Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm khi dạy môn Tập làm văn Lớp 2
Phân môn tập làm văn ở tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng luyện nói và viết. Phân môn tập làmg văn đã góp phần hiện thực hoá mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy. Tiếng việt là dạy học sinh sử dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học . Từ tầm quan trọnh đó bộ giáo dục đã đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc phổ thông . Trong phân môn tập làm văn lớp 2 rèn cho học sinh có kỹ năng nói, nghe ,viết tạo kỹ năng giao tiếp. Qua đó học sinh biết chào hỏi tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy yêu cầu,khẳng định, phủ định. Biết sử dụng chúng trong mọi tình huống giao tiếp ở gia đình và xã hội. Học sinh nắm được một số kỹ năng phục vụ học tập và vận dung đời sống hàng ngày. Học sinh biết kể được một số sự việc đơn giản tả sơ lược về người , sự vật theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. Nghe hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến và nhận xét, trau dồi thái độ ứng xử, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, qua nội dung bài dạy. Từ đó áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày và cũng là cơ sở cho các lớp trên. Để đặt được yêu cầu cơ bản trên., bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn và lo lắng tìm ra các giải pháp nhằm mục đích cung cấp các kiến thức nói trên.
I - đặt vẫn đề: Phân môn tập làm văn ở tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng luyện nói và viết. Phân môn tập làmg văn đã góp phần hiện thực hoá mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy. Tiếng việt là dạy học sinh sử dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học . Từ tầm quan trọnh đó bộ giáo dục đã đổi mới chương trình sách giáo khoa bậc phổ thông . Trong phân môn tập làm văn lớp 2 rèn cho học sinh có kỹ năng nói, nghe ,viết tạo kỹ năng giao tiếp. Qua đó học sinh biết chào hỏi tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nhờ cậy yêu cầu,khẳng định, phủ định. Biết sử dụng chúng trong mọi tình huống giao tiếp ở gia đình và xã hội. Học sinh nắm được một số kỹ năng phục vụ học tập và vận dung đời sống hàng ngày. Học sinh biết kể được một số sự việc đơn giản tả sơ lược về người , sự vật theo gợi ý bằng tranh, bằng câu hỏi. Nghe hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến và nhận xét, trau dồi thái độ ứng xử, tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tình cảm lành mạnh, qua nội dung bài dạy. Từ đó áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày và cũng là cơ sở cho các lớp trên. Để đặt được yêu cầu cơ bản trên., bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 2, tôi rất băn khoăn và lo lắng tìm ra các giải pháp nhằm mục đích cung cấp các kiến thức nói trên. II - Thực trạng cũ: Phân môn tập làm văn noí riêng, môn Tiếng Việt nói chung dựa trên quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện đó là gồm nội dung và phương pháp dạy học . Về nội dung và phân môn tập làm văn hiện nay khác với chương trình cải cách là nội dung vận dụng cho học sinh cả nước cho nên có nội dung sát với vùng này mà chưa sát với vùng khác.Ví dụ: bài nhận và gọi điện thoại. Vùng này học sinh chưa biết như thế nào là điện thoại. Nếu để học sinh tự giới thiệu thì rất khó khăn .Đời sống nhân dân ở đây rất khó khăn mặt bằng dân trí thấp thông tin đại chúng không có, không một lần giao tiếp bên ngoài xã hội nên rất hạn chế trong giao tiếp , nhất là ngôn ngữ bất đồng .ở đây chủ yếu là dân tộc khơ mú tiếng việt biết còn ít .Bố mẹ chưa quan tâm chú trọng việc học hành của con em mình, hơn nữa học sinh lớp 1 mới lên lớp2 nên việc tiếp xúc với phân môn tập làm văn rất khó . Giáo viên được tiếp thu chương trình thay sách lớp 2 nhưng chưa được dạy lần nào do đó hạn chế về phương pháp . giáo viên phải suy nghĩ tìm tòi học hỏi đồng nghiệp . Kết quả khảo sát sau 3 tuần đầu năm học: Tổng số học sinh số phút dạy Đạt yêu cầu không đạt yêu cầu ghi chú 3 35 1 2 3 40 1 2 3 45 1 2 Xuất phát từ thực trạng môn tập làm văn trong quả trình giảng dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm. III- một số kinh nghiêm trong dạy học môn tập làm văn lớp 2: * Chọn phương pháp phù hợp: - Không rập khuôn máy móc, sách giáo khoa và sách giáo viên. tổ chức các hình thức dạy học khác nhau như cá nhân, nhóm làm cho học sinh hứng thú học tập và phát triển óc thông minh sáng tạo. - Về hệ thống câu hỏi cho học sinh tập nói câu hỏi phải sát với từng trình độ học sinh chung mà lại có câu hỏi sát với học sinh khá. câu hỏi dành cho học sinh kém câu hỏi phải chính xác, rõ ràng súc tích. Ví dụ: Thầy giáo của lớp em tên là gì? + Về cách hỏi: Cánh đặt câu hỏi mà học sinh trả lời là: có ạ, chưa ạ, không ạ, khi học sinh trả lời phải hướng dẫn học sinh khác nhận xét và bổ sung, sửa sai cho bạn, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời đầy đủ. Ví dụ: Thầy giáo của lớp em tên là gì? học sinh phải trả lời là: Thầy giáo của lớp em tên là: Kha Văn Hùng. + Nội dung học tập sẽ phong phú hơn: Giáo viên phải chú trọng đến từng đối tượng làm sao gây không khí sôi nổi và tất cả mọi học sinh đều được hoạt động mạnh dạn giaó viên kết hợp với đội tăng cường sinh hoạt sao, sinh hoạt ở lớp và sinh hoạt nhóm, để tiếp xúc hàng ngày ở từng lớp trở thành thói quen mạnh dạn và bạo dạn trước đông người. - Giáo viên chuẩn bị và nghiên cứu bài dạy có bảng phụ ghi trước câu hỏi cần ghi, khi nêu lệnh phải dứt khoát rõ ràng. - Về học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà vở phải ghi trước thứ ngày và mục bài. IV. ví dụ minh hoạ: Bài: Tập làm văn lớp 2 tuần 1 A. mục tiêu: tự giới thiệuc câu và bài 1. Rèn luyện kỹ năng nghe và nói - Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bạn thân mình. - Nghe và nói lại những điều em biết về một bạn trong lớp. 2. Rèn luyện kỹ năng viết bước đầu biết kể ( miệng) một mẫu chuyện theo bốn bức tranh viết lại nội dung tranh 3, tranh 4. 3. Rèn ý thức bảo vệ của công. B. Đồ dùng: - Bảng phụ viết sẵn nội dung câu hỏi bài tập 1 - Tranh minh hoạ bài tập 3 C. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: từ lớp 2 - các em sẽ được học môn tập làm văn. tập làm văn dạy cho các em cách nói cách viết sao cho đầy đủ, gọn gàng và bài tập làm văn hôm nay sẽ dạy các em cách chào hỏi tự giới thiệu và cách kể một câu chuyện theo tranh. 2. Bài mới: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: ( miệng) Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập? Bài tập yêu cầu làm gì? - Giáo viên tổ chức trò chơi phóng viên. + Để tất cả học sinh nắm được cách chơi. giáo viên gọi một cặp học sinh làm mẫu. - Yêu cầu học sinh thực hiện nhóm 2 người - Đại diện 2 nhóm trình bày trước lớp về trò chơi phóng viên. Bài tập 2: ( miệng) Giáo viên goị học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Bài tập 2 yêu cầu làm gì? Tổ chức theo cách: cho học sinh tiếp nối nhau thi nói những điều em biết về bạn cùng cặp với mình. - Yêu cầu: nói lại thứ tự không nhắc lại câu hỏi. - Giáo viên nhận xét cách trả lời của học sinh. Bài tập 3: ( viết) Gọi học sinh nhắc lại và đọc lại yêu cầu của bài tập - Giáo viên đính tranh Giáo viên nói bài tập này các em thấy có 4 bức tranh nhiệm vụ của các em là kể lại một sự việc diễn ra trong mỗi bức tranh bằng 1 - 2 câu sau dó em kể gộp lại các câu thành một đoạn văn. - Mỗi em kể theo nội dung 1 bức tranh - Giáo viên gị và nghe học sinh trình bày bài nhận xét. - Kết luận: ta có thể dùng từ để đặt câu kể một sự việc cùng có thể dùng một số câu để tạo thành 1 bài văn ngắn. kể một câu chuyện ngắn. 3. Củng cố dặn dò: Giáo viên dặn em nào chưa hoàn thành về làm lại bài cho tốt chuẩn bị phiếu bài tập lần sau - Học sinh đọc đề bài tập 1 tự giới thiệu về bản thân theo câu hỏi sách giáo khoa ví dụ: học sinh 1: Tên bạn là gì? Học sinh 2: Tên bạn là: cụt Thị Thu - Học sinh thực hiện: Học sinh1: Tên bạn là gì? Học sinh 2: Tên mình là: cụt Thị Đon Học sinh 1: Quê bạn ở đâu? Học sinh 2: Quê mình ở bản Xắn xã Phà Đánh huyện Kỳ Sơn. Học sinh 1: Bạn học trường nào? lớp nào? Học sinh 2: Mình học lớp 2C trường PTCS Phà Đánh 1 Học sinh 1: Bạn thích học môn nào nhất? Học sinh 2: Mình thích học môn Toán Học sinh 1: Bạn thích làm gì? Học sinh 2: Mình thích vẽ tranh - Học sinh nhận xét cách trả lời. - Học sinh đọc đề bài tập 2 tự giới thiệu về bạn mình - Học sinh trình bày theo lối trước lớp. - Học sinh nói tên bạn là: cụt Văn Xiềng học lớp 2A trường tiểu học A, quê ở bản Xắn xã Phà Đánh bạn thích học môn tiếng việt và thích vẽ tranh. - Học sinh nhận xét - Học sinh đọc đề cảu bài tập viết lại nội dung mỗi bức tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để tạo thành 1 câu chuyện. - Bước 1: học sinh làm việc độc lập tự trả lời vào phiếu bài tập Bước 2: làm việc nhóm 4 ngườ - Bước 3: các nhóm thi kể theo nội dung 4 bức tranh. - Bước 4: 1 học sinh kể lại câu chuyện theo nội dung 4 bức tranh - Bước 5: cả lớp ghi lại nội dung bức tranh 3, 4 vào vở rồi và đọc đoạn 3, 4 làm được. - Học sinh nhắc lại mục bài học Như vậy, để tổ chức cho học sinh làm tốt các bài tập làm văn ở tiết 1 theo hướng tích cực hoá cá thể hoá hoạt động của mỗi em, giáo viên cần: - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài( bằng lời giải thích của giáo viên hay làm mẫu của học sinh) - Chọn cách tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với từng bài, có khả năng kích thích hứng thú cho học sinh. - Khuyến khích học sinh tự do bộc lộ mình: nói tự do, tự nhiên. Do vậy, kết thúc giờ học mỗi em đều có bản tự thuật về mình nói được điều các em nghe được một bạn có một câu chuyện diễn đạt được bằng ngôn ngữ và cách nghĩ riêng cho mình. V. Kết quả: áp dụng những giải pháp trên sau một tiết học đạt kết quả tương đối mĩ mãn khoảng 75 - 80 % học sinh làm đúng yêu cầu truyền tải. VI. bài học kinh nghiệm: - Dạy học tích cực hoá các hạot động hiện nay càng cần thiết trong môn dạy tập làm văn lớp 2. các phương pháp dạy học đã vận dụng trong thực tế lối dạy rập khuôn, máy mócđược khắc phục khả năng sáng tạo tính cá thể độc đáo phát triển tốt hơn, thông minh hơn ở từng học sinh về: ký năng nghe, nói, đọc, viết và quan sát dần dần hình thành ở các em thái độ học tập tích cực, tác phong linh hoạt nhanh nhẹn. VI. kết luận: Do thực hiện tốt các giải pháp trên môn tập làm văn luôn có kết quả tương đối. Trên đây là một số giải pháp cảu bản thân tôi dạy môn tập làm văn lớp 2 tôi viết ra những gaỉi pháp này. Bản thân tôi kính mong Hội đồng các cấp góp ý giúp đỡ để kinh nghiệm hiệu quả hơn. Phà đánh,Ngày tháng năm 2007 Người thực hiện Kha Văn Hùng
File đính kèm:
- skkn.doc