Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập môn Toán Lớp 3

Hiện nay, môn Toán trong chương trình giáo dục Tiểu học cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò hết sức quan trọng góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.

 Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác.

Muốn học sinh Tiểu học, học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Chính nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, khéo léo, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.

 Trường Tiểu học Bản Lang là trường đóng trên địa bàn vùng cao biên giới điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, trong đó vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học mới đối với học sinh dân tộc. Tổ chức tốt được các trò chơi Toán học khi giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo nhanh nhẹn và khéo léo của học sinh không những nâng cao được chất lượng giáo dục mà còn thu hút được các em học sinh hăng say tới trường tới lớp, lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

 

doc20 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 11313 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập môn Toán Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp giáo dục. 
Trò chơi toán học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố kiến thức của bài học, luyện tập lại kiến thức của bài mới, phát hiện ra kiến thức mới của bài học. Thông qua trò chơi học sinh nắm được kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng. 
Trong quá trình học toán, sử dụng trò chơi toán học có nhiều tác dụng như: Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu . Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. 
 	Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượn , trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách sử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội. 
 Ngoài ra thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Vì vậy trò chơi toán học rất cần thiết trong giờ học toán ở Tiểu học. 
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TOÁN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢN LANG
2.1 Vài nét về đơn vị trường Tiểu học Bản Lang. 
	Trường Tiểu học Tiểu học Bản Lang nằm trên xã vùng cao biên giới, khó khăn Nhà trường đã liên tục đầu tư xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác dạy và học. Học sinh trong trường 100% con em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nên việc quan tâm đến học tập và chăm sóc cho các em còn rất hạn chế. 
	Lớp 3 điểm Bản Pho trường Tiểu học Bản Lang là một lớp cách điểm trung tâm trường 7km đường xá đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa. 100% các em là con em dân tộc Dao số hộ nghèo trong lớp năm 2016 lên tới 100%. Do kinh tế của gia đình còn khó khăn nên phụ chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Cơ sở vật chất lớp học còn thiếu thốn khó khăn.
2.2. Thực trạng về việc tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở trường Tiểu học Bản Lang. 
	2.2.1 Về phía giáo viên:
Đối với trường Tiểu học Bản Lang đa số giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của trò chơi học tập trong giáo dục. Song thực tế giáo viên chưa linh hoạt trong việc vận dụng các hình thức dạy học Toán. Giáo viên chưa mạnh dạn đưa ra và vận dụng những hình thức dạy học mới vào tiết học Toán, vì nhiều giáo viên còn lo sợ về thời gian khi cho chơi trò chơi, hay lớp sẽ mất trật tự, lộn sộn trong giờ học. Chính vì thế mà chưa phát huy được hết năng lực của học sinh. Một số còn thiếu kinh nghiệm và vốn kiến thức cần thiết trong công tác tổ chức trò chơi nên chưa gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Nội dung trò chơi chưa phong phú, đa dạng dễ tạo cho học sinh cảm giác nhàm chán. Chưa thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức trong việc sưu tầm, lựa chọn trò chơi và chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi. Nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều lúng túng. 
2.2.2 Về phía học sinh: 
Năm nay tôi được phân công dạy lớp 3 Bản Pho trường Tiểu học Bản Lang lớp tôi có 8 học sinh trong đó có: 3 em nữ, 5 em nam, các em đi học chưa đều chất lượng môn Toán con thấp, học sinh chưa mạnh dạn tự tin. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã vạch ra kế hoạch phải làm sao cho lớp mình hoạt động sôi nổi hơn trong giờ học, đặc biệt là trong giờ học Toán. Từ đầu năm lớp học rất trầm, khi tôi đưa trò chơi học toán vào áp dụng trong giờ học thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực, những em chậm chạp như em Quang, em Ngoan và em Liền cũng năng động hơn. Những em có tính tự ti như em Lở, em Cường cũng hoà nhập với các bạn hơn. 
Biểu khảo sát đầu năm
Nội dung ks
Số HS
được ks
Chất lượng môn Toán
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
THÍCH
KHÔNG THÍCH
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
8
4
50
4
50
3
38
5
62
Tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em năng động, sáng tạo mà còn giúp các em biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và ngoan hơn trước rất nhiều. Vì vậy tôi nhận thấy rằng đưa trò chơi vào giờ học toán ở Tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 3. 
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KINH NGHIỆM “TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TÂP MÔN TOÁN LỚP 3 ”
 	Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường cô và trò chúng tôi luôn có được những điều kiện thuận lợi nhất để giảng dạy và học tập. Sau đây là một số biện pháp về tổ chức một số trò chơi Toán học để giúp học sinh học tập tốt và hứng thú với môn học mà tôi đã vận dụng sau khi tiếp nhận lớp 3 bản Pho:
3.1. Quy trình xây dựng, thiết kế trò chơi.
3.1.1 Chuẩn bị trò chơi
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo.
Khi thiêt kế trò chơi cần nghiên cứu tài liệu như: chương trình sách giáo khoa (tài liệu HD học tập), Hệ thống sách tham khảo: sách báo, tạp chí giáo dụcNghiên cứu thực tế lớp học: nghiên cứu tình hình lớp học: có HS khuyết tật không, nhu cầu, sở thích, hoàn cảnh 
Tìm hiểu xem học sinh lớp yếu ở mạch kiến thức nào, để lựa chọn trò chơi cho phù hợp, giúp các em củng cố kiến thức để hiểu bài một cách chắc chắn.
Lựa chọn các trò chơi
Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt (thay số bằng chữ, câu cá, mèo bắt chuột, ) từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên có cơ hội tổ chức trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Để từ đó các em cảm thấy: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Sau khi hoàn thành một bài học. Tổ chức các trò chơi có ưu điểm là kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, giờ học tránh được không khí suy nghĩ căng thẳng trở thành “ Vui mà học, học mà chơi” hết sức sinh động, giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức một cách sinh động và hiệu quả.
3.1.3 Xây dựng và thiết kế tổ chức.
Khi xây dựng và thiết kế trò chơi thường tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Phải dựa vào ND bài học; điều kiện về thời gian trong mỗi tiết học.
+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. 
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
	+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
Cách tiến hành trò chơi
Thời gian tiến hành: thường từ 5 - 7 phút
- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
- Chơi thật.
- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
- Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
	3.2 Một số trò chơi Toán học lớp 3
Sau  đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học toán cho học sinh lớp 3
	3.2.1 Trò chơi “xếp hàng thứ tự” 
* Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. 
* Thời gian chơi: 5 phút 
* Chuẩn bị chơi: Mỗi đội 4 bảng con trong mỗi bảng có ghi các số. Ví dụ : Tiết 1: Đọc, viết và so sánh các số có 3 chữ số bài tập số 4,5 trang 3 sgk. Khi tổ chức trò chơi giáo viên có thể chuẩn bị nội dung ghi trong bìa: 427; 168; 373; 691;126. 
* Chọn đội chơi: Mỗi đội 4 Em; giáo viên đặt tên cho các đội 
* Cách chơi: Hai đội trưởng lên nhận bảng của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút ) 
* Quy ước: Khi cô giáo hô hiệu lệnh và giơ 2 tay về hai phía ( sang ngang ) yêu cầu các em nghe, giơ bảng lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ cô giáo. Khi cô đưa 2 tay song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc. 
* Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như : “ Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn ” ; “ Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé ” sau ba lần thi thay đổi các bảng giữa hai đội rồi tiếp tục chơi. 
* Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, cho 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 5 phút kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm sẽ thắng cuộc. Trò chơi có thể sử dụng ở các tiết: So sánh các số trong phạm vi 10 000 bài tập số 2 trang 101. So sánh các số trong phạm vi 100 000 bài tập số 4 trang 147.
3.2.2 Trò chơi: “ Kết bạn”.
* Mục đích: Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm nhanh.
 	* Thời gian chơi: 5 – 7 phút.
 	* Cách chơi: Giáo viên hô: “Đoàn kết, Đoàn kết” . Học sinh hỏi: “ Kết mấy, kết mấy?”.
 	Giáo viên hô: “ Kết 2 x 2” hoặc “12- 9”, “5 + 3”Học sinh phải nhẩm nhanh được kết quả và kết thành nhóm theo yêu cầu.
 	*Luật chơi: Ai nhanh được tuyên dương, ai chậm bị phạt tuỳ theo yêu cầu của lớp.
 	* Trò chơi này tôi áp dụng vào những tuần đầu của lớp 3 vì khi nhận lớp tôi thấy một số em khả năng tính nhẩm còn quá yếu. Khi tổ chức trò chơi này, tôi thấy giờ học có hiệu quả hơn, những em trước đây ngại học, không chú ý, để ý gì tới tiết học nay lại là thành phần tích cực nhất. Như em Dệm, Cường ngay cả giờ ra chơi cũng thường chơi một mình không gần gũi với bạn bè nay lại hăng hái tham gia, mạnh dạn ôm chầm kết thành nhóm khi có hiệu lệnh. Gần cuối tiết học tôi quan sát thấy các em mạnh dạn, tự tin hơn. Sự hứng thú của học sinh , sự hoà nhập của học sinh nhút nhát, sự chú ý học tập của các em trong giờ học toán đã kích thích tôi tìm tòi, nghiên cứu thêm một số trò chơi.
3.2.3 Trò chơi ai nhiều điểm nhất (Tiết 58 : Luyện tập) 
* Mục đích : + Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số có nhớ trong phạm vị 100 000
 + Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm 
* Chuẩn bị: 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2 
+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như 469 + 125 93; 23367 + 120 487 ; 146 168 + 533 487 
+ Phấn màu 
+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký 
 - Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. 
 *Cách tính điểm: Mỗi phép tính đúng được 10 điểm. Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc. 
 * Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn. 
3.2.4 Trò chơi Ong đi tìm nhụy (Trò chơi có thể áp dụng các bảng nhân, chia, cụ thể tiết..... Bảng chia 6)
 - Mục đích: + Rèn tính tập thể 
+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng nhân, chia
 - Chuẩn bị: + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số, mặt sau gắn nam châm. 
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm 
 	+ Phấn màu 
36 : 6=
8
5
3
7
6
18 : 6=
42 : 6=
30 : 6=
48 : 6=
- Cách chơi : + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em 
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không ? - 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. 
* Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học 
+ Tại sao chú Ong không tìm được đường về nhà ? 
+ Phép tính "30 : 6" có kết quả bằng bao nhiêu ? 
+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ? 
Một số hình ảnh học sinh tham gia vào trò chơi:
3.2.5 Trò chơi : Trổ tài mua sắm.
Yêu cầu: Người chơi cần có kĩ năng tính toán với 4 phép tính, nắm vững một số đơn vị (tờ) tiền Việt Nam hiện nay. Biết ứng dụng để trao đổi hàng hoá khi cần thiết. Biết một vài nguyên tắc tối thiểu khi trao đổi.
 	Thời gian chơi: 8 – 10 phút.
 	Chuẩn bị: GV cần chuẩn bị cho 2 đội, mỗi đội khoảng 25000 đ, gồm các loại tiền: 200 đ (10 tờ), 500 đ (10 tờ), 1000 đ(8 tờ), 2000 đ(5 tờ). Chuẩn bị một số đồ dùng học tập như: giấy màu ( 200 đ/tờ), bút chì (500 đ/chiếc), thước kẻ ( 1200 đ/ chiếc), vở viết (1500 đ/quyển), truyện tranh (2000 – 3000 đ/quyển), bút bi ( 1000 đ/chiếc),trong đó sẽ ghi sẵn giá vào giấy và dùng băng dính dính vào các đồ vật. Bày tất cả vào 2 bàn cho 2 đội. Phát cho 2 đội mỗi đội 1 túi ni lon để đựng hàng mua sắm.
 	Luật chơi: Khi giáo viên hô: “Bắt đầu” và tính giờ thì 2 bạn của 2 đội sẽ được vào “quầy” chọn mua các đồ thích hợp, mua tới đâu bỏ tiền vào hộp tới đó; nếu tiền chẵn cần cộng nhẩm cẩn thận, chọn đủ hàng rồi mới trả tiền vào hộp; nếu bỏ vào rồi không được lấy lại. Sau 4 phút, giáo viên hô: “đóng cửa” thì 2 bạn phải lập tức rời quầy, bàn giao số tiền còn lại cho 2 bạn tiếp theo, giáo viên lại hô: “Mở cửa” và 2 bạn tiếp lại vào chọn mua hàng cho tới hết giờ, các bạn phải nộp giỏ hàng cho giáo viên cùng các bạn kiểm tra. Nếu số mặt hàng mua đủ và vừa hết tiền là người “Khéo mua”, nếu hết tiền mà mua không đủ hàng thì là người “ Vụng mua”, nếu thừa tiền mà không mua được hàng thì là người “Keo kiệt”, nếu số tiền hàng cộng lại nhiều hơn số tiền có là người “Tham”, nếu số tiền hàng cộng lại được ít hơn số tiền đã tiêu là người “Đần”. Căn cứ vào kết quả trên mà giáo viên và lớp công nhận đội thắng cuộc.
3.2.6 Trò chơi 5: “Học – chơi - ăn – ngủ, Có giờ, có giấc”.
Yêu cầu: Người chơi cần biết cách xem giờ; nắm vững nguyên tắc quay của kim đồng hồ, có tinh thần hợp tác ý thức tổ chức, tác phong nhanh nhẹn.
Chuẩn bị: 2 đồng hồ mô hình đường kính 1,5 m. Giáo viên chuẩn bị chọn 2 đội, mỗi đội 3 em. 
Luật chơi: mỗi em sẽ là 1kim ( giờ, phút, giây)
Hai đội sẽ xếp hàng tại vạch xuất phát:
Giáo viên hô: “ Hai đội chú ý. Bây giờ là 15 giờ 30 phút 15 giây đúng  hãy mau thể hiện, Hãy mau thể hiện”. các em di chuyển về đúng vị trí của đồng hồ. Giáo viên quan sát ghi kết quả thể hiện của 2 đội, mỗi lần 10 điểm; nếu quay đúng giờ nhưng lúng túng, lộn xộn trừ 2 điểm. Đội nhiều điểm hơn sẽ thắng. Đội thua cuộc phải đọc 3 lần bài: “ Tích tắc, tích tắc, đồng hồ luôn nhắc, từng phút từng giờ, quý hơn vàng ngọc”.
* Chúng ta đã biết ở lớp 2 các em đã được học về giờ đúng, lên lớp 3 các em tiếp tục học về xem giờ ( chính xác đến từng phút). Trò chơi này đã giúp các em thể hiện sự nhanh nhẹn, linh hoạt, khéo léo trong tính toán và vận động đồng thời củng cố về kĩ năng xem đồng hồ cho các em.
3.2.7 Trò chơi 6: Về đúng nhà mình.
 	Mục đích: Ôn tập về các công thức tính chu vi, công thức tính diện tích các hình ( toán 3). 
Thời gian chơi: 5-7 phút.                                                                          
Chuẩn bị: Các miếng hình vẽ có hình ngôi nhà vẽ hình chữ nhật, hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác.
 	Các miếng bìa có ghi các công thức sau:
Chu vi:
( a + b) x 2
Diện tích:
a x a
Chu vi:
a x 4
Diện tích:
a x b
Cách chơi:
Mỗi lần cho 4 học sinh cùng chơi, mỗi em đeo một miếng bìa trước ngực ghi các công thức đã chuẩn bị ở trên, rồi tập hợp thành hàng dọc, vừa đi vừa hát: “ trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng, vươn vai vươn vai thỏ rung đôi tai”. Khi nghe giáo viên hô: “Mưa to rồi, mau về nhà thôi” thì lập tức các “ chú thỏ” phải về đúng nhà của mình ( Tức ngôi nhà có hình công thức mình đang đeo).
 	Luật chơi: Ai nhanh nhất được phong tặng: “ Chú thỏ nhanh nhất”, còn ai chậm thì bị phạt biểu diễn một trò vui.
 	* Ta thấy rằng: Ở lớp ba các em bắt đầu được học về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật tuy nhiên qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy do đặc điểm lứa tuổi của các em nên vẫn còn có rất nhiều em hay quên hoặc nhầm lẫn công thức giữa các hình, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các em nhất là sau này lên các lớp trên các em được tiếp xúc với nhiều công thức, nhiều dạng hình. Bởi vậy, khi dạy về hình học tôi chú ý củng cố vững chắc kiến thức cho các em bằng cách tổ chức cho các em chơi các trò chơi học tập biến những công thức tính khô khan mà các em ngại học, ngại nhớ thành những trò chơi thú vị và kết quả vượt ngoài sự mong đợi của tôi. Sau bài học các em nhớ vanh vách các qui tắc về tính chu vi các hình đã học 
3.3. Hiệu quả của sáng kiến 
	Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học vào tiết học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. Điều đáng mừng là các em rấtchăm chỉ dến lớp tỉ lệ chuyên cần của lớp đạt 100%. Chất lượng giảng dạy ngày càng khả quan. Cụ thể như sau
Năm học
TSHS
Xếp loại học lực môn Toán
G
K
TB
Y
Trên TB
2015-2016
8
3
3
2
8
3.4. Bài học kinh nghiệm
	Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ.
	Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập.
	Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
	Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi.
C. PHẦN KẾT LUẬN
	Công việc sáng tác và tổ chức những trò chơi học tập môn toán tuy vất vả nhưng tôi tìm thấy niêm vui ở công việc và càng thấy yêu nghề hơn bởi vì thông qua các trò chơi quan hệ thầy trò không còn khoảng cách, tình cảm bạn bè giữa học sinh với học sinh ngày càng gắn bó, gần gũi hơn. những giờ học thoải mái, sôi nổi hiệu quả ngày càng tăng. Chất lượng học tập của các em ngày càng nâng lên, đã hạn chế được tình trạng học sinh tiếp thu nội dung bài một cách thụ động, trong giờ học không còn hiện tượng học sinh ngủ gật, uể oải hay lơ là trong học tập. Không những thế mà còn gúp những học sinh nhút nhát cá biệt hòa mình vào tập thể. Số lượng học sinh yêu thích môn toán ngày càng tăng lên. Tỷ lệ chuyên cần của lớp luôn đảm bảo, không còn hiện tượng trốn học, nghỉ học vì sợ đến trường đến lớp.
	Xác nhận của Hiệu trưởng
SKKN xếp loại:..
(ký, ghi rõ họ tên)
, ngày tháng năm 2016
Tác giả SKKN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của HĐ TĐKT 
Phòng Giáo dục và Đào tạo
SKKN xếp loại:..
TRƯỞNG PHÒNG
Xác nhận của HĐ TĐKT Huyện
SKKN xếp loại:..
CHỦ TỊCH

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan