viên cần có các bước trong quá trình đánh giá bài viết của học sinh
- Xác định “Lỗi nào cần chữa”
- Xác định “Nên chữa bao nhiêu lỗi”
- Hình thành “Phương pháp chữa lỗi”
- Sử dụng ký hiệu khi chữa bài: Phương pháp này chứng minh được sự thuận tiện vì giáo viên không phải viết đầy đủ cả từ, cụm từ vào bài viết, đặc biệt là khi số lượng bài nhiều. 
Ký hiệu và ý nghĩa:
GR: 	Grammar – Ngữ pháp	
Voc: 	Vocabulary – Từ vựng
Sp	Spelling error – Chính tả	
P	Punctuation error – Lỗi dấu câu	
V	Verb tenses errors – Lỗi về thì	
W.O	Wrong word order – Sai trật tự từ
W.W 	Wrong word used – Dùng từ sai	
Agr	Agreement – Đồng ý
Y upside down (chữ y ngược) word missing - Thiếu từ 
!	Careless error – Lỗi bất cẩn
 	Good, well done – Bài làm tốt
? 	I don’t understand – Khó hiểu
Prep	Preposition – Giới từ
ü	Good point – Đúng/ hay
Cap	Capitalizing this word – Lỗi viết hoa
( )	Unnecessary word – Từ không cần thiết
Φ	Omitting this word – Lược bỏ từ này
- Các bước sau khi đánh giá bài viết của học sinh
- Tổ chức nhận xét chung sau khi chấm bài
- Cung cấp cho học sinh những nguyên tắc viết cơ bản và bài tập liên quan tới lỗi học sinh thường mắc phải
4.2. Học sinh	
- Thay đổi thái độ của học sinh với việc chữa lỗi:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc lại bài và chữa lỗi 
- Hướng dẫn học sinh cách tìm và chỉ ra lỗi
- Áp dụng hoạt động viết nháp nhiều lần
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện để chỉ ra và phân tích một số lỗi thường gặp cho học sinh khối 10 cũng như cho những ai muốn học môn viết có hiệu quả trong khi học kỹ năng viết, Đồng thời cung cấp một số phương pháp chữa lỗi hiệu quả cho giáo viên trong quá trình dạy kỹ năng viết. 
Với phương pháp này đã được áp dụng trong khối 10 cuả năm học vưà qua tôi nhân thấy rằng học sinh cũng có tiến bộ rất rõ trong quá trình môn viết. Tuy nhiên, nó đòi hỏi không ít thời gian và công sức của giáo viên và học sinh. 
Thực tế giảng dạy trong năm học 2016 -2017 kiểm tra kỹ năng viết của học sinh lớp 10C8 đầu học kỳ so với cuối học kỳ. 
Kiểm tra kỹ năng viết bằng 1 bài kiểm tra 20 phút sau khi học xong Unit 1 A day in the life of – viết đoạn văn 100 -120 từ về các hoạt động trong ngày của bản thân (Your daily activities). Kết quả phân tích các lỗi mắc phải như sau:
Lỗi
Ngữ pháp
Từ vựng
Chính tả
0-4 lỗi
3 h/s
9h/s
5h/s
5-8 lỗi 
12h/s
11h/s
12h/s
9-12
12h/s
12h/s
15h/s
Trên 12 lỗi
15h/s
10h/s
10h/s
Phân tích số liệu ta thây đầu năm học lớp 10, mà kỹ năng viết của học sinh chưa đồng đều và còn yếu với tỉ lệ hơn 50% mắc trên 9 lỗi. Đặc biệt kết quả chấm điểm bài viết chỉ có 25% học sinh đạt kết quả trên trung bình.
Kiểm tra kỹ năng tìm lỗi băng bài tập tìm và chữa lỗi 10 câu trong 15 phút với 15 học sinh ở trình độ khác nhau theo kết quả kiểm tra thấy kết quả như sau: 
Học sinh
Phát hiện 1-4 lỗi
Phát hiện 5-8 lỗi
Phát hiện 9-10 lỗi
Yếu
5/5 h/s
0/5 h/s
0/5 h/s
TB
3/5 h/s
2/5 h/s
0/5 h/s
Khá/ giỏi
2/5 h/s
3/5 h/s
/5 h/s
Qua kiểm tra ta thấy rằng kỹ năng tìm và chữa lỗi không hoàn toàn phụ thuộc vào nền tảng ngữ pháp và từ vựng mà do khả năng vận dụng ngôn ngữ đó vào thực tế. 
Trong những tiết học viết trong học kỳ I áp dụng những biện pháp đã nêu trong phần 3 của SKKN, khả năng tìm và chữa lỗi của học sinh đã có những cải thiện đáng kể qua từng bài kiểm tra trong suốt quá trình học.
Kỹ năng tìm lỗi “Error Identifitaction” trong 42 học sinh được kiểm tra có 70% h/s phát hiên ra hơn 50% số lỗi trong bài viết được yêu cầu tìm lỗi.
Kỹ năng viết qua theo dõi hoạt động nhóm thì có 50% số học sinh trong nhóm có khả năng chữa bài viết chung của nhóm trong quá trình thảo luận. 
Kết quả các bài viết kiểm tra sau các tiết học viết của 5 học sinh hoặc 5 nhóm bất kỳ trong học kỳ I (40 bài viết) như sau:
Lỗi
Ngữ pháp
Từ vựng
Chính tả
0-4 lỗi
15 bài
15 bài
17 bài
5-8 lỗi 
15 bài
17 bài
12 bài
9-12
5 bài
2 bài
8 bài
Trên 12 lỗi
5 bài 
3 bài
3 bài
Kết quả thực hành kỹ năng viết của học sinh 10 C8 sau 8 tiết viết HK I của năm học 2016 – 2017 chưa thực sự đạt tới mức hoàn thiện vì học sinh 10C8 là học sinh theo học khối đại trà, chưa chú trọng nhiều tới bộ môn ngoại ngữ. Tuy nhiên bước đầu thấy rằng nếu tích cực thay đổi nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ngoại ngữ thì sẽ mang lại những hiệu quả nhất định và thực hiện được mục tiêu cuối cùng của việc học ngôn ngữ đó là sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống và công việc.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trung An, ngày 10 tháng 02 năm 2018
Người mô tả sáng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)
	 Lê Kim Thắm

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_chua_loi_hieu_qua_t.docx
Sáng Kiến Liên Quan