Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Chính tả

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không phải lúc nào cũng giao tiếp bằng lời nói trực tiếp mà đôi khi cũng phải trao đổi bằng ngôn ngữ viết. Viết là một trong những hoạt động bằng chữ viết. Chúng ta có viết đúng chính tả thì người đọc mới hiểu đúng nội dung. Do đó, việc dạy viết đúng chính tả được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học. Chính tả sẽ là điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả đời người. Qua phân môn Chính tả, các em nắm được quy tắc và hình thành kĩ năng kĩ xảo chính tả. Vì thế, muốn việc giảng dạy phân môn Chính tả đạt kết quả cao, trước hết tôi tổ chức các hình thức dạy học thật sinh động với từng đối tượng học sinh. Tôi luôn luôn nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của học sinh, giải quyết linh hoạt kịp thời các tình huống sư phạm nhằm giúp học sinh phát triển đến mức cao nhất theo khả năng và sở trường của mình.

 Trong giờ học phân môn Chính tả, tôi phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh, điều chỉnh tốc độ giảng bài, xoáy trọng tâm; thường xuyên củng cố các quy tắc chính tả và kết hợp nhiều hình thức để rèn luyện các kĩ năng cho học sinh như: viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, đều nét, đúng mẫu chữ, độ cao và khoảng cách; tốc độ viết đúng quy định, . . .Khi luyện viết chữ ghi tiếng khó hoặc viết bài chính tả tôi luôn luôn chú ý sửa sai, uốn nắn cho học sinh nhằm giúp học sinh khắc phục nhược điểm của mình. Ngoài ra, tôi còn kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để giúp các em học tốt phân môn Chính tả. Có nghĩa là ở trường tôi truyền thụ tri thức cho học sinh, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, động viên các em. Ở nhà, gia đình cũng thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, chỉ dẫn thêm cho các em. Khi có sự chuẩn bị ở nhà thì vào lớp học sinh phần nào cũng viết chính tả tốt hơn.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Chính tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược tiến bộ hơn.
 * Ngay từ đầu năm học, tôi còn yêu cầu mỗi em có một quyển vở dùng để rèn chữ viết và luyện viết đúng chính tả. Đối với quyển vở này, cuối mỗi tuần, tôi yêu cầu các em về nhà chép các bài chính tả chuẩn bị học trong tuần sau vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật rồi đưa cho cha mẹ kiểm tra. Sau đó, các em mang vào lớp cho tôi kiểm tra. Tôi sử dụng biện pháp này nhằm giúp các em có thói quen là phát hiện chữ khó viết trong bài chính tả, đồng thời luyện kĩ năng viết chữ đẹp và viết đúng chính tả.
 * Ngoài những biện pháp vừa nêu trên, tôi còn có thêm một vài biện pháp dành riêng cho học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả (viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên). Biện pháp chung là tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh học chưa tốt. Từ đó, tôi có biện pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
Trường hợp đối với học sinh tiếp thu bài chậm, mau quên:
 Sau khi thống kê được số lượng học sinh tiếp thu bài chậm, mau quên của lớp, tôi lưu ý đối với đối tượng này và lập tức vạch ra kế hoạch để phụ đạo riêng cho các em này vào các tiết ôn tập của buổi chiều. Cụ thể là:
 - Tôi ưu tiên dành những dãy bàn đầu cho học sinh tiếp thu bài chậm, mau quên.
 - Trong bước kiểm tra bài cũ, tôi thường xuyên yêu cầu các em viết lại những chữ viết sai chính tả ở tiết trước liền kề.
 Ví dụ: Hôm nay, viết chính tả bài Ngôi trường mới (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 50 - đoạn cuối). Trong khâu kiểm tra bài cũ, tôi gọi khoảng 2 hoặc 3 em lên bảng. Sau đó, tôi đọc những chữ các em viết sai chính tả ở tiết trước như chữ sọt rác, nhặt, bỗng,(tức là bài Mẩu giấy vụn, sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 49). Cả lớp viết vào bảng con cho tôi kiểm tra và nhận xét.
 - Trong bước luyện viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn của phân môn Chính tả, tôi làm các việc sau:
 + Cho học sinh ghi nhớ luật chính tả bằng cách là trong bài chính tả có những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn mà liên quan đến luật chính tả nào thì tôi cho các em nhắc lại luật chính tả đó nhằm ghi nhớ luật chính tả vừa được củng cố.
 Ví dụ: Bài Ngôi trường mới (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 50 - đoạn cuối). Tôi yêu cầu học sinh viết chữ “trang nghiêm” vào bảng con vì đây là chữ ghi tiếng khó mà học sinh lớp tôi thường xuyên viết sai. Trước khi viết tôi yêu cầu các em nhắc lại luật chính tả với ng/ngh (đã học ở lớp 1) : 
 ngh đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
 ng đứng trước các nguyên âm còn lại (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư).
 + Tôi phân tích kĩ cách đọc và rèn cho học sinh đọc đúng những phụ âm đầu, vần, âm cuối, dấu thanh dễ lẫn (qua giờ học phân môn Tập đọc); đồng thời nhấn mạnh phụ âm đầu, vần, âm cuối, dấu thanh cần lưu ý và rèn kĩ năng viết (qua giờ học phân môn Chính tả). Tôi dùng biện pháp như vậy vì học sinh có đọc đúng tiếng thì mới viết đúng chữ. Chẳng hạn: Tôi đọc mẫu chữ ghi tiếng khó trong bài chính tả đang học thì học sinh phải tập trung lắng nghe và phân biệt cách phát âm. Tiếp đó, tôi viết mẫu chữ vừa đọc lên bảng lớp; đồng thời tôi yêu cầu học sinh phân tích và tôi so sánh những điểm cần lưu ý (tức là tôi phân biệt sự khác nhau về âm đầu hoặc âm chính hay âm cuối, thanh hỏi, thanh ngã); sau đó, học sinh phát âm lại rồi viết vào bảng con. Lúc này, tôi hay gọi những em tiếp thu bài chậm, mau quên đọc lại.
 Ví dụ: 
 * cát / các 
 Tôi lưu ý sự khác nhau giữa hai chữ khi viết:
 cát: khi đọc đầu lưỡi nằm giữa hai hàm răng, luồng hơi thốt nhẹ. Do đó, khi viết chữ “cát” các em chú ý âm cuối phải viết bằng chữ “t”.
 các: đọc bình thường nên khi viết chữ “các” thì các em phải chú ý âm cuối viết bằng con chữ “c”.
 * bàn / bàng
 bàn: Khi đọc đầu lưỡi đánh lên vòm họng, còn khi viết thì các em lưu ý âm cuối được viết bằng con chữ en-nờ.
 bàng: đọc bình thường, khi viết thì các em lưu ý âm cuối được viết bằng con chữ en-nờ và con chữ giê.
 - Tôi thường nhắc nhở học sinh khi viết gặp những chữ đầu câu hay tên riêng thì các em phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
 Ví dụ: Nguyễn Tấn Kiều, Kiến Tường, Long An,
 - Tôi còn nhờ những em viết đúng chính tả và có giọng đọc tốt sẽ đọc chính tả cho học sinh tiếp thu bài chậm, mau quên tập viết chính tả nhằm củng cố kiến thức đã học. Chẳng hạn: Hằng ngày, đầu giờ các buổi học, các em có kĩ năng viết chính tả tốt được tôi phân công sẽ đọc một số chữ hoặc câu có những chữ các em thường xuyên viết sai chính tả trong các bài chính tả đã học cho học sinh tiếp thu bài chậm, mau quên luyện viết. Sau đó, các em kiểm tra chữ viết của bạn, sửa chữa cho bạn, chỉ cho bạn những điểm cần viết đúng rồi các em báo cáo kết quả cho tôi.
 - Tôi liên hệ với gia đình, gặp cha mẹ học sinh tìm hiểu nguyên nhân nhờ gia đình giúp đỡ, động viên các em kịp thời khắc phục những nhược điểm cần thiết để học sinh học tốt phân môn Chính tả. Cụ thể là tôi hướng dẫn cách phát âm những vần, tiếng dễ lẫn, luật chính tả để phụ huynh nắm. Từ đó, phụ huynh có biện pháp hướng dẫn con em mình ở nhà nhằm góp phần cùng tôi nâng cao mức tiếp thu bài của học sinh, giúp em nói đúng, viết đúng chuẩn Tiếng Việt.
Trường hợp đối với học sinh có thái độ học tập chưa đúng đắn:
 - Tôi thường xuyên theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở các em học tập tiến bộ trong mỗi giờ học cũng như các giờ sinh hoạt lớp. Tôi khen ngợi kịp thời những học sinh đã có thái độ học tập đúng đắn để khuyến khích các em có lòng say mê học tập hơn. 
 - Tôi liên hệ với gia đình, gặp cha mẹ học sinh tìm hiểu nguyên nhân và nhờ gia đình giúp đỡ, động viên, an ủi các em để các em kịp thời chấn chỉnh thái độ học tập đúng đắn. 
 - Tôi thường xuyên quan sát, nhờ tập thể lớp theo dõi và giúp đỡ các em học tập. 
 Ví dụ: Tôi thường động viên, khuyến khích tập thể lớp thành lập nhóm học tập ở nhà để động viên, an ủi các em nếu có điều kiện tốt.
 Qua thời gian tìm hiểu và áp dụng các biện pháp đã nêu trên, tôi thấy học sinh lớp tôi chuyển biến rõ rệt. Các em rất tiến bộ, viết ít sai lỗi chính tả hơn, trình bày vở sạch đẹp và chăm học hơn.
 b. Một số biện pháp giúp học sinh lớp Hai làm tốt các dạng bài tập chính tả:
 * Tôi sử dụng nhiều dạng bài tập chính tả nhằm luyện tập thêm cho học sinh để củng cố và khắc sâu hiện tượng chính tả đang học. Đây cũng là hình thức rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp Hai.
 * Hình thức và nội dung bài tập chính tả rất đa dạng và phong phú. Khi giảng dạy tôi luôn luôn lựa chọn phương pháp và tổ chức hình thức dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài tập và đối tượng học sinh lớp chủ nhiệm như: dạy học cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp. 
 * Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Hai có hình thức hoặc nội dung bài tập chính tả không phù hợp học sinh lớp tôi thì tôi mạnh dạn thay đổi hình thức hoặc nội dung bài tập để tiết học diễn ra dễ dàng hơn. Ví dụ như sau: 
 - Thay đổi về hình thức bài tập:
 Bài tập 3b (sách Tiếng Việt 2, tập 1, trang 85) có yêu cầu và nội dung bài tập như sau :
 Ghi trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
 Dạy bao – cơn bao lặng le – số le
 Mạnh me – sứt me áo vai – vương vai
 Tôi có thể đổi hình thức bài tập trên như sau: 
 Em chọn những chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
 + (bảo, bão) : dạy . . ., cơn . . .
 + (mẽ, mẻ) : mạnh . . ., sứt . . . 
 + (lẻ, lẽ) : lặng . . ., số . . .
 + (vãi, vải) : áo . . ., vương . . . 
 Tôi thay đổi hình thức bài tập trên bởi vì trên bảng lớp khó thể hiện rõ chữ in đậm khi chữa bài tập.
 - Thay đổi về nội dung bài tập :
 Bài tập 2a (sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 62) có yêu cầu và nội dung bài tập như sau :
 Điền vào chỗ trống ch hay tr?
 - . . .ú mưa - . . .uyền tin - . . .ở hàng
 - . . .ú ý - . . .uyền cành -. . .ở về 
 Với bài tập này ở lớp tôi, các em ít viết sai lỗi chính tả hơn nên tôi có thể thay đổi yêu cầu và nội dung bài tập trên như sau: 
 Điền vào chỗ trống s hay x?
 - . . .a mạc - . . .ay nắng - . . .ổ sách
 - . . .a lạ - . . .ay lúa -. . .ổ số
 * Để giúp học sinh làm tốt bài tập chính tả tôi hướng dẫn cho học sinh nắm yêu cầu và cách giải bài tập một cách tỉ mỉ. Cụ thể là: 
 - Sau khi cho học sinh đọc yêu cầu bài tập, tôi giúp các em nắm vững các yêu cầu bài tập bằng câu hỏi, bằng lời giải thích.
 Ví dụ: Bài tập 2(sách Tiếng Việt 2, tập một, trang 29) có yêu cầu và nội dung bài tập như sau:
 Em chọn những chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
 a)(ngờ, nghiêng): . . . ngả, nghi . . .
 b)(ngon, nghe): . . . ngóng, . . . ngọt
 + Tôi hỏi học sinh: Bài tập yêu cầu các em làm gì? (chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống).
 + Tôi giải thích: Các em chọn một trong hai chữ trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống sao cho thích hợp.
 - Tiếp đó, tôi gợi ý, hướng dẫn học sinh về cách làm, tránh “thả nổi” hoặc “làm thay” học sinh.
 Ví dụ: Bài tập 3 (sách Tiếng Việt 2, tập một, trang 19) có yêu cầu nội dung và bài tập như sau:
 Một nhóm học tập có 5 bạn là Huệ, An, Lan, Bắc và Dũng. Em hãy viết tên các bạn ấy theo thứ tự bảng chữ cái.
 Đối với dạng bài tập này, tôi hướng dẫn như sau:
 + Nhớ lại bảng chữ cái của Tiếng Việt: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
 + Dựa vào chữ cái đầu tiên trong mỗi tên của các bạn ấy rồi viết tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái.
 - Khi cả lớp hiểu được cách làm bài tập, tôi yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con hoặc vào vở (hoặc phiếu bài tập). Lúc học sinh làm bài tập tôi theo dõi, giúp đỡ cho những học sinh còn lúng túng.
 - Cuối cùng, tôi cùng với học sinh nhận xét và sửa sai toàn bộ bài tập (nếu có).
 * Lưu ý:
 - Để tiết học được sinh động và học sinh hứng thú học tập, tôi có thể tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bài tập thông qua các trò chơi như: trò chơi tiếp sức, trò chơi ai nhanh hơn,
 Ví dụ: Bài tập 2 (sách Tiếng Việt 2, tập một, trang 19) có bài tập như sau: Thi tìm các chữ bằng “g” hay “gh”.
 Tôi yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập và nhắc lại quy tắc chính tả, rồi tôi hướng dẫn học sinh cách tìm. Sau đó, tôi chia lớp ra thành hai đội. Mỗi đội tự chọn khoảng 8 bạn đại diện lên phía trên bảng lớp để thi đua với đội bạn qua trò chơi tiếp sức.
 - Đối với những bài tập lựa chọn, tôi sẽ căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của lớp tôi đang phụ trách mà chọn bài tập thích hợp cho các em. Tôi cũng có thể thay những dạng bài tập này bằng các bài tập do tôi biên soạn sát hợp với học sinh của lớp tôi mà tôi đã nêu ở phần trên.
 Ví dụ: Bài tập 3 (sách Tiếng Việt 2, tập 2, trang 43) có yêu cầu và nội dung bài tập như sau:
 (3) Thi tìm nhanh các từ :
 a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l (hoặc n)
 b) Chứa tiếng có vần ươc (hoặc ươt)
 Đây là bài tập lựa chọn nên tôi chọn bài tập 3b vì học sinh lớp tôi thường viết sai những chữ có âm cuối “t” hoặc “c”.
 * Để thu hút học sinh vào việc giải bài tập chính tả, tôi thường đưa ra nhiều dạng bài tập khác nhau trong giờ học phân môn Chính tả hoặc các tiết ôn tập buổi chiều nhằm vừa củng cố kiến thức vừa tránh sự nhàm chán cho học sinh. Cụ thể là:
 - Bài tập trắc nghiệm:
 + Khoanh vào chữ cái trước những từ viết đúng chính tả :
 a. làm việc b. làm việt
 c. hoa xen d. hoa sen
 đ. thi đỗ e. thi đổ
 + Em hãy ghi vào ô trống chữ Đ trước những từ viết đúng chính tả, chữ S trước những từ viết sai chính tả.
 tranh giành tranh dành
 sứt khỏe sức khỏe
 cọng rau cộng rau
 - Bài tập lựa chọn:
 + Chọn những chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
 ( sương, xương ): . . . mù, cây . . . rồng
 ( sa, xa ) : đất phù . . . , đường . . . 
 ( sót, xót ) : . . . xa , thiếu . . . 
 + Chọn những chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
 ( nặng, lặng ) ( đổ, đỗ )
. . . rác
Thi . . . 
 . . . . . . lẽ
 . . . . . . nề
 - Bài tập điền khuyết:
 + Điền vào chỗ trống s hay x?
 Con công hay múa
 Nó múa làm . . . ao?
 Nó rụt cổ vào
 Nó . . .òe cánh ra.
 Đồng dao
 + Điền vào chỗ trống ân hay âng?
 v. . . lời , bạn th . . . , bàn ch . . . , n . . . niu
 - Bài tập tìm từ:
 + Tìm từ ngữ theo yêu cầu ở cột A, điền vào chỗ trống ở cột B:
A
B
a) Chỉ các loài vật:
 - Có tiếng bắt đầu bằng ch. 
 - Có tiếng bắt đầu bằng tr. 
 M: chào mào, trâu
b) Chỉ vật hay việc:
 - Có tiếng chứa vần uôt. 
 - Có tiếng chứa vần uôc. 
 M: tuốt lúa, cái cuốc
 + Thi đặt câu nhanh:
 Với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr. 
 M: con chó Nhà em có nuôi một con chó.
 Với từ chứa tiếng có vần êt hoặc êch.
 M: ngày tết Ngày tết thật vui.
 + Thi tìm từ ngữ:
 Chứa tiếng bắt đầu bằng ch (hoặc tr). M: chổi rơm
 Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã. M: ngõ hẹp
 + Viết vào chỗ trống các từ:
Bắt đầu bằng r, d, gi có nghĩa như sau:
 Chất lỏng, dùng để thắp đèn, chạy máy: . . .
 Cất, giữ kín, không cho ai thấy hoặc biết: . . .
 (Quả, lá) rơi xuống đất: . . .
Có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
 Cây nhỏ, thân mềm, làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa: . . .
 Đập nhẹ vào vật cứng cho kêu: . . .
 Vật dùng để quét nhà: . . .
 - Bài tập phân biệt:
 + Thi tìm nhanh các từ ngữ chứa tiếng:
 Chỉ khác nhau ở âm đầu s hay x
 M: nước sôi – đĩa xôi, ngôi sao – xao xác
 Chỉ khác nhau ở âm i hay iê
 M: nàng tiên – lòng tin, lúa chiêm – chim sâu
 + Đặt câu để phân biệt các tiếng sau :
 rối: .....................................
 dối: 
 mỡ: 
 mở: 
 - Bài tập giải câu đố:
 Ghi lời giải các câu đố sau vào chỗ trống: 
 + Tiếng có âm tr hoặc ch
 Chân gì ở tít tắp xa
 Gọi là chân đấy nhưng mà không chân?
 (Là chân gì?)
 + Tiếng có vần uôc hoặc uôt
 Có sắc – để uống hoặc tiêm
 Thay sắc bằng nặng – là em nhớ bài.
 (Là tiếng gì?)
 ..
 - Bài tập phát hiện:
 + Hãy gạch dưới những tên riêng trong đoạn thơ mà bạn học sinh quên viết hoa. Sau đó viết lại các tên ấy cho đúng.
 Ta đi giữa ban ngày
 Trên đường cái ung dung ta bước
 Đường ta rộng thênh thang tám thước
 Đường bắc sơn, đình cả, thái nguyên
 Đường qua tây bắc, đường lên điện biên
 Đường cách mạng dài theo kháng chiến.
 ..
 ..
 + Em hãy tìm những từ viết sai chính tả trong đoạn văn sau đây và viết lại cho đúng những từ đó :
 Trường của em phác động “tháng an toàn giao thông”. Em và các bạn thi đua tốt luật giao thông để bão vệ mình và mọi người. Em đội mủ bảo hiểm khi được ba đưa đến trườn bằng xe máy.
 Áp dụng một số biện pháp để giúp học sinh lớp tôi phụ trách làm tốt bài tập chính tả, tôi thấy các em thích thú và làm bài tập chính tả đầy đủ, đúng yêu cầu; đồng thời các em vận dụng kiến thức trong bài tập chính tả đã học để viết bài chính tả, đoạn văn, . . . rất tốt.
 4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
 Qua nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Chính tả” và áp dụng các biện pháp nêu trên, tôi thấy học sinh lớp 2B1 đã biết khắc phục nhược điểm của mình để học tốt phân môn Chính tả. Cụ thể là trong 8 tuần lễ đầu học tập, các em đã cố gắng phấn đấu và sửa chữa thái độ học tập của mình nên trong lớp tôi chỉ còn 4 em viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên trong bài chính tả. Sau đó, tôi lại động viên, khuyến khích và giúp đỡ các em tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết chính tả. Vào đến tuần thứ 18, các em viết ít sai lỗi chính tả, trình bày vở sạch đẹp, chữ viết khá hơn. Đặc biệt là học sinh tiếp thu bài chậm, mau quên đã có ý thức trong học tập. Ở nhà, các em chuẩn bị bài và chịu khó luyện viết chữ. Vào lớp, các em tập trung nghe giảng, mạnh dạn phát biểu ý kiến nên cuối học kì I chỉ còn 15 em viết sai từ 1 đến 5 lỗi chính tả, không có học sinh nào viết sai từ 5 lỗi trở lên trong một bài chính tả. Tôi không nản lòng mà lại tiếp tục kết hợp với cha mẹ các em rèn kĩ năng đọc và viết cho các em. Vì thế đến tuần 28, tôi thấy chất lượng học tập của các em đã vươn lên. Những em trước kia thường viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên thì nay chỉ còn 3 – 4 lỗi chính tả. Những em thường viết sai từ 2 – 3 lỗi chính tả thì nay chỉ còn 1– 2 lỗi chính tả. Những em viết sai 1 – 2 lỗi chính tả thì nay viết bài chính tả rõ ràng, không sai lỗi chính tả. Riêng với những em từ đầu năm trình bày vở sạch đẹp, viết đúng chính tả thì hiện nay chẳng những giữ nguyên thành tích ấy mà ngày càng viết chữ đẹp hơn. Tôi nguyện phấn đấu đến cuối năm học không còn học sinh nào viết sai lỗi chính tả và trở nên yêu thích phân môn Chính tả. Từ đó, các em sẽ có những tư tưởng tình cảm tốt đẹp đối với tiếng nói và chữ viết Việt Nam. 
 * Thống kê kết quả học sinh thường đạt được trong giờ học phân môn Chính tả của lớp 2B1 như sau:
Thời gian
Tổng số HS
0 lỗi
1 đến 5 lỗi
5 lỗi trở lên
Đầu năm
39 HS
8 HS
25 HS
6 HS
Giữa HKI
39 HS
15 HS
20 HS
4 HS
Cuối kì HKI
39 HS
24 HS
15 HS
0 HS
Giữa HKII
39 HS
31 HS
8 HS
0 HS 
 Có lẽ đây chưa phải là biện pháp tốt nhất giúp 100% học sinh viết không sai lỗi chính tả. Nhưng các biện pháp nêu trên, phần nào cũng giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Chính tả và các môn học khác có liên quan đến việc viết chính tả.
III. KEÁT LUAÄN
 1.Tóm lược các giải pháp:
 Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không phải lúc nào cũng giao tiếp bằng lời nói trực tiếp mà đôi khi cũng phải trao đổi bằng ngôn ngữ viết. Viết là một trong những hoạt động bằng chữ viết. Chúng ta có viết đúng chính tả thì người đọc mới hiểu đúng nội dung. Do đó, việc dạy viết đúng chính tả được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học. Chính tả sẽ là điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả đời người. Qua phân môn Chính tả, các em nắm được quy tắc và hình thành kĩ năng kĩ xảo chính tả. Vì thế, muốn việc giảng dạy phân môn Chính tả đạt kết quả cao, trước hết tôi tổ chức các hình thức dạy học thật sinh động với từng đối tượng học sinh. Tôi luôn luôn nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của học sinh, giải quyết linh hoạt kịp thời các tình huống sư phạm nhằm giúp học sinh phát triển đến mức cao nhất theo khả năng và sở trường của mình.
 Trong giờ học phân môn Chính tả, tôi phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh, điều chỉnh tốc độ giảng bài, xoáy trọng tâm; thường xuyên củng cố các quy tắc chính tả và kết hợp nhiều hình thức để rèn luyện các kĩ năng cho học sinh như: viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, đều nét, đúng mẫu chữ, độ cao và khoảng cách; tốc độ viết đúng quy định, . . .Khi luyện viết chữ ghi tiếng khó hoặc viết bài chính tả tôi luôn luôn chú ý sửa sai, uốn nắn cho học sinh nhằm giúp học sinh khắc phục nhược điểm của mình. Ngoài ra, tôi còn kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh để giúp các em học tốt phân môn Chính tả. Có nghĩa là ở trường tôi truyền thụ tri thức cho học sinh, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, động viên các em. Ở nhà, gia đình cũng thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, chỉ dẫn thêm cho các em. Khi có sự chuẩn bị ở nhà thì vào lớp học sinh phần nào cũng viết chính tả tốt hơn.
 2. Phạm vi áp dụng:
 Với đề tài “Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Chính tả”, tôi áp dụng cho lớp 2B1 và học sinh khối 2, 3, 4, 5 ở tất cả các trường Tiểu học.
 3. Đề xuất- kiến nghị:
 - Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
 + Phòng Giáo dục – Đào tạo mở lớp bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp giảng dạy phân môn Chính tả cho giáo viên Tiểu học hoặc tổ chức hội thi đổi mới phương pháp về phân môn Chính tả ở các khối lớp nhằm giúp giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ trường bạn.
 + Tổ chức cho học sinh Tiểu học trong toàn thị xã giao lưu viết chữ đẹp và viết đúng chính tả.
 - Đối với nhà trường ;
 + Tổ chức cho học sinh trong toàn trường giao lưu viết chữ đẹp và viết đúng chính tả theo chủ đề của mỗi tháng. 
 + Cung cấp nhiều tài liệu mới về việc dạy phân môn Chính tả cho học sinh Tiểu học.
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh lớp Hai học tốt phân môn Chính tả” có thể tôi còn nhiều khuyết điểm nên quá trình thực hiện còn hạn chế. Tôi rất mong Hội đồng khoa học các cấp và quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho tôi có thêm kinh nghiệm để phục vụ công tác giảng dạy phân môn Chính tả lớp Hai càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Người thực hiện
 Nguyeãn Thò Tuyeát Anh
IV. PHUÏ LUÏC
 1. Tài liệu “Hướng dẫn cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm” - Bùi Xuân Sơm - Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
 2. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt Tập 1, 2. Lê Phương Nga A - Lê Hữu Tĩnh, Nhà xuất bản - ĐHSP năm 2004.
 3. Sách giáo viên Tiếng việt 2, tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục.
 4. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_hai_hoc_tot_phan_mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan