SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn kĩ năng các bài vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1

 “. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không , chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”. Đó làm niềm tin tưởng, hi vọng của Bác và cũng chính là lời dạy của Bác đối với thế hệ trẻ để tiếp nối sự nghiệp đất nước. Những chủ nhân của thế kỉ mới phải là những con người thông minh, tự chủ, năng động, sáng tạo, có ánh sáng của trí tuệ, có tâm hồn trong sáng, lành mạnh . Con người của văn hóa thời đại không chỉ giỏi một lĩnh vực mà phải là một con người toàn diện: Có năng lực chuyên môn giỏi, có sức khỏe tốt, am hiểu văn hóa nghệ thuật . Chính vì thế mà giáo dục đặt lên hàng đầu, toàn xã hội tôn vinh nghề giáo, trách nhiệm của người thầy vô cùng nặng nề, đòi hỏi người thầy không ngừng nổ lực phấn đấu vươn lên để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và nhu cầu nhận thức học tập của giới trẻ ngày nay.

 Đất nước ta đang cùng thế giới tiến vào thiên niên kỉ mới. Trên toàn đất nước, các ngành nghề cũng không ngừng học tập, nghiên cứu đổi mới nhằm thực hiện tốt nghị quyết Đại hội IX của Đảng, đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành giáo dục là một ví dụ rõ nhất. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của khoa học, công nghệ thì giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển về mọi mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến chất lượng nâng cao dạy học. Hòa trong xu thế phát triển của toàn thế giới Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thành công công cuộc đó, phát triển giáo dục là một chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó tác động rất lớn đến các lĩnh vực khác. Và để có được một nền giáo dục phát triển toàn diện thì việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là rất uan trọng. Chính vì thế, việc đưa môn mĩ thuật trở thành một trong những môn học bắt buộc trong nhà trường tiểu học là quan trọng và cần thiết nhất. Mĩ thuật là môn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm giáo dục tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một số yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mĩ, giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn kĩ năng các bài vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược đặc điểm hình 
dáng của mẫu, học sinh sắp đặt bố cục hình vẽ trên giấy và phác hình từ khái 
quát, tổng thể đến chi tiết. Nếu không biết cách phác hình thì bài vẽ không đạt 
được hiệu quả như mong muốn. Có thể phải tẩy xóa nhiều, bài vẽ bẩn và hình vẽ có thể xộc xệch không vững chắc. Kĩ năng này cũng được sử dụng nhiều trong trang trí, vẽ tranh 
+ Kĩ năng chỉnh hình, trên cơ sở hình vẽ đã được xác định, học sinh biết 
cách so sánh hình vẽ với mẫu để điều chỉnh hình cho đúng tỉ lệ, hình dáng, đặc 
điểm của mẫu, kỹ năng này cũng được sử dụng trong vẽ trang trí và vẽ tranh. 
+ Kĩ năng vẽ đậm nhạt: Sau khi hình vẽ được hoàn chỉnh, học sinh cần 
quan sát mẫu để xác định các mảng đậm, nhạt trên cơ sở ánh sáng chiếu vào vật 
mẫu. Học sinh biết cách vẽ đậm nhạt, thể hiện đúng các độ đậm nhạt trên mẫu. 
	II. Mô tả bản chất của giải pháp
1. Nội dung chương trình mĩ thuật lớp 3
	Chủ đề: Em sáng tạo với họa tiết. (4 tiết)
Chủ đề: Tranh tĩnh vật. (4 tiết)
Chủ đề: Đồ vật quen thuộc. (4 tiết)
2. Nghiên cứu phương pháp làm mẫu hoặc tưởng tượng trong phân môn vẽ theo mẫu
Trong các phân môn của mĩ thuật thì phân môn vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng, còn có thể nói nó là xương sống, trọng tâm và là nòng cốt của bộ môn mĩ thuật. Hơn nữa với môn mĩ thuật ở tiểu học chúng ta đang hướng dẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật từ kĩ năng “đóng” sang kĩ năng “mở”, có nghĩa là hướng các em, tạo điều cho các em cớ sự sáng tạo từ những kiến thức đã được học và tạo cho mình một kiến thức mang dấu ấn riêng của cá nhân.
	 Hiện nay môn mĩ thuật bậc tiểu học đã được đổi mới, chuyển sang mô hình mới - mô hình Đan Mạch. Ở mô hình này, phân môn vẽ theo mẫu đã được cải tiến hóa nhằm khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, tạo cho các em học sinh sự năng động, ham học hỏi. Từ vẽ theo mẫu chỉ biết nhìn chăm chăm vào giấy, vẽ theo đúng các bước dựng hình, phác nét, vẽ chi tiết, vẽ độ đậm nhạt... thì giờ đây học sinh chỉ cần vẽ theo mẫu dưới sự cảm nhận của bản thân và vẽ lên giấy. Chính sự thay đổi này, bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra những phương pháp dạy tích cực như cho học vẽ bằng cách nhắm mắt nhớ lại mẫu và vẽ trên . Đây là một phương pháp rất hay, đòi hỏi sự sáng tạo, nhớ lâu và tính thẩm mĩ cao nhất của học sinh. Bởi vì ngoài kĩ năng quan sát, vẽ hình gần giống mẫu, các em học sinh cần phải có sự tưởng tượng, sáng tạo- đó mới là kết quả cần đạt được ở vẽ theo mẫu.
	 Nếu đi theo các phương pháp dạy trước đây thì khó có thể hướng dẫn, tạo điều kiên cho các em được thỏa sức sáng tạo, đưa ra những ý tưởng hay. Cho nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học tích cực nhằm đổi mới cách dạy, nâng cao hiệu quả bài dạy, nâng cao chất lượng sản phẩm vẽ theo mẫu của học sinh. 
3. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phân môn mĩ thuật 
3.1. Phương pháp vẽ biểu cảm: 
- Đây là một phương pháp mới sau khi qua quá trình quan sát đa phần khi vẽ theo mẫu, hầu hết các em khi chịu nhìn mẫu vẽ mà chỉ chăm chú tập trung thị giác vào tờ giấy vẽ dẫn đến các em chưa nắm rõ cấu trúc, đặc điểm của mẫu vẽ. Các em lượt bỏ đi một số chi tiết của mẫu - mà những chi tiết đó là đặc điểm để nhận biết vật mẫu. Đa phần khi vẽ các em còn lệ thuộc vào cục tẩy, các em hay gôm tẩy nhiều lần dẫn đến làm cắt đứt nguồn cảm hứng vẽ hay là mất thời gian. Phần tô màu, các em bị động về cảm nhận màu. Màu của mẫu như thế nào các em đều tô như vậy, chính điều đó đã ngăn chặn, kiềm hãm khả năng cảm nhận tư duy giữa mẫu với cảnh vật thiên nhiên. Bằng phương pháp vẽ biểu cảm, các em sẽ rút ngăn các giai đoạn phác hình, sắp xếp bố cục mà tập trung vào phần quan sát, cảm nhận vẽ đẹp. Vẽ biểu cảm ở đây là các em hạn chế nhìn giấy, mắt nhìn mẫu, tay phác hình vẽ khi mắt nhìn mẫu, chính bằng cách vẽ như vậy, các em sẽ thể hiện hết được các đặc điểm của mẫu, ngoài các em còn sáng tạo từ những nét dư thừa khi vẽ mẫu không nhìn giấy. Qua phần phối màu, mỗi em một tính cách thì khả năng cảm nhận, phối màu cũng hoàn toàn khác nhau. Từ khả năng cảm nhận sự tương quan màu của mẫu với cảnh vật xung quanh, các em sẽ tạo cho mình màu hoàn toàn khác với các bạn. Từ đó, kết quả sản phẩm vẽ theo mẫu sẽ sinh động hơn.Và cũng từ đó, học sinh sẽ nhớ lâu về đặc điểm của mẫu. Đây cũng là phần yêu cầu mục tiêu mà các em cần đạt.
- Có thể vẽ chân dung người hoặc vật khi vẽ học sinh quan sát thật tập trung chú ý kết hợp mắt và tay HS cố gắng không nhìn vào giấy vẽ. Đối với vẽ chân dung những bức vẽ rất ấn tượng và đôi khi rất hài hước thậm chí có những bức chân dung chỉ nhận ra bộ phận của cơ thể mắt, mũi, tóc, tai, miệng hay đối với đồ vật  chỉ mang dáng dấp đặc điểm của đồ vật mình vẽ . Vẽ biểu cảm tăng khả năng quan sát, buộc các em tập trung dùng ý chí bàn tay để vẽ, hình ảnh sẽ được khắc sâu và nhớ lâu hơn.
* Để rèn luyện những kĩ năng ở phương pháp này cho học sinh, giáo viên cần: 
a. Mẫu vẽ: 
Đối với vẽ theo mẫu thì nhất thiết phải chuẩn bị mẫu vẽ. Giáo viên tự chuẩn bị mẫu vẽ hoặc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị. Mỗi lớp học phải có ít nhất 4 mẫu cho 4 nhóm. Lựa chọn mẫu vẽ phải có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, kích thước...nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Đặc biệt đối với mẫu vẽ tĩnh vật cần chọn các loại hoa quả có hình dáng đẹp, màu sắc phong phú. Tuy vậy cũng không nên chọn mẫu có quá nhiều màu sắc đối chọi nhau, sẽ làm cho bài vẽ không có tính chủ đạo.Với những mẫu vẽ đẹp học sinh sẽ có hứng thú quan sát, từ đó lôi cuốn vào các bước tiếp theo của bài vẽ. Như vậy ngay từ bước chuẩn bị đồ dùng học tập, giáo viên bước đầu hình thành cho học sinh kĩ năng quan sát mẫu. 
b. Tổ chức lớp học: 
Lớp học giờ vẽ theo mẫu cần được sắp xếp hợp lí đảm bảo cho tất cả các học sinh đều có thể quan sát mẫu một cách dễ dàng. Có thể sắp xếp thành 4 nhóm ngồi xung quanh mẫu hoặc xếp học sinh thành 2 hàng dọc hai bên...tuỳ theo ánh sáng của lớp học. 
c. Bày mẫu :
Giáo viên nên để cho học sinh tự bày mẫu, sau đó chỉnh sửa và gợi ý cho học sinh cách bày mẫu đẹp. Mẫu vẽ cần được bày phong phú và đảm bảo có nhiều góc vẽ đẹp. Giáo viên yêu cầu học sinh phải tự quan sát và vẽ mẫu đúng với góc nhìn của mình.
 d. Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu: 
+ Đặt câu hỏi: Giáo viên cần bám sát mẫu để đặt câu hỏi cụ thể trên từng mẫu vẽ, không đặt câu hỏi một cách chung chung. Khi đặt câu hỏi giáo viên cần chỉ vào mẫu để hướng sự chú ý của học sinh vào mẫu vẽ. 
+ Quan sát mẫu: 
Quan sát từ bao quát đến chi tiết, không sa vào chi tiết, bộ phận để nhận ra
Quan sát mẫu để suy nghĩ về bố cục.
+ Hướng dẫn học sinh vẽ mẫu: Khi hướng dẫn học sinh vẽ mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình hướng dẫn các bước vẽ theo mẫu. Bên cạnh sử dụng hình hướng dẫn chuẩn bị trước, giáo viên cần vẽ minh hoạ thêm những phần cần nhấn mạnh để học sinh lưu ý. Trước khi học sinh vẽ mẫu, giáo viên cho các em tham khảo một số bài vẽ hoàn chỉnh của các học sinh khoá trước. Bài vẽ sử dụng làm bài mẫu tham khảo phải là các bài vẽ được chọn lọc, đạt yêu cầu về hình, bố cục, đậm nhạt... Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên xoá các hình minh họa và cất bài mẫu, tránh để học sinh bắt chước bài tham khảo. Sau đó học sinh sẽ nhìn mẫu để vẽ nhưng không nhìn vào giấy.
* Để phát triển những kĩ năng ở phương pháp này cho học sinh, giáo viên cần : 
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định mục tiêu cụ thể. Trong bài
học đó giáo viên cần hình thành ở học sinh những kĩ năng nào và mức độ đến đâu? 
- Kĩ năng sắp xếp bố cục và phác hình: Qua nhiều bài luyện tập các kĩ năng trên được hình thành từng bước và phát triển. 
- Cuối mỗi bài học qua đánh giá kết quả học tập của học sinh giáo viên nắm được mức độ, kĩ năng đã phát triển ở từng học sinh và từ đó giáo viên có thể có kế hoạch bồi dưỡng cho cả lớp và từng cá nhân học sinh. 
* Để hình thành và phát triển những kĩ năng trên cho học sinh, giáo
viên nên sử dụng một số phương tiện dạy học như: 
-Yêu cầu học sinh cùng tham gia chuẩn bị mẫu vẽ. Học sinh phân công 
trong nhóm mang theo mẫu và bày mẫu tuỳ theo nội dung của bài học 
(có thể bày 3 hoặc 4 nhóm mẫu để học sinh vẽ theo nhóm). Mẫu các nhóm có 
thể giống hoặc khác nhau tùy theo yêu cầu của bài. Tuy nhiên phải đảm bảo yêu 
cầu chung của bài. 
- Bài vẽ của học sinh năm trước (cả bài tốt và bài chưa tốt). 
3.2. Phương pháp vẽ theo trí nhớ: 
	- Vẽ theo trí nhớ là phương pháp vẽ bằng cách cho các em tự do chọn mẫu mình yêu thích để vẽ, tiếp đó cho các em liên tưởng tới đồ vật đó, nhớ lai hình dáng, đặc điểm, cấu trúc và màu sắc của mẫu vẽ. Sau đó cho các em bắt đầu vừa nhớ vừa vẽ nhanh trên giấy. Phương pháp này sẽ giúp học sinh hoàn thành bài nhanh, thể hiện hết các đặc điểm của mẫu vẽ. Và kết quả đạt được là những sản phẩm vẽ theo mẫu phong phú về mẫu vẽ. Nhiều bài vẽ rất đẹp có sự sáng tạo.
- Phương pháp này giúp các em không bị lệ thuộc vào mẫu vẽ. Các em có thể vẽ mẫu vẽ mà không cần nhìn mẫu. Các em sẽ vẽ bằng cách khơi nhớ lại vật mình cần vẽ. Nhiều người cho rằng vẽ theo mẫu không cần vẽ thì học sinh sẽ vẽ không giống mẫu. Theo tôi điều đó không đúng, vì tôi đã áp dụng phương pháp vẽ theo trí nhớ và đạt được kết quả tốt.
* Để rèn luyện những kĩ năng ở phương pháp này cho học sinh, giáo viên cần: 
a. Mẫu vẽ: 
Đối với phương pháp này, giáo viên không nhất thiết chuẩn bị mẫu. Mẫu vẽ sẽ do học sinh chọn lựa tùy thích ( chọn những mẫu mà học sinh đã quan sát được trước đó)
b. Tổ chức lớp học: 
Học sinh được tự do lựa chọn của mình sao cho phù hợp nhưng cần đảm bảo trật tự và tất cả các học sinh đều có thể vẽ được
c. Hướng dẫn học sinh vẽ mẫu theo trí nhớ: 
+ Đặt câu hỏi: Giáo viên đặt câu hỏi hướng sự tập trung của học sinh vào mẫu vẽ, từng chi tiết, bộ phận để học sinh nhớ và vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh vẽ mẫu:  Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên yêu cầu học sinh sẽ nhớ lại mẫu để vẽ vào giấy.
* Để hình thành và phát triển những kĩ năng trên cho học sinh, giáo
viên nên sử dụng một số phương tiện dạy học như: 
-Yêu cầu học sinh quan sát trước mẫu thật kĩ, nhớ chính xác và phải đảm bảo yêu cầu chung của bài. 
- Bài vẽ của học sinh năm trước (cả bài tốt và bài chưa tốt). 
	3.3. Phương pháp tạo hình 3D tiếp cận chủ đề: 
Phương pháp này gần giống như phương pháp xây dựng hình 3D nhưng có sự khác biệt ở chỗ từ một vật liệu bỏ đi các em quan sát và liên tưởng gần giống đồ vật nào. Sau đó các em sẽ trang trí, cắt vật liệu đó thành đồ vật mình đã liên tưởng. Nhờ áp dụng phương pháp này đã có những sản phẩm đẹp từ những vật liệu bỏ đi. 
	Ví dụ: Đĩa CD, que kem kết hợp với giấy màu các em đã tạo thành một chiếc xe đạp ngộ nghĩnh; Hộp thuốc, nắp vỏ chai, cây tăm các em đã thiết kế một chiếc tivi mini xinh xắn...
Phương pháp này sẽ giúp cho các em sự khéo léo, sáng tạo đồng thời giúp cho các em có ý thức bảo vệ môi trường, tái chế lại những đồ vật bỏ đi.
Các hình khối tạo ra từ những vật tìm được như dây thép, đất nặn, giấy bồi và được kết nối với nhau trông 1 không gian nhất định. Có rất nhiều chủ điểm: ngôi nhà, ô tô, xe đạp, thuyền, của hàng , nghề nghiêp, con vật, trò chơi..Tùy mồi chủ điểm người giáo viên mĩ thuật có thể thực hiện các em học tập, khám phá và phản ánh cuộc sống bằng nghệ thuật. 
* Để rèn luyện những kĩ năng ở phương pháp này cho học sinh, giáo viên cần: 
a. Chuẩn bị vật liệu: 
Học sinh tự chuẩn bị vật liệu hoặc giao cho các nhóm học sinh chuẩn bị. Lựa chọn vật liệu phải có sự đa dạng, phong phú về kiểu dáng, màu sắc, kích thước...nhằm tạo hứng thú cho học sinh, tránh sự đơn điệu, nhàm chán... Ngoài ra giáo viên cũng chuẩn bị những mẫu, như vậy học sinh sẽ có hứng thú quan sát, từ đó lôi cuốn vào các em tích cực hơn trong hoạt động tạo hình và sưu tầm vật liệu.
b. Tổ chức lớp học: 
Sắp xếp theo nhóm hợp lí, đảm bảo cho tất cả các học sinh đều có thể thực hiện tạo hình một cách dễ dàng. 
c. Bày mẫu :
Mẫu tham khảo, giáo viên nên đặt ở tung tâm lớp học, làm sao đảm bảo cho tất cả học sinh đều có thể xem được
 d. Hướng dẫn học sinh quan sát và thực hiện: 
+ Đặt câu hỏi: Giáo viên hỏi về ý tưởng thực hiện tạo hình của học sinh: hình gì? Sử dụng vật liệu gì?cách thực hiện như thế nào?... 
+ Hướng dẫn học sinh vẽ mẫu:  Sau khi hướng dẫn xong, giáo viên để học sinh tự do sáng tạo theo ý tưởng nhưng giáo viên cần bao quát để giúp đỡ các em lúc cần thiết. 
* Để hình thành và phát triển những kĩ năng trên cho học sinh, giáo
viên nên sử dụng một số phương tiện dạy học như: 
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước vật liệu định tạo hình thật đầy đủ, nhớ chính xác các chi tiết và phải đảm bảo yêu cầu chung của bài. 
- Bài vẽ của học sinh năm trước (cả bài tốt và bài chưa tốt). 
4. Kết quả thu được
Qua thời gian giảng dạy áp dụng phương pháp dạy học mới, cùng với sự sáng tạo chủ động của người giáo viên, sự hoạt động tích cực của người học sinh, tôi nhận thấy kếtquả của học sinh rất khả quan, điều này chứng tỏ kĩ năng của các em đã được cải thiện và nâng cao qua sự trải nghiệm hoàn toàn thuyết phục. Những con số trong bảng dưới đây đã nói lên rất rõ:
Khối lớp
Tổng số HS
Thích học vẽ
Không thích học vẽ
Số lượng
%
Số lượng
%
3
41
41
100
0
0
Bảng 1: khảo sát HS thích vẽ và không thích vẽ
Tên chủ đề
Số tiết
Sĩ số HS
Đạt
%
Chưa đạt
%
Chủ đề: Em sáng tạo với họa tiết. 
Chủ đề: Tranh tĩnh vật. 
Chủ đề: Đồ vật quen thuộc. 
4 tiết
4 tiết
4 tiết
41
41
41
40
40
41
97,6
97,6
100
1
1
0
2,4
2.4
0
Bảng 2: Kết quả hs đạt được khi học xong chủ đề
Với kết quả như trên, chứng tỏ rằng các em đều thích vẽ nên việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho các em cần phải được người giáo viên cần phải được chú trọng, quan tâm.
Chương IV: Hiệu quả sáng kiến
 1. Hiệu quả của sáng kiến:
Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn kĩ năng các bài vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Vạn Thọ 1.“ kết quả giảng dạy đạt kết quả cao; Tiết học vui tươi, sôi động, đa dạng về hình thức dạy luôn tạo cảm giác thoải mái cho các em khi tham gia tiết học. Giáo viên được gần gũi, thân thiện với học sinh nhiều hơn; Nếu trước đây theo phương pháp dạy truyền thống, giáo viên chỉ đưa ra câu hỏi gợi ý để học sinh nắm bắt kiến thức rồi sau đó cho các em vẽ thì ở phương pháp này người giáo viên được quan tâm, chia sẻ với học sinh thông qua phần lý thuyết và thực hành. Học sinh thì ham thích học vẽ hơn, các em được học trong tiết học vui tươi, năng động. Tất cả các em đêu có ý thức làm việc nhóm. Những em có năng khiếu thì có thể chia sẻ cho những bạn trong lớp. Các em cùng nhau hợp tác tốt để hoàn thành các sản phẩm. Ngòai ra, các em đã có ý thức trách nhiệm cao, ý thức tự quản của các bạn nhóm trưởng, các bạn trong nhóm luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Không chỉ vậy, những sản phẩm của bài vẽ theo mẫu của các em cũng tăng dần về số lượng và chất lượng, đẹp về hình thức và nội dung. Đó cũng chính là yêu cầu cần đạt trong môn vẽ nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. Từ đó các em mạnh dạn, tích cực tham gia vào các cuộc thi vẽ tranh do các ban Ngành, đơn vị tổ chức. Tuy không phải là chất lưọng mũi nhọn của trường nhưng Ban Giám Hiệu và các tổ chức đoàn thể trường tôi rất quan tâm và tạo điều kiện cho tôi các em học sinh thuận lợi trong dạy và học chính vì vậy công tác giảng dạy ở trường tôi, bước đầu đã có những kết quả nhất định tạo cho các em có thói quen học tập. Bản thân tôi tự nhận thấy giáo viên phải biết xây dựng được hình thức dạy học, sưu tầm các hình ảnh, các trò chơi phù hợp theo từng nhóm đối tượng học sinh ở từng trình độ khác nhau của mỗi học sinh có thể tiếp thu được, có như vậy các em mới thích thú học tập. Vì vậy, việc giảng dạy muốn đạt hiệu quả, chất lượng cao, làm cho mọi học sinh trong lớp đều được học tập thì giáo viên tập trung suy nghĩ, nghiên cứu có như vậy hiệu quả mới tốt, học sinh mới ham thích học tập. 
	2. Tổ chức thu thập minh chứng đánh giá hiệu quả, tác dụng của sáng kiến
	- Bài vẽ biểu cảm của học sinh ( phụ lục 1)
	- Sản phẩm tạo hình của học sinh ( phụ lục 2)
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
	 Việc áp dụng các phương pháp dạy vẽ biểu cảm ,vẽ theo trí nhớ là cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lúc bấy giờ giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thông qua hình ảnh trực quan sinh động, học sinh tư duy và tự phát hiện, tìm ra kiến thức mới của bài học và thực hành đúng đề tài. Tuy nhiên vẫn không quá lạm dụng phương tiện dạy học này mà giáo viên vẫn chú ý kết hợp nhiều hình thức dạy học vào một tiết dạy thì kết quả sẽ đạt cao hơn nhiều.Tóm lại, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu có những ưu điểm so với phương pháp truyền thống như sau:
	- Nội dung, hình thức tiết dạy phong phú, đưa được nhiều hình ảnh động, từ đó, tạo được sự kích thích hứng thú học tập của học sinh, tạo được không khí vui tươi và thi đua trong học tập qua hoạt động thi đua giữa các nhóm. Học sinh vẽ bài tốt, bài vẽ sáng tạo đạt hiệu quả cao.
 - Do tính trực quan cao, nên giúp học sinh yếu kém dễ tham gia và tạo cảm hứng ham mê môn học.
 - Mỗi bài vẽ sẽ có sự sáng tạo. Kết quả sẽ phong phú, đa dạng về hình ảnh và màu sắc.
 Mỗi thầy cô giáo nói chung và bản thân tôi nói riêng phải đem hết tinh thần, trách nhiệm, lương tâm và có tâm huyết với công việc để giúp và trang bị cho các em những kiến thức nhằm xây dựng, đào tạo cho các em trở thành những công dân tốt cho đất nước, phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của mình, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của giáo dục hiện nay theo tinh thần cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tự học, tự rèn và sáng tạo.
Đổi mới nội dung chương trình phương pháp dạy Mĩ thuật hiện nay để phù hợp với xu thế trên thế giới và phù hợp với điều kiện nước ta đang phát triển. Để giờ học vẽ theo mẫu đạt hiệu quả tôi đã nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn Vẽ theo mẫu trong chương trình Mĩ thuật Tiểu học dạy theo phương pháp dạy học tích cực. Đó là một yêu cầu phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục trong thời đại mới. Đổi mới phương pháp dạy học tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái. Học sinh đóng vai trò chủ đạo tích cực trong hoạt động học tập. Kết quả học phân môn Vẽ theo mẫu môn Mĩ thuật được nâng cao. Học sinh có kĩ năng vẽ theo mẫu có thể vận dụng vào các bài vẽ của các phân môn khác trong môn Mĩ thuật. Các em có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Đây là phương pháp thiết thực để nâng cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh. 
2. Khuyến nghị
* Đối với nhà trường:
- Nhà trường ( tổ chuyên môn) thường xuyên tổ chức chuyên đề nhằm đổi mới và thống nhất phương pháp giảng dạy, áp dụng kinh nghiệm sáng kiến để giờ học đạt hiệu quả.
- Bên Đội có thể tổ chức những cuộc thi để tạo điều kiện cho các em có năng khiếu được thể hiện tài năng của mình.
* Đối với phụ huynh:
- Cần có sự quan tâm việc học vẽ của con em mình. Nên tạo mọi điều kiện để các em hoàn thành, phát huy hết khả năng năng khiếu của mình. Như: Khuyến khích các em tham gia các cuộc thi mĩ thuật, tạo điều kiện cho các em vẽ bài khi ở nhà.
- Mong các bậc phụ huynh có cái nhìn công bằng môn mĩ thuật đối với các môn khác. Không xem nhẹ môn vẽ mà chỉ biết quan tâm các môn toán, tiếng việt.
- Còn một số em học sinh khi đi học chưa chuẩn bị tốt đồ dùng học tập của môn mĩ thuật. Các em chưa có ý thức giữ gìn hay tiết kiệm các đồ dùng học tập. Một vài học sinh chỉ chăm lo học các môn toán, tiếng việt nên chưa hoàn thành các bài vẽ. 
Trên đây là một số phương pháp của tôi trong công tác giảng dạy môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. Với kinh nghiệm nhỏ nhoi này tôi hi vọng là sẽ phần nào thúc đẩy quá trình học tập của học sinh ngày càng tốt hơn. Rất mong sự góp ý của Hội đồng khoa học để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
	Vạn Thọ, ngày 30 tháng 9 năm 2019
	HIỆU TRƯỞNG	Người viết
	 	 Phạm Trần Vy Ni
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn dạy Mĩ thuật - phương pháp Đan Mạch – Bộ giáo dục và đào tạo.
2. Tài liệu Hướng dẫn các kĩ năng cơ bản vẽ theo mẫu.
3. Giáo trình Mĩ thuật và phương pháp dạy mĩ thuật ở tiểu học – Thạc sĩ Nguyễn Lăng Bình.
4. Các video mẫu dạy vẽ theo mẫu.

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_ren_ki_nang_ca.doc
Sáng Kiến Liên Quan