Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm thời kì công nghiệp hóa

Về nội dung của sáng kiến:

1. Giới thiệu.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nền kinh tế đất

nước chúng ta đang phát triển mạnh mẽ với xu thế hội nhập toàn cầu đã tạo ra

rất nhiều những cơ hội, những thời cơ. Nhưng cũng chính từ đó, nhiều giá trị

truyền thống cũng dần bị thay đổi theo. Để gìn giữ được những giá trị truyền

thống cốt lõi ấy thì không ai khác phải bắt đầu từ giáo dục. Vai trò của người

thầy, nhất là thầy cô chủ nhiệm lại càng quan trọng, bởi họ là “người dẫn

đường”, họ phải luôn đi đầu, luôn đổi mới, nắm bắt xu thế để có phương pháp,

cách thức giáo dục phù hợp theo kịp thời đại.

2. Nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và tầm quan trọng của giáo

viên chủ nhiệm lớp.

Giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo các Khoản 1,

2 Điều 31; Khoản 1, 2 Điều 32 của Điều lệ trường phổ thông.

Bênh cạnh đó phải khẳng định, giáo viên là người có vai trò quan trọng

trong việc hình thành nhân cách học sinh. Trong tình hình mới, giáo viên lại

càng có vai trò lớn khi định hướng bồi dưỡng cho học sinh có đủ đức, đủ tài đáp

ứng yêu cầu của thời đại hội nhập. Với giáo viên chủ nhiệm, việc định hướng

bồi dưỡng ấy lại càng rõ nét. Vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ dạy học mà còn

dạy đối nhân xử thế, dạy làm người. Đặc biệt trong cuộc sống “ số hóa”, người

thầy cần dẫn đường để học sinh không lạc lối. Nêu ý kiến tại hội thảo góp ý

cho dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật3

Việt Nam tổ chức ngày 10/1/2019, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội

đồng quản trị trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho rằng: “Phải làm rõ

vai trò của giáo viên chủ nhiệm, thậm chí nâng lên thành chức danh trong

nhà trường, có tiền lương xứng đáng vì chủ nhiệm có vai trò quan trọng đối

với việc quan tâm, theo dõi sự tiến bộ của từng học sinh”.

pdf22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm thời kì công nghiệp hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bột phát và cả tính qui 
luật phát triển của tự nhiên, xã hội, tổ chức. 
+ Tình huống chứa đựng tính đa dạng, phức tạp, có tính lan tỏa cao. 
-Phân loại tình huống sp. 
+Phân loại theo tính chất (Tình huống giản đơn/phức tạp). 
+Phân loại theo đối tượng tạo ra tình huống (Đơn phương/ song phương/đa 
phương). 
+Phân loại theo các chức năng của nhà sư phạm (Tình huống trong công tác kế 
hoạch/ trong công tác tổ chức nhân sự, xây dựng tập thể/ Tình huống trong quá 
trình chỉ đạo hoạt động sư phạm/ Tình huống trong kiểm tra đánh giá). 
+Phân loại theo nội dung hoạt động sư phạm (Dựa theo nội dung hoạt động sư 
phạm qui định theo văn bản pháp qui). 
+Tình huống đóng/mở, tình huống có thật/ giả định. 
-Qui trình xử lý tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp. 
+Nhận biết, tìm hiểu đối tượng ứng xử. 
+Phân tích tổng hợp tìm nguyên nhân cốt lõi. 
+Sử dụng các phương tiện ứng xử tương ứng với biện pháp đã chọn. 
11 
+Đánh giá lại quá trình xử lý tình huống. 
-Các kỹ năng cần có của giáo viên chủ nhiêm trong xử lý tình huống. 
+Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin. 
+Kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp. 
+Kỹ năng đánh giá kết quả xử lý tình huống. 
+Kỹ năng ngăn ngừa các tình huống xấu. 
* Những tình huống cụ thể được xử lý. 
Tình huống 1: Bạn biết gì sau những hình ảnh này? 
12 
-Đây là hình ảnh nổi bật nhất cũng là đáng buồn nhất của bức tranh giáo dục 
năm 2018 (GVCN trường THCS cho cả lớp tát bạn 231 cái; GVCN trường 
Tiểu học cho học sinh tát bạn 50 cái,.). Từ tình huống này đòi hỏi mỗi giáo 
viên chủ nhiện cần có những cách xử lý phù hợp. 
-Giáo viên chủ nhiệm trong thời kì cách mạng công nghiệp với biết bao nhiêu áp 
lực: Từ thành tích đến thái độ, cách ứng xử của phụ huynh học sinh,Tuy nhiên 
có thể khẳng định rằng các cô còn chưa khéo léo trong cách xử lý các tình huống 
nảy sinh để dẫn đến các sự việc đáng tiếc. 
-Với tôi để xử lý tình huống này cần: 
+Tìm hiểu, phân tích các thông tin từ nhiều phía, thậm chí phải biết đặt ra các 
tình huống nảy sinh nếu mình chọn cách xử lý này hay cách kia. Thậm chí phải 
đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh. 
+Đưa ra quyết định cuối cùng trên cơ cở có tính giáo dục nhất với học sinh: như 
nhắc nhở, yêu cầu học sinh làm kiểm điểm, xin lỗi bạn, 
+Tuyệt đối không la mắng, và đánh học sinh. 
+Trao đổi với phụ huynh ngay lập tức, nếu thấy thực sự cần thiết. 
13 
Tình huống 2: Học sinh nói xấu giáo viên trên Facebook. 
Đây là tình huống khá nhạy cảm và có xu hướng đang phát triển trong học 
sinh hiện nay. Giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo tế nhị để không ảnh hưởng đến 
học sinh cũng như là quan hệ thầy trò. 
-Ở lớp tôi chủ nhiệm, cũng như các lớp khác trong thời đại bùng nổ thông tin và 
mạng xã hội như hiện nay thì việc học sinh sử dụng Facebook là phổ biến. Học 
sinh cũng có những nhận xét, đánh giá, bày tỏ quan điểm cá nhân về thầy cô một 
cách thái quá, thậm chí còn nói xấu,Tôi cũng đã phát hiện ra học sinh của 
mình nói xấu giáo viên trên mạng và phải tìm cách xử lý. 
-Cách xử lý tình huống: 
+Tìm hiểu kỹ những thông tin, để có kết quả chính xác về những học sinh 
nói xấu thầy cô (ai khơi mào,.) 
+Trao đổi với phụ huynh học sinh để xem ở nhà em có được sử dụng điện 
thoại, máy tính không; phụ huynh có biết các em sử dụng mạng xã hội và 
mục đích của việc đó không? (vừa trao đổi cũng là vừa nhắn nhủ để phụ 
huynh biết tình trạng của con em họ) 
+Khi đã có thông tin chính xác, tôi đã gặp gỡ từng học sinh với mục đích 
để nghe các em chia sẻ những nỗi lòng, bức xúc của mình nếu các em tin 
tưởng mình. Với quan điểm, học sinh làm sai thì thầy phải nhắc nhở, giáo 
dục nhưng vẫn phải cho học sinh thấy tình thương và trách nhiệm của 
thầy. Còn học sinh cũng phải thẳng thắn nhận lỗi, sai ở đâu thì sửa ở đấy. 
Nghĩa là các em cũng phải có nhận thức đầy đủ thì mới tiến bộ được. Các 
em đã nhận lỗi trước giáo viên chủ nhiệm và xin lỗi thầy cô. 
+Sau đó, tôi đã cùng tham gia vào nhóm Facebook của lớp để các em có 
thể chia sẻ những ý kiến, suy nghĩ của mình mọi nơi, mọi lúc. 
Tình huống 3: Đặt niềm tin. 
-Vào đầu năm học lớp 8 (2017-2018) lớp tôi chủ nhiệm có nhận thêm một 
HS( HS này bố bị nghiệm ma túy phải đi trại cai nghiện, mẹ đi làm phụ hồ nuôi 
ba chị em ăn học). 
-Hôm em HS vào lớp, không một bạn nào muốn ngồi cùng bàn, không 
còn cách nào tôi phải ghép bạn ngồi cùng một bạn khác nhưng bạn đó tỏ rõ thái 
độ không muốn ngồi gần bạn HS mới. Không những thế, các bạn lại còn không 
cho em tham gia các hạt động của lớp. Mấy hôm sau phụ huynh của em có gọi 
14 
điện cho tôi và xin cho em chuyển sang lớp khác. Tôi đã thuyết phục phụ huynh 
để em ở lại lớp với tôi và tôi sẽ tìm cách giải quyết ổn thỏa. 
+Tôi đã nói chuyện riêng và tâm sự với các em đó rằng. Trước khi xếp hai 
em ngồi cạnh nhau thầy đã suy nghĩ rất kỹ và đặt niềm tim vào em( HS cũ 
của lớp), với uy tín và khả năng học tập của em, thầy tin em sẽ không chỉ 
giúp đỡ được bạn hòa đồng với lớp mà còn giúp bạn học tập.(Tất nhiên là 
tôi còn phải giải thích nhiều hơn thế để cả hai học sinh hiểu vấn đề). 
+Tôi nói tin học sinh không phải để tự trấn an mình. Tôi chỉ nghĩ nếu 
mình khơi dậy lòng tự trọng, tự chịu trách nhiệm của học sinh, cho các em 
cơ hội để khẳng định niềm tin của người lớn đặt vào các em là đúng thì 
chắc chắn các em sẽ không làm chúng ta thất vọng. 
+Hai học sinh của tôi, giờ đều là học sinh giỏi huyện và đang đợi kết quả 
thi HSG cấp Tỉnh năm học 2018-2019 này. 
+Đặc biệt, suốt thời gian học tập từ đó đến nay không lần nào các em để 
bị giáo viên bộ môn nhắc vì không nghiêm túc trong giờ học. "Các em 
làm thế để được tiếp tục ngồi cạnh nhau và để giữ niềm tin của tôi vào các 
em", tôi tin như vậy. 
Tình huống 4: Học sinh trong lớp yêu nhau. 
Vào đầu năm học lớp 9 (2018-2019), tôi phát hiện ra lớp mình chủ nhiệm 
có một đôi đã yêu nhau. Điều đáng nói đây là năm cuối cấp, và sức học của cả 
hai học sinh ấy đều có chiều hướng đi xuống, nhất là cậu con trai từ một học 
sinh giỏi đã tụt xuống mức trung bình khá. Là một chủ nhiệm lớp, trước tình 
huống đó tôi không thể đứng nhìn để mặc được. Tôi bắt đầu tìm cách giải quyết 
tình huống: 
-Thứ nhất, tôi xác định đây là tình huống có tính chất phức tạp nhưng cũng xuất 
phát từ quy luật phát triển tự nhiên của con người. 
-Thứ hai, khi xử lý tình huống cần đưa ra nhiều biện pháp và cũng cần tính sẵn 
những sự cố nảy sinh để ứng phó kịp thời. 
-Thứ ba, tôi đã đưa ra các bước để xử lý tình huống nhạy cảm này. 
+Bước đầu tiên, tôi chọn giờ sinh hoạt theo chủ đề: “Tình yêu tuổi học 
trò”. Mục đích là để các em thảo luận nêu ra ý kiến quan điểm.Cuối 
cùng là tôi định hướng cho các em một cách đúng đắn nhất với phương 
châm: “Vẽ đúng đường cho hươu chạy”. 
15 
+Kế tiếp, tôi lấy cớ về tình hình học tập sa sút để gặp riêng từng em, ân 
cầm hỏi han tâm sự để các em có thể bày tỏ tâm tư tình cảm và nỗi lòng 
của mình. Từ đó tôi đưa ra những lời khuyên chân thành, xác đáng. Tôi 
cũng mong muốn rằng các em sẽ biến tình cảm đó thành động lực để thi 
đua học tập. 
+Sau cùng, tôi gặp gỡ, trao đổi với các phụ huynh về sự việc đó và cũng 
đồng thời đề nghị phụ huynh không có bất kì những phản ứng và thái độ 
khác thường nào với các em. 
Và cho đến giờ hai học sinh đó đã học tập tốt trở lại: một đạt giải Nhì thi 
HSG huyện môn . và thuộc đội tuyển Tỉnh; một là đội tuyển  thi HSG 
Tỉnh. 
 3.4. Giải pháp 4: Tổ chức giờ sinh hoạt lớp.(Giải pháp mới và sáng tạo) 
Tổ chức giờ sinh hoạt lớp có hiệu quả cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi 
giáo viên chủ nhiệm cần phải có kỹ năng và sự đầu tư đúng mức. 
*Giáo viên chủ nhiệm có thể chọn một trong các hoạt động sau đây: 
+Tổ chức trò chơi: mong muốn, hy vọng, quan tâm. 
+Sức khỏe sinh sản ở tuổi vị thành niên. 
+Làm thế nào hạn chế bạo lực học đường; Phương pháp học hiệu quả. 
+Tình yêu tuổi học trò 
-Với tôi, một tháng 4 giờ sinh hoạt tôi chia ra để thực hiện 3 nội dung như sau: 
+Tuần đầu và tuần cuối tháng để dành cho nội dung xây dựng, triển khai kế 
hoạch và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. 
+Tuần 2: Sinh hoạt theo chuyên đề, chủ đề. 
+Tuần 3: Giáo dục kỹ năng sống. 
*Sinh hoạt theo chuyên đề, chủ đề. 
Đây là hình thức sinh hoạt mà không làm cho giờ học trở lên căng thẳng, 
ngược lại đó lại là “diễn đàn” để học trò bày tỏ suy nghĩ và giảm bớt căng thẳng 
trong học tập. 
-Chủ đề 1: Tìm hiểu những mong muốn của HS đối với thầy cô chủ nhiệm. 
+GV nêu vấn đề: Học sinh hôm nay mong đợi gì ở thầy cô giáo? 
+Chia lớp thành 4 tổ, HS thảo luận và sau đó nêu quan điểm của tổ mình. 
16 
+Mục đích của chủ đề này: GV hiểu được điều mà HS cần ở mình để từ đó tìm 
ra cách giáo dục tốt nhất. 
+Cuối cùng GV cũng đưa ra những ý kiến của mình để cùng so sánh với các em. 
Có thể những ý như sau. 
+)Công bằng, không phân biệt đối xử, không thiên vị với học sinh. 
+) Gần gũi, cảm thông, không thành kiến, trù dập, đe nẹt học sinh. 
+) Khuyến khích nâng đỡ học sinh phấn đấu, rèn luyện. 
+) Dạy tốt bộ môn, trang phục lịch sự, trang nhã. 
+) Luôn vui vẻ, hoà nhã, có hiểu biết rộng rãi, nhiều vốn sống. 
+) Nghiêm khắc, không quá dễ dãi với học sinh. 
+) Thật sự tin cậy và rộng lượng đối xử với học sinh. 
+) Có giọng nói truyền cảm, thuyết phục. 
-Chủ đề 2:Tìm hiểu nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản của học sinh THCS. 
+GV nêu vấn đề: Hãy ghi ra giấy những nhu cầu của cá nhân em. 
+Học sinh ghi ra giấy điều mình cần và nộp cho thầy. 
+Mục đích của chủ đề này: GV hiểu được điều mà HS mong muốn từ đó tìm ra 
cách ứng xử phù hợp. 
+ Tổng hợp lại HS có những mong muốn như sau: 
+)Được: Được an toàn, được hiểu, được cảm thông, được tôn trọng, được 
yêu thương, đươck khẳng định. 
+)Hãy thấu hiểu: Chúng em đang thực sự khó khăn với chính quá trình 
phát triển của mình. 
+)Đừng: Người lớn đừng tạo thêm khó khăn hơn nữa do những kỳ vọng 
quá với chúng em mà hãy để chúng em lựa chọn cho mình. 
+)Đảm bảo: Thỏa mãn các nhu cầu tâm lý-xã hội cơ bản và chính đáng 
của học sinh. 
-Chủ đề 3: Tìm hiểu “Tình yêu tuổi học trò”. 
+GV nêu vấn đề: (Kể cho HS nghe câu chuyện về HS lớp 9 trường ..yêu nhau 
bị bố mẹ phát hiện và bị cấm) Em có suy nghĩ như thế nào về tình yêu tuổi học 
trò? 
17 
+HS nêu ý kiến trực tiếp để cả lớp cùng bàn luận. 
+Mục đích là để các em nêu ra ý kiến quan điểm.Cuối cùng là giáo viên đưa 
ra lời khuyên phù hợp. 
*Giáo dục kỹ năng sống. 
Đây là hình thức giáo dục cần thiết và đang ngày càng cấp bách, bởi HS 
của chúng ta ngày nay đang thiếu các kỹ năng mền. 
-Kỹ năng tự nhận thức. 
Câu chuyện "Phép tính sai của thầy giáo" và bài học quý về cuộc sống. 
 “Một ngày nọ, thầy giáo viết lên bảng những phép tính như sau: 
1+1=2 8+8=16 
2+2=4 9+9=20 
4+4=8 
Khi viết xong, thầy nhìn xuống lớp thì bắt đầu có những tiếng cười. Khi được 
hỏi lý do thì một học sinh chỉ ra rằng, thầy đã làm sai phép tính cuối cùng. 
Thầy giáo quay người lại, chậm rãi nói rằng: “Các em, thầy đã cố tình 
làm sai phép tính đó để dạy cho các em một bài học quan trọng” Đây chính là 
cách mà cuộc sống sẽ đối xử với các em. Các em thấy đấy, thầy viết 4 câu trả lời 
đúng, nhưng chẳng ai để ý cả. Các em chỉ cười và chỉ trích thầy vì một câu làm 
sai. 
Người ta sẽ không luôn luôn ghi nhớ những điều tốt mà các bạn làm, 
nhưng sẽ chỉ trích và chế nhạo khi các bạn làm sai điều gì dù là nhỏ nhất. Hãy 
luôn ngẩng cao đầu và mạnh mẽ vượt lên những chỉ trích các em nhé! 
-Kỹ năng giải quyết vấn đề. 
+Giáo viên nêu vấn đề. 
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong 
học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta 
phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một 
công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải 
tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng 
ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu 
quả nhất. 
18 
Giải quyết vấn đề cần thực hiện theo các bước sau: (1) Tìm hiểu rõ tình 
huống; (2) Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề; (3) Thiết lập kế hoạch hành 
động hiệu quả; (4) Triển khai thực hiện kế hoạch cho đến khi vấn đề được giải 
quyết, đồng thời đưa ra những điều chỉnh nếu cần. 
+Dẫn chứng bằng truyện dân gian. “Con quạ thông minh” 
Một con quạ đang khát nước. Nó bay rất lâu để tìm nước nhưng chẳng 
thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống cành cây nghỉ. Nó nhìn quanh 
và bỗng thấy một cái bình ở dưới một gốc cây. 
Khi tới gần, nó mới phát hiện ra rằng cái bình có chứa rất ít nước, và nó 
không thể chạm mỏ đến gần đáy mà uống được. Nó thử đủ cách để thò mỏ được 
đến mặt nước, nhưng mọi cố gắng của nó đều thất bại. 
Nhìn chung quanh, quạ thấy những viên sỏi nhỏ nằm lay lắt ở gần đấy. 
Lập tức, nó dùng mỏ gắp một viên sỏi thả vào bình. Cứ như vậy, nó gắp những 
viên sỏi khác và tiếp tục thả vào bình. 
Chẳng bao lâu, nước đã dâng lên đến miệng bình. Giờ thì nó có thể thò 
mỏ vào để uống. Quạ rất vui sướng khi nhìn thấy công sức của mình đã có kết 
quả. Quạ uống thỏa thích những giọt nước mát ngọt rồi bay lên cây nghỉ ngơi. 
+Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về câu chuyện và nêu ra một vấn đề rồi 
đưa ra cách giải quyết của mình. 
+Kết quả: Rất nhiều tình huống với các cách giải quyết đa dạng, phong phú 
được học sinh đưa ra. 
Ngoài ra còn nhiều các chủ đề giáo dục như giáo dục giới tính, giáo dục 
hướng nghiệp,.và nhiều những kỹ năng sống khác đã được tôi thực hiện cùng 
với lớp của mình. 
-Kỹ năng đặt mục tiêu. 
+Giáo viên khái quát, đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết với bất kỳ ai, nó 
càng cần thiết đối với học sinh nhất là học sinh lớp 9. 
+Kỹ năng đặt mục tiêu là khả năng con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân 
trong cuộc sống, cũng như lập kế hoạch cho việc thực hiện mục tiêu đó. 
+Các loại mục tiêu: Ngắn hạn, dài hạn. 
+Các bước thực hiện mục tiêu: GV phân tích kỹ từng bước. 
Bước 1: Xác định mục tiêu khái quát-mục tiêu cụ thể (Trả lời câu hỏi: Để 
làm gì?) 
19 
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu (Trả lời các câu hỏi như: Để đạt 
được mục tiêu đó cần làm những việc gì? Việc gì làm trước?......) 
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch. (Thực hiện từng phần hay cả kế 
hoạch) 
Bước 4: Đánh giá rút kinh nghiệm. 
+Giáo viên cho học sinh xây dựng mục tiêu của bản thân và cùng phân tích tính 
khả thi của mục tiêu. 
+Lưu ý: Đặt mục tiêu phải căn cứ vào khả năng của bản thân và chọn được 
phương pháp (giải pháp) phù hợp. 
MỤC TIÊU( ngắn hạn, dài hạn) + HÀNH ĐỘNG (biện pháp, cách thức) = KẾT QUẢ 
3.5. Giải pháp 5: Kỹ năng phối hợp.(Giải pháp cơ bản) 
-BHG, Các tổ chức đoàn thể nhà trường. 
-Phụ huynh học sinh. 
Đây là kỹ năng cơ bản mà giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phải thực 
hiện để đảm bảo các hoạt động giáo dục của lớp cũng như của nhà trường. 
II. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
- Trong các năm học được phân công chủ nhiệm từ năm học 2016-2017 
đến năm học 2018-2019 (Từ lớp 7 đến lớp 9 hiện tại), tôi đã áp dụng các giải 
pháp, kỹ năng và kinh nghiệm trên vào công tác chủ nhiệm. Tùy vào từng năm 
học để vận dụng những kinh nghiệm cho phù hợp. 
- Sau khi áp dụng và đánh giá kết quả thu được của sáng kiến trong những 
năm học vừa qua thì chất lượng hai mặt giáo dục của lớp đạt được kết quả cao 
hơn, đặc biệt là rèn luyện cho học sinh được nhiều bài học đạo lý và nhiều kỹ 
năng sống. Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng đại trà cho tất cả các lớp 
ở cấp học Trung học cơ sở. 
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải 
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả: 
 Việc vận dụng sáng kiến vào công tác chủ nhiệm lớp liên tục từ lớp 7 đến 
9 trường Trung học cơ sở .......... huyện ........ - Vĩnh Phúc. Tôi đã thu được kết 
quả đáng mừng: 
-Lợi ích xã hội: 
20 
+ Ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh rất tốt, mọi nội qui của trường của lớp 
thực hiện nghiêm túc. Không có học sinh bị nhắc nhở vì vi phạm nội qui. 
+Học sinh đã tự giác, tích cực và chủ động hơn trong mọi hoạt động của trường, 
của lớp của địa phương, nhất là hoạt động vì cộng đồng. 
+Học sinh đã có những kỹ năng sống cơ bản, biết xử lý những tình huống nảy 
sinh trong học tập, trong quan hệ với thầy cô, bạn bè và với cuộc sống xã hội. 
Khi mắc lỗi học sinh biết nói lời xin lỗi, khi được giúp đỡ biết nói lời cám ơn. 
+Học sinh ngoan, có ý thức, đạo đức xã hội ngày càng được nâng lên, quan hệ 
giữa con người với con người ngày càng gắn bó; bệnh vô cảm trong xã hội dần 
được đẩy lùi. 
+Kết quả học tập của từng cá nhân, của cả lớp đều rất tốt và luôn đứng ở tốp đầu 
của nhà trường. Lớp luôn đạt danh hiệu Lớp tiên tiến xuất sắc và giáo viên chủ 
nhiệm được Ban giám hiệu, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh đánh giá cao; 
được học sinh yêu quý. 
-Lợi ích kinh tế: 
+Học sinh không cần tham gia các lớp học kỹ năng sống ở các trung tâm, do đó 
có thể tiết kiệm được cho phụ huynh từ 500.000đ đến 700.000đ mỗi khóa. 
+Phụ huynh không phải bận tâm đến các con, tập trung vào làm ăn giúp đời 
sống kinh tế gia đình đi lên. 
+Học sinh không mắc phải các tệ nạn xã hội, không nguy hại đến bản thân và 
tiền bạc ( hàng triệu đồng hoặc nhiều hơn) của gia đình. 
Với sáng kiến này các thầy cô chủ nhiệm có thêm những lựa chọn về 
phương pháp, kỹ năng mới để vận dụng trong quá trình chủ nhiệm lớp nhằm tạo 
ra lớp lớp những học sinh có đủ: Đức-Trí-Thể-Mĩ. 
 Kết quả nhà trường đánh giá cụ thể công tác chủ nhiệm của lớp qua các 
năm từ lớp 7 đến hết HKI lớp 9 (2016-2017 đến 2018-2019) (Kết quả hai mặt 
giáo dục). 
Lớp Sĩ 
số 
Xếp loại học lực Xếp loại hạnh kiểm Danh 
hiệu 
lớp Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
21 
7A 43 16 37,2 21 48,8 6 14 0 35 81,4 6 14 2 4,6 0 T.tiến 
s.xắc 
8A 43 18 42 21 49 4 9 0 39 91 4 9 0 0 T.tiến 
s.xắc 
9A 
(HKI) 
43 15 35 23 53,4 5 11,6 0 40 93 3 7 0 0 T.tiến 
s.xắc 
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
-Đối với giáo viên: 
+ Giáo viên chủ nhiệm phải là người không ngại thay đổi, luôn có ý thức 
tự giác, tích cực trong việc tiếp thu vận dụng những cái mới trong công 
việc. Phải có hiểu biết xã hội phong phú, sâu sắc. 
+ Giáo viên chủ nhiệm phải luôn vui vẻ, gần gũi, biết cảm thông, biết chia 
sẻ, biết đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh để xử lý, để phán xét mọi 
việc, nói phải đi đôi với làm. 
+Không thiên vị, không áp đặt cho học sinh; biết khen, chê đúng lúc đúng 
cách; biết khơi dậy ý thức tự giác, lòng tự trọng ở học sinh. 
+Phải biết vận dụng khéo léo và tinh tế các phương tiện công nghệ thông 
tin hiện đại; phải biết “nói tiếng nói thời @” của học sinh. 
+Giáo viên chủ nhiệm cần giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh học 
sinh, cần biết khơi gợi cộng đồng trách nhiệm nơi phụ huynh trong việc 
giáo dục đạo đức, lối sống,..cho học sinh. 
-Học sinh: 
+Học sinh cần chủ động, tự giác và thẳng thắn trong suy nghĩ trong hoạt 
động dù là của cá nhân hay tập thể. Cần tin tưởng vào thầy cô chủ nhiệm. 
+Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động học tập, trải 
nghiệm do nhà trường hoặc các tổ chức đoàn thể địa phương tổ chức. 
-Nhà trường: 
22 
+Nhà trường cần trang bị đủ cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động 
ngoại khóa, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: tranh ảnh, 
máy chiếu, sách tham khảo, 
+Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, các hoạt động chuyên đề. 
-Phụ huynh học sinh: 
+Cần có thái độ, có trách nhiệm, có suy nghĩ đúng đắn trong việc giáo dục 
con. Biết quan tâm, chia sẻ, tạo điều kiện cho con có thể học tập tốt nhất. 
+Cần tin tưởng giáo viên chủ nhiệm, tin tưởng vào nhà trường và sự 
nghiệp giáo dục của nước nhà. 
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: 
Số 
TT 
Tên tổ chức/cá 
nhân 
Địa chỉ 
Phạm vi/Lĩnh vực áp 
dụng sáng kiến 
1 Trường Trung học cơ sở Công tác chủ nhiệm lớp. 
2 Trường Trung học cơ sở Công tác chủ nhiệm lớp. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_giao_d.pdf
Sáng Kiến Liên Quan