Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường Trung học phổ thông Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay

GV có vai trò quan trọng đối với sự phát triển GD, công tác BDGV trở

thành một yếu tố để đảm bảo đội ngũ GV phát triển bền vững trước bối cảnh

đổi mới giáo dục. Hoạt động BDGV đã khẳng định vị trí quan trọng của hoạt

động này về mục tiêu cũng như nội dung, phương pháp, đặc trưng của hoạt

động BDGV và các điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động BDGV (trình độ

chuyên môn, kỹ năng sư phạm, nhân cách nghề nghiệp). Kết quả các nghiên

cứu trong nước đều khẳng định vị trí quan trọng của những người GV và coi

hoạt động BDGV là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động GD

ở các cấp học, ngành học.

Năm 2013, cùng với công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước,

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp

hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đã xác định những

vấn đề liên quan đến GD-ĐT nói chung và công tác đào tạo, BD đội ngũ GV

nói riêng. Nghị quyết đã khẳng định nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và

cán bộ quản lý là một nhiệm vụ có ý nghĩa then chốt, nhằm đáp ứng yêu cầu

đổi mới giáo dục và đào tạo, “xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển

kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế; thực hiện

chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo”; “đổi mới

mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và

đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất

lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp” [1].

pdf47 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường Trung học phổ thông Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a 
đối tượng khảo sát thực trạng) 
- GV của các trường THPT tại Thái Hòa: 50 người (khoảng 25% của đối 
tượng khảo sát thực trạng) 
4.3. Phương pháp thực nghiệm 
Để tiến hành khảo nghiệm, chúng tôi đã thiết kế bảng câu hỏi và lấy ý 
kiến của 60 CBQL và GV về tính cần thiết và khả thi của giải pháp 4 với 3 
mức độ: Mức độ cao, mức độ vừa và mức độ yếu. Đồng thời kết hợp với trao 
đổi, phỏng vấn trực tiếp các CBQL và GV khi cần thiết để hiểu rõ hơn ý kiến 
của họ. 
Chúng tôi chia 66 người làm 2 nhóm: 1 nhóm làm thực nghiệm (TN), 1 
nhóm làm đối chứng (ĐC), mỗi nhóm có 3 CBQL và 30 GV trường THPT. 
Nhóm TN tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế 
hoạch BDGV của tổ chuyên môn, của GV. Nhóm ĐC không tiến hành kiểm 
tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện kế hoạch BDGV của tổ 
chuyên môn, của GV. 
4.4. Kết quả thực nghiệm 
Bước 1: Khảo sát chung về sự cần thiết và tính khả thi của việc tăng 
cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch BDGV của tổ chuyên môn, 
của GV. Sau khi khảo sát bằng mẫu Phiếu số 2 (Sự cần thiết và tính khả thi 
của việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch BDGV của tổ 
chuyên môn, của GV) với khách thể, chúng tôi lập bảng thống kê sau: 
 36 
Bảng 1: 
Sự cần thiết và tính khả thi của việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc 
thực hiện kế hoạch BDGV của tổ chuyên môn, của GV 
TT Nội dung 
Sự cần thiết và tính khả thi của các 
giải pháp đã đề xuất (%) 
Mức độ 
cao 
Mức độ 
vừa 
Mức độ yếu 
1 
Sự cần thiết và tính khả thi của việc 
tăng cường kiểm tra, giám sát việc 
thực hiện kế hoạch BDGV của tổ 
chuyên môn, của GV. 
75,5 20 4.5 
2 
Tính khả thi của việc tăng cường 
kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế 
hoạch BDGV của tổ chuyên môn, 
của GV. 
65 30,5 4,5 
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, đa số đối tượng khảo sát đều cho rằng 
giải pháp 4: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch BDGV 
của tổ chuyên môn, của GV được đề xuất là cần thiết và mang tính khả thi ở 
mức độ cao. Giải pháp này quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý 
hoạt động BDGV THPT ở Thái Hòa nói chung. 
Về tính cần thiết: Mức độ cao: 75,5 %, mức độ vừa: 20 %, mức độ yếu: 4.5%. 
Về tính khả thi: Mức độ cao: 65 %, mức độ vừa: 30,5 %, mức độ yếu: 4.5%. 
Bước 2: Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 66 CBQL và GV theo 02 nhóm 
ĐC và TN theo mẫu Phiếu khảo sát số 3 (khảo sát về việc kiểm tra, giám sát 
việc thực hiện kế hoạch BDGV của tổ chuyên môn, của GV), kết quả cụ thể: 
 37 
Bảng 2: 
Kết quả khảo sát về việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch 
BDGV của tổ chuyên môn, của GV 
Câu hỏi Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm 
1.Trường/tổ CM có xây dựng kế hoạch 
kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế 
hoạch BDGV không? 
0 %: Thường xuyên 
20%: Không TX 
80 %: Không bao giờ 
 75 %: Thường xuyên 
20%: Không thường xuyên 
5 %: Không bao giờ 
2.Trường / tổ chuyên môn có thực 
hiện chế độ kiểm tra, giám sát theo kế 
hoạch đã lập không? 
0 %: Tuân thủ 
20%: Chiếu lệ 
80 %: Không bao giờ 
 60 %: Tuân thủ 
 20%: Chiếu lệ 
 20 %: Không bao giờ 
3.Các cấp quản lý có thường xuyên nhắc 
nhở tổ chuyên môn/GV về tiến 
độ theo kế hoạch BDGV không? 
15 %: Thường xuyên nhắc nhở 
 15%:Không quan tâm, 
 phó mặc tổ/GV 
 70%: Không nhắc nhở vì 
không có kế hoạch 
65 %: Thường xuyên nhắc nhở 
 25%:Không quan tâm, 
phó mặc tổ/GV 
 10%: Không nhắc nhở 
vì không có kế hoạch 
4.Kế hoạch BDGV của tổ CM/GV có 
được điều chỉnh sau khi kiểm tra, giám 
sát không? 
5 %:Điều chỉnh 
70%:Không quan tâm 
25%:Không điều chỉnh 
65 %:Điều chỉnh 
20%:Không quan tâm 
 15%:Không điều chỉnh 
5.Trường/ tổ CM có thực hiện chế độ 
báo cáo theo cấp về việc thực hiện kế 
hoạch định kỳ không? 
0 %: Thường xuyên 
30%: Không TX 
70 %: Không bao giờ 
 65 %: Thường xuyên 
30%: Không TX 
5 %: Không bao giờ 
6.Trường/ tổ CM thực hiện chế độ 
báo cáo theo cấp về việc thực hiện kế 
hoạch theo định kỳ: 
5%: 1 lần/năm học 
12%: 2 lần/năm học 
83%: Không báo cáo 
37 %: 1 lần/năm học 
60%: 2 lần/năm học 
3%: Không báo cáo 
7.Trường/ tổ CM thực hiện chế độ khen 
thưởng và phê bình việc thực hiện kế 
hoạch BDGV của tổ CM/GV không? 
52%: Kịp thời 
30 %: Tùy tiện 
18%: Không bao giờ 
70%: Kịp thời 
22 %: Tùy tiện 
 8%: Không bao giờ 
 38 
8.Hình thức xử lý đối với những người 
không thực hiện kế hoạch BDGV: 
0 %: Kỷ luật 
40%: Phê bình 
60%: Không xử lý 
0 %: Kỷ luật 
75%: Phê bình 
25%: Không xử lý 
9.Hình thức nào áp dụng đối với những 
GV hoàn thành vượt mức tự học, tự BD 
30 %: Khen thưởng 
40%: Nêu gương 
30%: Không quan tâm 
40 %: Khen thưởng 
55%: Nêu gương 
5%: Không quan tâm 
10.Trường/ Tổ CM liên kết với các 
trường/tổ CM khác trong hoạt động 
BDGV, đặc biệt là hoạt động kiểm tra, 
giám sát công tác BDGV? 
0 %: Thường xuyên 
40%: Thỉnh thoảng 
60 %: Không bao giờ 
 5 %: Thường xuyên 
80%: Thỉnh thoảng 
15 %: Không bao giờ 
Như vậy, nhóm ĐC có kết quả khá khác biệt với nhóm TN ở các câu hỏi 
1, 2, 3,4, 5, 6, 8. Nhóm TN là nhóm chú trọng việc lập kế hoạch kiểm tra, 
giám sát hoạt động bồi dưỡng GV, thường xuyên thực hiện nghiêm túc kế 
hoạch đã lập, có báo cáo theo cấp từ dưới lên, có điều chỉnh kế hoạch hoạt 
động BDGV hàng năm. Và đặc biệt, có khen thưởng và phê bình kịp thời đối 
với những giáo viên có thành tích trong tự học, tự BD và thực hiện nghiêm túc 
công tác BDGV. Còn nhóm ĐC do không có kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt 
động BDGV nên không thường xuyên kiểm tra, còn tùy tiện trong chế độ báo 
cáo, gần như thả lỏng khâu giám sát, kiểm tra ở các cấp, không xem việc rút 
kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch BDGV là quan trọng. 
Nếu được kiểm tra, giám sát thường xuyên thì các biện pháp cụ thể mà 
chúng tôi đưa ra trong giải pháp 4 sẽ đạt hiệu quả cao, giúp làm tốt hơn trong 
quản lý hoạt động BDGV tại trường THPT. Nếu trong quản lý hoạt động 
BDGV mà được kiểm tra, giám sát thường xuyên, sẽ thay đổi chất lượng của 
hoạt động này. Từ kết quả thử nghiệm này cho phép tin tưởng rằng những giải 
pháp được đề xuất trong đề tài khi đưa vào thực hiện sẽ đóng góp không nhỏ 
trong nâng cao chất lượng quản lý hoạt động BDGV, góp phần vào sự nghiệp 
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay. 
 39 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. KẾT LUẬN 
Đổi mới căn bản và toàn diện GDPT phải bắt đầu từ công tác QLGD, 
trong đó chú trọng đến công tác quản lý hoạt động BDGV THPT góp phần 
nâng cao chất lượng bậc THPT đáp ứng yêu cầu GD và ĐT hiện nay. Khi hoạt 
động BDGV được chú trọng từ khâu lập kế hoạch BD đến tổ chức thực hiện, 
chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDGV sẽ tạo điều 
kiện tốt nhất cho việc quản lý hoạt động BDGV đạt hiệu quả cao. 
Đề tài dựa trên những cơ sở lý luận về quản lý hoạt động BDGV THPT 
trong bối cảnh đổi mới GD, làm rõ lý luận về đổi mới GDPT và những yêu 
cầu mới trong thực hiện Chương trình GDPT mới, từ đó, chỉ rõ yêu cầu mới 
đối với năng lực nghề nghiệp và hoạt động BDGV THPT theo yêu cầu của 
năng lực nghề nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động BD 
tại các trường THPT ở thị xã Thái Hòa (về mục tiêu BD, chương trình và nội 
dung BD, về phương pháp và hình thức BD cũng như những nguồn lực cần 
thiết để hoạt động BDGV THPT có hiệu quả) và quản lý hoạt động BDGV 
THPT như lập kế hoạch BDGV, tổ chức thực hiện kế hoạch BD, chỉ đạo thực 
hiện kế hoạch BD và kiểm tra, đánh giá kế hoạch BDGV, chúng tôi mạnh dạn 
đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động BDGV của trường THPT Đông 
Hiếu (thị xã Thái Hòa) đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay. Chúng tôi rất 
mong các biện pháp đề xuất trên được hội đồng khoa học các cấp thẩm định và 
góp ý để những biện pháp mà chúng tôi đề xuất có thể áp dụng rộng rãi hơn 
tại các trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý BDGV, cải thiện 
chất lượng đội ngũ GV THPT trong thời gian tới. 
2. KIẾN NGHỊ 
 2.1. Đối vối Sở GD&ĐT 
 Sở GD&ĐT Nghệ An nghiên cứu, xây dựng phong phú thêm nội dung, 
chương trình, hình thức BDGV hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế từng 
địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác BDGV ở các trường 
THPT, chỉ đạo các cơ sở GD nâng cao hiệu quả công tác BDGV. 
Triển khai các giải pháp đã đề xuất, bên cạnh đó cần quan tâm xây dựng 
 40 
kế hoạch tuyển chọn, quản lý, sử dụng, đào tạo, BD, thanh tra, kiểm tra; tạo 
động lực, khuyến khích GV phấn đấu, nỗ lực giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. 
Hằng năm, có đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp trong việc quản lý hoạt 
động BDGV ở các trường THPT. 
Vận dụng tốt hơn các chế độ chính sách, đầu tư, ưu đãi cho hoạt động 
BDGV nói chung. 
2.2. Đối với các trường THPT 
Các trường THPT cần bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, 
Sở GD&ĐT về công tác BDGV để chủ động xây dựng chương trình BDGV 
của trường mình. Tìm hiểu, khảo sát nhu cầu cần được BD của GV để có 
những nội dung, phương pháp, hình thức và cách đánh giá kết quả BD phù 
hợp. Xác định đúng vai trò của công tác BDGV đối với việc nâng cao chất 
lượng đội ngũ GV và đối với sự phát triển của nhà trường và của ngành Giáo 
dục; nên bám sát những chủ trương của ngành và những yêu cầu phát triển 
kinh tế xã hội, lập kế hoạch và triển khai hiệu quả công tác BD, chuẩn hóa, 
nâng cao trình độ cho CBQL, GV để đạt chỉ tiêu BD theo kế hoạch đề ra. 
Tuyên truyền, động viên GV tham gia tích cực, tự nguyện vào hoạt 
động BD và tự BD, làm cho GV hiểu được vai trò quan trọng của hoạt động 
BD trong bối cảnh hiện nay, tự hiểu công tác BDGV phải trở thành một nhu 
cầu thật sự và thường xuyên cho chính bản thân mình, tự học tự BD để nâng 
chuẩn đáp ứng chuẩn nghề nghiệp quy định. 
 Phát huy vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn trong xây dựng kế hoạch 
BDGV của trường. Tăng cường việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên thông 
qua sinh hoạt chuyên môn theo tổ/trường/cụm trường. Đẩy mạnh phong trào 
làm sáng kiến kinh nghiệm trong GV, nâng cao chất lượng sáng kiến kinh 
nghiệm của GV. Quan tâm hỗ trợ nhiều mặt cho GV tham gia học tập BD, có 
nhiều hình thức khuyến khích động viên khen thưởng cho những GV tích cực 
học tập, BD đạt thành tích cao. 
2.3. Đối với đội ngũ GV trường THPT 
Xác định đúng ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc nâng cao 
trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, trách nhiệm nhà giáo để đáp ứng 
tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ mới, đặc biệt chuẩn bị cho việc đưa chương trình 
 41 
GDPT mới vào các trường THPT. Thực hiện tốt 4 trụ cột giáo dục mà Unessco 
đưa ra: “Học để biết. Học để làm. Học để tồn tại. Học để chung sống” 
Khắc phục khó khăn, tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp tự bồi 
dưỡng để khẳng định uy tín, vị thế của mình trong trường, ngành, trong xã hội, 
trở thành một tấm gương sáng về tự học cho học sinh noi theo. 
Có ý thức phấn đấu, hợp tác với đồng nghiệp, với tập thể nhà trường để 
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng. 
 42 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Chấp hành TW Đảng- Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 
2013 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu 
công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng 
XHCN. 
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Chỉ thị số 40/2004/CT-TƯ ngày 15 
tháng 6 năm 2004 về việc Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo 
và cán bộ quản lý giáo dục. 
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng -Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần 
thứ XII 2016. 
4.Chiến lược phát triển GDPT và giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2020 
Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 
5. Bộ GD&ĐT - Chương trình GDPT tổng thể- Ban hành kèm theo Thông tư 
số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. 
6. Bộ Giáo dục và Đào- Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục 
phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 
tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
7. UBND tỉnh Nghệ An - Hội thảo khoa học Phát triển giáo dục phổ thông 
trên đại bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (tháng 
11/2018). 
8. Bộ Giáo dục và Đào- Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban 
hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2018 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
9.Viện ngôn ngữ học-Từ điển Tiếng Việt 2002 NXB Đà Nẵng. 
 43 
PHỤ LỤC 
 PHIẾU SỐ 1 
PHIẾU KHẢO SÁT CBQL VỀ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG 
(Dành cho CBQL và GV trường THPT) 
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 
 Thầy/ cô là: 
 Hiệu trưởng  Phó Hiệu trưởng  Quản lý tổ CM  Giáo viên  
II. CÁC THÔNG TIN VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO 
VIÊN THPT (Mỗi dòng chỉ đánh dấu x vào 1 ô) 
1. Thầy/cô đồng ý ở mức độ nào với những nhận định dưới đây về nhận thức 
của GV đối với hoạt động BD giáo viên THPT? 
Tốt  Khá  Trung bình  Yếu kém 
2. Thầy / cô đồng ý ở mức độ nào về tầm quan trọng của hoạt động BDGV 
THPT hiện nay: 
Rất quan trọng  Quan trọng  
Ít quan trọng  Không quan trọng  
3. Thầy/cô đồng ý ở mức độ nào về sự cần thiết của công tác hoạt động 
BDGV THPT? 
Rất quan trọng  Quan trọng  
Ít quan trọng  Không quan trọng  
 4. Thầy/cô tự đánh giá mức độ hiểu nào về mục tiêu và nội dung 
BDGVTHPT? 
Tốt  Phù hợp Trung bình  Không phù 
hợp 
5. Thầy/cô đồng ý ở mức độ nào hiệu quả của phương pháp BDGVTHPT? 
Không hiệu quả  Ít hiệu quả  Hiệu quả  Rất hiệu quả  
6. Theo Thầy/cô hình thức BDGVTHPT nào là thích hợp nhất hiện nay? 
 BD thường xuyên  BD theo chuyên đề  
Tự BD  Tất cả các hình thức 
7. Thầy/cô đồng ý ở mức độ nào về kết quả của hoạt động BDGVTHPT? 
 Tốt  Khá  Trung bình  Yếu kém 
8. Thầy/cô đồng ý ở cách đánh giá nào kết quả học tập của GV trong các khóa 
BD? 
 Không hiệu quả  Ít hiệu quả  Hiệu quả  Rất hiệu quả  
 44 
9. Thầy/cô đồng ý ở mức độ nào về điều kiện phục vụ cho công tác 
BDGVTHPT? 
Rất đầy đủ  Đáp ứng cơ bản  Trung bình  Chưa tốt 
10. Thầy/cô thấy khó khăn trở ngại nào về CSVC ảnh hưởng nhất đến hoạt 
động BDGV THPT trên địa bàn 
Điều kiện CSVC  Tài liệu, học liệu, TBDH  
 Kinh phí  Thời gian tổ chức BD  
11. Thầy/cô có kiến nghị, đề xuất gì về biện pháp nâng cao chất lượng hiệu 
quả hoạt động BDGVTHPT? 
11.1. Về nội dung BD 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
. 
11.2. Về cách thức tổ chức BDGVTHPT 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.................................................................................................................................. 
........................................................................................................................................ 
11.3. Về chế độ chính sách đối với hoạt động BDGVTHPT 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
...................................................................................................................................... 
 45 
PHIẾU SỐ 2 
SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM 
TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDGV CỦA 
TỔ CHUYÊN MÔN, CỦA GV 
(Dành cho CBQL và GV trường THPT) 
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 
 Thầy/ cô là: 
 Hiệu trưởng  Phó Hiệu trưởng  Quản lý tổ CM  Giáo viên  
II.NỘI DUNG KHẢO SÁT 
1.Thầy/cô có thể đánh dấu X vào mức độ mà thầy/cô cho là phù hợp 
TT Nội dung 
Sự cần thiết và tính khả thi của các 
giải pháp đã đề xuất (%) 
Mức độ 
cao 
Mức độ 
vừa 
Mức độ yếu 
1 
Sự cần thiết và tính khả thi của việc 
tăng cường kiểm tra, giám sát việc 
thực hiện kế hoạch BDGV của tổ 
chuyên môn, của GV. 
2 
Tính khả thi của việc tăng cường 
kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế 
hoạch BDGV của tổ chuyên môn, 
của GV. 
2. Thầy /cô có thể viết thêm những suy nghĩ của mình: 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
 46 
 PHIẾU SỐ 3 
KHẢO SÁT VỀ VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN KẾ 
HOẠCH BDGV CỦA TỔ CHUYÊN MÔN, CỦA GV 
 (Dành cho CBQL và GV trường THPT) 
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN 
 Thầy/ cô là: 
 Hiệu trưởng  Phó Hiệu trưởng  Quản lý tổ CM  Giáo viên  
II.NỘI DUNG KHẢO SÁT 
Thầy/cô vui lòng đánh dấu X vào ô thích hợp: 
1. Trường/tổ CM có xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch 
BDGV không? 
 Thường xuyên  Không thường xuyên  Không bao giờ  
2. Trường / tổ chuyên môn có thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát theo kế hoạch đã lập 
không? 
Tuân thủ nghiêm túc  Chiếu lệ, qua loa  Không bao giờ  
3. Các cấp quản lý có thường xuyên nhắc nhở tổ chuyên môn/GV về tiến độ theo kế 
hoạch BDGV không? 
 Thường xuyên nhắc nhở  
 Không quan tâm, phó mặc tổ/GV  
 Không nhắc nhở vì không có kế hoạch  
4. Kế hoạch BDGV của tổ CM/GV có được điều chỉnh sau khi kiểm tra, giám sát 
không? 
Điều chỉnh khoa học  Không quan tâm  
Không có kế hoạch nên không điều chỉnh  
5. Trường/ tổ CM có thực hiện chế độ báo cáo theo cấp về việc thực hiện kế hoạch định 
kỳ không? 
Thường xuyên  Không thường xuyên  Không bao giờ  
 6. Trường/ tổ CM thực hiện chế độ báo cáo theo cấp về việc thực hiện kế hoạch theo 
định kỳ: 
1 lần/năm học  2 lần/năm học  Không báo cáo  
 47 
7. Trường/ tổ CM thực hiện chế độ khen thưởng và phê bình việc thực hiện kế hoạch 
BDGV của tổ CM/GV không? 
Kịp thời  Tùy tiện  Không bao giờ  
8. Hình thức xử lý đối với những người không thực hiện kế hoạch BDGV: 
 Kỷ luật  Phê bình, nhắc nhở  Không xử lý  
9. Hình thức nào áp dụng đối với những GV hoàn thành vượt mức tự học, tự BD: 
Khen thưởng  Nêu gương   Không quan tâm 
10. Trường/ Tổ CM liên kết với các trường/ tổ CM khác trong hoạt động BDGV, đặc 
biệt là hoạt động kiểm tra, giám sát công tác BDGV? 
Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ  
III. Ý KIẾN CẦN TRAO ĐỔI THÊM 

File đính kèm:

  • pdfvideo_63.pdf
Sáng Kiến Liên Quan