Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học Ninh Thân

Năm học 2017-2018 Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 20-CTr/TU ngày 24/4/2014 của Tỉnh ủy Khánh Hòa, Kế hoạch 5369/KH-UBND của UBND tỉnh Khánh Hòa, Kế hoạch 1082/KH-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vấn đề phát triển nguồn nhân lực để thực hiện sự nghiệp đó là vấn đề vô cùng quan trọng. Chính vì vậy mà Đảng ta đã xác định: Con người Việt Nam vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển.

Chính vì mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người cần được phát triển và quán triệt một cách triệt để trong các nhà trường. Con người phát triển toàn diện vể nhân cách là sự kết hợp hài hoà của phẩm chất và và năng lực (cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức). Con người mới trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngoài việc nắm vững tri thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, có phẩm chất đạo đức tốt thì cần phải có kĩ năng sống, kĩ năng hoà nhập.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Vạn Ngọc | Ngày: 15/08/2023 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong việc chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học Ninh Thân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên lớp cho học sinh tiểu học. Do vậy, biện pháp cho phép tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn, thống nhất giữa nội dung giáo dục KNS và nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Biện pháp này không chỉ có ý nghĩa với việc thực hiện tốt các nội dung giáo dục kĩ năng sống mà còn có tác dụng trong việc tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Trong nhiều năm qua, với cương vị là chỉ đạo hoạt động giáo dục trong nhà trường, luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh tiểu học, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ.
	Nhà trường thường xuyên mở hội thảo chuyên đề về các hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi học sinh tiểu học như: hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động lao động công ích, hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật 
	Việc thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với cá chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở đơn vị thường được thực hiện qua các bước sau : 
+ Đầu năm học thường có những buổi hội thảo chuyên đề để phân tích, thảo luận và xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục kĩ năng sống.
+Căn cứ vào phân phối chương trình của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo thời khóa biểu, phân tích các nội dung và hình thức hoạt động của từng chủ đề thuộc chương trình để xác định có thể thiết kế được các chủ đề giáo dục kĩ năng sống nào làm cơ sở cho việc tích hợp vào nội dung hình thức hoạt động của chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .
+Sau khi đã xác định được các kỹ năng sống có thể tích hợp trong nội dung, hoạt động để thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bước tiếp theo là thiết kế chủ đề giáo dục kỹ năng đó cho học sinh. Nội dung thiết kế chủ đề giáo dục kĩ năng sống để tích hợp vào nội dung hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là: Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục kĩ năng sống; xác định thông điệp chính của chủ đề; xác định các tài liệu và phương tiện cần thực hiện; hướng dẫn tổ chức thực hiện chủ đề.
 Trong nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 được thực hiện theo chương trình đồng tâm như sau:
Chủ đề tháng 9: Mái trường thân yêu của em.
Chủ đề tháng 10: Vòng tay bạn bè.
Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy cô giáo.
Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn.
Chủ đề tháng 1: Ngày Tết quê em.
Chủ đề tháng 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam.
Chủ đề tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo.
Chủ đề tháng 4: Hòa bình và hữu nghị.
Chủ đề tháng 5: Bác Hồ kính yêu. 
 Việc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện qua các bước sau:
+ Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp, đặc biệt là khối lớp giảng dạy và thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Giáo viên nắm được nội dung của các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục cho học sinh.
+ Phân tích chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết kế được các chủ đề về giáo dục kỹ năng sống.Chẳng hạn:
THỜI GIAN
CHỦ ĐIỂM
GỢI Ý NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 
CHỦ ĐỀ GDKNS
Tháng 9
Em yêu trường em
- Nghe nói chuyện về ý nghĩa tên trường
- Tổ chức hội thi “ Tìm hiểu luật An toàn giao thông đường bộ”
-Kỹ năng lắng
 nghe tích cực
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
-Kĩ năng hoạt động đội, nhóm
-Kĩ năng hợp tác...
 Tháng10
Giáo dục truyền thống nhà trường
-Phát động phong trào giúp đỡ bạn nghèo
- Tổ chức hội thi “ Kể chuyện đã nghe, đã đọc” 
-Kỹ năng thể hiện sự cảm thông.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
-Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
Tháng 11
Kính yêu 
thầy cô giáo
- Phát động phong trào Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
 -Làm báo ảnh chủ đề về thầy cô, mái trường.
- Sinh hoạt tập thể kỉ niệm ngày 20/11
-Tổ chức hội thi văn nghệ : Tiếng hát mừng thầy cô.
- Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
-Kĩ năng hoạt động đội, nhóm
-Kĩ năng hợp tác
- Kĩ năng văn nghệ
Tháng 12
Uống nước nhớ nguồn
- Tìm hiểu về truyền thống quân đội, nghe nói chuyện về anh bộ đội Cụ Hồ
- Tập hát những bài hát về anh bộ đội.
-Kỹ năng lắng
 nghe tích cực
- Kĩ năng văn nghệ.
Tháng 1,2
Giáo dục 
 truyền
thống dân tộc
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống địa phương
- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày 3/2, nghe nói chuyện về truyền thống quê hương, đất nước, Đảng.
- Tổ chức hội thi: “Đố vui để học”
-Kỹ năng lắng nghe tích cực
-Kỹ năng giao tiếp
-Kỹ năng điều khiển các hoạt
 động tập thể
Tháng 3
Kính yêu
mẹ và cô
- Thi kể chuyện về bà, mẹ, các vị nữ anh hùng dân tộc
- Thi vẽ chủ đề về ngày 8/3 
-Giao lưu văn nghệ- trò chơi dân gian
- Tổ chức hội thi: “Hoa Trạng nguyên”.
-Kĩ năng xác định giá trị
-Kỹ năng sáng tạo
- Kĩ năng văn nghệ, vui chơi
-Kỹ năng giải quyết vấn đề...
Tháng 4
Hòa bình
 hữu nghị
- Tổ chức cuộc thi sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới.
- Tổ chức hội thi: “Nhà sử học nhỏ tuổi”.
-Kĩ năng xác định giá trị
-Kỹ năng thể hiện sự tự tin...
Tháng 5
Kính yêu
 Bác Hồ
- Sinh hoạt tập thể kỷ niệm ngày sinh nhật Bác: Nghe kể chuyện về Bác Hồ. Tìm hiểu về Bác Hồ với thiếu nhi Việt Nam.
- Tổ chức hội thi: “Chúng em kể chuyện Bác Hồ”.
-Kỹ năng lắng
 nghe tích cực
-Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
 8. Biện pháp sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp.
 Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh khiến các em say mê khám phá. Các hoạt động mà nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Vì vậy cần sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là yếu tố cần thiết.
 Trong các năm học qua nhà trường đã tập trung đa dạng hóa các hoạt động và hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Hoạt động văn hóa nghệ thuật; Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao; Hoạt động xã hội; Hoạt động lao động công ích; Hoạt động tiếp cận khoa học - Kỹ thuật...
 Hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, nhạc cụ, thi kể chuyện Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông. Đây là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa. Xác định được tầm quan trọng của hoạt động này nhà trường đã thường xuyên tổ chức các hoạt đông phù hợp với chủ điểm từng tháng.
 Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với học sinh ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái Nói về hoạt động này thì nhà trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra.
Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa học sinh vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội. Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Thông qua hoạt động này, giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm, có nghĩa vụ đối với cộng đồng; các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là tình người. Trong thực tế, hoạt động này đã được nhà trường tiến hành tương đối tốt. Hoạt động này phải được khai thác một cách triệt để nhằm phát triển tối đa nhân cách ở các em.
Hoạt động lao động công ích: Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc xây dựng đất nước. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Sau này dù có rơi vào hoàn cảnh khắc nghiệt nào thì các em vẫn có thể tồn tại được. Đó là nhờ các em biết lao động. Hoạt động này được tiến hành thường xuyên trong nhà trường.
Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Đây là hoạt động giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của nhân loại, của đất nước, của địa phương. Điều đó sẽ tạo cho các em niềm tin, kích thích học tập và mong muốn đạt được kết quả tốt hơn. Những hoạt động này có thể là sưu tầm những bài toán vui, sưu tầm các loại cây thuốc quý; thi hỏi đáp về các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học, đố vui có thưởng Đây là một hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen với việc nghiên cứu khoa học và tự khẳng định mình. Có thể nói đây là hoạt động mà nhà trường đang chú trọng.
 Ngoài các hoạt động và đa dạng về hình thức tổ chức nói trên nhà trường còn tập trung vào việc nâng cao vai trò hoạt động của hội đồng tự quản. Hội đồng tự quản của lớp hoạt động có hiệu quả sẽ rèn cho các em kỹ năng tự tin, nâng cao về năng lực quản lí, giám sát, điều hành các hoạt động. Giáo dục, rèn luyện các em có thêm kiến thức bổ trợ về các kĩ năng, kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày.
 Để tạo được hứng thú cho học sinh phải xây dựng nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm của học sinh tiểu học, hình thức tổ chức phong phú đa dạng háp dẫn; chẳng hạn hình thức sinh hoạt lớp không chỉ đơn điệu, việc kiểm điểm trong tuần, phê bình nhắc nhở hay động viên khen thưởng mà nội dung cần bao hàm công tác giáo dục tư tưởng theo chủ đề của tháng với các nội dung thiết thực. Để giáo dục truyền thống của nhà trường, có thể nêu những tấm gương học tập rèn luyện của học trò đã ra trường, cũng có thể tổ chức đươi dạng hái hoa dân chủ, trả lời những câu hỏi về thành tích của trường, thành tích của các anh chị có tên tuổi.
 Như vậy thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học sinh được tham gia ở mọi khâu, mọi quá trình giáo dục và là chủ thể của các hoạt động. Kiến thức kỹ năng sống được hình thành ở người học đã được tiếp cận bằng con đường xã hội bên cạnh cách tiếp cận dạy học; kĩ năng ứng xử bước đầu đã được thể nghiệm ở các tình huống giáo dục; thái độ, niềm tin về cuộc sống của học sinh có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.
 9. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và kiểm tra của Ban giám hiệu.
 Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra giám sát của lãnh đạo nhà trường trong công tác dạy và học nói chung, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường theo định hướng mô hình trường học mới, là cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn cần tập trung chỉ đạo tốt những nội dung như bố trí thời khóa biểu hợp lý, tạo thời gian thuận lợi cho các tổ chuyên môn sinh hoạt theo định kì; luôn quan tâm, theo dõi cũng như kiểm tra sinh hoạt chuyên môn của các tổ, dành nhiều thời gian dự sinh hoạt chuyên môn với các tổ chuyên môn, nắm bắt kịp thời việc thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Việc dự sinh hoạt chuyên môn với tổ chuyên môn là vô cùng cần thiết bởi vừa nắm bắt được tình hình hoạt động chuyên môn, vừa lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của anh chị em để từ đó đề ra những giải pháp chỉ đạo phù hợp với từng tổ, kịp thời động viên, khích lệ tổ trưởng cũng như cán bộ, giáo viên nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra hồ sơ tổ, đặc biệt là các hoạt động ngoài giờ lên lớp, năng lực hoạt động của hội đồng tự quản các lớp. 
 Luôn tích cực, chủ động linh hoạt và sáng tạo trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành. Các biện pháp đưa ra không chỉ đúng về quy chế chuyên môn mà còn phải phù hợp với tình hình thực tế nhà trường và được đông đảo cán bộ, giáo viên ủng hộ.
 Chỉ đạo việc xác định và thực hiện mục tiêu giáo kỹ năng sống cho HS theo đúng quy định của ngành và phù hợp với điều kiện nhà trường trên cơ sở các văn bản hướng dẫn và những quy định của ngành hướng dẫn về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh làm căn cứ để lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; Tổ chức một số hội nghị để thống nhất thông qua mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; 
 Xây dựng nội dung bồi dưỡng chuyên môn thiết thực, hiệu quả. Đa dạng hoá các hình thức, phương pháp, phương tiện bồi dưỡng, đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên đúng thực chất. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý-giáo viên. Lấy đổi mới phương pháp dạy và học làm động lực, tăng cường biên soạn chương trình học tập hướng tới mục tiêu phát huy nội lực tự học - tự làm - sáng tạo của người học, người dạy hướng vào mục tiêu Giáo dục kỹ năng sống.
 Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Xác định được hệ thống tiêu chí đánh giá sẽ thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả quản lý và hiệu quả giáo dục kỹ năng sống của học sinh. Tiêu chí đánh giá giúp cho giáo viên xác định được chuẩn từ đó xác định được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mục tiêu đề ra. Công tác kiểm tra, đánh giá giúp cán bộ quản lý đánh giá được mức độ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống đến đâu và hiệu quả giáo dục đó như thế nào, việc đánh giá học sinh qua việc giáo dục kỹ năng sống sẽ góp phần đánh giá chất lượng giáo dục. Đối với người làm công tác quản lý việc đánh giá học sinh qua việc giáo dục kỹ năng sống là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện.
 Ngoài ra nhà trường đã xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục kỹ năng sống cho HS.
III. HIỆU QUẢ
 Phát huy những thành quả đạt được của năm học 2016-2017. Năm học 2017-2018 đã đạt được một số kết quả như sau:
 - 100% học sinh ( cả học sinh khuyết tật học hòa nhập) được giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
 - Có đến 98% học sinh tỏ ra dễ hòa hợp với người khác; bình tĩnh, lịch sự khi giao tiếp; Chân thành trong giao tiếp; Hướng về phía người giao tiếp; Biết an ủi, động viên, chia sẻ; Tự tin trong giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ không dùng lời..
	- Có 97% học sinh biết xử lí và giải quyết được mâu thuẫn theo cách tích cực, chủ động.
	- 99 % học sinh có những kĩ năng sống cơ bản, bước đầu bày tỏ và thể hiện ra hành vi, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. 
	- 99,9 % giáo viên được hỏi cho rằng rất cần thiết phải tích hợp giáo dục KNS thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học.
	 * Lập bảng đối chiếu kết quả so với đầu năm học:
TT
Tiêu chí đánh giá
Tỉ lệ đạt đầu năm
Tỉ lệ đạt cuối năm
1
Học sinh tỏ ra dễ hòa hợp với người khác; bình tĩnh, lịch sự khi giao tiếp; Chân thành trong giao tiếp; Hướng về phía người giao tiếp; Biết an ủi, động viên, chia sẻ; Tự tin trong giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ không dùng lời..
75%
98%
2
Biết xử lí và giải quyết được mâu thuẫn theo cách tích cực, chủ động.
65%
97%
3
Học sinh có những kĩ năng sống cơ bản, bước đầu bày tỏ và thể hiện ra hành vi, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày
78%
99%
4
Giáo viên được hỏi cho rằng rất cần thiết phải tích hợp giáo dục KNS thông qua hoạt động NGLL cho học sinh tiểu học
60%
99,9%
 - Kết quả chất lượng học sinh cuối năm.
 + 99,8% học sinh đạt mức hoàn thành và hoàn thành tốt các môn học và hoạt động giáo dục.
 +Về Năng lực: 100% tỷ lệ học sinh đạt mức Đạt và Tốt; không có HS xếp mức chưa đạt.
 Trong đó : Năng lực tự quản, tự phục vụ : Tốt 95,1% , Đạt 4,9%.
 Năng lực Hợp tác : Tốt 92,6% , Đạt 7,4%.
 Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề : Tốt 92,6% , Đạt 7,4%
 + Về Phẩm chất: 100% tỷ lệ học sinh đạt mức Đạt và Tốt; không có HS xếp mức chưa đạt.
 Trong đó Phẩm chất chăm học, chăm làm : Tốt 97,3% , Đạt 2,7%.
 Phẩm chất tự tin, trách nhiệm : Tốt 96,5% , Đạt 3,5%.
 Phẩm chất trung thực kĩ luật : Tốt 97,3% , Đạt 2,7%.
 Phẩm chất Đoàn kết, yêu thương : Tốt 98,3% , Đạt 1,7%.
 + 99,5% HS hoàn thành chương trình lớp học. 
 + 100% HS hoàn thành chương trình cấp học.
 +98% Học sinh có kỹ năng cơ bản trong giao tiếp và cuộc sống hằng ngày.
Qua đánh giá của đoàn kiểm tra về hoạt động chuyên môn nhà trường năm học 23017-2018 có một tiêu chí kiểm tra hoạt động hội đồng tự quản của các lớp được đoàn kiểm tra công nhận học sinh có kĩ năng tốt đối với vai trò của hội đồng tự quản.
Qua kiểm tra đánh giá về thư viện chuẩn của sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa đã có kết luận và công nhận về thư viện chuẩn, trong đó có tiêu chí về kĩ năng tự học, tự đọc và làm theo báo đội. 
 C. KẾT LUẬN.
 I. PHẠM VI ỨNG DỤNG
 - Tại đơn vị trường tiểu học Ninh Thân.
 II. Ý NGHĨA
Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp.
 Kết quả của đề tài đã xác định các kĩ năng sống để hình thành cho học sinh tiểu học thông qua các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường là các kĩ năng cơ bản như xác định giái trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực. Kết quả của việc hình thành kĩ năng này là giáo dục cho các em bước đầu có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
 Giáo dục kĩ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ quan trọng của mọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chiếm vị trí quan trọng. Những kết quả được hình thành ở học sinh tiểu học thông qua các môn học và hoạt động giáo dục bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng kết đọng lại là ở Kỹ năng sồng ở lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng có tác dụng làm nền tảng quan trọng để các em trưởng thành và gia nhập vào đời sống xã hội một cách chắc chắn.
Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các thành tố của hoạt động giáo dục theo quan điểm tích hợp. Nguyên tắc được xác định là dựa trên ưu thế của nội dung và chương trình giáo dục phổ thông để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lứa tuổi tiểu học, nhưng vẫn phải đảm bảo học vấn nền tảng cũng như giá trị được hình thành đối với nhân cách, có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với điều kiện của từng học sinh.
D.Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG.
.............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
..
Ninh Thân, ngày 17 tháng 5 năm 2018
Người viết
Lê Việt Hùng
PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
TRƯỜNG TH NINH THÂN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_viec_chi_dao_gi.doc
Sáng Kiến Liên Quan