Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm, sưu tầm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
Là một giáo viên dạy bộ môn đặc thù, được trực tiếp giảng dạy hai chương trình sách giáo khoa – Tiếng Anh bậc trung học cơ sở cũ và mới – khi tôi ra trường (năm 2004) tôI đã dạy 1 năm chương trình SGK Tiếng Anh lớp 9 và từ năm 2006 dến nay tôI đã tham gia giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới.
Qua thời gian tìm hiểu và giảng dạy tôI they có nhiều sự khác biệt giữa hai chương trình này không những về cấu trúc sách giáo khoa, bài khoá, hệ thống các bài tập và các bài tập thực hành mà bốn kỹ năng nghe – nói - đọc – viết cho học sinh được phát triển có hệ thống trong suốt chương trình Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 9.
Nếu như trong chương trình cũ, giáo viên có thể ít sử dụng đồ dùng dạy học hoặc có giò thao giảng thì ngoài băng, đài, bảng phụ thì giáo viên chỉ cần vẽ thêm một bức tranh minh hoạ nội dung bài học thì tiết học đấy đạt yêu cầu, mục tiêu bài học. Tại sao khi dạy chương trình cũ, trong mỗi tiết học người giáo viên lại xem nhẹ việc sử dụng đồ ding dạy học (ĐDDH) như vậy?. Lý do là bởi có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm và sử dụng ĐDDH. Có người cho rằng giáo viên là người trực tiếp giảng dạy trên lớp, họ có thể có hoặc không sử dụng ĐDDH hoặc cho rằng môn Tiếng Anh không cần nhiều ĐDDH bởi trong nội dung chương trình sách giáo khoa nếu không sử dụng thì cũng vẫn đáp ứng được mục tiêu của bài giảng. Thực gia, những ý kiến này chỉ là lý do bao biện cho việc ngại làm và ngại sử dụng ĐDDH.
Một ssó kinh nghiệm làm – sưu tầm và sử dụng đồ ding dạy học có hiệu quả. I. Lý do chọn đề tài Là một giáo viên dạy bộ môn đặc thù, được trực tiếp giảng dạy hai chương trình sách giáo khoa – Tiếng Anh bậc trung học cơ sở cũ và mới – khi tôi ra trường (năm 2004) tôI đã dạy 1 năm chương trình SGK Tiếng Anh lớp 9 và từ năm 2006 dến nay tôI đã tham gia giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới. Qua thời gian tìm hiểu và giảng dạy tôI they có nhiều sự khác biệt giữa hai chương trình này không những về cấu trúc sách giáo khoa, bài khoá, hệ thống các bài tập và các bài tập thực hành mà bốn kỹ năng nghe – nói - đọc – viết cho học sinh được phát triển có hệ thống trong suốt chương trình Tiếng Anh từ lớp 6 đến lớp 9. Nếu như trong chương trình cũ, giáo viên có thể ít sử dụng đồ dùng dạy học hoặc có giò thao giảng thì ngoài băng, đài, bảng phụ thì giáo viên chỉ cần vẽ thêm một bức tranh minh hoạ nội dung bài học thì tiết học đấy đạt yêu cầu, mục tiêu bài học. Tại sao khi dạy chương trình cũ, trong mỗi tiết học người giáo viên lại xem nhẹ việc sử dụng đồ ding dạy học (ĐDDH) như vậy?. Lý do là bởi có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm và sử dụng ĐDDH. Có người cho rằng giáo viên là người trực tiếp giảng dạy trên lớp, họ có thể có hoặc không sử dụng ĐDDH hoặc cho rằng môn Tiếng Anh không cần nhiều ĐDDH bởi trong nội dung chương trình sách giáo khoa nếu không sử dụng thì cũng vẫn đáp ứng được mục tiêu của bài giảng. Thực gia, những ý kiến này chỉ là lý do bao biện cho việc ngại làm và ngại sử dụng ĐDDH. Nhưng với chương trình sách giáo khoa mới thì việc không sử dụng và ngại làm ĐDDH thì coi như tiết học của người giáo viên ấy chắc chắn sẽ kém hấp dẫn và ít thành công. Bởi trong nội dung bộ sách giáo khoa mới kênh hình đóng một vai trò vô cùng quan trọng, làm sưu tầm và sử dụng ĐDDH thực sự rất cần thiết. ĐDDH có thể ding để dạy hầu hết các nội dung của bài học tiếng Anh như mở bài, dạy từ vựng, mẫu câu, ngữ pháp, nói Các tranh hình trong sách hoặc sưu tầm hoặc giáo viên tự làm có thể minh hoạ nghĩa từ hoặc cho các bài luyện tập giao tiếp có nghĩa và kênh hình ấy là một phần của các dữ kiện thông tin cho bài tập mà không có chúng hoặc nếu có mà không rõ ràng thì bài tập không thể thực hiện được. ĐDDH không những làm cho giờ học thêm sinh động, sôI nổi, thu hút được mọi đối tượng học sinh mà còn giúp rút ngắn thời gian dạy – học của thầy và trò, giúp học sinh hiểu chính xác kháI niệm, sự việc một cách nhanh chóng. Trong tiết học có sử dụng ĐDDH, học sinh hiểu sâu và ghi nhớ nội dung bài học tốt hơn. Nếu như tất cả giáo viên chúng ta đều nắm bắt được sự cần thiết của việc làm, sưu tầm và sử dụng đồ ding dạy học cho mỗi tiết học, cùng với việc dạy đúng theo phương pháp mới, thực hành giao tiếp thì tôI chắc chắn rằng chúng ta đã thực sự hiểu và thực hiện tốt quan điểm biên soạn và nội dung ngôn ngữ - nguyên tắc ngữ cảnh hoá, tính hiệu quả, tính thực hành – của nội dung chương trình tiếng Anh mới bậc THCS. II. Thực trạng vấn đề. 1. Thực trạng của việc dạy học và sử dụng ĐDDH: Phong trào đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS trong khoảng 5 năm gần đây đã có những kết quả đáng ghi nhận. Chúng ta có thể nhận thấy điều này ở kết quả học tập cuối năm của các em học sinh và ta cũng nhận thấyâsự thay đổi này trong mỗi tiết học. Đó là giờ học sôI nổi hơn, mọi đối tượng học sinh chú ý vào học tập hơn và chúng rất tich cực tham gia các hoạt động nhóm, đôI Điều này chứmh tỏ người giáo viên đã áp dụng tốt các thủ thuật trên lớp và sử dụng ĐDDH có hiệu quả. Kiểu dạy học phổ biến trước đây, giáo viên chỉ truyền thụ những nội dung ngôn ngữ được trình bày trong SGK, ít tìm tòi, khai thác tham khảo tư liệu phục vụ cho phần bài giảng, học sinh nghe – ghi chép và nhắc lại một cách đơn điệu và một chiều, ĐDDH không được chú trọng và bị xem nhẹ, không đầu tư. Học sinh được tổ chức luyện tập ngôn ngữ chủ yếu bằng hình thức chung cả lớp, chưa tổ chức được hoạt động theo cặp (pairs work) hoặc theo nhóm (groups work). Những năm trước đây, việc học tiếng Anh thường là dạy chay, tức là hoạt động dạy học không có thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Ngoài SGK, một số tranh để giới thou ngữ liệu giáo viên không có thiết bị trợ giúp giảng dạy nào khác. Các phương tiện phục vụ cho việc dạy học còn thiếu then như băng hình hoặc có thì việc sử dụng cũng không thường xuyên, bởi chất lượng băng đĩa, đầu đài cũng không đảm bảo.
File đính kèm:
- SKKN_Huong_dan_lam_do_dung_day_hoc.doc