Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục ở trường Tiểu học
Giáo dục là tương lai của dân tộc, tức là tương lai của con người, của mọi người, như Bác Hồ đã nói: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, câu nói của Bác Hồ vạch ra vừa là điểm xuất phát, đồng thời vừa là mục tiêu, là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển con người, đưa con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn luôn chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục. Đảng ta xác định “Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, cùng với khoa học - công nghệ, Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”. Xuất phát từ quan điểm đó, trong những năm qua, nhiều chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giáo dục nước nhà không ngừng phát triển.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của đất nước nói chung, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng, trong những năm qua, trường Tiểu học Thạch Bình đã không ngừng phấn đấu và lớn mạnh về mọi mặt: Quy mô trường lớp luôn được ổn định và giữ vững, chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, để đáp ứng với yêu cầu của Giáo dục trong thời kì CNH- HĐH đất nước, giáo dục của nhà trường vẫn còn có mặt hạn chế: Chất lượng giáo dục tuy đã được nâng lên, song, chưa thực sự bền vững; công tác bồi dưỡng đội ngũ đã được quan tâm, song chất lượng chưa cao; công tác tham mưu, công tác xã hội hóa có nhiều chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay,.Vì vậy, việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường nói chung, của trường Tiểu học Thạch Bình nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết.
Từ mục tiêu, quan điểm trên, tôi mạnh dạn xin trao đổi “Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục ở trường Tiểu học”.
Qua quá trình quản lý và chỉ đạo tại Trường Tiểu học Thạch Bình, qua tìm hiểu, nghiên cứu những giải pháp cũ đã thực hiện tại nhà trường trong những năm trước đây, tôi xin được trình bày những ưu điểm, hạn chế của cách làm đó và đưa ra một số giải pháp mới trong công tác chỉ đạo dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục mà nhà trường đã áp dụng thành công trong năm học 2014 - 2015.
ản lý, tôi đã tập trung vào một số hoạt động sau: 2.1. Quản lý theo chương trình và kế hoạch dạy học. - Sau khi nghiên cứu kĩ về chương trình, tài liệu Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục của Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, tôi đã tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên hiểu rõ về: + Chương trình, bản chất của công nghệ giáo dục là gì, tính ưu việt của chương trình này ra sao? + Chương trình này đã áp dụng thành công ở các tỉnh bạn thế nào, - Sau khi được đội ngũ cán bộ, giáo viên đồng tình ủng hộ việc thực hiện dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục, tôi đã đăng ký với Phòng Giáo dục, với Sở Giáo dục thực hiện dạy đối với 100% học sinh lớp 1 của trường. - Căn cứ Chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục, của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục; căn cứ nội dung, chương trình dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục; căn cứ tình hình thực tế nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm học chi tiết, hoạch định rõ ràng các thời điểm, công việc cần làm. Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện, đặc biệt chú ý chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các nội dung ở 2 tuần đầu hay còn gọi là tuần 0, đây là tuần hết sức quan trọng đối với học sinh lớp 1, hướng dẫn cho học sinh làm quen với môi trường học tập, làm quen với một số thao tác, kĩ năng cơ bản,.. - Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên lớp 1 nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, từng bài dạy trong sách thiết kế và thực hiện giảng dạy tuân thủ theo đúng sách thiết kế. - Tổ chức thông qua kế hoạch, lịch trình công tác tới tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến, bàn các biện pháp thực hiện. - Hướng dẫn tổ nhóm chuyên môn, giáo viên kịp thời bổ sung và điều chỉnh những thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để phát hiện kịp thời những vấn đề cần uốn nắn, cần bổ sung. - Cùng BGH sắp xếp thời gian, tổ chức khảo sát chất lượng học sinh của các lớp, cùng giáo viên phân loại từng đối tượng học sinh, chỉ đạo giáo viên có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là những học sinh chưa đạt chuẩn và đạt chuẩn chưa vững chắc. Trực tiếp BGH xuống thực tế các lớp có các đối tượng học sinh đó kèm cặp, bồi dưỡng cùng giáo viên chủ nhiệm để nâng cao chất lượng học sinh đại trà. 2.2. Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức trong nhà trường. - Với vai trò là Phó bí thư trong chi bộ tôi luôn cùng với các đ/c trong Chi ủy, chi bộ nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, tuyệt đối các hoạt động của nhà trường thông qua các kế hoạch, Nghị quyết chi bộ. Nội dung kế hoạch thiết thực, phù hợp với thực tế, có tính khả thi, luôn được kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh kịp thời. Các cuộc họp đảm bảo có chất lượng, cán bộ, đảng viên luôn nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình. - Ngay từ đầu năm học xây dựng, kiện toàn các tổ chức trong nhà trường để phối kết hợp thực hiện các công việc như: giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tổ chức Công đoàn, Đội TNTPHCM. Các tổ chức trong nhà trường luôn phối kết hợp để thực hiện các công việc. 2.3. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong nhà trường. Tác dụng lớn của công tác thi đua trong nhà trường là làm cho mọi người có thời cơ thể hiện mình, làm tăng sự say mê công tác. Mặt khác dưới góc độ quản lý, thi đua được xem như một phương pháp quản lý có hiệu quả. Trong công tác Thi đua - Khen thưởng, tôi luôn xác định và thực hiện tốt một số nội dung sau: - Thi đua phải lấy việc nâng cao chất lượng giáo dục làm trung tâm. - Phải xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp với công việc từng cá nhân, phù hợp với tình hình thực tế nhà trường. - Thực hiện bình xét thi đua phải đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan, đúng các văn bản hướng dẫn, đúng quy trình. - Phải có tổng kết, động viên, khen chê kịp thời. - Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo cụ thể, sát sao, động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, luôn quan tâm, động viên kịp thời cả vật chất lẫn tinh thần đối với giáo viên nói chung đặc biệt là giáo viên khối lớp 1 nói riêng. Là năm học đầu tiên thực hiện chương trình Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục nên qua thực tế và qua việc dự giờ thăm lớp nắm bắt tình hình, tôi thấy được sự vất vả cũng như sự cố gắng, tâm huyết của giáo viên, bản thân tôi rất trăn trở, suy nghĩ “Mình cần phải làm gì để khích lệ giáo viên, động viên giáo viên”. Từ suy nghĩ đó, tôi đã thực hiện một số việc sau: + Tôi luôn gần gũi, sâu sát tới từng đ/c để nắm bắt tình hình, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc; + Trong các buổi giao ban tuần, giao ban tháng của trường, tôi luôn biểu dương sự cố gắng nỗ lực của các đ/c giáo viên lớp 1 để toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường cùng chia sẻ. + Là năm đầu tiên thực hiện dạy Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục nên cán bộ quản lý, giáo viên lớp 1 phải đi chuyên đề tập huấn nhiều, nên tôi luôn quan tâm mua sắm đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy và hỗ kinh phí cho các đ/c theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Từ những việc làm trên đã tạo sự phấn khởi cho giáo viên yên tâm và cố gắng công tác tốt hơn. 2.4. Tăng cường công tác kiểm tra. Trong quá trình quản lý, chỉ đạo, tôi cùng BGH đã tăng cường công tác thanh kiểm tra; tổ chức tốt công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, học sinh một cách chính xác, công bằng. Sau mỗi lần kiểm tra đều chỉ ra được những mặt mạnh, những ưu điểm cần phát huy và có biện pháp uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời những nội dung giáo viên, học sinh thực hiện chưa tốt. - Tăng cường kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất bằng nhiều hình thức, đặc biệt là đối với giáo viên dạy Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục, tôi luôn dành nhiều thời gian để kiểm tra, kiểm tra 100% số giáo viên, mỗi giáo viên kiểm tra nhiều lần, kiểm tra nhiều nội dung: + Kiểm tra việc nghiên cứu sách thiết kế trước khi lên lớp; + Kiểm tra việc dạy trên lớp; + Kiểm tra việc rèn kĩ năng cho học sinh; + Kiểm tra việc thực hiện Thông tư 30. + Kiểm tra chất lượng, hiệu quả giảng dạy của giáo viên qua từng dạng bài để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời. 3. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng không thể thiếu được trong việc giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhất là trước tình hình thực tế hiện nay, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, yếu tố cơ sở vật chất đã được quan tâm thì phải cần quan tâm hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay. - Từ thực tế đó, trong những năm qua tôi đã làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Trong 5 năm học vừa qua, địa phương đã đầu tư xây dựng mới 14 phòng học, sửa sang, nâng cấp nhiều cơ sở vật chất khác cho nhà trường với tổng kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực hỗ trợ từ phụ huynh, các doanh nghiệp; bình quân mỗi năm học nhà trường nhận được sự ủng hộ về kinh phí bổ sung cơ sở vật chất: trang trí lớp học, đóng giá để cặp cho học sinh, đóng bàn ghế, hỗ trợ cho hoạt động dạy và học, khen thưởng giáo viên, học sinh với tổng kinh phí trên 500 trăm triệu. - Trong năm học 2014- 2015, nhà trường đặc biệt ưu tiên kinh phí cho khối lớp 1, như: Đóng mới 50 bộ bàn ghế, trang trí lớp học theo mô hình trường học mới, tủ để cặp cho học sinh và đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị khác phục vụ cho các hoạt động giáo dục. - Tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp, thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh học tập. 4. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh học sinh về dạy học Tiếng việt 1- CGD. 4.1. Trước khi vào năm học 2014-2015 - Ngay tuần cuối của tháng 5 năm học 2013-2014, thực hiện Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình; được sự đồng ý của đảng ủy, chính quyền địa phương, sự thống nhất của BGH và các tổ chức trong nhà trường, tôi đã tổ chức họp riêng các bậc phụ huynh của học sinh lớp 1 năm học 2014- 2015; trong hội nghị tôi triển khai tới phụ huynh một số nội dung sau: + Trao đổi với phụ huynh về chương trình, bản chất của công nghệ giáo dục là gì, tính ưu việt của chương trình này ra sao? + Chương trình này đã áp dụng thành công ở các tỉnh bạn như thế nào. - Tuyên truyền để cha mẹ học sinh phối kết hợp cùng nhà trường chuẩn bị mọi điều kiện cho học sinh về: CSVC, sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới, hướng dẫn phụ huynh lựa chọn sách, tài liệu tham khảo phục vụ cho các môn học. - Tuyên truyền để phụ huynh yên tâm, không cho con em học trước chương trình, vì chương trình Công nghệ có 2 tuần 0 để các em làm quen với môi trường, nề nếp học tập, 4.2. Trong học kì I năm học 2014-2015 - Ngay từ tuần học đầu tiên của phần âm- chữ, nhà trường đã chỉ đạo từng giáo viên chủ nhiệm lớp dạy mẫu một buổi học gồm cả 4 việc và mời phụ huynh cùng dự để nắm bắt phương pháp, cách dạy, các thao tác, quy trình, từ đó cùng phối kết hợp với thày cô trong việc giúp các em học tập. - Đến giữa của học kì I (tuần 9) tiếp tục chỉ đạo giáo viên dạy 1 bài về “Luật chính tả”; dạy 1 bài phần “Vần” cho phụ huynh cùng dự để phụ huynh phần nào hiểu thêm về luật chính tả, cách dạy vần để kèm cặp các em hỗ trợ giáo viên trong việc dạy học sinh. - Cuối học kì I năm học 2014-2015, tổ chức họp phụ huynh theo lớp, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp trao đổi kết quả học tập, gửi bài kiểm tra định kì, học bạ tới phụ huynh. Từ đó họ nắm bắt tình hình học tập của con em mình, thấy được những ưu điểm, những hạn chế để cùng giáo viên chủ nhiệm có hướng khắc phục. 4.3. Trong học kì II năm học 2014 - 2015 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tiếp tục dạy một bài phần “Luyện tập tổng hợp” để phụ huynh dự nắm bắt cách dạy, từ đó giúp học sinh học tập. III. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp - Những giải pháp mới đã khắc phục những tồn tại mà những giải pháp cũ chưa thực hiện được. - Trong việc lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên lớp 1, giải pháp mới đặc biệt chú ý đến việc ưu tiên lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên lớp 1 đảm bảo trẻ hóa, nhiệt tình hơn các khối lớp khác. Song song với việc lựa chọn, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm cũng được quan tâm hơn trước nhiều. Tăng cường các chuyên đề, hội thảo: Ở từng nội dung, bắt đầu mỗi dạng bài mới, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề có tiết dạy minh họa để cùng nhau trao đổi để có sự thống nhất về cách dạy của dạng bài đó trong cả tổ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho giáo viên trong giảng dạy, luôn coi trọng khả năng sáng tạo của mỗi giáo viên, tính chủ động, tích cực của học sinh trong các hoạt động. - Giải pháp mới coi trọng công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là sự phối kết hợp với phụ huynh để phụ huynh học sinh có thể hỗ trợ giáo viên trong việc kèm cặp các em học tập. - Công tác xã hội hóa được quan tâm đúng mức, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể đã phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh cũng như đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các phòng học của học sinh lớp 1 được đặc biệt quan tâm, đảm bảo đẹp về hình thức, đầy đủ các thiết bị, do đó phụ huynh cũng như học sinh đều rất phấn khởi. Có được điều đó, trong giải pháp mới tôi đã đặc biệt chú ý làm tốt vai trò là một nhà quản lý trong việc tuyên truyền cũng như tham mưu để nhận được sự ủng hộ của toàn thể xã hội về mọi mặt. IV. Những kết quả đã đạt được sau một năm thực hiện dạy học Tiếng việt 1- CGD. Trong thời gian thử nghiệm, tôi đã chỉ đạo áp dụng đồng bộ các giải pháp nêu trên và đã nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; các kết quả đạt được cụ thể như sau: 1. Khái quát đôi nét về tình hình học sinh lớp 1 năm học 2014- 2015 Khối lớp 1 tổng có 6 lớp với 163 học sinh; được chia thành 3 điểm trường, như sau: TT Điểm trường Số lớp Số HS HS dân tộc Công giáo Ghi chú 1 Khu trung tâm 4 117 61 4 01 HS KT 2 Khu Bãi Lóng 1 15 14 0 01 HS mắc bệnh hiểm nghèo 3 Khu Lạc Bình 1 31 29 29 + 163 104 33 2. Chất lượng đội ngũ GV, chất lượng giáo dục toàn diện đối với HS lớp 1 có nhiều tiến bộ. 2.1. Về phía đội ngũ giáo viên lớp 1 - Qua một năm dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục, giáo viên đã nắm vững kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực, tiến trình giờ dạy nhẹ nhàng. - Giáo viên không phải soạn bài nên có nhiều thời gian để nghiên cứu sách thiết kế bài giảng, có nhiều thời gian quan tâm đến việc học của học sinh. - Giáo viên được nâng cao về trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, đổi mới phương pháp một cách rõ nét. - Kết quả xếp loại chuyên môn cuối năm: Toàn trường có 23/33 giáo viên được đánh giá tay nghề loại tốt; trong đó khối lớp 1 có: + 6/6 đ/c giáo viên được đánh giá, xếp loại tay nghề vững vàng; + 6/6 đ/c được xếp loại viên chức Xuất sắc; + 5/6 đ/c được bình bầu danh hiệu thi đua “Lao động Tiên tiến” đề nghị cấp trên khen thưởng. 2.2. Học sinh - Về nhận thức: + Chương trình Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục tạo sự chuyển biến tích cực đối với học sinh nhà trường. Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản về Tiếng việt, được hình thành các kĩ năng “Nghe - nói - đọc - viết” một cách vững chắc, học sinh được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin thông qua các thao tác học tập. + Học sinh chủ động tự tìm và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. + Về đọc: Học sinh nắm chắc ngữ âm, nên đọc tốt, đọc to, đọc rõ ràng hơn trước. + Về viết: Học sinh nắm chắc luật chính tả nên viết đúng hơn, viết đẹp hơn, ít mắc lỗi chính tả hơn trước. - Về năng lực: + Học sinh luôn hứng thú, say mê trong học tập. + Học sinh có khả năng giao tiếp tốt, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập. + Học sinh biết tự phục vụ cho bản thân, biết tự làm lấy việc của mình, biết trao đổi, hợp tác với bạn một cách tích cực, - Về phẩm chất: + Học sinh luôn chăm học, chăm làm hơn; tự giác vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. + Học sinh tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp. + Học sinh có ý thức vươn lên trong học tập cũng như trong rèn luyện, - Thống kê điểm kiểm tra cuối năm: - Qua một năm thực hiện dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục, chất lượng giáo dục của khối lớp 1 tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh đạt điểm kiểm tra định kì cuối năm đạt điểm 8, điểm 9, điểm 10 cao hơn nhiều so với những năm trước đây, cụ thể như sau: Điểm Năm học 2012-2013 (133 HS) Năm học 2014-2015 (161 HS) Tăng (Giảm) SL % SL % 10 23 17,3 42 26,1 + 8,8 % 9 29 21,8 39 24,2 + 2,4% 8 41 30,8 50 31,1 + 0,3% 7 16 12,0 17 10,6 - 1,4% 6 19 14,3 11 6,8 - 7,5% 5 4 3,0 1 0,6 - 2,4% Dưới 5 1 0,8 1 0,6 + 0,2% Thống kê chất lượng Giáo dục Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 – 2015 Tăng (giảm) XLGD TB trở lên XLGD Yếu Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % SL % 149 98,7 2 1,3 160 99,4 1 0,6 + 0,7 * Kết quả lên lớp lần 1 đạt 160/161 đạt 99,4%; tăng 0,7 so với năm học 2013- 2014. V. Kết luận và bài học kinh nghiệm 1. Kết luận: Trên đây là một số giải pháp trong công tác chỉ đạo thực hiện dạy học Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục tại nhà trường trong năm học qua. Qua một năm thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, đó là: Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ - HĐND - UBND, các ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh học sinh và toàn dân trong xã; sự chỉ đạo sát sao, cụ thể của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nho Quan. Sự đóng góp của các đ/c trong Chi uỷ, BGH và các đoàn thể, tập thể giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên lớp 1 đã miệt mài cống hiến sức lực, trí tuệ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Sự đóng góp của các em học sinh trong việc miệt mài học tập đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong việc học tập. Song, trong quá trình thực hiện chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn, thách thức như: Là năm đầu tiên nhà trường thực hiện dạy học theo phương pháp mới nên không tránh khỏi còn lúng túng trong chỉ đạo; giáo viên vất vả, vừa nghiên cứu, học tập vừa thực hiện; phụ huynh khó khăn hơn trong việc hỗ trợ cho con em mình cùng giáo viên. Nhưng vấn đề quan trọng là trong nhiều năm qua ngành Giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm. Nhiều chế độ, chính sách được ban hành, do đó, chúng ta những người làm công tác giáo dục phải biết khắc phục khó khăn, phát huy những thành tựu đạt được, hạn chế những mặt yếu kém, tồn tại để quyết tâm xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục đáp ứng yêu cầu trong thời kì CNH - HĐH hiện nay. 2. Bài học kinh nghiệm: Từ việc thực hiện thành công dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục, tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Một là: Lựa chọn đội ngũ giáo viên lớp 1 đảm bảo trẻ, khỏe, đẹp, nhiệt tình, trách nhiệm, chữ viết đẹp, thân thiện với học sinh. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ đảm bảo có đủ kiến thức, kĩ năng sư phạm. Hai là: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn trong nhà trường phải xây dựng kế hoạch, chỉ đạo nhịp nhàng, luôn kiểm tra các công việc qua từng tuần, từng tháng và kịp thời điều chỉnh bổ sung. Ba là: Coi trọng công tác thi đua, động viên về tinh thần, vật chất để giáo viên phấn khởi yên tâm công tác. Bốn là: Làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng tham gia các hoạt động giáo dục. Năm là: Phải làm tốt công tác tuyên truyền để cho lãnh đạo đảng, chính quyền địa phương, toàn thể nhân dân và CB, GV hiểu được mục đích, tầm quan trọng của công tác giáo dục, đặc biệt là tuyên truyền để thấy được tính ưu việt của chương trình Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục, từ đó họ thấy rõ được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong việc phối kết hợp với nhà trường. Sáu là: Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực từ các các ban ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh, toàn thể nhân dân trong xã tích cực ủng hộ công sức, trí tuệ của mình phục vụ công tác giáo dục. VI. Một số kiến nghị, đề xuất Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học chương trình Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục nói riêng đạt kết quả tốt hơn, tôi xin có một số kiến nghị, đề xuất như sau: 1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo - Tiếp tục tổ chức các lớp chuyên đề, tập huấn cho các đơn vị dạy Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục; - Có chế độ khen thưởng, động viên cho các tập thể, cá nhân đi đầu trong việc thực hiện dạy học Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục. 2. Đối với UBND huyện, phòng Giáo dục - Đào tạo - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo theo yêu cầu giáo dục hiện nay. - Có chế độ khen thưởng, động viên cho các tập thể, cá nhân đi đầu trong việc thực hiện dạy học Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục. 3. Đối với Đảng ủy, chính quyền địa phương Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo có đủ các phòng học, các phòng chức năng cho nhà trường. 4. Đối với nhà trường - Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên lớp 1 nói riêng về chương trình Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục; - Làm tốt hơn nữa công tac tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thạch Bình, ngày tháng 5 năm 2015 NGƯỜI VIẾT Đào Thị Thanh Huyền ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG ...... T/M HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN .... .. T/M HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tập huấn môn Tiếng việt lớp 1- Công nghệ giáo dục Sách thiết kế Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục, tập 1 Sách thiết kế Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục, tập 2 Sách thiết kế Tiếng việt 1 - Công nghệ giáo dục, tập 3 5. Sách giáo khoa Tiếng việt - Công nghệ giáo dục, tập 1 6. Sách giáo khoa Tiếng việt - Công nghệ giáo dục tập 2 7. Sách giáo khoa Tiếng việt - Công nghệ giáo dục tập 3 8. Luật Giáo dục 2005
File đính kèm:
- 1. PGD NQ_QLGD Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt 1.doc