Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất phát triển năng lực cho học sinh qua hoạt động dạy học

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục trong quá trình dạy học. Chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo được thể hiện qua nghị quyết 29-NQ/TVV về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị quyết 88/NQ-QH 13 về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong đó nêu rõ:

Tập trung phát triển trí tuế, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khướu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời

Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên, giảm số môn học bắt buộc, tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn chú ý đến học sinh dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thống áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, chuyển từ hình thức học trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

Với những kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc kết qua nhiều năm công tác giảng dạy ở trường THCS. Qua nghiên cứu các chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, văn bản chỉ thị của ngành giáo dục trong những năm gần đây, tôi hiểu được cần phải trang bị cho những em học sinh hiện nay những hành trang gì để các em có thể vững bước vào đời sau này. Hiện nay, với cương vị là Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường tôi nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong trường học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (Đựơc tiến hành bởi giáo viên và học sinh với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học giữ vị trí trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng dạy học là nền tảng, là cơ sở để nhà nước quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường. quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường hiện nay phải đổi mới theo Nghi quyết/NQQH 13, trong đó nhấn mạnh: phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp với thực tế của nhà trường, địa phương. Chính vì thế ngay từ đầu mỗi năm học, trên cơ sở bám sát theo sự định hướng chỉ đạo của Sở GD&ĐT Ninh Bình cũng như của Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan, tôi có những ý kiến tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng, rồi cùng bàn bạc trong Ban Chi ủy chi bộ, từ đó cùng đồng chí Hiệu trưởng lập ra kế hoạch xuyên suốt cho cả năm học về các nội dung cụ thể của hoạt động dạy học của nhà trường.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3618 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất phát triển năng lực cho học sinh qua hoạt động dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo luận trong tổ/nhóm chuyên môn để xây dựng được kế hoạch xuyên suốt cho cả năm học sao cho khoa học, hợp lý. 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài giảng: Đây là sự chuẩn bị quan trọng nhất cần phải có sự đầu tư thời gian, công sức vì thế việc nghiên cứu chuẩn bị bài của giáo viên phải được trao đổi trong nhóm chuyên môn nhất là những bài mới, bài khó. Mỗi bài giảng phải chỉ ra được mục tiêu cần đạt là gì, phát triển được những năng lực, phẩm chất gì cho học sinh. Trong bài giảng phải có những yêu cầu đặt ra phù hợp với từng đối tượng học sinh..bài giảng cần sử dụng những thiết bị dạy học, đồ dùng hay thí nghiệm nào, cần những kiến thức liên môn nào để giáo viên và học sinh giải quyết vấn đề.
Để giáo viên thực hiện tốt việc này ban giám hiệu quy định việc ký duyệt giáo án phải đảm bảo soạn chuẩn bị trước một tuần. Người duyệt giáo án là Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, những giáo viên có năng lực tốt. Những giáo án chưa đảm bảo quy định yêu cầu soạn lại
Theo dõi, kiểm tra việc dạy học trên lớp: Chỉ đạo hai tổ chuyên môn tăng cường công tác dự giờ góp ý, trao đổi kinh nghiệm qua trang “ trường học kết nối” bên cạnh đó Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đánh giá giờ dạy để nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, khách quan, nhận biết được thực trạng dạy học trong từng giai đoạn của nhà trường, đánh giá đúng, phát hiện kịp thời để động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, uốn nắn, giúp đỡ, điều chỉnh những sai lệch cho người dạy. Chú trọng đến kiểm tra phòng ngừa.
Phát triển năng lực và phẩm chất học sinh qua hoạt động ngoại khóa.
 Các hoạt động ngoại khóa được quan tâm sâu sắc vì đây là những hoạt động trải nghiệm thực tế giúp cho việc giáo dục phẩm chất và phát triển năng lực của học sinh được toàn diện hơn nên trong hai năm học qua chúng tôi đã quyết định chọn lựa những hoạt động sao cho phù hợp với thực tế của nhà trường đó là các hoạt động:
1.2.2.1 Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học dành cho học sinh lớp 8.9
Đây là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những học sinh có cùng sở thích, niềm đam mê về các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, âm nhạc, mỹ thuật v.v dưới sự định hướng của giáo viên
Ngay từ tháng 7 năm 2016 Ban giám hiệu đã lên kế hoạch dự thảo xây dựng câu lạc bộ nghiên cứu khoa học sau đó họp hội đồng sư phạm cùng ban đại diện hội cha mẹ học sinh để lấy ý kiến thống nhất. Câu lạc bộ được thành lập từ tháng 8 của năm học 2016-2017 và duy trì phát triển kế tiếp các năm sau đó đến năm 2017 câu lạc bộ đã thu hút được 15 học sinh và 15 giáo viên tham gia. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt theo định kỳ
Ngay từ đầu năm học các thành viên trong câu lạc bộ trình bày ý tưởng về dự án nghiên cứu khoa học của mình dưới sự định hướng của các thày cô giáo, câu lạc bộ thảo luận thống nhất chọn từ 2 đến 3 dự án khoa học cho một năm học để phân công nhiệm vụ cho các thành viên, các nhóm bắt tay vào nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến, sáng tạo cho đến khi hoàn thành dự án
Để thẩm định và đánh giá về dự án nghiên cứu khoa học của học sinh nhà trường đã thành lập hội đồng đánh giá có thi đua, khen thưởng và động viên kịp thời khuyến khích phong trào phát triển
Hoạt động câu lạc bộ nghiên cứu khoa học này đã tạo ra cơ hội để các em chia sẻ những kiến thức hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kỹ năng của học sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng biểu đạt ý kiến, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng trình bày suy nghĩ, lý tưởng, kỹ năng viết bài, kỹ năng chụp ảnh, kỹ năng hợp tác, hoạt động nhóm..
Qua hoạt động nghiên cứu khoa học này mà các em lớp 8.9 đã chủ động xây dựng được một số dự án khoa học có tính khả thi rất cao như dự án của em Nguyễn Thùy Linh và em Phạm Đinh Tú Linh lớp 9 về đề tài: Phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em. Khi thực hiện dự án khoa học này các em đã trở thành những tuyên truyền viên rất tích cực tuyên truyền cho toàn bộ học sinh, phụ huynh toàn trường (trong cuộc họp phụ huynh học sinh) về những nguy cơ, hiểm họa mà trẻ em dễ bị xâm hại tình dục, về các cách phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em. Các buổi tuyên truyền đã thu hút được tất cả học sinh tham gia và đông đảo phụ huynh tán thưởng. Các buổi tuyên truyền đó giúp cho học sinh và phụ huynh có thêm các kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục với trẻ em, cho thấy được trách nhiệm của gia đình, xã hội với vấn đề này. Giúp các em có thêm kỹ năng giao tiếp, có thêm những phẩm chất tự tin, sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Cũng qua dự án mà các em thực hiện thành công ở nhà trường em Phạm Đinh Tú Linh và em Nguyễn Thùy Linh đã có thêm kỹ năng thuyết trình rất tốt hai em cũng đã trở thành những MC của trường, của xã trong các cuộc thi, các hội thi và các chương trình giao lưu.
Hoặc dự án “Tạo chất chỉ thị màu từ lá khoai lang tím” trong môn Hóa học của em Nguyễn Thu Hà và emTrần Chí Nghĩa lớp 9 cho thấy được việc học phải áp dụng vào thực hành, từ sự tìm tòi nghiên cứu và sáng tạo các em đã tìm ra được một chât chỉ thị màu có trong lá khoai lang tím. Dự án của các em đã tham gia dự thi cấp tỉnh và đạt giải nhì cấp tỉnh trong năm học 2017-2018
Những dự án bước đầu đã thành công của câu lạc bộ nghiên cứu khoa học đã lan tỏa tạo thành một phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn bộ giáo viên và học sinh tính đến thời điểm hiện tại tháng 5 năm 2018 câu lạc bộ đang có thêm 5 dự án trong quá trình nghiên cứu và có 6 em học sinh lớp 7 chuẩn bị lên 8 viết đơn xin tham gia vào câu lạc bộ 
Những thành công bước đầu của việc thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học cho thấy được nhà trường phải luôn luôn tạo ra các sân chơi cho học sinh trải nghiệm sáng tạo thì học sinh mới có cơ hội bộc lộ, phát huy được hết khả năng, năng lực của mình.
1.2.2.2 Tổ chức hoạt động nhân đạo cho học sinh:
Xác định đây là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hoạt động nhân đạo được xây dựng kế hoạch ngay từ đầu mỗi năm học và được thông qua hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh, được sự nhất trí của UBND xã. Hoạt động thường xuyên, liên tục và vào dịp tết nguyên đán, khi có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt cần sự giúp đỡ, động viên. Hoạt động bằng các hình thức sau:
+ Xây dựng quỹ ủng hộ các bạn thuộc gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, những bạn học sinh mang bệnh hiểm nghèo ngay trong trường, trong huyện
+ Thăm hỏi, động viên tặng quà giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
	Hoạt động nhân đạo này được đội thiếu niên và đoàn thanh niên của trường phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh của trường, đoàn xã đứng ra tổ chức, nguồn kinh phí được huy động từ việc làm kế hoạch nhỏ của các em như nhon các phế liệu trong gia đình bán lấy tiền xây dựng quỹ đội, kinh phí từ sự ủng hộ của các anh chị đoàn viên thanh niên trong xã đã làm ra được kinh tế. Từ sự tự nguyện đóng góp của chính các thày cô giáo trong trường. 
	Hoạt động nhân đạo có thể giúp đỡ bằng vật chất cũng có thể là sự thăm hỏi, động viên tinh thần, bằng những trái tim yêu thương sẻ chia của các em cũng khiến cho những mảnh đời bất hạnh có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách chẳng hạn như hoàn cảnh của bạn Linh lớp 6A trong trường mới vào học được tháng 9 năm 2017 thì phát hiện ra mình bị mắc bệnh ung thư máu. Bạn nhỏ tuổi nhưng cũng biết được căn bệnh mình đang mang có thể sẽ cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào, bạn suy sụp, buồn không thiết ăn, thiết ngủ. Các bạn trong trường và các thầy cô ai cũng thương cảm động viên, giúp đỡ bằng vật chất, tinh thần thường xuyên nhưng có một điều mà các em cùng lớp đã nghĩ ra một cách là mỗi người viết một lá thư yêu thương gửi đến cho bạn theo từng tuần, hết bạn này rồi đến bạn khác, hết lớp này đến lớp khác những lá thư ấy chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm của mỗi người trong đó bao lời động viên, an ủi giúp bạn mỗi khi đọc những bức thư của các bạn cùng lớp, của các anh chị lớp trên thấy mình có thêm sức mạnh và bạn ấy đã vượt lên bệnh tật để hai lần truyền hóa chất tóc rụng hết nhưng vẫn đến trường mỗi khi ra viện, vẫn học bài trên giường bệnh vẫn đạt điểm toán 8.9 
	Ngoài ra thì nhà trường còn liên tục tổ chức cho các em học sinh đi thăm hỏi, động viên, giúp đỡ những gia đình neo đơn, gia đình thương binh, liệt sỹ
 trong xã vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7 để trau dồi thêm tình cảm yêu thương, giúp đỡ người khó khăn của các em, để giáo dục các em truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, biết ơn những người có công với đất nước sau từ đó các em sẽ phấn đấu rèn luyện tốt hơn để sau này trở thành những người có ích cho quê hương, đất nước.
	Thông qua hoạt động nhân đạo giáo dục các em những phẩm chất sống yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, sống có trách nhiệm với gia đình, người thân và xã hội
	2.2.2.3 Tổ chức các hội thi/cuộc thi:
Hằng năm nhà trường tổ chức được từ ba đến bốn cuộc thi như: Cuộc thi Tài năng tiếng anh, thi hội vui học tập, kể chuyện, sáng tác, vẽ tranh, tiểu phẩm v.v.
	Các cuộc thi được xây dựng kế hoạch rất chi tiết và được 100% các thành viên trong hội đồng sư phạm thông qua. Hội thi được tổ chức vào dịp chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quốc tế phụ nữ mùng 8/3, ngày thành lập đoàn 26/3 v.v. Cuộc thi giữa các chi đội trong trường với nhau. Các cuộc thi, hội thi với nhiều chủ đề khác nhau như văn nghệ, vẽ tranh, hội vui học tập, kể chuyện, tiểu phẩm, thời trang đặc biệt là quy định ở một hội thi, cuộc thi nào cũng phải có ít nhất nội dung mà cả tập thể chi đội phải tham gia và phần đánh giá thi đua khen thưởng động viên, khuyến khích là chính vì vậy mà các hội thi, cuộc thi lôi cuốn được học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường đáp ứng được nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh, thu hút tài năng và sáng tạo của học sinh, phát triển được khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh. Giáo dục được các em tinh thần tập thể sự đoàn kết với bạn bè trong lớp, trong trường.
	1.2.3 Phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục.
	 - Phối hợp với cha mẹ học sinh: 
	Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu về các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường và gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em, thống nhất kênh liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là sổ liên lạc điện tử và liên lạc theo nhóm kín giữa các cha mẹ học sinh cùng một lớp với giáo viên chủ nhiệm qua mạng xã hội. Việc trao đổi giữa cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn diễn ra hằng ngày nên việc giáo dục, động viên, uốn nắn rất kịp thời. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn còn tư vấn cho phụ huynh về các phương pháo giáo dục đối với con em họ 
	Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp tham gia tổ chức hoạt động giáo dục học sinh thường xuyên tuyên truyền về các hoạt động giáo dục của nhà trường để hội cha mẹ học sinh có sự hỗ trợ về vật chất, trí tuệ, sức lực cho việc tổ chức những hoạt động quy mô toàn trường.
	- Phối hợp với cơ quan công an.
	Phối hợp với cơ quan công an xã, khu vực Rịa để đảm bảo môi trường an ninh cho trường
	Mỗi năm hai lần vào tháng 8 và tháng 12 phối hợp với công an giao thông của huyện Nho Quan tổ chức tuyên truyền giáo dục luật giao thông đường bộ cho thày và trò nhà trường. 
	- Phối hợp với bộ phận phòng chống ma túy của công an huyện Nho Quan để tổ chức hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy mỗi năm một lần vào tháng 10 để học sinh hiểu biết hơn về hại của ma túy và cách phòng chống
	- Phối hợp với hội phụ nữ xã và trung Tâm y tế địa phương tổ chức giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh vào tháng 10 để các em có sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản.
	- Kết nghĩa với lữ đoàn 202 đóng trên địa bàn để cho các em thăm quan nơi ăn, chốn ở của các chú bộ đội học tập tư thế tác phông của anh bộ đội và nhân dịp kỷ niệm ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 nhà trường và ban chỉ huy lữ đoàn tổ chức cho các em nghe các anh bộ đội nói chuyện về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam để bồi dưỡng lý tưởng sống cao đẹp cho các em.
	Để công tác phối hợp đạt kết quả tốt mỗi tháng nhà trường và các tổ chức được phối hợp đều có giao ban mỗi tháng một lần để công tác phối hợp được duy trì thường xuyên và có kế hoạch.	
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Có thể áp dụng cho tất cả các trường cấp THCS
V. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
Nhà trường phải luôn bám sát các chỉ đạo định hướng của phòng GD&ĐT, và Sở GD&ĐT từ đó có sự bàn bạc trong chi ủy, trong ban giám hiệu phải đề ra các kế hoạch đối với các hoạt động dạy học và giáo dục thông qua các hoạt động trong cả năm học. Ban giám hiệu định hướng, triển khai tới các tổ chức trong nhà trường như các tổ bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công đoàn, lập kế hoạch cho cả năm học như kế hoạch của tổ chuyên môn, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa của hai tổ Tự nhiên và Xã hội, các chuyên đề được lồng ghép trong kế hoạch dạy học và giáo dục của từng cá nhân và tổ chức. Ban giám hiệu phải thường xuyên bám sát, nhắc nhở, đôn đốc các tổ chức đoàn thể và mỗi cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó nhà trường cần làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo được sự ủng hộ về vật chất của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.
Cán bộ giáo viên phải hiểu rõ vai trò quan trọng của hoạt động dạy học hoạt động này đóng vai trò chính, chủ đạo trong việc hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh vì vậy chung tay góp sức để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường là một nhiệm vụ cụ thể thiết thực của mỗi cán bộ giáo viên trong thời kỳ hiện nay. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trước tiên phải có lòng nhiệt tình, có tình yêu đối với thế hệ trẻ, tận tụy với công việc được giao. Không ngừng học tập trên mọi lĩnh vực nhất là các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để có những giờ dạy đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó mỗi cán bộ giáo viên đều phải lập cho mình một kế hoạch dạy học phù hợp với thực tế của nhà trường, trong một lớp, một khối. Kế hoạch phải bám sát các yêu cầu dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiêu chuẩn.
Đối với học sinh: các em phải xác định nhiệm vụ của mình là đến trường không chỉ có nhiệm vụ học tập mà còn được tham vào các hoạt động do giáo viên dạy, do nhà trường tổ chức như hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hội vui học tập, các kỳ thi học sinh tài năng trong các lĩnh vực, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong cùng một lớp, trong cùng một trường, trong khu vực, trong tỉnh và vươn lên quốc gia. Các em được tham gia tập dượt nghiên cứu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng các kiến thức đã học vào thực hiện các dự án giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. 
VI. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN CỦA SÁNG KIẾN.
1. Hiệu quả đạt được:
Qua thời gian 02 năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tại trường THCS Phú Lộc chất lượng giáo dục đã được nâng lên rõ rệt. 
Bảng thống kê số liệu về hạnh kiểm, học lực 03 năm học vừa qua
Bảng thống kê số liệu về hạnh kiểm
 xếp loại
 Năm học
Tốt
Khá 
TB
Yếu 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016
292
81.8
62
17.4
3
0.84
0
2016-2017
284
82.08
61
17.63
1
0.29
0
2017-2018
298
83.94
56
15.78
1
0.28
0
Bảng thống kê số liệu về học lực
 xếp loại
 Năm học
Giỏi
Khá 
TB
Yếu 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2015-2016
63
17.65
116
32.49
166
46.5
8
2.24
2016-2017
69
20
115
33
156
45
6
2
2017-2018
73
20.6
119
33.5
158
44.5
5
1.4
Chất lượng giáo dục của nhà trường trong hai năm áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đã được nâng lên rõ rệt. Về phẩm chất các em đã biết sống có trách nhiệm hơn trong gia đình với bạn bè và xã hội, yêu gia đình, quê hương đất nước, có lòng nhân ái, khoan dung, sống trung thực, thật thà, tự chủ biết vượt khó, chăm chỉ chịu khó, biết chia sẻ động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong hai năm không có một học sinh nào mắc các tai, tệ nạn xã hội, không có học sinh trộm cắp. Các em có ý thức chấp hành tốt các nội quy của trường, lớp, các quy định của pháp luật về trật tự xã hội, về an toàn khi tham gia giao thông.v.v
Học sinh chủ động, tự giác trong học tập, từ đó làm nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa của nhà trường số lượng học sinh giỏi cấp huyện cấp tỉnh tăng. Một thành tích đáng phấn khởi trong năm học 2016 - 2017 trường đã có 01 học sinh đạt giải quốc gia môn Tiếng anh qua mạng Internet. Tỷ lệ học sinh lớp 9 thi đỗ vào lớp 10 THPT năm 2015 - 2016 đứng thứ 40/142 trường trong toàn tỉnh. Năm học 2016-2017 vươn lên đứng thứ 27/142 trường trong toàn tỉnh. Đặc biệt là từ khi thành lập được câu lạc bộ: “Nghiên cứu khoa học” thì nhà trường đã liên tục có những dự án khoa học của học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp huyện, cấp tỉnh như năm 2017-2018 có một dự án đạt giải nhì cấp tỉnh. Những thành tích đó là niềm cổ vũ động viên rất lớn, tạo đà tiến lên trong những năm học tiếp theo. 
Bài học kinh nghiệm.
Để hoạt động dạy học có hiệu quả qua nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy một số bài học kinh nghiệm sau :
Kinh nghiệm về việc cung cấp kiến thức, minh chứng để sao cho các nhà giáo dục, học sinh, phụ huynh của nhà trường hiểu đúng, hiểu rõ về chủ trương, đường lối, mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là tập trung phát triển trí tuế, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khướu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả nằng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời 
	Kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp trong hoạt động dạy học qua việc tổ chức các chuyên đề để nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng đội ngũ để các bài dạy thực hiện tốt 5 yêu cầu đổi mới đối với mỗi giờ lên lớp là Biết cách khởi động để gây hứng thú cho học sinh, khích lệ học sinh tiếp thu bài đặc biệt phải tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học. Biết cách tổ chức giờ dạy để học sinh tích cực tham gia khám phá, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hạn chế tối đa việc giáo viên diễn giảng đơn thuần trên lớp, giúp học sinh biết cách tự học. Luôn có ý thức liên hệ kiến thức với bài giảng với thực tế để hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống hoặc giáo dục tư tưởng cho học sinh. Qua bài giảng gắn với thực hành.
Kinh nghiệm về dạy học thông qua tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh và học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác thông qua hoạt động ngoại khóa để phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Kinh nghiệm về việc phối kết hợp với phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài xã hội như hội phụ nữ, trung tâm y tế xã, công an khu vực, đơn vị bộ đội kết nghĩa để làm tốt công tác giáo dục.
Vì khả năng có hạn, tầm quan sát tổng thể chưa cao, nên sáng kiến của tôi khó tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Rất mong được hội đồng thẩm định giúp đỡ và bổ sung cho tôi để sáng kiến được đầy đủ hơn có thể áp dụng được trong các nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Phú Lộc, ngày 10 tháng 4 năm 2018
 Tác giả
 Trương Thị Hồng Thắm
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
CỦA TRƯỜNG THCS PHÚ LỘC
Trong 2 năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018
HOẠT ĐỘNG TDTT 
CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
 HỌC SINH DỰ THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP TỈNH
PHỐI KẾT HỢP VỚI BỘ ĐỘI LỮ ĐOÀN 202 THAM GIA LAO ĐỘNG
THĂM HỎI ĐỘNG VIÊN HỌC SINH MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO
THĂM HỎI ĐỘNG VIÊN HỌC SINH MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO
CÁN BỘ LỮ ĐOÀN 202 NÓI CHUYỆN 
VỀ TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 
HỌC SINH THĂM PHÒNG TRUYỀN THỐNG LỮ ĐOÀN 202

File đính kèm:

  • doc1. PGD NQ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phẩm chất phát triển năng lực cho học sinh qua.doc
Sáng Kiến Liên Quan