Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị

Cơ sở lý luận

 Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng nhân cách con người. Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống. Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Đặc biệt, sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với các dạng toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong hàng ngày. Sau khi dạy giải toán ở lớp 3 nhiều năm liền, tôi thấy các em nắm được kĩ năng giải toán của giáo viên truyền đạt tới như là một văn bản của lí thuyết, còn nó có ứng dụng vào thực tế như thế nào đó thì chưa cần biết. Có những bài toán các em làm xong, không cần thử lại, không cần xem áp dụng trong thực tế như thế nào, cứ để kết quả như vậy mặc dù có thể sai. Đó là những tác hại lớn khi học toán. Nhiệm vụ đặt ra cho người giáo viên Tiểu học là: Để thực hiện các bài dạy giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho các em cần lựa chọn phương pháp nào? Biện pháp nào giúp các em nắm được kiến thức của bài và vận dụng kiến thức đó để có được những bài giải hay.

 

doc34 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Lần 2:
Bài toán 1: Có 4 cái áo đơm hết 24 cái cúa áo. Hỏi có 1236 cúa áo thì đơm được bao nhiêu cái áo như thế? 
Bài toán 2: Ba thùng như nhau đựng được 27 lít mật ong. Hỏi 7 thùng như thế đựng được bao nhiêu lít mật ong? 
*Đổi thứ tự bài để học sinh củng cố được cách nhận dạng 2 kiểu bài và phương pháp giải. 
3.5. Động viên, khuyến khích học sinh kịp thời
Trên thực tế, lớp tôi có một số em tiếp thu nhanh và một số em tiếp thu chậm, nhất là loại toán giải có văn.Trong từng tiết học, để những học sinh yếu này tiếp thu, giải được những bài toán liên quan đến rút về đơn vị là cả một vấn đề khó khăn. Các em thường rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả năng tư duy (phân tích, tổng hợp) của các em có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, các em còn vội vàng, hấp tấp, đơn giản hoá vấn đề nên đôi khi chưa đọc kĩ đề, chưa hiểu kĩ đề đã vội vàng làm bài, dẫn đến kết quả còn nhiều khi sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ. 
Nắm bắt được tình hình thực tế của học sinh, tôi luôn quan tâm động viên các em chăm học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả năng của mình giúp các em tự suy nghĩ, tìm cách giải đúng. Trong các giờ lên lớp, tôi luôn động viên các em đọc đề kỹ, phân tích đề suy nghĩ tìm ra mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm bỏ qua những chi tiết thứ yếu, những chi tiết không cần thiết mà tập trung vào những chi tiết chủ yếu bản chất để tìm ra cách giải. Tôi dành nhiều thời gian hơn trong việc kiểm tra bài làm của các em này trên lớp, thường xuyên nhận xét chỉ rõ lỗi sai của học sinh và hướng dẫn các em cách sửa, hoặc chữa trực tiếp với học sinh để các em hiểu được lỗi sai của mình, giúp các em tìm biện pháp khắc phục kịp thời. Tuyên dương khen thưởng bằng nhận xét nếu các em có cố gắng để các em phấn khởi học tập, xoá dần đi ấn tượng sợ giải toán. Vào buổi học thứ hai (buổi chiều), tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở buổi thứ nhất (buổi sáng) để các em nắm vững cách giải, lần sau gặp lại loại bài như thế là có thể làm được ngay. Khi đánh giá học sinh trong quá trình học tập của các em tôi đưa ra được những lời nhận xét hay, động viên, khích lệ được học sinh học tập. Lời nhận xét của tôi đã giúp học sinh biết phát hiện và khắc phục những lỗi sai trong quá trình giải toán một cách thường xuyên và kịp thời tạo hứng thú học tập cho các em.
Tôi còn yêu cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách nhiệm hướng dẫn con em học ở nhà, giúp các em ôn lại vững kiến thức, làm lại thuần thục các bài tập trên lớp. Ngoài ra tôi còn tổ chức đôi bạn học tập, gồm 01 em giỏi toán kèm 01 em yếu môn toán đồng thời duy trì thường xuyên nền nếp truy bài đầu giờ. Nếu bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp giải toán.
* Tóm lại: Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi tin rằng nếu chúng ta làm được như vậy thì các em nắm được phương pháp giải dạng toán này tốt hơn, chắc chắn hơn, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Các em sẽ có được tinh thần phấn khởi, tự tin khi giải toán. 
4. Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến
Trên cơ sở xác định rõ mục đích rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh qua các giờ học toán và để đánh giá tính khả thi của các việc làm đã được đề xuất ở phần trên; năm học 2018-2019, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy theo nghiên cứu của tôi vào dạy lớp 3B để đối chứng với lớp 3A (Chất lượng hai lớp ngang bằng nhau). Năm học 2019-2020 này, tôi lại tiếp tục áp dụng cách dạy trên cho lớp tôi chủ nhiệm. Qua việc dạy bài: “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” và kết quả thực tế ở hai tiết dạy như sau:
Lớp
Sĩ số
9 – 10
7 - 8
5 - 6
1 - 4
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Thực nghiệm 3B
35
20
57
12
35
3
8
0
0
Đối chứng 3A
25
6
24
7
28
10
40
2
8
 Lớp 3A được dạy theo đúng nội dung sách giáo khoa và gợi ý hướng dẫn của sách giáo viên, do đó học sinh chỉ dừng lại ở những ví dụ trong sách giáo khoa, khó vận dụng trong thực tế.
Lớp 3B được dạy theo phương pháp cải tiến, nội dung bài có sự điều chỉnh, có hệ thống câu hỏi gợi ý, hướng dẫn. Ở phần luyện tập, học sinh được mở rộng tầm nhìn bằng cách so sánh hai kiểu bài của dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Điều đó giúp học sinh dễ hình dung, dễ nhận biết được kiến thức vừa học. Do đó, lớp học sôi nổi, thực hiện tốt phương pháp đổi mới, giáo viên hướng dẫn, học sinh hoạt động tích cực. 
Qua giảng dạy và thống kê các đợt kiểm tra tôi có thể khẳng định được việc áp dụng kinh nghiệm có hiệu quả. Số lượng học sinh đạt điểm 9-10 của lớp thực nghiệm đã được tăng rõ rệt. Số lượng học sinh đạt điểm 5- 6 đã giảm đi một lượng đáng kể. Còn đối với lớp đối chứng, chất lượng học sinh chưa có tiến bộ. Mặt khác sau khi đã áp dụng kinh nghiệm tôi và đồng nghiệp nhận thấy học sinh rất mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong học tập. Kĩ năng giải toán của học sinh tốt lên rất nhiều. Đặc biệt học sinh đã biết vận dụng linh hoạt cách kiểm tra kết quả sau khi đã làm bài xong để bài tập có một kết quả chính xác nhất.
Như vậy, trong một giờ dạy, nếu giáo viên hiểu đúng sách giáo khoa, khai thác, sáng tạo, linh hoạt áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ thì hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn. Số lượng học sinh đạt điểm khá - giỏi tăng lên rõ rệt.
5. Khả năng áp dụng của sáng kiến
	Kinh nghiệm được áp dụng tại trường trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ. Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài và kết hợp áp dụng các biện pháp, các phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt đem lại hiệu quả cao. Ngoài ra, kinh nghiệm còn có thể áp dụng rộng rãi cho giáo viên dạy lớp 3 ở các trường Tiểu học đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục ban hành.
6. Hiệu quả của sáng kiến
Sau khi tiến hành vận dụng một số kinh nghiệm vào giảng dạy toán lớp 3 dạng Bài toán liên quan đến rút về đơn vị tôi thấy thực sự có hiệu quả. Học sinh chủ động tiếp thu bài hơn đặt biệt các em có lực học trung bình rất tự tin khi tham gia vào bài học. Học sinh tận dụng tối đa vốn kiến thức sẵn có. Các em có điều kiện trao đổi, học hỏi bạn bè, thầy cô, học sinh được rèn luyện sự nhanh nhẹn, hoạt bát khi nghe và trả lời câu hỏi. Kĩ năng giải toán được nâng cao. Học sinh học tập sôi nổi, không còn lúng túng trả lời theo khuôn mẫu, thực hiện linh hoạt trong quá trình làm bài. Các em áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày ở trường, gia đình, xã hội tốt hơn. Giáo viên thì cũng đã làm quen với cách nghiên cứu và soạn giảng theo phương pháp mới không còn lúng túng mà đã lựa chọn được các bài tập với nhiều hình thức yêu cầu khác nhau, giúp học sinh thực hành và phát huy tính sáng tạo. 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận 
Dạy toán ở Tiểu học nói chung, ở lớp 3 nói riêng là cả một quá trình kiên trì, đầy sự sáng tạo, nhất là đối với dạng toán liên quan đến rút về đơn vị, cho nên khi hướng dẫn học sinh giải toán nói chung, giải dạng toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng chúng ta cần phải: 
1/ Tạo niềm hứng thú, sự say mê giải toán, bởi các em có thích học toán thì các em mới có sự suy nghĩ, tìm tòi các phương pháp giải bài toán một cách thích hợp.
2/ Hướng dẫn học sinh nắm đầy đủ các kĩ năng cần thiết khi giải toán bằng phương pháp phù hợp, nhẹ nhàng, không gò bó. 
3/ Kích thích tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp trong khi tìm tòi, phát hiện đường lối trong giải toán. 
4/ Thường xuyên thay đổi hình thức dạy học ở mỗi bài để tránh sự nhàm chán. 
5/ Tập cho học sinh có kĩ năng tự phân tích bài toán, tự kiểm tra đánh giá kết quả của bài toán, tập đặt các câu hỏi gợi mở cho các bước giải trong bài toán. 
6/ Phải coi việc giải toán là cả một quá trình, không nóng vội mà phải kiên trì tìm và phát hiện ra “ chỗ hổng” sau mỗi lần hướng dẫn để khắc phục, rèn luyện. 
7/ Nên động viên, khuyến khích các em đưa ra phương pháp giải hợp lí, tránh đưa ra tình huống phủ định ngay. 
8/ Gần gũi, động viên những em học yếu môn Toán để các em có tiến bộ, giúp đỡ nhẹ nhàng khi cần thiết. 
Sau khi được học theo phương pháp mới, tôi nhận thấy học sinh nắm chắc được cách giải dạng toán này một cách sâu sắc, tránh không còn bị nhầm lẫn, giúp các em nắm vững bài và yêu thích môn Toán hơn. Từ đó các em có vốn kĩ năng tính toán chính xác ở những lúc cần thiết trong cuộc sống, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Tạo cho các em có tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin. học tập sôi nổi. Các em áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày ở trường, gia đình, xã hội tốt hơn. Giáo viên thì cũng đã làm quen với cách nghiên cứu và soạn giảng theo phương pháp mới không còn lúng túng mà đã lựa chọn được các bài tập với nhiều hình thức yêu cầu khác nhau, giúp học sinh thực hành và phát huy tính sáng tạo. 
Áp dụng những phương pháp đề xuất trên đây vào giảng dạy, tôi đã có được những giờ học Toán liên quan đến rút về đơn vị đạt hiệu quả cao, không gây căng thẳng, tạo sự hứng thú trong học tập. Trong giờ học, các em được làm việc nhiều, khuyến khích học sinh vận dụng những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày, vào việc làm tốt các bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Giúp các em nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng mà còn phải biết được cách tự học. Vì vậy, tôi thiết nghĩ trong quá trình dạy học, nếu các thầy, cô giáo quan tâm, chú trọng nhiều hơn đến việc rèn kỹ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh thì sẽ giúp ích rất nhiều cho các em học tốt toán tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch sau này cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, việc rèn kỹ năng sống cho các em học sinh đang rất được chú trọng, nhất là trong nhịp sống hiện đại ngày nay thì việc bồi dưỡng cho các em các kỹ năng sống cơ bản là một việc làm rất thiết thực và có ý nghĩa. 
Tóm lại, dạy - học là một hoạt động mang tính nghệ thuật. Dạy - học trong giai đoạn đổi mới hiện nay lại càng đòi hỏi cả người dạy và người học nỗ lực phấn đấu, không ngừng tự học hỏi nâng cao tầm nhận thức nắm bắt kịp thời các phương pháp giảng dạy hiện đại kết hợp với việc vận dụng linh hoạt thực tế cuộc sống cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh nhằm mang lại hiệu qủa cao cho hoạt động dạy học.
2. Khuyến nghị
Qua thực tế giảng dạy cùng với sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân khi dạy giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh lớp 3, tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: 
2.1. Đối với các cấp giáo dục 
- Tập trung chỉ đạo, nâng cao chuyên đề môn Toán đặc biệt là rèn kỹ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho học sinh để giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau. 
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn chỉ đạo việc giảng dạy môn Toán đúng chương trình, chú trọng dạy giải toán liên quan đến rút về đơn vị, rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng môn Toán nói chung, dạy giải toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng.
2.2. Đối với giáo viên
- Ngay từ đầu năm học cần điều tra, nắm bắt trình độ của từng học sinh. Phân loại học sinh theo từng đối tượng cụ thể.
	- Hiểu rõ mục tiêu của từng bài từng phần phù hợp Chuẩn kiến thức, kĩ năng; nội dung điều chỉnh dạy học. 
	- Có kĩ năng phân tích chương trình để xác định được nội dung phù hợp cho mỗi tiết học, sắp xếp các nội dung tạo nên cấu trúc lôgic, hợp lí nhất của bài giảng. Từ đó lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp.
	- Thường xuyên bồi dưỡng, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, luôn có ý thức nâng cao tay nghề.
- Giáo viên cần quan tâm đến học sinh ở mọi lúc, mọi nơi như: khi các em giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè, ... 
 - Giáo viên cần thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh để trao đổi về việc rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị cho các em khi ở nhà.
2.3. Đối với học sinh
Tích cực học tập, lĩnh hội và khắc sâu kiến thức.
Thường xuyên quan sát, học hỏi xung quanh mình một cách linh hoạt, vừa bao quát, vừa cụ thể.
2.4. Đối với phụ huynh học sinh
Tích cực dạy con em mình có thói quen chuẩn bị bài và ôn lại bài đã học khi ở nhà.
Có biện pháp nhắc nhở khi con em mình chưa tạo được thói quen học bài ở nhà.
Kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm để rèn luyện cho các kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị ở mọi nơi, mọi lúc.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi dạy học sinh lớp 3 rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn để tôi hoàn thành kinh nghiệm này. Mặc dù kinh nghiệm này đã có kết quả nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp giáo dục, các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toán 3 - NXBGD
2. SGV Toán 3 tập 1 + tập 2 - NXBGD
3. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học - lớp 3 - NXBGD
4. Nội dung điều chỉnh dạy học môn Toán lớp 3 theo QĐ 1047
5. Một số tạp chí GDTH, tạp chí GV và nhà trường, tạp chí Thế giới mới, Tài liệu sáng kiến; kinh nghiệm
	6. Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014
	7. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
Bài dạy minh họa khi nghiên cứu thực trạng của học sinh – Tuần 25
Toán
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
+Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép tính chia ) - bước rút về đơn vị.
+Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó ( thực hiện phép nhân).
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị (kiểu 1)
II. CHUẨN BỊ
	- PhÊn mµu, s¸ch gi¸o khoa tr. 127
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Bài cũ: 3-5p
 - Khi kim giờ của đồng hồ chỉ vào khoảng từ 10 đến 11, kim phút chỉ vào số 6 thì là mấy giờ?
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 30-32p
	1. Giới thiệu bài
	2. Nội dung
*Hoạt động 1 (10-12P) :Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
*Bài toán 1:- GV đọc đề toán 1 lần
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tóm tắt bằng hình vẽ SGK
+ Muốn tính số mật ong trong mỗi can ta phải làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS tự giải
- GV giới thiệu bước rút về đơn vị: tìm số mật ong trong 1 can
*Bài toán 2: - GV hướng dẫn tương tự 
- Yêu cầu HS tự giải
+ Trong bài toán 2 bước nào gọi là bước rút về đơn vị?
- GV giới thiệu cách giải bài toán rút về đơn vị
 *Hoạt động 2 (17-20P): Thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn ghi tóm tắt, tìm cách giải
- GV chữa bài, nhận xét
+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào?
+ Bước nào là bước rút về đơn vị?
Bài 2: - GV hướng dẫn viết tóm tắt.
+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS tự làm
- GV nhận xét chữa bài.
- GV: + Trong bài toán trên, bước nào là bước rút về đơn vị?
Bài 3: - Xếp hình (Khuyến khích HS làm)
- GV tổ chức cho HS thi xếp, trong cùng một thời gian tổ nào có nhiều bạn xếp đúng tổ đó thắng. 
- HS đọc đề
- HSTL
- HS quan sát và đọc lại đề toán
- HS nêu
- HS lên bảng, lớp làm nháp
- HS tự làm ra nháp
- Cả lớp nhận xét.
- HS nhắc lại
- HS đọc và TL theo yêu cầu
- HS nhìn tóm tắt đọc đề
- HS tự làm, một HS lên bảng trình bày. 
- Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị
- Bước tìm số viên thuốc có trong một vỉ
- HS đọc và TL
- HS làm vở, 1HS làm bảng
- Bước tìm số gạo có trong 1 bao
- HS nêu yêu cầu
- HS xếp thi giữa 3 tổ
C.Củng cố – Dặn dò:3- 4p
- GV chốt kiến thức chính, nhận xét giờ học 
- Dặn dò về nhà
Bài dạy minh họa tiết dạy thực nghiệm – Tuần 25
Toán
BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị:
+Bước 1: Tìm giá trị một phần (thực hiện phép tính chia ) - bước rút về đơn vị.
+Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó ( thực hiện phép nhân).
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị (kiểu 1)
II. CHUẨN BỊ
	- PhÊn mµu, s¸ch gi¸o khoa tr. 127
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A.Bài cũ: 3-5p
 Bài toán: Mỗi can chứa được 5 lít mật ong. Hỏi 7 can như vậy chứa được bao nhiêu lít mật ong?
- 1 học sinh lên bảng, dưới lớp làm trong vở nháp.
Bài giải
Bảy can như vậy chứa được số lít mật ong là:
5 x 7 = 35 ( l)
Đáp số: 35 l mật ong.
- HS, GV nhận xét 
Yêu cầu học sinh nhận dạng dạng toán đã học và giải thích cách làm, đồng thời cho học sinh nhắc lại quy trình giải của một bài toán.
B. Bài mới: 30-32p
	1. Giới thiệu bài: Dựa vào bài toán kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu bài 
	2. Nội dung
*Hoạt động 1(10-12P):Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Bài toán 1: Có 35 l mật ong chia đểu vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong? 
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV tóm tắt trên bảng: 7 can: 35l
 1 can:.. l?
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán để tìm phương pháp giải.
- Yêu cầu HS tự giải
- GV nhận xét, chốt kết quả
+ Để tìm 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm phép tính gì? 
- GV giới thiệu bước rút về đơn vị: Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong 1 can, để tìm được số lít mật ong trong 1 can, chúng ta thực hiện phép chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần. 
- Giáo viên cho học sinh nêu miệng kết quả một số bài toán đơn giản để áp dụng, củng cố như: 5 bao: 300kg 
 1 bao:  kg?
hoặc 3 túi : 15 kg 
 1 túi :  kg ?
Bài toán 2: Có 35 lít mật ong cia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong? 
- GV tóm tắt trên bảng 
7 can : 35 l
2 can :  l?
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán:
+ Muốn tính được số lít mật ong có trong 2 can ta phải biết gì? 
+Làm thế nào để tìm được số lít mật ong có trong 1 can? 
+ Yêu cầu học sinh nhẩm ngay 1 can: ? 
+ Yêu cầu học sinh nêu cách tính 2 can khi đã biết 1 can. 
- GV ghi bảng:
Bài giải
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
 Số lít mật ong có trong 2 can là:
5 x 2 = 10 (l)
Đáp số:10l mật ong.
+ Trong bài toán 2 bước nào gọi là bước rút về đơn vị?
- GV giới thiệu cách giải bài toán rút về đơn vị: Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước: 
+Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị ( giá trị một phần trong các phần bằng nhau) . Thực hiện phép chia. 
+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại( giá trị của nhiều phần bằng nhau) . Thực hiện phép nhân. 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập áp dụng: 
- Giáo viên nêu miệng, ghi tóm tắt lên bảng
3 túi : 45 kg 
12 túi :  kg?
hoặc : 4 thùng : 20 gói
 5 thùng :  gói?
*Hoạt động 2 (10-12P): Thực hành
Bài 1: 
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn ghi tóm tắt, tìm cách giải
- GV chữa bài, nhận xét
+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào?
+ Bước nào là bước rút về đơn vị?
Bài 2: - GV hướng dẫn viết tóm tắt.
+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào?
- GV nhận xét chữa bài.
- GV: + Trong bài toán trên, bước nào là bước rút về đơn vị?
- Củng cố cách thực hiện 2 bước giải bài toán. 
- HS đọc đề: 3 HS
- HSTL
- HS nêu miệng tóm tắt
- HS quan sát và đọc lại đề toán
- HS nêu
- 1HS lên bảng, lớp làm nháp
Bài giải
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
 Đáp số: 5 l mật ong.
- HS nhận xét
- Phép tính chia
- HS nối tiếp nêu nhanh kết quả
- HS đọc đề: 3 HS
- HS nêu tóm tắt bài toán
- HS nhìn tóm tắt đọc đề toán
+1 can chứa được bao nhiêu lít mật ong 
+ Lấy số lít mật ong trong 7 can chia cho 7
- HS nối tiếp nêu kết quả nhẩm
+ Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân với 2
- 1 HS nêu bài giải
+Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị. 
- HS nhẩm thuộc 2 bước giải
- HS nêu kết quả và giải thích cách làm.
- HS đọc và TL theo yêu cầu
- HS nhìn tóm tắt đọc đề
- HS cả lớp thảo luận cách làm
- HS tự làm, một HS lên bảng trình bày. 
- Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị
- Bước tìm số viên thuốc có trong một vỉ
- HS đọc đề
- HS tóm tắt bài toán
- HS trả lời
- HS thảo luận và làm việc theo nhóm đôi.
- HS làm vở, 1HS làm bảng
- HS nhận xét
- Bước tìm số gạo có trong 1 bao
- HS làm xong suy nghĩ đặt một đề toán cùng dạng.
C.Củng cố – Dặn dò:3- 4p
- Học sinh tự nêu các bước, cách thực hiện giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị ( kiểu bài 1) 
- GV chốt kiến thức chính, nhận xét giờ học. Dặn dò về nhà.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_r.doc
Sáng Kiến Liên Quan