Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 3 qua tiết "Tập làm văn miệng"

Nội dung sáng kiến:

Việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày và vận dụng học tốt các môn học khác. Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức, rèn các kĩ năng một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn trong mọi hoạt động.

-Trong khuôn khổ một đề tài tôi xin trình bày kĩ về việc Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua tiết “Tập làm văn miệng” bằng những biện pháp cùng phương pháp giúp học sinh nói đúng và nói hay hơn ở tất cả các thể loại văn bản mà các em được biết.

 - Qua tiến hành khảo sát thực tế thì tôi thấy: kĩ năng nói của học sinh không đồng đều, lời nói không rõ ràng, không mạch lạc, thiếu truyền cảm. Yêu cầu đặt ra là học sinh phải nói hay hơn những lớp trước, các em phải đọc nhiều, viết nhiều, cá em phải nói rõ ràng và truyền cảm hơn khi kể, khi tả hay khi kể chuyện, với các yêu cầu của bài học đưa ra, học sinh thường rụt rè, nhiều em nói ngọng nói không sát với nội dung bài hay nói với hình thức dập khuôn, thiếu sáng tạo trong quá trình giao tiếp, nội dung sơ sài ít sử dụng các nghệ thuật trong bài viết

 - Nhận thấy những khó khăn trên tôi đã đưa ra sáng kiến Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua tiết “Tập làm văn miệng”. Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp và các bước thực hiện giải pháp, một số phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh qua từng bài dạy cụ thể. Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức một cách phù hợp theo từng đối tượng. Dạy theo phương pháp mới đạt hiệu quả, chất lượng. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, tích cực, hiệu quả, vận dụng thực hành tốt.

 

doc40 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng nói cho học sinh Lớp 3 qua tiết "Tập làm văn miệng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm.) Giáo viên chốt lại nội dung: Không ai dại gì mà đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm cả.
- Cho học sinh kể lại chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể lại trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung, giáo viên nhận xét chung.
Cách 2: Giáo viên kể một phần đầu của câu chuyện sau đó đặt câu hỏi đề nghị học sinh đoán sự kiện gì có thể xảy ra tiếp theo. Giáo viên ghi một vài ý học sinh đoán lên bảng.
- Học sinh nghe giáo viên kể tiếp rồi trao đổi đối chiếu điều được nghe với điều đã đoán để điều chỉnh phần được ghi trên bảng.
- Giáo viên kể lại chuyện 2 lần đề nghị học sinh nêu thêm một số tình tiết nữa phần đầu của truyện (ở hoạt động này giáo viên có thể dùng thẻ từ ghi các sự kiện thể hiện trong phần đầu của ttruyện và học sinh chọn đưa vào dàn ý đã có trên bảng).
- Học sinh trao đổi về ý nghĩa hoặc một vài chi tiết thú vị trong chuyện.
- Học sinh kể lại chuyện( theo nhóm hay cặp)
- Đại diện vài nhóm học sinh kể lại chuyện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung và nhận xét chung.
Ví dụ minh hoạ: Nghe kể lại chuyện: Dại gì mà đổi. (BT1-TV3 - tập 1- tr36)
 Nội dung câu chuyện trong SGV đã trình bày ở ví dụ trên.
Chuẩn bị: Tranh vẽ ở SGK phóng to
Cách tiến hành:
- Giáo viên treo tranh vẽ lên bảng.
Giáo viên kể phần đầu của chuyện kết hợp chỉ tranh: “Có một cậu bé 4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Một hôm, mẹ cậu doạ sẻ đổi cậu để lấy một đứa trẻ ngoan về nuôi.”.
- Giáo viên hỏi: Các em thử đoán xem cậu bé trả lời như thế nào?
- Giáo viên ghi một vài ý học sinh đoán lên bảng :
Ví dụ :
+ Cậu bé òa khóc.
+ Cậu bé hét lên.
+ Cậu bé mừng rỡ.
+ Cậu bé không đồng ý dổi.
- Giáo viên kể tiếp câu chuyện và cho học sinh đối chiếu điều được nghe với điều đã đoán để điều chỉnh phần ghi ở bảng.
- Giáo viên kể chuyện lần 2, đề nghị học sinh nêu lên một số tình tiết nửa phần đầu của truyện. Giáo viên có thể đưa lên một số thẻ từ ghi một số tình tiết của chuyện.
Ví dụ: 
+ Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu!
+ Vì sao thế?
+ Chẳng ai muốn đổi đứa con ngoan để lấy đứa con nghịch.
- Học sinh trao đổi về ý nghĩa hoặc một vài chi tiết thú vị của chuyện.
- Học sinh kể lại chuyện (theo nhóm hay cặp) kết hợp câu hỏi gợi ý ở SGK.
- Đại diện vài nhóm học sinh kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận xét chung.
Cách 3:
- Giáo viên kể chuyện lần 1 kết hợp hướng dẫn học sinh nắm các nhân vật có trong truyện.
- Giáo viên kể lần 2, học sinh nghe rồi hoàn thành các sự kiện trong các khung còn trống của sơ đồ trình tự câu chuyện trên phiếu (có thể cho học sinh làm việc theo nhóm hay theo cặp đôi) có thể đánh số hay vẽ mũi tên. Giáo viên có thể để trống tất cả các ô hoặc viết sẵn ý trong một vài ô. Các ô khác học sinh nghe rồi hoàn thành. Sơ đồ trình tự câu chuyện như sau:
3
2
1
5
4
 Sau khi hoàn thành sơ đồ trình tự câu chuỵện, học sinh trao đổi sửa chữa.
- Học sinh dựa vào trình tự câu chuyện để kể lại chuyện theo nhóm (hay cặp).
- Đại diện nhóm kể lại trước lớp
- Học sinh trao đổi ý nghĩa câu chuyện, cả lớp theo dõi nhận xét, giáo viên bổ sung nhận xét chung.
Ví dụ minh hoạ:
Nghe - kể lại chuyện: Không nỡ nhìn.(BT1- SGK - TV3 - Tập 1 - Tr.61)
 Nội dung câu chuyện trong sách giáo viên như sau: “Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ ngồi bên thấy thế bèn hỏi:
 - Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
Anh thanh niên nói nhỏ:
 - Không ạ. Cháu không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.”
Chuẩn bị :
- Tranh vẽ ở sách giáo khoa phóng to 
- Phiếu học tập: Sơ đồ trình tự câu chuyện 
 Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện lần1 và hỏi học sinh: Câu chuyện có mấy nhân vật? ở đâu? học sinh sẽ trả lời:
+ Câu chuyện có hai nhân vật 
+ Chuyện xảy ra trên chuyến xe buýt.
- Giáo viên kể chuyện lần hai, học sinh nghe rồi hoàn thành các sự kiện trong khung còn trống của sơ đồ trình tự câu chuyện trên phiếu học tập.(Học sinh hoạt động theo nhóm 4)
Ví dụ:
Trên xe buýt
Anh thanh niên
Tayôm mặt
Cháu không nỡ nhìn
Bà cụ
- Học sinh dựa vào trình tự câu chuyện để kể lại chuyện trong nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét diễn biến của chuyện, giáo viên bổ sung. 
- Cho học sinh trao đổi về tính khôi hài của chuyện: Anh thanh niên trên chuyến xe buýt không biết nhường chỗ cho người già, phụ nữ mà lại che mặt và giải thích rất buồn cười là không nở nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Cho học sinh liên hệ thực tế bản thân: Nếu gặp người như anh thanh niên trên chuyến xe đó thì em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét chung . 
Cách 4: Giáo viên kể chuyện một lần và đề nghị học sinh cho biết: câu chuyện có mấy nhân vật? giáo viên phác hoạ hình các nhân vật đó lên bảng (bằng cách vẽ ô tròn và trên đó ghi tên nhân vật)
- Học sinh nghe giáo viên kể chuyện lần 2 rồi viết xung quanh nhân vật một số 
từ hay cụm từ thể hiện hành động hay suy nghĩ của nhân vật (xây dựng mạng 
câu chuyện). Nếu học sinh có khó khăn thì giáo viên đặt một số gợi ý.
- Học sinh trao đổi điều chỉnh mạng câu chuyện (theo nhóm). Một số học sinh nhìn mạng câu chuyện rồi kể lại chuyện trước lớp.
- Học sinh dựa vào mạng câu chuyện để kể lại chuyện theo cặp (hay nhóm).
Học sinh thảo luận theo ý nghĩa của chuyện.
Ví dụ minh hoạ : Nghe kể lại chuyện: Người bán quạt may mắn (BT1-TV3 -Tập 2-Tr56)
 Nội dung câu chuyện ở sách giáo viên như sau:
 “ Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa. Một lần, ông đang ngồi nghỉ mát dưới gốc cây thì một bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt bán ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa vào gốc cây, thiu thiu ngủ.
 Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra viết chữ, đề thơ vào những chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy thấy cả gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận bắt đền ông. Ông giờ chỉ cười, không nói rồi thu xếp bút mực ra đi.
 Nào ngờ, lúc quạt trắng thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen thì ai cũng cầm xem và mua ngay. Chỉ một loáng gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
 Trên đường về bà nghĩ bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy như thế”. 
Chuẩn bị:
+Phiếu bài tập xây dựng mạng câu chuyện :
 Ông Bà
	 Vương Hi Chi bán quạt
 Cách tiến hành:
- Giáo viên kể lần một và hỏi học sinh: câu chuyện có mấy nhân vật? học sinh trả lời, giáo viên treo bảng phụ có ghi mạng câu chuyện lên bảng.
- Giáo viên kể lần hai rồi yêu cầu học sinh xây dựng mạng câu chuyện theo nhóm. Nếu học sinh có khó khăn giáo viên nêu câu hỏi gợi ý như sau:
 + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
 + Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
 + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
 - Học sinh thảo luận rồi điều chỉnh mạng câu chuyện, có thể như sau:
	Ông Vương Hi Chi
Bà lão bán quạt
nổi tiếng chữ đẹp
lấy bút mực ra viết
vào quạt
nghỉ mát
thu xếp
bút mực ra đi
phàn nàn quạt ế
 bắt đền ông Vương
thiu thiu ngủ
bán quạt chạy
- Gọi một vài học sinh nhìn mạng kể lại chuyện cho cả lớp nghe. Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung và động viên khuyến khích các em là chính.
- Học sinh dựa vào mạng câu chuyện để kể lại theo nhóm, giáo viên kèm cặp giúp đỡ học sinh trung bình và yếu.
- Đại diện nhóm kể trước lớp. Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung, nhận xét chung. Giáo viên hỏi học sinh: Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? (Giáo viên nói thêm: Vương Hi Chi là một người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ).
- Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
 *Một số lưu ý khi dạy dạng bài trên:
- Có rất nhiều cách để tiến hành giờ học dạy dạng bài “Nghe - kể lại chuyện”. Giáo viên có thể tuỳ vào tình hình của lớp, trình độ học sinh để chon cách dạy phù hợp nhất.
- Cho dù dạy theo cách nào, giáo viên cũng phải có sự chuẩn bị bài trước (Tranh ảnh phục vụ nội dung truyện hoặc xây dụng mạng câu chuyện: Phiếu bài tập) để giờ học sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh hơn.
- Chú ý giao việc cho học sinh rõ ràng đặc biệt là khi hoạt động nhóm và nên theo dõi kèm cặp thêm cho học sinh trung bình và yếu, tạo cho các niềm tin, mạnh dạn hơn trong học tập.
4.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm:
*Đóng kịch: Đóng kịch bản mở sẽ có hiệu quả cao hơn kịch bản có sẵn cho việc rèn kỹ nói cho học sinh. Chủ động tạo tình huống giao tiếp môi trường giao tiếp, từ đó nảy sinh nhu cầu sản sinh văn bản nói. Nên đưa đề tài có trước để học sinh chuẩn bị và nói tốt hơn.
* Tham quan, trải nghiệm: Nhiều khi học sinh làm một bài làm văn cảm thấy bí, thấy khó, không biết nói gì hoặc khi nói không đúng hay không chính xác. Nguyên nhân vì các em thiếu tính hiểu biết thực tế về đối tượng. Học sinh khó tả về cảnh sinh hoạt, hội chợ, một số danh lam thắng cảnh khi chưa được thăm quan qua nó. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực như: thăm quan danh lam thắng cảnh, thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, bệnh binh Những hoạt động ấy rất có tác dụng đối với việc rèn kĩ năng nói cho học sinh. 
Ví dụ như bài: Kể về kễ hội (Tuần 25)
Quan sát tranh, ảnh minh họa Lễ hội ( chơi đu và thuyền) học sinh hình dung và kể lại một cách tự nhiên, sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia Lễ hội khi các em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia vào hoạt động của lễ hội đó. Từ đó các em trình bày một cách mạnh dạn, tự tin hơn, sát với đời sống thực tiễn hơn.
5. Kết quả đạt được:
Khi thực hiện các biện pháp, giải pháp trên tôi đã nhận thấy sự hào hứng, sôi nổi của học sinh trong quá trình tham gia học tập. Những em học sinh rụt rè, ít nói nay đã mạnh dạn hơn trong học tập nhất là với phân môn Tập làm văn, các em đã tích cực hơn trong tham gia các hoạt động của trường, lớp hay các tổ chức. Các em đã thực sự chủ động giải quyết và ứng phó trước các tình huống trong học tập và trong hoạt động thực tiễn. Chất lượng về học tập có sự chuyển biến rõ rệt các em đã mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp cũng như các hoạt động ngoại khóa hay ở các môn học đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Kĩ năng diễn đạt của các em thật sự có sức thu hút người nghe chú ý tập trung.
 Sau thời gian áp dụng các giải pháp trên, tôi đã tiến hành khảo sát với đề tập làm văn sau: “Em hãy nói về quê hương” và thu được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Đánh giá
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
3A
(Lớp đối chứng)
27
8
30
15
55
4
15
3B
(Lớp thực nghiệm)
27
14
52
13
48
0
0
Nhìn vào kết quả khảo sát của hai lớp rõ ràng lớp tôi số học hoàn thành tốt đã cao, số học sinh chưa hoàn thành không còn so với lớp 3A. Trước khi áp dụng các giải pháp sáng kiến, học sinh lớp tôi nói những câu văn còn lúng túng, lủng củng, dùng từ chưa hợp lí, ít sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi nói, học sinh có tâm lí rụt rè khi học Tập làm văn. Sau khi áp dụng sáng kiến, học sinh thấy yêu thích hơn ở phân môn Tập làm văn nói chung và văn miệng nói riêng, từ đó các em có kĩ năng viết văn tốt hơn. Chất lượng các bài văn tăng lên rõ rệt, bố cục chắc chắn, nội dung bài có vốn từ ngữ phong phú, câu văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Rất thu hút sự chú ý cho người nghe, người đọc.
6. Bài học kinh nghiệm:
 Để nâng cao hiệu quả các giờ học Tập làm văn nói ở lớp 3, theo tôi người giáo viên phải có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Người giáo viên phải tìm ra những biện pháp thích hợp, tác động đến từng đối tượng học sinh để các em phát huy năng lực của bản thân mình. Qua đó các em sẽ tự hình thành cách học tập khoa học và một thái độ học tập đúng đắn, người giáo viên cần lưu ý một số việc sau:
	 - Nắm vững nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 3, đặc biệt là các bài dạy Tập làm văn có trong chương trình để từ đó xâu chuỗi được các kiến thức cần cung cấp cho học sinh qua các giờ dạy.
 	- Chuẩn bị kỹ bài dạy và xác định đúng trọng tâm của bài.
 	- Trong từng tiết học cần vận dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp.
	 - Đối với các bài tập: “Nghe - kể lại chuyện”, giáo viên cần trau dồi giọng kể của mình, đảm bảo âm lượng vừa đủ, kể đúng ngữ điệu, biết nhấn giọng khi cần thiết đặc biệt là những câu chuyện có nhiều câu hội thoại.
	 - Đối với mỗi dạng bài tập, giáo viên cần xác định đối tượng học sinh chậm và tìm nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không theo kịp bài để có biện pháp giúp đỡ kịp thời giúp các em có điều kiện và niềm tin học tiếp các bài học sau.
	 - Động viên khen thưởng kịp thời để gây hứng thú học tập cho học sinh.
7. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:
- Để áp dụng đề tài này giáo viên phải thật tâm huyết với môn học, nắm chắc kiến thức chuyên môn.
- Giáo viên thường xuyên tham khảo các chuyên đề có liên quan, thảo luận, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
- Học sinh phải có đầy đủ tài liệu để học tập. Học sinh phải được rèn luyện thường xuyên, có hệ thống.
Đề tài này có thể áp dụng đối với mọi đối tượng học sinh lớp 3. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, giáo viên cần có cách vận dụng linh hoạt, hiệu quả.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
	1. Kết luận:
	Rèn kĩ năng nói cho học sinh là giúp học sinh chủ động hơn trong các tình huống học tập cũng như trong cuộc sống. Từ việc nói tốt sẽ hình thành ở các em cách làm tốt. Xử lí tốt và có lối giao tiếp thân thiện trong tham gia các hoạt động. Khi vận dụng các giải pháp trên vào dạy Tập làm văn ở lớp tôi chủ nhiệm, giáo viên cảm thấy giờ học không trầm như trước mà học sinh chú ý học hơn nhiều, qua thực hành giao tiếp cho thấy khả năng hoạt động học tập của học sinh rất tích cực, hiệu quả. Học sinh mạnh dạn tự tin hơn trong học tập, vốn từ của học sinh phong phú hơn, câu văn rõ ràng mạch lạc và giàu hình ảnh. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh nghe giáo viên kể chuyện trên lớp sau đó nhiều em đã kể lại trọn vẹn câu chuyện trước lớp.
	Mục đích cuối cùng của việc rèn kĩ năng nói cho học sinh là hình thành cho các em vốn kiến thức từ đó các em vận dụng và ứng dụng hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp. Nhất là luôn chủ động trong mọi tình huống. Hình thành và phát triển cho các em các hành vi thực hiện quy tắc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình, trường học. Biết yêu quê hương đất nước và luôn ý thức trong bảo vệ môi trường sống.
Với vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn ở Tiểu học, tôi thấy việc giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học phù hợp để dạy cho học sinh là hết sức cần thiết. Phải nắm vững được các đặc điểm của văn miệng thì giáo viên mới tìm ra được các phương pháp dạy học thích hợp từ đó truyền đạt tới học sinh. Có như vậy các em mới hình thành được cho mình kĩ năng nói rồi tới văn bản viết được tốt. Học tốt được văn nói các em sẽ cảm nhận được thế giới xung quanh một cách rõ nét và sâu sắc hơn. Văn miệng ở lớp 3 sẽ là tiền đề cho các em học tiếp các dạng văn viết và chương trình ở các lớp cao hơn.
Đối với bản thân, trong mỗi giờ dạy học văn miệng, tôi thấy mình đã tạo được sự say mê, hứng thú trong học sinh. Các tiết Tập làm văn bây giờ cũng nhẹ nhàng và hiệu quả hơn trước, các em mạnh dạn, tự tin, hứng thú, chủ động hơn.
Tuy nhiên, đây mới là những sáng kiến nhỏ của tôi, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Vì vậy, tôi rất mong các bạn đồng nghiệp cùng góp ý, bổ sung những thiếu sót để sáng kiến của tôi được áp dụng cho hiện tại và cho các năm học tiếp theo của nhà trường nói riêng và của giáo dục Tiểu học nói chung.
	2. Khuyến nghị:
2.1. Với nhà trường:
Tạo điều kiện về thời gian cùng việc hỗ trợ kinh phí để học sinh được trải nghiệm, tham quan, hoạt động ngoại khóa.
Thường xuyên tổ chức các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn để giáo viên được thấy những điểm sáng trong sáng kiến của mình.
Khích lệ giáo viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Coi giáo dục kĩ năng sống là nguồn tài liệu quan trọng trong việc phát huy khả năng giao tiếp cho học sinh. Và là mục tiêu phát triển của nhà trường trong những năm học tiếp theo.
2.1. Với phụ huynh học sinh:
 Tạo điều kiện thời gian quan tâm con em, hỗ trợ, tài trợ về kinh phí cho hoạt động tham quan trải nghiệm sáng tạo.
 Thường xuyên yêu cầu con em tham gia các hoạt động tự phục vụ bản thân mình, gắn hoạt động học tập với thực hành lao động.
 Tích cực động viên con em tham gia vào các hoạt động giao lưu kể chuyện, diễn kịch do lớp, trường và các Hội tổ chức.
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong quá trình giảng dạy về việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua môn Tập làm văn. Tôi rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. 
	Tôi xin chân thành cảm ơn!	
GIÁO ÁN MINH HỌA
TẬP LÀM VĂN
Nghe - kể: Người bán quạt may mắn
I. Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng nói cho học sinh
- Nghe - kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn.
- Học sinh kể được truyện rành mạch, trôi chảy.
- Học sinh trình bày một cách mạnh dạn, tự tin trên cốt các gợi ý.- Giáo dục học sinh biết kính trọng và cảm phục ông Vương Hi Chi.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Tranh minh hoạ câu chuyện.
+Phiếu bài tập xây dựng mạng câu chuyện :
III. Các kĩ năng sống cơ bản giáo dục trong bài:
-Tư duy sáng tạo.
-Tìm kiếm và xử lí thông tin
-Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực nguồn tin, phân tích , đối chiếu.
IV. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
-Làm việc nhóm, chia sẻ thông tin
-Trình bày.
V. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh kể đọc lại đoạn văn kể một buổi biểu diễn nghệ thuật.
* Giáo viên nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn nghe - kể chuyện
a) Chuẩn bị
- Treo bảng phụ, gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập và câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa.
- Giáo viên treo tranh và hỏi: Em hãy cho biết tranh vẽ gì ?
- Giáo viên nhận xét. Giới thiệu câu chuyện
b) Giáo viên kể chuyện
+ Giáo viên kể chuyện lần 1.
+ Câu chuyện có mấy nhân vật?
+ Yêu cầu học sinh viết phiếu các vấn đề xảy ra xung quanh 2 nhân vật theo nhóm đôi.
+ Yêu cầu 3 nhóm trình bày
+ Giải thích nghĩa một số từ: lem luốc, cảnh ngộ.
+ Yêu cầu học thảo luận trả lời các câu hỏi gợi ý trên bảng phụ
- Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
- Ông Vương Hi Chi viết vào quạt của bà để làm gì ?
- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
+ Giáo viên kể chuyện lần 2.
+ Yêu cầu học sinh ghi lại các câu trả lời vào vở bài tập.
c) Học sinh kể chuyện.
- Tổ chức cho học sinh kể chuyện theo nhóm đôi. Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm chi tiết cho câu chuyện đầy đủ.
* Tổ chức thi kể theo nhóm
- Gọi học sinh thi kể.
- Giáo viên nhận xét, cùng lớp tuyên dương bạn kể hay.
3. Củng cố, dặn dò
- Qua câu chuyện này em biết thêm điều gì về ông Vương Hi Chi ? Nghệ thuật gì đã được nói đến trong câu chuyện?
* Chúng ta cần làm gì để chữ của chúng ta đẹp?
- Luyện kể nhiều cho bố mẹ và người thân cùng nghe.
- Học sinh theo dõi, nhận xét.
-1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát. Tranh vẽ bà cụ đang ngồi gốc cây và một ông đang ngồi nghỉ cùng dưới gốc cây đó. Nhận xét
-Học sinh lắng nghe.
- HS theo dõi.
-Câu chuyện có 2 nhân vật 
- Học sinh làm phiếu học tập theo nhóm đôi.
- Đại diện 3 nhóm trình bày
- Đặt câu
- Học sinh trả lời:
- Không bán được quạt.
- Chữ của ông rất đẹp, ông tin rằng mọi người sẽ đến mua quạt cho bà.
- Vì họ rất ưa chuộng chữ của ông.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh ghi câu trả lời vào vở bài tập.
- Học sinh luyện kể theo nhóm đôi. Nhận xét lời kể của bạn
- Học sinh lắng nghe.
- 4 - 5 thi học sinh kể trước lớp. 
- Học sinh nhận xét tìm bạn kể hay và sát nội dung nhất
- Ông là người có tài, giàu lòng thương người. Ông là người viết chữ đẹp và là một nghệ sĩ. Nghệ thuật được nói đến trong câu truyện là nghệ thuật Thư pháp.
* Học sinh liên hệ trả lời: cần phải chăm chỉ luyện viết chữ...
_______________________________________________________________

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_noi_cho_hoc_sinh_lop_3_qua.doc
Sáng Kiến Liên Quan