Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm ở trường Trung học Phổ thông
Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách quan được thực hiện hoặc tái tạo lại trong những điều kiện đặc biệt, trong đó con người có thể chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào quá trình xảy ra để phục vụ cho các mục đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ những cái phụ, không bản chất để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Thí nghiệm giúp phát hiện ra những quy luật còn ẩn náu trong tự nhiên. Mặt khác nó còn giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học. Đúng như Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”.
Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học. Nó giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen với TBDH và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hoá của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình vật lý, hoá học, sinh học và nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của chúng. Nếu không có thí nghiệm giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt được trọn vẹn bằng lời. Lời nói rất trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể. Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em sẽ khó hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện tượng lý, hóa, sinh học . Ví dụ: Trong quá trình dạy môn hóa học, phản ứng tạo kết tủa nhôm hidroxit Al(OH)3 dạng keo, màu trắng. Nếu không có thí nghiệm thì học sinh không thể hình dung được dạng keo, màu trắng như thế nào. Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể.
Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Chính vì vậy thí nghiệm giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống.
Thực hành, thí nghiệm là học sinh tự mình trực tiếp tiến hành quan sát, tiến hành làm thí nghiệm. Qua đó giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành (các thao tác và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật. Thực hành thí nghiệm sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình. Gây hứng thú học tập, yêu thích bộ môn và say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan.
i Oxi trong không khí sẽ bị gỉ. 3. Than gỗ (áp dụng các bài thực hành hóa 10, hóa 11) Than gỗ dung để phục vụ các thí nghiệm cấp nhiệt (nhiệt phân KNO3; cấp nhiệt, làm mồi cho các phản ứng sắt, Oxy .) Chính vì vậy, trong phòng THTN rất cần đến mẫu hóa chất này. Chúng ta có thể làm như sau: Lấy một miếng gỗ xoan, dùng đất sét bọc xung quanh và đem nung thật nóng cho đến lúc miếng gỗ bọc đất đỏ rực, để khoảng 30 phút thì lấy ra đậy kín để cho nguội, bỏ lớp vỏ đi, tán nhỏ ta thu được các mẩu than. Hoặc đơn giản hơn có thể gắp từ trong bếp những cục than hồng cháy đã kĩ, bỏ vào trong lọ kín, than sẽ tắt mà chưa cháy thành tro. Than này phải rất xốp, nhẹ nhiều vết nứt, đem nghiền nhỏ. 4. Tinh bột (Áp dụng cho bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và I ốt. SGK Hóa học 10, trang 121) Tinh bột là một trong những hóa chất mà hầu như tại phòng THTN đều không được cấp. Chính vì vậy mà khi cần chúng ta luôn phải tìm từ bên ngoài thực tế. Tôi và các GV đã sử dụng các nguồn tinh bột như gạo, ngô, khoai, sắn. Để quan sát hiện tượng một cách nhanh chóng và dễ dàng chúng ta nên dùng củ khoai lang, củ sắn hoặc quả chuối xanh cắt thành miếng tròn để thực hành thí nghiệm. Phản ứng xảy ra nhanh HS có thể dễ dàng quan sát hiện tượng 5. Muối Amoni (áp dụng bài thực hành hóa 11) Mẫu phân bón hóa học trong phòng THTN để lâu sẽ bị chảy nước. Điều này làm cho kết quả thực hành bị sai lệch, có khi không làm được bài thực hành. Chính vì vậy quá trình chuẩn bị làm thực hành tôi đã trực tiếp đến tại các cửa hàng để mua mỗi mẫu phân bón một ít. Điều này đápứng được các tiêu chí: giá thành rẻ, đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chúng ta phân loại và nhận biết một số mẫu phân bón như sau: Amoni sunfat – Phân đạm 1 lá, Amoni nitrat – phân đạm 2 lá, Amoni photphat – phân lân. 6. Vật liệu Polime - Mẫu PVC – PolyVinilClorua: Sử dụng một đoạn ống nhựa dẫn nước - Màng mỏng PE – PoliEtilen : Sử dụng túi nilon - Sợi Xenlulozơ: Sử dụng sợi len, mẫu vải hoặc bông Ống nhựa dẫn nước - PVC – PolyVinilClorua Bông Túi nilon 7. Đá bọt Đá bọt thường có nguồn gốc từ núi lửa. Do dung nham núi lửa nằm dưới các tầng đất đá có hòa tan một số chất khí như CO2; hơi nước v.v... khi phun ra ngoài đại dương gặp lạnh đột ngột nên chúng hóa rắn lại và hình thành nên rất nhiều lổ trống. Có độ xốp rất cao (>80%). Đá bọt rất nhẹ, đá bọt được coi là thủy tinh bởi vì nó không có cấu trúc tinh thể. Thường được các nhà địa chất gọi là thủy tinh từ núi lửa. Ứng dụng: Khi đun nóng dung dịch ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi thì phải cho thêm đá bọt vào; làm bê tông nhẹ; để mài mòn, đặc biệt là đánh bóng v.v... Vậy nên để tìm mua đá bọt cũng không dễ dàng. Hơn nữa trong phòng thực hành đá bọt cũng chỉ thỉnh thoảng mới cần dùng đến. Vậy nên bản thân tôi đã tận dụng những chiếc chén trà, những chiếc bát sứ bị vỡ để thay thế khi cần. Khi sử dụng biện pháp thay thế này bản thân tôi cũng cần phải cân nhắc. Chỉ sử dụng nó cho các trường hợp hóa chất đơn giản, không yêu cầu đến mức độ phân tích cao. Chú ý: nếu dùng đá bọt để điều hòa quá trình đun sôi ta không nên cho đá bọt vào chất lỏng đang sôi hay đang đun nóng vì sẽ làm cho chất lỏng sôi bùng lên trào ra ngoài rất nguy hiểm và đồng thời đá bọt cũng mất tác dụng điều hoà sự sôi.Chỉ cho đá bọt vào chất lỏng khi nguội. Nếu khi đun nóng mà phải dừng lại thì trước khi đun nóng lại phải cho thên đá bọt mới (vì đá bọt cũ đã mất tác dụng). Chén đĩa vỡ 8. Tự làm mẫu giấy quỳ tím: “Quỳ tím” là mẫu giấy để kiểm chứng tính axít hay bazơ: axít làm cho quỳ tím hoá đỏ còn bazơ làm cho quy tím hoá xanh. Những lần chuẩn bị cho tiết thực hành, tôi thấy quỳ tím được sử dụng nhiều và thường xuyên. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ, tìm hiểu và thử nhiều phương pháp. Dưới đây là phương pháp làm giấy quỳ tím mà tôi thấy đơn giản, hiệu quả và độ chính xác tương đối cao. Mẫu quỳ tím mua ngoài cửa hàng Mẫu quỳ tự làm * Làm mẫu giấy quỳ tím từ cánh hoa hồng đỏ: Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ gồm: - Giấy lọc - Cánh hoa hồng đỏ - Chày, cối, dụng cụ lọc, đế sứ - Hóa chất gồm: NaOH, HCl, nước chanh, nước cất Bước 2: Cánh hoa hồng đỏ rửa sạch, làm khô. Sau đó dung kéo cắt nhỏ. Lấy chày, cối giã nhỏ. Cho lượng nước vừa đủ ngập vào và đun sôi. Bước 3: Sau khi đun sôi, lấy rây lọc lấy nước, bỏ bã. Cho giấy lọc vào dung dịch nước hoa hồng vừa thu được, làm ướt đều giấy. Sau đó đem phơi khô hoặc dùng phương pháp sấy khô giấy. Bước 4: Khi những tấm giấy tẩm ướt đã khô đem cắt thành những mẩu tùy ý (Phù hợp với quá trình sử dụng). và việc cuối cùng là thử tính chất của mẫu giấy quỳ mà chúng ta vừa tạo bằng cách: Dùng pipet lấy mỗi loại hóa chất đã chuẩn bị một ít cho vào từng ngăn trên đế sứ. nhúng một đầu của giấy quỳ vừa tạo vào dung dịch. Ta thấy: - Ngăn chứa dung dịch axit HCl → Màu đỏ - Ngăn chứa dung dịch NaOH → Màu xanh - Ngăn sứ chứa nước cất → Màu tím tím. - Ngăn sứ chứa nước chanh → Màu đỏ Ảnh kiểm chứng giữa quỳ tím tự tạo và quỳ tím mua từ cửa hàng Qùy tự tạo Qùy mua Bản thân tôi nhận thấy đây là phương pháp tiến hành đơn giản, dễ làm, tỷ lệ thành công cao, khoảng từ 95 - 98 % so với giấy quỳ tím mua về. Màu sắc của mẩu quỳ tím vừa làm giống hệt quỳ tím mua về. Mẫu quỳ tự tạo rất nhạy cảm với môi trường axit, bazơ, và trung tính, giá thành rẻ hơn rất nhiều so với việc mua giấy quỳ tím ngoài thị trường. III. SỬ DỤNG GIẢI PHÁP THAY THẾ - TỰ LÀM MỘT SỐ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học không chỉ là công việc bắt buộc mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Trong quá trình dạy học nếu chỉ đơn thuần là thầy đọc, trò ghi chép, lâu ngày sẽ làm cho học sinh thấy nhàm chán với môn học, làm cho đã khó nay lại càng khó hơn. Vì vậy bản thân tôi và GV bộ môn Vật lý tại trường đã cùng nhau thống nhất biện pháp để nâng cao chất lượng học cho HS qua TH, TN. Chúng tôi đã tiến hành cho các e nghiên cứu bài học và tự làm các mô hình rồi áp dụng vào các bài học trên lớp, trên phòng THTN bộ môn. 1. Máy phát điện: Để tăng hứng thú cho HS trong quá trình học bộ môn, tôi và thầy Đặng Đình Hợp (GV Lý 12) đã hướng dẫn cho các em HS khối 12 tự chế tạo mô hình máy phát điện. Điều này giúp các em biết và nhớ lâu hơn về cấu tạo của máy phát điện xoay chiều. Gồm các bước như sau: Bước 1: Cho các em chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu. Là những vật dụng đơn giản, dễ kiếm có rất nhiều xung quang cuộc sống hàng ngày gồm: - Đĩa CD - Nút cao su - Nam châm - Dây đồng - Mô tơ điện - Bóng đèn LED - 1 vài lon nhựa, ống bia hoặc chai nước sạch. - Tấm gỗ phẳng, 1 số đinh vít, dây điện, băng, keo Bước 2: Dựa vào SGK vật lý 12, cùng GV bộ môn hướng dẫn các em các thao tác lắp gép, chế tạo mô hình máy phát điện. Bước 3: Hoàn thiện và cho các em HS trình bày, giới thiệu sản phẩm đã tạo. Nêu nguyên lý hoạt động của máy. Áp dụng mô hình vào bài dạy đã kích thích được tính sáng tạo, hứng thú với môn học của HS. Qua mô hình HS quan sát và nắm chắc được nguyên lý hoạt động của máy phát điện là: Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khung dây đặt trong từ trường. Khi nam châm quay đều, từ thông qua khung dây biến thiên làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong khung dây, suất điện động đó tạo ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín làm đèn sáng, quạt quay 2. Mô hình thí nghiệm đường sức từ: Bộ TN trực quan này không có trong phòng TH vật lý THPT. Vì vậy tôi và GV bộ môn đã tiến hành làm mô hình để sử dụng trong các bài dạy liên quan đến đường sức từ của nam châm và dòng điện. * Mục đích: Quan sát hình ảnh đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài, dòng điện chạy trong dây dẫn tròn. (Dùng hiệu quả khi kết hợp với máy hắt trình chiếu) * Để tiến hành làm bộ TN này, tôi đã chuẩn bị gồm các dụng cụ sau: - Tấm bìa nhựa ép cứng có đục lỗ nhỏ để luồn vòng dây. - Một số đinh vít nhỏ - Cuộn dây đồng. * Cách sử dụng mô hình: - Rắc các mạt sắt (bụi sắt) lên mặt bìa. - Cho dòng điện một chiều chạy qua dây dẫn (sử dụng hiệu điện thế 12V). - Gõ nhẹ tấm bìa, mạt sắt sắp xếp 1 cách trật tự (Hình ảnh đường sức từ). Sau khi áp dụng vào các tiết học, GV bộ môn đã cho nhưng phản hồi tích cực về hiệu quả khi áp dụng bộ TN: HS hứng thú với bài học hơn. Và đặc biệt là kiến thức trừu tượng được minh họa bằng hình ảnh trực quan nên các em hiểu và nắm vững kiến thức bài học. Không khí lớp học trở nên sôi nổi, vui vẻ. 3. Mô hình dạy chủ đề “Tán sắc và giao thoa ánh sáng”: - Mô hình sử dụng trong việc tìm hiểu hiện tượng tổng hợp ánh sáng trắng. - Cấu tạo mô hình: Một động cơ chạy bằng pin có trục quay, tấm bìa có trục quay đi qua tâm, trên tấm bìa tô 7 màu cơ bản theo thứ tự từ đỏ đến tím. - Cách sử dụng: + Gắn tấm bìa vào trục quay + Bật khóa K cho động cơ quay. + Quan sát một điểm trên tấm bìa. - Nguyên lý hoạt động dựa trên hiện tượng lưu ảnh của mắt và cấu tạo của ánh sáng trắng: Ánh sáng trắng là tổng hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bảy màu cơ bản (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) khi chùm sáng truyền đi tức là truyền đi đồng thời tất cả loại ánh sáng này. Người quan sát quan sát đồng thời các màu này và nhìn thấy màu trắng; mắt có thời gian lưu ảnh là 0.1s nếu quay tấm bìa với tốc độ lớn hơn 10 vòng/s thì khi nhìn vào 1 điểm hình ảnh các màu sẽ lưu lại tại 1 điểm trên võng mạc của mắt nên cho ta hình ảnh màu trắng. Quá trình dạy học có sử dụng bộ TN đã làm cho các em HS hứng thú và giải đáp được những thắc mắc, khó hiểu cho các em. Sau khi được nhìn hình ảnh và TN trực quan các em trở nên hứng khởi trong việc tiếp nhận những kiến thức của bài học. CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM I. Mục đích thực nghiệm sư phạm Kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của các phương án đã đề xuất. II. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm - Đánh giá mức độ thực hiện các tiết TH, TN của giáo viên trước và sau khi thực hiện các giải pháp. - Thông qua phương pháp chọn các lớp thực nghiệm có trình độ tương đương để tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng; áp dụng các cách đánh giá như nhau về kết quả học tập, rồi dùng thống kê xử lý các số liệu (tính một số tham số đặc trưng) để rút ra kết luận về hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp. III. Nội dung thực nghiệm sư phạm 1. Đối với giáo viên. Qua quá trình khảo sát mức độ thường xuyên thực hiện TH, TN trong quá trình dạy học ở 24 giáo viên của các trường THPT trong tỉnh tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 1.1. Khảo sát mức độ thực hiện TH, TN trong quá trình dạy học. Thời gian Mức độ đề cập/ hướng dẫn Số lượng Tỷ lệ (%) Trước khi thực hiện giải pháp Thường xuyên- Tất cả các TN 8 33,3 Thỉnh thoảng 16 66,7 Không bao giờ 0 0 Sau khi thực hiện giải pháp Thường xuyên- Tất cả các TN 18 75,0 Thỉnh thoảng 6 25,0 Không bao giờ 0 0 Như vậy trước khi thực hiện các giải pháp chi có 33,3 % giáo viên thường xuyên thực hiện các tiết TH, TN. Tuy nhiên sau khi thực hiện giải pháp thì tỉ lệ này đã tăng lên rất đáng kể (75%). Đó là do hiện nay ở các trường hóa chất và trang thiết bị dạy học còn thiếu nên một số tiết TH, TN GV không thực hiện được. Nhưng sau khi thực hiện giải pháp thì khó khăn này đã phần nào được khắc phục. 2. Đối với học sinh. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở 3 trường THPT trong huyện. Ở mỗi trường chúng tôi chọn 2 lớp có sĩ số và trình độ tương đương, trong đó có 1 lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành dạy 03 bài thí nghiệm được thiết kế theo các phương án cải tiến và sử dụng một số giải pháp thay thế . Tiến hành đánh giá HS các lớp qua 01 bài kiểm tra 15 phút và 2 bài thu hoạch sau thực hành của HS và kết quả thu được như sau Bảng 2.1. Kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm(TN) và lớp đối chứng(ĐC) Lớp Tổng Số HS Điểm số 10 9 8 7 6 5 4 3 TN 113 0 0% 17 15% 23 20,3% 40 35,4% 19 16,8% 14 12,5% 0 0% 0 0% ĐC 111 0 0% 9 8,1 % 16 14,4% 28 25,2% 33 29,7% 22 19,8% 3 2,8% 0 0% Qua thực nghiệm, tôi nhận thấy: HS của lớp TN có khả năng hoàn thành tốt hơn các bài thực hành, thu được kết quả rõ ràng hơn; đồng thời khả năng nắm vững các thao tác thực hành, kiến thức lí thuyết được củng cố bền vững hơn; đồng thời mỗi HS có thể tự làm được các thí nghiệm thay thế khác nên HS rất hứng thú với các giờ thực hành. Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các giải pháp mà tôi đưa ra đã thành công và thu được các hiệu quả dạy học tốt hơn. IV. Kết quả áp dụng SKKN tại các trường THPT trên địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An. Đề tài được xây dựng và tiến hành thực nghiệm vào năm học 2019-2020, sau đó áp dụng dạy ở các lớp tại phòng THTN, các đối tượng học sinh khác trên địa bàn các huyện Anh Sơn - Nghệ An và thu được kết quả tích cực. Cụ thể: - Học sinh tỏ ra yêu thích và hứng thú học tập với các môn học Lý, Hóa, Sinh khi sử dụng các biện pháp nêu trên - Kết quả kiểm tra chất lượng sau khi học tập theo các giải pháp mới đạt kết quả cao hơn so với các lớp có trình độ tương đương học theo hình thức dạy học truyền thống. - GV trực tiếp áp dụng cho rằng, với hình thức tổ chức dạy học này HS có điều kiện chủ động, sáng tạo nhiều hơn trong học tập, Không khí trong quá trình học luôn vui vẻ, tinh thần học của các em luôn hào hứng, háo hức. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo mục tiêu dạy học trong tình hình mới. V. Đánh giá hiệu quả chung: Như vậy, có thể thấy thành công lớn nhất khi thực hiện dạy học thông qua “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thí nghiệm ở trường THPT” đó là: - Tạo điều kiện rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng THTN, khơi dậy hứng thú học tập và phát triển các năng lực cá nhân, hoạt động nhóm cho người học. - Làm cho hoạt động học tập của HS có ý nghĩa hơn. Áp dụng được vào đời sống thực tiễn thông qua việc tạo ra các sản phẩm có ích cho học tập từ những thứ đơn giản xung quanh: rác thải làm bằng nhựa, nilon, đồ dùng kim loại hư hỏng..Từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, tiết kiệm được nguồn đầu tư vào trang thiết bị dạy học của nhà trường. VI. Bài học kinh nghiệm: Để có được thành công khi ứng dụng những giải pháp đó, bản thân tôi, GV bộ môn và HS cần tìm được tiếng nói chung khi tổ chức thực hiện, cụ thể là: - Người làm công tác thiết bị thí nghiệm và trợ giảng phải thường xuyên học hỏi, tìm kiếm kiến thức phục vụ công tác THTN thông qua nhiều nguồn: Từ nguồn mạng Internet, từ GV bộ môn, từ các đồng nghiệp có cùng chuyên môn.. - Giáo viên phải khơi dậy trong lòng học sinh niềm vui, sự đam mê và yêu thích môn học. - Giáo viên có hướng dẫn cụ thể, chi tiết các nhiệm vụ học tập và khơi dậy tiềm năng sáng tạo, đam mê nghiên cứu khoa học và yêu thích sáng chế cho các nhóm học sinh. Kết hợp chặt chẽ GV trợ giảng để hướng dẫn các em rèn luyện kỹ năng THTN nhằm đem lại kết quả cao trong học tập. - Để tạo sự hào hứng và ghi nhận sự đóng góp của các em một cách chính xác, giáo viên phải đánh giá toàn diện và khách quan, đánh giá cả quá trình, cả nội dung lẫn hình thức, cả ý thức và thái độ; đồng thời, có các biện pháp động viên kịp thời cho các em có ý tưởng sáng tạo. - Để tổ chức các giải pháp thành công cần có sự cho phép, tạo điều kiện của nhà trường, sự đồng hành của GV bộ môn và sự hợp tác cao của HS, đồng thời phải đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong các hoạt động chế tạo các sản phẩm. PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của HS THPT là: tính chủ động, sáng tạo, tích cực, tự giác và tri giác có chủ định phát triển, năng lực quan sát được nâng cao. Trong dạy học, GV cần dạy cho HS cách quan sát có mục đích sẽ giúp HS chiếm lĩnh kiến thức tốt hơn. 2. Mặc dù GV nhận thức đúng vai trò quan trọng của TH, TN nhưng GV ít sử dụng, ít cải tiến và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Một số ít GV, cán bộ thiết bị thí nghiệm chưa chịu khó để tìm kiếm và làm các đồ dùng, hóa chất phục vụ cho công tác giảng dạy TH, TN. 3. Xây dựng được qui trình cải tiến TN gồm 5 bước phù hợp với logic khoa học, áp dụng qui trình đó vào việc cải tiến 4 TN trong phần Sinh học trên các phương diện: mẫu vật, hoá chất, dụng cụ và các bước tiến hành TN. 4. Tạo được mốt số hóa chất và thiết bị phục vụ cho TH, TN môn hóa học 5. Đề xuất phương án thay thế và một số đồ dùng dạy học tự làm trong dạy học TH, TN môn vật lí . 6. Chứng minh được tính hiệu quả của các phương án nhằm nâng cao hiệu quả TH, TN thông qua đánh giá thực nghiệm sư phạm, kết quả thực nghiệm cho phép áp dụng rộng rãi các phương án dạy học các tiết TH, TN trong trường THPT. II. KIẾN NGHỊ 1. Về phía giáo viên: Chúng tôi cũng mong muốn sẽ được tiếp tục hướng nghiên cứu của đề tài để thử nghiệm và hoàn thiện trong đó tiến hành áp dụng các giải pháp cho tất cả các môn học đồng thời bổ sung thêm các giải pháp mới. 2. Về phía HS: HS cần phải tích cực, chủ động hơn trong quá trình thực hành thí nghiệm. Cần phải rèn luyện, trau dồi thêm các kĩ năng quan sát, phán đoán, phân tích và hợp tác trong nhóm; tập làm quen dần với công tác nghiên cứu khoa học. 3. Về phía lãnh đạo Sở: - Cần tăng cường thêm các buổi tập huấn cho GV, cán bộ thiết bị thí nghiệm về kĩ năng thiết kế và sử dụng các thí nghiệm thực hành, các dụng cụ chuyên dùng trong phòng thí nghiệm. - Tập huấn và chỉ đạo để biên soạn thêm tài liệu hướng dẫn TH, TN cho giáo viên. - Kiểm tra, khảo sát thường xuyên cơ sở vật chất cũng như công tác sử dụng thiết bị thực hành của các trường THPT. 4. Về phía nhà trường: - Cần tăng cường trang bị thiết bị thí nghiệm, cơ sở hạ tầng cho các trường phổ thông đặc biệt là phòng thí nghiệm, phòng bộ môn. - Khuyến khích các giáo viên tự làm đồ dùng thực hành. Đề tài của tôi đang ở giai đoạn thực nghiệm, bản thân là cán bộ thiết bị thí nghiệm, ít được tham gia đứng lớp và kinh nghiệm trong công tác chưa nhiều. Với mong muốn một phần nào đó nâng cao hiệu quả TH, TN ở trường THPT, vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, lúng túng. Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Hội đồng khoa học cấp ngành để hoàn thiện đề tài và có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lí luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Huỳnh Thị Thúy Diễm (2005), Thí nghiệm Sinh học phổ thông, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 3. Sách giáo khoa vật lí 10, 11, 12 - NXB giáo dục Việt Nam 4. Sách giáo khoa sinh học 10, 11, 12 - NXB giáo dục Việt Nam 5. Sách giáo khoa hóa học 10, 11, 12 - NXB giáo dục Việt Nam 4. Webside: google.com.vn PHỤ LỤC PHIẾU SỐ 1 Khảo sát mức độ nhận thức của GV và cán bộ thiết bị thí nghiệm về việc tiến hành các bài TH, sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Thầy cô hãy đánh dấu x vào cột, tương ứng với với các mức độ nhận thức của thầy cô về việc tiến hành các bài TH, sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học: 1. Theo thầy, cô việc tiến hành các bài TH, sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học có cần thiết không? TT Mức độ Lựa chọn 1 Rất cần thiết 2 Cần thiết 3 Không cần thiết 2. Vì sao các thầy cô lại lựa chọn như vậy? TT Các lí do Lựa chọn 1 Kích thích được hứng thú học tập của HS 2 Phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình dạy học 3 Đảm bảo kiến thức vững, chắc 4 Chuẩn bị công phu, mất nhiều thời gian 5 Hiệu quả bài học không cao 6 Không thi Lí do khác:......................................................................................................... 3. Mức độ thực hiện TH, TN trong quá trình dạy học. TT Mức độ đề cập/ hướng dẫn Lựa chọn 1 Thường xuyên- Tất cả các TN 2 Thỉnh thoảng 3 Không bao giờ PHIẾU SỐ 2 Khảo sát mức độ hứng thú của HS khi tham gia các tiết TH, TN Các em hãy đánh dấu x vào cột, tương ứng với với các mức độ hứng thú của các em khi tham gia các tiết TH, TN TT Mức độ Lựa chọn 1 Rất thích 2 Thích 3 Bình thường 4 Không thích MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC TẬP TẠI PHÒNG THTN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_thu.doc