Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hoạt động công tác nữ công cho Hội viên Chi Hội Phụ Nữ trường Mầm non

 Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể trong nhiệm vụ của người làm công tác Hội phụ nữ cơ sở, nhằm góp phần nâng cao hoạt động công tác nữ công. Bám sát vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp.

 Bản thân là một cán bộ Chi Hội cơ sở, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể giúp cho tôi có thể trao đổi tư vấn cùng các cán bộ Hội các trường bạn để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động nữ công ở Hội cơ sở.

Ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/T.Ư về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới"

Tổ chức Hội là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. Vị trí của Hội ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Hội tham gia.

 

doc14 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 5269 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hoạt động công tác nữ công cho Hội viên Chi Hội Phụ Nữ trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận.
2. Thực trạng vấn đề.
3. Các biện pháp tiến hành.
3.1.Để nâng cao chất lượng công tác nữ công trước hết Chi Hội cơ sở gắn việc đổi mới nội dung với phương thức hoạt động: 
3.2. Lập kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí cho Ban nữ công hoạt động.
3.3. Ban nữ công cần quan tâm đến nữ CNVC-LĐ, quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục trong nữ CNVC-LĐ và vận động nữ hội viên tham gia các phong trào đoàn thể: 
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác.
2. Những bài học kinh nghiệm, hướng phát triển.
3. Những kiến nghị, đề xuất.
3.1. Với BGH nhà trường:
3.2. Đối với Hội cấp trên.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
- Đối với ngành Giáo dục và đào tạo nói chung, Giáo dục mầm non nói riêng với trên 80% là nữ, đội ngũ nữ CBGVNV của Ngành đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành quả trong công tác, góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ngành, đồng thời hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ, xây dựng mái ấm gia đình. Nổi bật ở chị em là tinh thần vượt khó, tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Có thể nói, phụ nữ ngành Giáo dục - Đào tạo đã nêu cao truyền thống phụ nữ Việt Nam, truyền thống ngành giáo dục, yêu ngành, yêu người, thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn của ngành, làm tròn trách nhiệm cá nhân đối với gia đình và xã hội. Hàng năm, tỷ lệ nữ CBGVNV đạt danh hiệu “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà” trên 95%. Nhiều nữ CBGVNV được tôn vinh, khen thưởng các cấp. Nhiều nữ CBQL đã vững vàng chèo lái những con thuyền giáo dục đạt những kết quả đáng khích lệ. 
Phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số của cả nước, trong đó 83% phụ nữ ở độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động. Vì thế việc chăm lo cho giới nữ là một việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay của mọi cơ quan, tổ chức. 
Tổ chức Hội Phụ Nữ là tổ chức đấu tranh vì quyền lợi của người Phụ Nữ vì thế để thể hiện được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với Hội viên thì công tác nữ công cần phải được đẩy mạnh để tạo lực đẩy vững mạnh cho hệ thống Hội các cấp.
Tám chữ vàng mà Bác Hồ đã tặng cho người phụ nữ Việt Nam “Anh Hùng - Bất Khuất - Trung Hậu - Đảm Đang” vẫn luôn ấm nóng. Đó cũng là lời nhắc nhở và là lời tri ân của mọi người dành cho phụ nữ nói chung và cho những cô giáo trường mầm non nơi tôi công tác nói riêng, để từng ngày chị em tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”; giữ vững phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiện đại hóa đất nước :”Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
Đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động nữ công của các chi hội cơ sở, góp phần xây dựng chi hội phụ nữ trường mầm non nơi công tác ngày càng tiến bộ và hoạt động có hiệu quả hơn.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận.	
	 Đề tài chủ yếu hướng vào những công việc cụ thể trong nhiệm vụ của người làm công tác Hội phụ nữ cơ sở, nhằm góp phần nâng cao hoạt động công tác nữ công. Bám sát vào thực tiễn hoạt động của đơn vị mà đề ra những nội dung, phương pháp hoạt động cho phù hợp. 
	 Bản thân là một cán bộ Chi Hội cơ sở, việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho tôi làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể giúp cho tôi có thể trao đổi tư vấn cùng các cán bộ Hội các trường bạn để tìm ra hướng tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình hoạt động nữ công ở Hội cơ sở.
Ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/T.Ư về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: "Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới"
Tổ chức Hội là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động. Vị trí của Hội ngày càng được khẳng định và thừa nhận trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội mà Hội tham gia.
2. Thực trạng vấn đề.
Trường mầm non nơi tôi công tác có 68 CBGVNV, nữ chiến tỉ lệ 90% trong tổng số CBGVNV của nhà trường. Tổ chức Hội hoạt động tuân thủ theo Điều lệ của Hội Phụ Nữ phường và sự chỉ đạo của Hội Phụ Nữ cấp Quận. Trong những năm qua hoạt động nữ công của trường MN Hoa Thủy Tiên mặc dù đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ nhưng để tạo được sự vững mạnh lâu dài và niềm tin thật sự trong đội ngũ, đòi hỏi người cán bộ Chi Hội phải luôn có những giải pháp mới và có hiệu quả phù hợp với đặc thù của Hội cơ sở.
* Thuận lợi:
Về công tác nữ công, các cấp lãnh đạo và Quận Hội đều quan tâm sâu sắc, đặc biệt là vấn đề bình đẳng giới trong giai đoạn 2011-2020 đang được triển khai và ngày càng được đẩy mạnh. Vì thế ở các cấp Hội Phụ Nữ cơ sở muốn thực hiện tốt công việc này thì hoạt động nữ công cần phải đẩy mạnh, thường xuyên quan tâm đến giới nữ.
Trường mầm non nơi tôi công tác mới được tách ra từ một ngôi trường có bề dày thành tích và được thành lập vào tháng 5 năm 2015 nhưng đã đạt được rất nhiều thành tích trong công tác nữ công: tham gia cuộc thi gia đình điểm 10 đã gây nhiều ấn tượng cho Ban tổ chức và các cấp lãnh đạo; và nhiều Hội thi khác như Hội thi cắm hoa do Phụ Nữ phường tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Phụ Nữ Việt Nam 20/10 với chủ đề: “Nét đẹp của người Phụ Nữ Việt Nam thòi kỳ hiện đại” đã đạt được giải 3 .
Tuy tổ chức Hội Phụ Nữ của trường vững mạnh nhưng công tác nữ công chưa được chú ý đầy đủ vì công tác này chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động của Hội cơ sở. Vì thế việc vận động nữ giáo viên tham gia vào Ban nữ công, xây dựng kế hoạch hoạt động và hoạt động có hiệu quả là một điều rất khó cho Chi Hội qua các thời kỳ. 
Ngày nay trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò của Hội Phụ Nữ ngày càng được mở rộng và phát triển. Xây dựng Chi Hội vững mạnh là một trong những tiền đề quan trọng để củng cố tổ chức Hội cấp trên, là nền móng để xây dựng hệ thống tổ chức Hội từ trung ương đến địa phương lớn mạnh và một nửa còn lại của thế giới - những chị em phụ nữ là một nguồn lực rất mạnh cho sự phát triển của đất nước. Hoạt động nữ công có hiệu quả hay không là nhờ vào sự giúp sức, sự hiểu biết của chị em để cho tổ chức Hội ngày càng phát triển. 
Được sự quan tâm và giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của Hội Phụ Nữ phường và Quận Hội.
Được sự giúp đỡ, phối hợp của BGH nhà trường và sự chỉ đạo của Chi bộ tạo điều kiện cho Hội và ban nữ công hoạt động hiệu quả. 
Nhiệm kỳ 2016-2021 tôi đã được cấp trên bầu vào BCH Phụ Nữ phường, hy vọng đây là một thuận lợi không nhỏ đối với chi hội trường mầm non của tôi
BCH trong nhiệm kỳ mới còn trẻ, nhiệt tình, năng động; ban nữ công là những cô giáo có tâm huyết với hoạt động của Hội.	
	* Khó khăn:
Với những thuận lợi trên thì Chi Hội cũng có không ít những khó khăn:
+ Nữ Hội viên vừa đảm bảo việc chuyên môn vừa chăm lo gia đình nên ít có thời gian tham gia các hoạt động phong trào.
+ Kinh phí của Hội còn hạn hẹp nên việc khen thưởng, rồi tổ chức quà chia tay cho các đồng chí về nghỉ chế độ là không có để thực hiện.
3. Các biện pháp tiến hành.
Hoạt động nữ công là một hoạt động thiết thực tạo sự gắn kết và là một sân chơi cho nữ Hội viên trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng sống... . Hoạt động nữ công nếu biết phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả thì sẽ lôi cuốn nhiều nữ Hội viên tham gia đồng thời thu hút được sự hỗ trợ nhiệt tình của các đoàn thể khác. Hoạt động nữ công mạnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho Hội Phụ nữ cơ sở. Là Chi Hội trưởng Hội phụ nữ trường, năm 2016 vừa qua tôi đã đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm tạo sự hiệu quả trong hoạt động nữ công. Cụ thể như sau:
3.1.Để nâng cao chất lượng công tác nữ công trước hết Chi Hội cơ sở gắn việc đổi mới nội dung với phương thức hoạt động: 
Căn cứ vào chức năng, quyền hạn của tổ chức Hội, vào các chương trình hoạt động của Quận Hội, Chi Hội Trường tôi đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan để xây dựng nội dung, phương thức hoạt động. BCH Chi Hội thành lập Ban nữ công gồm những giáo viên nhiệt huyết với hoạt động của tổ chức Hội; nội dung hoạt động thiết thực, gắn bó với nữ hội viên. 
Trường tôi mới được tách ra từ trường MN Việt Hưng và được thành lập vào tháng 5 năm 2015 nhưng đã đạt được rất nhiều thành tích trong công tác nữ công:
Ví dụ: Hội đã tham gia thi nấu ăn với chủ đề “Phụ nữ đảm đang - Gia đình điểm 10”
Hội thi cắm hoa do Phụ Nữ phường tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Phụ Nữ Việt Nam 20/10 với chủ đề: “Nét đẹp của người Phụ Nữ Việt Nam thòi kỳ hiện đại” đã đạt được giải 3:
Nhiệm kỳ 2016-2021 tôi đã được cấp trên bầu vào BCH Phụ Nữ phường:
	Đây cũng là một thuận lợi rất lớn đối với chi hội phụ nữ trường tôi, hy vọng sẽ đạt được nhiều thành quả mong đợi.
3.2. Lập kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí cho Ban nữ công hoạt động.
Lên kế hoạch giao lưu bóng chuyền cho các nữ hội viên thuộc các Chi Hội trên địa bàn Phường vào ngày Hội làng truyền thống hay các ngày Hội thể thao của phường cũng như của ngành.
Ban nữ công từ đầu năm phát động nhiều phong trào thi đua trong CB - GV hội viên, trọng tâm là phong trào thi đua “Hai tốt”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”,Phong trào “Năm không, Ba sạch”, phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”... gắn các phong trào này với các cuộc vận động lớn của ngành do cấp uỷ Đảng, chính quyền phát động “Dân chủ, kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”... Ban nữ công đã thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho Hội viên trong Chi Hội. 
3.3. Ban nữ công cần quan tâm đến nữ CNVC-LĐ, quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục trong nữ CNVC-LĐ và vận động nữ hội viên tham gia các phong trào đoàn thể: 
Như tham gia các tiết mục văn nghệ do Hội cấp trên triệu tập rất nhiệt tình và để lại nhiều ấn tượng sau sắc trong ...
Ngành giáo dục là ngành có tỷ lệ nữ khá cao, chiếm khoảng 70% trong tổng số nhà giáo, vì thế công tác nữ công cần phải được chú trọng. Tuyên truyền các cuộc vận động "Giỏi việc trường-Đảm việc nhà', tinh thần "Tương thân tương ái", chương trình xây dựng "Mái ấm công đoàn", "Tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo"....
Kinh phí hoạt động chủ yếu từ nguồn thu Hội phí nên rất hạn hẹp. Tuy nhiên việc quan tâm đến tinh thần, hỗ trợ kịp thời với những món quà nhỏ vào các dịp Lễ kỷ niệm như 20/10, 08/03, sinh nhật,... sẽ làm cho các chị em thấy ấm lòng. Qua đó họ sẽ gắn kết với tổ chức Hội hơn.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Với những giải pháp trên, bước đầu Hội đã thành lập được đội bóng chuyền nữ của trường, lên chương trình tập luyện lâu dài (hàng tuần cố định các buổi chiều) để tạo sân chơi cho nữ Hội viên và phát triển phong trào rèn luyện thể thao cho nữ Hội viên trường tôi
100 % nữ đạt danh hiệu "Giỏi việc trường - Đảm việc nhà" cấp cơ sở.
Sơ kết 5 năm phong trào thi đua “Giỏi việc trường- Đảm việc nhà” có 01 nữ CBQL được nhận Giấy khen và giấy chứng nhận của Công đoàn ngành.
01 hội viên được công nhận Hội viên tiêu biểu được Hội Phụ Nữ Phường khen thưởng:
01 cán bộ Hội được cấp trên khen thưởng có tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2016:
Xây dựng quỹ "Tương thân thương ái", giúp cho 01 đ/c giáo viên với 6 triệu đồng.
Hoạt động nhân đạo như quyên góp quần áo tặng quà cho học sinh vùng sâu vùng xa có hoàn cảnh khó khăn ở năm học 2015-2016 với chủ đề “Áo ấm cho em đến trường” được 3 tạ quần áo. Và rất nhiều đợt ửng hộ khác do ngành GD&ĐT phát động...
Đây cũng là thành quả đáng khích lệ cho cán bộ Hội viên khi thấy Hội viên vui vẻ, hứng khởi tham gia không ngại khó khăn. Các cuộc vận động sau này Hội viên đều nhiệt tình và hăng hái tham gia.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác.
Hoạt động nữ công mạnh mẽ, bổ ích, thu hút được nhiều nữ hội viên tham gia; tạo được sân chơi về tinh thần cho nữ giáo viên nhân viên; có sự giao lưu thân thiện với các trường bạn thông qua các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ. Qua đó cho ta thấy rằng hoạt động Hội mạnh và hiệu quả sẽ tạo được sự vững mạnh cho tổ chức Hội Phụ Nữ cơ sở từ đó tạo nên sự vững mạnh cho hệ thống Hội các cấp. 
2. Những bài học kinh nghiệm, hướng phát triển.
- Nhà trường, Chi Bộ và BCH CĐ, Chi Đoàn, Phụ Nữ có sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình và có trách nhiệm.
- Việc tổ chức các phong trào của Ban nữ công phải đi sâu vào chất lượng, được duy trì lâu dài và đảm bảo tính công bằng để tạo lòng tin cho CB GVNV, tránh việc tổ chức qua loa mang tính hình thức.
- Cần vận động nhiều nữ hội viên tham gia phong trào, nam công đoàn viên hỗ trợ nhiệt tình khi Ban nữ công đề ra các chương trình hoạt động. 
- Cán bộ Chi Hội phải gương mẫu đi đầu trong các cuộc vận động, các cuộc thi đua nhằm tạo được sự khích lệ, hưởng ứng tích cực từ hội viên.
Sáng kiến đã và đang được áp dụng trong năm học 2016-2017, bước đầu đã đạt được một số thành tích khả quan. Ban nữ công chi hội phụ nữ trường tôi tiếp tục phát huy những điều đã đạt được và tìm tòi thêm những giải pháp mới.
Sáng kiến này có thể áp dụng trong phạm vi chi hội cơ sở các đơn vị trong Quận.
3. Những kiến nghị, đề xuất.
3.1. Với BGH nhà trường:
 - Cần phối hợp chặt chẽ với Hội trong mọi hoạt động, quan tâm hỗ trợ kịp thời.
 - Tác động đến tập thể GV-NV để họ tham gia phong trào tích cực và có hiệu quả.
- Quan tâm nhiều hơn đến nữ giới đặc biệt vấn đề bình đẳng giới trên mọi phương diện.
3.2. Đối với Hội cấp trên.
- Tăng cường các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các cán bộ Chi Hội cơ sở đặc biệt về công tác nữ công.
- Tạo điều kiện cho Ban nữ công của các Chi Hội có cơ hội học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đề xuất các chính sách chế độ đãi ngộ cán bộ chi hội nhằm giữ chân và thu hút những cán bộ công đoàn có năng lực và nhiệt huyết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn Quốc lần thứ XII.
2. Nghị quyết Đại hội Phụ Nữ Quận Long Biên.
3. Nghị Quyết Đại hội Phụ Nữ phường Việt Hưng
3. Các văn bản hướng dẫn của Hội Phụ Nữ các cấp.
4. Các tài liệu dành cho cán bộ chi hội.
5. Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;
6. Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020;
***&***

File đính kèm:

  • dockhacpham_thi_huyenmn_hoa_thuy_tien_196201714.doc
Sáng Kiến Liên Quan