SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Trung học Phổ thông Nghi Lộc 3

Vùng tuyển sinh chủ yếu của trường gồm 5 xã phía Đông - Nam của huyện Nghi

Lộc gồm: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong, Nghi Thạch và một số xã

lân cận.

- Về quy mô trường lớp hiện nay:

+ Số lớp: 32 lớp, trong đó: khối lớp 10 có 11 lớp; khối lớp 11 có 10 lớp; khối

lớp 12 có 11 lớp;

+ Học sinh: 1213 học sinh, trong đó: khối 10: 439 học sinh; khối 11: 418 học

sinh; khối 12: 356 học sinh.

- Hội đồng sư phạm có 81 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó: lãnh đạo: 04,

giáo viên: 71 và nhân viên: 06; có trình độ đạt chuẩn 33, trên chuẩn 38 và được biên

chế thành 04 tổ chuyên môn và 01 bộ phận văn phòng.7

+ Chi bộ có 55 đảng viên luôn giữ vững danh hiệu chi bộ xếp loại tốt và nhiều

năm đạt danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh.

- Về cơ sở vật chất:

+ Nhà trường có khuôn viên thoáng mát, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp,

hệ thống tường rào kiên cố; có đủ số phòng học và các phòng làm việc cho cán bộ,

giáo viên, nhân viên; có đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục.

+ Diện tích khuôn viên nhà trường rộng hơn 23.000m2, đã được cấp Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất; có tường bao, cổng trường, biển trường, biển lớp theo đúng

Điều lệ trường trung học; tổng diện tích sân chơi và sân luyện tập thể dục thể thao là

20.000 m2 chiếm 87% tổng diện tích sử dụng của trường; có khu để xe, khu vệ sinh và

hệ thống cấp thoát nước theo quy định.

+ Phòng học văn hóa: phòng học kiên cố đủ cho 33 phòng học, các lớp học 01

ca; phòng đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng khí, có diện tích trung bình mỗi phòng 65m²,

có đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng, quạt điện;

+ Phòng thực hành bộ môn, có 07 phòng với trang thiết bị tương đối đầy đủ gồm:

Phòng thực hành tin học: có 2 phòng, được kết nối Internet, sử dụng thường xuyên và

hiệu quả; Phòng thực hành Vật lý - Công nghệ; Có 2 phòng (1 phòng thực hành, 1

phòng lưu trữ thiết bị thực hành); Phòng thực hành Hóa - Sinh - Công nghệ: có 3

phòng (2 phòng thực hành, 1 phòng lưu trữ thiết bị); Phòng học Ngoại ngữ (có 01

phòng đầy đủ phương tiện).

+ Phòng Y tế học đường: Gồm 01 phòng với diện tích 30m² với các trang thiết bị

tối thiểu và cơ số thuốc thông dụng đảm bảo được công tác sơ cấp cứu ban đầu.

+ Thư viện trường: Có diện tích 80 m2, trong đó có 01 phòng đọc cho giáo viên

và học sinh, 01 kho để sách, báo, tạp chí,máy tính kết nối Internet để tra cứu. Thư

viện cung cấp đầy đủ đầu sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí, tạp chí cho giáo

viên và học sinh đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học.

+ Ngoài ra, nhà trường có có 04 phòng tổ chuyên môn; 01 phòng họp, 01 phòng

chờ GV; 01 phòng công đoàn, 01 phòng đoàn thanh niên.

pdf83 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường Trung học Phổ thông Nghi Lộc 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp lý 
luận chính trị, có nhiều kinh nghiệm và tay nghề vững vàng, có lập trường tư tưởng vững 
vàng và luôn đầu tàu gương mẫu trong công tác chuyên môn. 
- Các tổ chức công đoàn và đoàn trường nhiều nĕm liền đạt thành tích xuất sắc, 
được tặng thưởng nhều giấy khen, bằng khen của các cấp, tổ chúc công đoàn và đoàn 
thanh niên là một trong những đơn vị đươc xếp vào tốp đầu. 
2.2.2. Khó khĕn: 
- Hồ sơ sổ sách quản lý hồ sơ của nhà trường không tập hợp cập nhật một cách khoa 
học, hệ thống dẫn đến lẫn lộn, việc lưu trữ hàng nĕm rất khó khĕn. 
- Cơ sở vật chất các trường đã được đầu tư khá nhiều nhưng còn chưa đồng bộ, hư 
hỏng nhiều. 
- Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, một số nhân viên chưa thật tận 
tâm với công việc, thiếu ý thức tập thể trong việc xây dựng phong trào của nhà trường. 
- Chất lượng giáo dục học sinh tuy đã có chuyển biến song chưa thật rõ nét, động cơ 
học tập của các em chưa cao, nhiều em chưa có khát vọng vươn lên. 
- Một số gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của các con, một số đang 
mải lo làm kinh tế, phó mặc con cháu cho ông bà nội ngoại và nhà trường. 
2.3. Điểm mạnh và điểm yếu 
2.3.1. Điểm mạnh: 
a. Công tác quản lý và điều hành của Ban giám hiệu. 
- Ban giám hiệu là một tập thể đoàn kết, tâm huyết, cầu thị và có tinh thần cống 
hiến cao. 
- Trong công tác chỉ đạo, điều hành luôn chủ động có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ, 
dám làm, dám chịu trách nhiệm. 
- Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất, đảm bảo khách 
quan và công bằng. 
b. Đội ngũ giáo viên, nhân viên. 
Trang 74 
- Là một tập thể gắn bó lâu nĕm với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. 
- Trình độ chuyên môn 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 37 giáo viên trên 
chuẩn. Đa số GV có nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. 
c. Chất lượng đào tạo. 
- Tỉ lệ học sinh giỏi toàn diện, học sinh có học lực khá và học sinh có hạnh kiểm 
khá/tốt đạt cao và ổn định 
- Tỉ lệ HSG, thi đậu THPT QG ổn định. 
d. Điều kiện cơ sở vật chất: 
Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong việc dạy và học trong 
giai đoạn hiện nay. 
2.3.2. Điểm yếu 
a. Việc tổ chức quản lý, điều hành của Ban giám hiệu: 
- Chưa thực sự quyết liệt trong việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính, 
nâng cao hiệu quả công việc. 
- Chưa có quyết sách mang tính đột phá trong việc đào tạo cốt cán chuyên môn chất 
lượng cao, giáo dục mũi nhọn: GVG và HSG các cấp, Thi THPTQG đạt điểm cao còn 
hạn chế. 
- Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn phần nào mang tính động 
viên, chưa thực chất; phân công công tác còn có trường hợp chưa thực sự phù hợp với 
nĕng lực, trình độ, khả nĕng của giáo viên. 
- Thi đua khen thưởng còn có chỗ chồng chéo giữa đánh giá xếp loại giáo viên và 
xếp loại gv theo chuẩn nghề nghiệp. 
b. Đội ngũ giáo viên, nhân viên. 
- Sức ì lớn, phần lớn giáo viên có tâm thế an phận, ngại đổi mới, thiếu sáng tạo. 
- Thiếu lòng tin vào lãnh đạo (Một bộ phận GV, NV thiếu lòng tin vào BGH; giáo 
viên thiếu lòng tin vào tổ trưởng, tổ phó) 
- Một số giáo viên thiếu tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn lẫn 
phương pháp dạy học, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giáo dục học sinh trong bối 
cảnh hiện nay. 
- Trình độ ứng dụng tin học và ngoại ngữ còn nhiều hạn chế gây trở ngại rất lớn 
trong việc tiếp cận những cái mới của giáo dục nước nhà, trong khu vực và trên thế giới. 
- Việc điều hành, thực hiện, theo dõi và kiểm tra đánh giá trong từng nhóm chuyên 
môn, từng tổ chuyên môn chưa đồng bộ, có lúc có khi chưa sát sao. 
- Một số giáo viên thực hiện nhiệm vụ được giao mang tính đối phó, chưa tự giác. 
Trang 75 
- Một số giáo viên chưa gắn thương hiệu và lợi ích của trường song hành với 
thương hiệu và lợi ích cá nhân. 
- Đa số giáo viên còn cả nể GVCN trong đánh giá giờ học (cho điểm sổ đầu bài) và 
nâng đỡ học sinh trong đánh giá học sinh (điểm môn học) dẫn đến thi đua giữa các lớp 
thiếu thực chất, không có tác dụng thi đua và thành tích ảo. 
 c. Chất lượng học sinh. 
- Tuyển sinh đầu cấp còn thấp, chưa thu hút được nguồn học sinh vào 10 có chất 
lượng cao. 
- Đa phần học sinh thiếu động lực học tập, thiếu tinh thần tự giác, thiếu ước mơ, 
hoài bão. 
d. Cơ sở vật chất. 
- Chưa đồng bộ, chưa hiện đại. Phòng học chính, phòng học bộ môn, bàn ghế chất 
lượng thấp, còn thiếu, sân chơi bãi tập chưa đầy đủ, chưa có nhà tập đa nĕng, chưa có thư 
viện điện tử đạt chuẩn, chưa có vườn thực nghiệm, nhà để xe cho học sinh chật chội, hệ 
thống nhà vệ sinh lạc hậu, hệ thống thoát nước kém chất lượng. 
2.5. Thách thức: 
Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của phụ huynh học sinh và xã hội 
trong thời kỳ hội nhập. 
Nĕm học 2020 - 2021 là nĕm học bản lề chuẩn bị cho điểm bắt đầu thực hiện 
chương trình sách giáo khoa mới. 
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu 
đổi mới giáo dục. 
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả nĕng sáng tạo của cán bộ, 
giáo viên, công nhân viên. 
 Các trường THPT trong huyện và các trường vùng lân cận không ngừng phát triển 
về quy mô, chất lượng tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường. 
2.6. Xác định các vấn đề ưu tiên. 
- Rà soát nhân lực, vật lực và tài lực để xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực 
hiện thành công chương trình GDPT 2018. 
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của Ban giám hiệu theo hướng 
chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách và chịu trách nhiệm “trọn gói” các mảng 
công việc. Xây dựng nề nếp làm việc khoa học trong nhà trường. 
 - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
 - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy nĕng 
lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. 
- Đẩy mạnh phong trào, chất lượng dạy-học Tiếng Anh trong giáo viên và học sinh. 
Trang 76 
- Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong dạy - học và công tác quản lý. 
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản 
lý, giảng dạy. 
- Đẩy mạnh chương trình giáo dục kỹ nĕng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động 
trải nghiệm để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập. Tĕng cường trao đổi, hợp tác 
và tư vấn nghề cho học sinh. 
- Bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mức 2: Nhà thực hành thí 
nghiệm, nhà học đa nĕng, nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh học sinh và giáo viên, nâng cấp 
hệ thống thoát nước, sân trường, khuôn viên cây cảnh toàn trường, sân chơi bãi tập,... 
PHẦN II: 
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC 
1. Tầm nhìn. 
Hướng tới mô hình trường học kiến tạo - nơi mọi cán bộ quản lý, công nhân 
viên, giáo viên, học sinh, phụ huynh, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương cùng 
nhau đóng góp ý tưởng, công sức để tạo dựng nên một ngôi trường uy tín, chất 
lượng trong hệ thống giáo dục tỉnh Nghệ An. 
Đồng thời hướng tới xây dựng trường học kết nối - nơi đặt mục tiêu cho 
tương lai - nỗ lực cho hiện tại - kế thừa từ quá khứ. Kết nối chặt chẽ cộng đồng 
giáo viên - phụ huynh - học sinh của quá khứ - hiện tại - và tương lai tạo thành 
nguồn chủ lực quý báu của nhà trường. 
2. Sứ mệnh. 
Giáo dục học sinh trở thành những công dân ưu tú có ước mơ và lẽ sống với 5 
phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chĕm chỉ, trung thực, trách nhiệm và 10 nĕng lực: 
Nĕng lực ngôn ngữ, nĕng lực tính toán, nĕng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, nĕng 
lực công nghệ, nĕng lực tin học, nĕng lực thẩm mỹ, nĕng lực thể chất, nĕng lực tự 
chủ và tự học, nĕng lực giao tiếp và hợp tác, nĕng lực giải quyết vấn đề và sáng 
tạo. 
3. Triết lí giáo dục đào tạo 
“Thực dạy, thực học, thực nghiệm” 
4. Giá trị cốt lõi: 
“Tự giác, Tự trọng, Tận tâm, Y u thương, Sáng tạo” 
4.1. Tự giác: (Tự mình hiểu mà làm, không cần nhắc nhở, đốc thúc) 
- CB-GV-NV tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, tự giác tìm tòi giải 
pháp cho các vấn đề còn tồn tại của trường, tự giác trong học tập, bồi dưỡng nâng cao 
trình độ, chuyên môn, phương pháp giảng dạy; tự giác chịu trách nhiệm với từng giờ dạy, 
với sự tiến bộ của từng học sinh mình dạy. 
Trang 77 
- Học sinh tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ của người học sinh; tự giác thực 
hiện ước mơ hoài bão của bản thân. 
4.2. Tự trọng: (Coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình) 
CB-GV-NV và học sinh có ý thức trau dồi lòng tự trọng mỗi ngày bằng cách sống 
trung thực, hết lòng vì công việc; dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, của 
đồng nghiệp/ bạn bè; dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân; dám 
chịu trách nhiệm về việc mình làm. 
4.3. Tận tâm: (sự hết lòng và tự cam kết theo đuổi mục tiêu đến cùng bất chấp mọi 
khó khĕn gian khổ; là giá trị cao hơn tâm huyết và trách nhiệm) 
- CB-GV-NV tận tâm, tận lực trong từng giờ làm việc, từng nhiệm vụ được giao; 
chất lượng giáo dục ngày càng tĕng không chỉ ở kết quả học tập mà còn là sự phát triển 
toàn diện đạo đức, lối sống của mỗi học sinh, là niềm tin yêu của cộng đồng, của chính 
quyền địa phương dành cho nhà trường. Không vì lợi nhuận; Không vì thành tích hào 
nhoáng; Sự tận tâm cao hơn lời hứa, là quyết tâm đến cùng để hiện thực hóa những mục 
tiêu. 
- Học sinh tận tâm, hết lòng trong từng tiết học, từng nhiệm vụ được giao; khắc 
phục mọi khó khĕn để đạt được mục tiêu học tập và rèn luyện của bản thân. 
4.4. Yêu thương: (tình cảm thiêng liêng xuất phát từ thành tâm, thành ý, được tạo 
nên bởi sự chia sẻ, cảm thông, gắn bó lẫn nhau để cùng sống và phát triển) 
- Yêu thương là giá trị cốt lõi trong mục tiêu giáo dục và là giá trị biến thành 
phương tiện để thực thi mục tiêu giáo dục. Yêu thương là cách mà mỗi cán bộ, giáo viên, 
nhân viên nhà trường cư xử, hình thành và phát triển trong công tác, trong xây dựng môi 
trường học tập, trong thiết lập sự hợp tác với cộng đồng cha mẹ, các tổ chức xã hội trong 
và ngoài nhà trường. 
- Mối quan hệ giữa cấp trên-cấp dưới, giữa các tổ chức đoàn thể, các tổ/nhóm CM, 
giữa GV-HS, giữa HS-HS, giữa GV-phụ huynh, giữa phụ huynh-phụ huynh, giữa nhà 
trường và cộng đồng nhân dân, được xây dựng trên sự tôn trọng và tình yêu thương. 
4.5. Sáng tạo: (là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì đồng thời có tính mới và tính có 
lợi) 
 - Sáng tạo là một phẩm chất cốt lõi của mỗi người công dân của thế kỷ 21, là công 
cụ không thể thiếu khi bước vào thời đại công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo. 
- Mỗi CB-GV-NV tích cực tư duy tìm tòi sáng tạo trong từng quy trình thực hiện 
nhiệm vụ, trong từng hoạt động dạy học và giáo dục học sinh; không ngừng cải tiến quy 
trình cũ khoa học hơn, hiệu quả hơn. 
- Mỗi học sinh sẽ là một người tự chủ, sáng tạo ra tương lai của mình nhờ được học 
tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục sáng tạo. 
Trang 78 
PHẦN III: 
MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG 
1. Mục tiêu chung. 
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng cao, là mô hình giáo dục toàn diện, 
hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại. 
- Hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 giai đoạn 2020-
2025. 
- Giáo dục và giảng dạy cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ nĕng cơ bản của tất cả 
các môn học phổ thông. Biết cách giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết 
cách học và tự rèn luyện; có ý thức tự giác, thật thà, hoà nhập, yêu thương và chia sẻ; có 
phong cách và lối sống đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc và xu thế thời đại. 
2. Chỉ tiêu cụ thể. 
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 
- Đảm bảo đủ biên chế được giao về đội ngũ nhà giáo, nhân viên là 81, trong đó 
Ban giám hiệu có 4 đồng chí, nhân viên 06 người và 71 giáo viên. 
- Xếp loại công chức, viên chức hàng nĕm đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên: trên 
90%. 
- 100% giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính phục vụ cho giảng dạy 
và học tập. 
- Số tiết dạy sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin > 50% . 
- Đạt 35% GVG cấp tỉnh. 
2.2. Học sinh 
- Qui mô trường lớp: + Lớp học: 33 . 
 + Tổng số học sinh: 1400 em. 
- Chất lượng giáo dục vĕn hóa: 
+ Trên 60 % học lực khá, giỏi (10 % học lực giỏi trở lên) 
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 1%, không có học sinh kém. 
+ Tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 95% trở lên; thứ hạng thi nĕm sau tiến bộ hơn nĕm trước. 
+ Thi đậu Đại học, Cao đẳng: Trên 65 % thí sinh dự thi. 
+ Thi học sinh giỏi tỉnh: đạt 60% số hs dự thi; thứ hạng tập thể nĕm sau tiến bộ hơn 
nĕm trước. 
- Chất lượng giáo dục đạo đức. 
+ Chất lượng đạo đức: 98% hạnh kiểm khá, tốt. 
Trang 79 
+ Học sinh được trang bị các kỹ nĕng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các 
hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, vĕn nghệ, thể dục thể thao, tình nguyện. 
+ Đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của cha mẹ học sinh. Học sinh rèn thói quen tự học 
một cách chủ động sáng tạo. 
2.3. Cơ sở vật chất. 
Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các 
thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn. 
Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng đa nĕng được trang bị nâng cấp theo hướng 
hiện đại. 
Xây dựng khuôn viên “Xanh - Sạch - Đẹp”, môi trường giáo dục thân thiện, lành 
mạnh. 
Trang 80 
PHẦN IV: 
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 
1. Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đạt về chất lượng: 
có phẩm chất chính trị; có nĕng lực chuyên môn tốt; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ 
bản, có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp 
tác, chia sẻ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 
Nâng cao tỉ lệ GVG cấp tỉnh đạt 35%: Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GV tham dự 
kỳ thi GVG tỉnh chu kỳ 2024-2029 đạt kết quả cao nhất. 
Làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, phân công sắp xếp đúng người, đúng việc, đúng 
nĕng lực sở trường. Tập trung ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ. 
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. 
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh. 
Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục 
đạo đức và chất lượng vĕn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù 
hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động 
giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có 
được những kỹ nĕng sống cơ bản. 
Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo 
viên bộ môn 
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. 
Tập trung hoàn thành tiêu chuẩn CSVC kiểm định chất lượng đạt mức 3, xét chuẩn 
quốc gia đạt mức độ 2: Phòng thực hành thí nghiệm, thư viện, nhà học đa nĕng, hệ thống 
nhà vệ sinh. 
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. 
Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. 
Tranh thủ mọi nguồn lực để xây mới và bổ sung các hạng mục CSVC đáp ứng yêu 
cầu dạy học theo chương trình GDPT mới: nhà học đa nĕng, sân chơi bãi tập hiện đại, 
vườn thực nghiệm, nhà vệ sinh đạt chuẩn.... 
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất; kế toán, nhân viên thiết 
bị. 
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng 
dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tửGóp phần nâng cao chất lượng 
quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp 
bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc, có kế hoạch cán bộ, giáo 
viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân. 
Trang 81 
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, bộ môn tin học. 
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục. 
Xây dựng nhà trường vĕn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. 
Chĕm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà 
trường. 
+ Nguồn lực tài chính: 
 - Ngân sách Nhà nước. 
- Ngoài ngân sách: Từ xã hội, cha mẹ học sinh 
+ Nguồn lực vật chất: 
- Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. 
- Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học. 
 Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban đại diện cha mẹ 
học sinh. 
6. Xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà trường 
Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. 
Xác lập tín nhiệm, hình ảnh đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và 
cha mẹ học sinh. 
Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách 
nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của Nhà trường. 
Trang 82 
PHẦN V: 
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC, 
THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược 
Tuyên truyền và xác lập nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch chiến lược phát 
triển nhà trường trong giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. 
Tổ chức toàn trường xây dựng và góp ý kế hoạch chiến lược. Hoàn thiện, ban hành 
và phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cha mẹ học sinh, 
học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 
2. Tổ chức điều hành 
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối 
quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai 
đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược. 
Giai đoạn 1: Từ nĕm 2020 - 2023: Xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa 
các hoạt động giáo dục vào quy chuẩn. 
Giai đoạn 2: Từ nĕm 2023 - 2025: Tiếp tục phát huy, khẳng định uy tín và hình ảnh 
cuả nhà trường là một cơ sở giáo dục mạnh của tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện đáp 
ứng được yêu cầu của xã hội, hoàn thành mục tiêu kiểm định chất lượng đạt mức 3, xét 
trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. 
 Giai đoạn 3: Từ nĕm 2025 - 2030: Giữ vững và phát huy chất lượng trường chuẩn 
quốc gia; “Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có nền nếp, kỷ cương có chất 
lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tối đa nĕng lực của bản 
thân”. 
4. Đối với Hiệu trưởng. 
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân 
viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng nĕm 
học. 
5. Đối với các Phó hiệu trưởng. 
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc 
cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải 
pháp để thực hiện. 
6. Đối với các tổ chức đoàn thể. 
Đẩy mạnh tuyên truyền vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hĕng hái 
thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cơ bản của từng nĕm học. làm tốt công tác 
tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường 
Trang 83 
7. Đối với tổ trưởng chuyên môn. 
 Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của 
các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 
8. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
 Cĕn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch nĕm học của nhà trường để xây dựng kế 
hoạch công tác cá nhân theo từng nĕm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng 
học kỳ, nĕm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 
9. Đối với đội ngũ học sinh vàcha mẹ học sinh. 
Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương; thực hiện tốt công tác tuần, tháng, từng kỳ và 
cả nĕm học dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhịêm và tổ chức đoàn thanh niên. 
Tích cực hoạt động tự quản, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tham gia các hoạt 
động học tập và rèn luyện kỹ nĕng sống. 
Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh một cách có hiệu quả, làm 
tốt cuộc vận động xã hội hoá giáo dục trong và ngoài nhà trường./. 
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG 
- Sở GD-ĐT; 
- Huyện uỷ - UBND Huyên; (Đã ký) 
- Công đoàn, Đoàn TN, Ban TTND; 
- Hội CMHS; Phạm Thị Tuyết Mai 
- Các PHT và TTCM; 
- Giáo viên, nhân viên; 
 - Lưu VT. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_giao.pdf
Sáng Kiến Liên Quan