Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề trong môn Ngữ Văn 8

Năm 2002, tại hội nghị Thượng đỉnh liên hiệp quốc về phát triển bền vững, chương trình “ Dạy học vì một tương lai bền vững” được UNESCO thông qua trong đó có học phần quan trọng về “giáo dục trải nghiệm” được giới thiệu phổ biến sâu rộng. Cho đến ngày nay, giáo dục trải nghiệm đang tiếp tục phát triển và hình thành mạng lưới rộng lớn được nhiều cá nhân, tổ chức và trường học trên toàn thế giới ứng dụng, UNESCO cũng nhìn nhận giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong những thập kỉ tới, dạy học gắn với trải nghiệm sáng tạo hiện đang là xu thế tất yếu của toàn cầu.

Ở Việt Nam Giáo dục trải nghiệm cũng phù hợp với Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội." Phương châm “gắn học với hành”, nhà trường với gia đình và xã hội thông qua hoạt động thực hành, trải nghiệm để củng cố kiến thức có ý nghĩa quyết định và giá trị đặc biệt bởi: “ Chúng ta sẽ nhớ 20% những gì chúng ta đọc, 20% những gì chúng ta nghe, 30% những gì chúng ta nhìn, 90% những gì chúng ta làm”.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 3669 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề trong môn Ngữ Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đã học mà yêu cầu này phần lớn các em chưa đạt được. 
 Vấn đề trăn trở, băn khoăn đặt ra là làm thế nào để gọi cảm xúc văn chương về với học sinh, khơi gợi những xúc cảm tươi mới để các em hào hứng, say mê, yêu thích môn văn. Chúng tôi đã tìm đến một phương pháp dạy học mới tích cực, hiệu quả: dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề trong môn Ngữ Văn 8. 
2. Giải pháp mới, cải tiến:
Hiện nay, dạy học theo chủ đề kết hợp tăng cường trải nghiệm sáng tạo đang được đốc thúc thực nghiệm. Qua các buổi chuyên đề, phòng GDĐT huyện Hoa Lư, Sở GDĐT tỉnh Ninh Bình đã chủ trương dạy ít nhất một chủ đề trên học kỳ, hoặc hai chủ đề trên năm đối với môn Ngữ Văn bậc THCS tính theo bốn khối lớp. Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch giáo dục chia làm hai phần: phần một là các môn học, các chuyên đề học tập; phần hai là hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 
 	Qua quá trình thực hiện, chúng tôi đúc rút được một số nhóm giải pháp cơ bản, cần thiết như sau:
 Nhóm giải pháp đối với giáo viên 
 + Bản thân giáo viên cần tăng cường học tập, trau dồi kiến thức và sẵn sàng đổi mới. 
Yêu cầu rất quan trọng đặt ra đối với giáo viên là cần phải đổi mới phương pháp dạy học: đón đầu, đi trước, thử nghiệm theo hướng đổi mới chương trình GDPT: dạy học theo chủ đề kết hợp với hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Sự đổi mới ngay trong nhận thức của bản thân người thầy để thay đổi nếp nghĩ, nếp tư duy trước lối dạy và học truyền thống, dám đối mặt với những khó khăn, thách thức... thể hiện bản lĩnh quyết đoán, chủ động, sáng tạo của “người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa”.
- Trước hết giáo viên cần nghiên cứu đầy đủ phân phối chương trình để nắm chắc, nắm vững chương trình Ngữ Văn nói chung, chương trình Ngữ Văn 8 nói riêng để xây dựng các chủ đề dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 
Ví dụ: Giáo viên Ngữ Văn có thể thực hiện liên trường các chủ đề dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
+ Em tập làm thi sỹ ( Nhận diện, tập làm thơ: lục bát, thơ bẩy chữ, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn, thơ tự do....) 
+ Em làm hướng dẫn viên du lich, Quê hương giàu đẹp ( Văn miêu tả - Cảnh đẹp quê hương em, Văn kể chuyện - Quê em ngày càng đổi mới, Văn thuyết minh, thuyết minh danh lam thắng cảnh, di tích lich sử văn hóa - Quê em giàu đẹp )
+ Những câu chuyện quanh em (Văn tự sự: ngôi kể, lời kể, sự việc, nhân vật, cốt truyện trong bài văn tự sự)
 Ví dụ : Những chủ đề dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy ở một khối, một lớp cụ thể Ngữ Văn 8:
+ Vẻ đẹp hình tượng người nông dân qua hai văn bản: “ Tức nước vỡ bờ” và “ Lão Hạc”.
+ Bản chất thi sỹ, bản lĩnh chiến sỹ của người tù cách mạng Hồ Chí Minh: 
( Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó).
+ Thơ ca cách mạng Việt Nam, Hình ảnh người tù yêu nước: ( Vào nhà ngục Quản đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, đi đường, Khi con tu hú...)
Điều lưu ý là : giáo viên không nên ôm đồm quá nhiều chủ đề dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà nên lựa chọn một vài chủ đề dạy học hay, tiêu biểu có khả năng áp dụng, có tính khả thi, tính hiệu quả, tính thực tiễn cao để thực hiện.
	- Bên cạnh đó giáo viên cần không ngừng học tập, trau dồi tri thức, vốn sống làm phong phú, đa dạng vốn văn hóa, kiến thức, kỹ năng của bản thân. Thường xuyên trao đổi, bàn bạc với các bạn đồng nghiệp trong nhóm, tổ chuyên môn phát huy tính trí tuệ của tập thể, tìm sự cộng tác, phối hợp để cùng nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ để dạy học.
 + Giáo viên cần xây dựng kế hoạch chi tiết, lựa chọn các hình thức TNST để tổ chức thành công nội dung trải nghiệm gắn với chủ đề dạy học.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong mỗi chủ đề, xác định rõ mục đích yêu cầu, sự chuẩn bị, tiến trình thực hiện, các bước tiến hành; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ nhóm và yêu cầu các tổ nhóm cùng xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ đến từng thành viên cùng nhau thực hiện các nội dung trải nghiệm. 
- Quy mô của hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng chủ đề : Xác định rõ các đối tượng tham gia trong phạm vi liên trường hay trong trường, trong một khối, lớp; nơi chốn, địa điểm thực hiện hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung kiến thức của chủ đề .
- Lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp nhằm làm nổi bật, khơi gợi kiến thức cảm xúc của nội dung bài học. Giáo viên cần tìm hiểu, nắm vững các hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo. Bởi vì, hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện  Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định và có những ưu điểm cũng như tồn tại khi thực hiện. Vấn đề đặt ra là tùy theo tính chất của chuyên đề được xây dựng, nhu cầu của học sinh trong quá trình giảng dạy giáo viên nắm bắt được, tình hình thực tế của nhà trường, địa phương để lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp, hiệu quả.
- Trong quá trình thực hiện cần phối kết hợp với các giáo viên khác, với nhà trường, với phụ huynh học sinh, với địa phương để được tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt góp phần thực hiện thành công chủ đề; đảm bảo quy trình và an toàn trong từng hoạt động trải nghiệm cụ thể.
 + Sau khi thực hiện cần cho học sinh hợp thức hóa kiến thức trong sách vở, viết thu hoạch hoặc báo các kết quả trải nghiệm; rút ra bài học sáng tạo từ thực tiễn và kinh nghiệm thực hiện.
Trong mọi hoạt động nói chung và hoạt động giáo dục nói riêng cần cho các em có thói quen nhìn nhận lại vấn đề, tổng kết đánh giá quá trình thực hiện và đưa ra những đề xuất, ý kiến của cá nhân của tổ nhóm sau khi đã thực hiện bằng các bài thu hoạch kiến thức vừa sức với các em. 
Việc rút kinh nghiệm còn giúp cho các em khắc sâu kiến thức, kỹ năng cần nhớ qua bài học đồng thời áp dụng vào thực tiễn cuộc sống trong những tình huống cụ thể đồng thời giúp các em khắc phục những hạn chế, sai lầm, thiếu sót khi thực hiện ở những lần sau.
2.2 Nhóm giải pháp đối với học sinh 
- Học sinh phải được tổ chức, hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng và các điều kiện để tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
	- Khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo đòi hỏi học sinh phải huy động vốn kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất năng lực tổng hợp để giải quyết nhiệm vụ học tập từ trải nghiệm thực tiễn, thực tế. Có rất nhiều nhiệm vụ đòi hỏi tất cả các cá nhân phải hợp tác, chung sức mới hiệu quả và thành công. Các em phải bàn bạc, trao đổi, thống nhất, phân công nhiệm vụ, ra quyết định, báo cáo kết quả sản phẩm. Do vậy, điều quan trọng với mỗi giáo viên là phải hướng dẫn các em các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe và phản hồi tích cực, kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng ra quyết định..
- Xây dựng niềm tin đối với học sinh, giao việc cho các em để các em phấn khởi, tin yêu giáo viên, tin yêu bạn mình, tự tin chia xẻ xúc cảm, suy nghĩ trong quá trình học tập. Tạo khí thế hăng say, tích cực học tập.
	- Xây dựng đội ngũ cán sự lớp (Hội đồng tự quản) gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm. Việc lựa chọn đội ngũ cán sự lớp chủ yếu phải dựa trên năng lực quản lý, tổ chức, chỉ đạo lớp, tổ, nhóm của các em; dựa trên uy tín, sự tin tưởng, tín nhiệm của chính các thành viên trong nhóm... Đội ngũ các em học sinh làm cán bộ lớp sẽ có nhiệm vụ: phân công, lãnh đạo, tổ chức giao nhiệm vụ cho các thành viên, giám sát và cùng nhau thực hiện các nội dung như: xây dựng ý tưởng, xây dựng kế hoạch, tổ chức phân công cho các thành viên cùng chuẩn bị và thực hiện
 - Giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh hiểu về mục đích của các hình thức trải nghiệm sáng tạo, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.Thông qua đó, học sinh biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung; nắm được các bước cơ bản cùng thực hiện, thấy được trách nhiệm của các cá nhân khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Ví dụ: Khi tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề “ Vẻ đẹp hình tượng người nông dân qua hai văn bản “Tức nước vỡ bờ” và” Lão Hạc”- Ngữ Văn 8, giáo viên chia lớp thành ba nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể:
+ Nhóm 1 - nhóm “Lão Hạc”: Xuống thăm và làm phóng sự về tấm gương người nông dân làm kinh tế giỏi ở địa phương – Địa chỉ đến: gia đình Bác Phạm Văn Diện một nông dân làm kinh tế trang trại giỏi trên địa bàn xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư ( Hoặc làm phóng sự về một ngày làm việc nhà nông của chính bố mẹ, người thân các em vì xã Ninh Hòa là một xã thuần nông 95% các bậc phụ huynh làm nông nghiệp) ; chuẩn bị tiểu phẩm : “Lão Hạc kể chuyện bán chó”.
+ Nhóm 2 – nhóm “ Ông Giáo”: Tìm hiểu về quang cảnh “nông thôn mới” ở địa bàn xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư - phóng sự “Quê em ngày càng đổi mới”,; chuẩn bị tiểu phẩm: “ Chị Dậu bán con”
+ Nhóm 3 - nhóm “ Chị Dậu”: Tìm hiểu qua sách báo tranh ảnh, nghe lão nông địa phương kể chuyện đời sống “nông thôn xưa” làm phóng sự “Nông thôn, nông dân Việt Nam Xưa”; chuẩn bị tiểu phẩm “Tức nước vỡ bờ”.
Với nội dung phân công như trên, giáo viên không phân công chi tiết cụ thể cho từng thành viên trong nhóm mà giao toàn quyền điều hành cho lớp trưởng, nhóm trưởng (nhóm phó, thư ký nhóm). Giáo viên yêu cầu các nhóm chuẩn bị kế hoạch, xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động của nhóm mình có sự phân công cụ thể, chi tiết trách nhiệm cho từng thành viên. Nhóm trưởng, nhóm phó, thư ký sẽ trình bày dự thảo kế hoạch hoạt động của nhóm để giáo viên xem xét, phê duyệt hoặc gợi ý, hướng dẫn bổ xung cho các em nếu thấy chưa hợp lý. Sau đó cho HS tổ chức thực hiện, điểm lưu ý là giáo viên không làm hộ, làm thay, không hướng dẫn chi tiết tỉ mỷ mà khách quan quan sát, động viên, hướng dẫn, gợi ý để phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo, tự lập của các em học sinh.
Trong suốt quá trình các em thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bản thân giáo viên hướng dẫn và quan sát các em, chúng tôi thấy các em rất hứng khởi, thích thú với các hoạt động trải nghiệm. Bầu không khí học tập vô cùng đoàn kết, gắn bó, cộng tác giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp. Các em học sinh phân chia nhiệm vụ cho nhau rất vừa sức, khéo léo, sáng tạo... Chúng tôi cảm nhận các em “giỏi” hơn những gì chúng tôi đánh giá, sáng tạo hơn những gì chúng tôi tưởng tượng...Và có thể khẳng định hiệu quả học tập trải nghiệm sáng tạo đối với các em học sinh thực sự rất khả quan.
2.3 Nhóm giải pháp đối với nhà trường và xã hội 
Dạy hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề dạy học thường diễn ra trong không gian mở nên cần rất nhiều lực lượng giáo dục tham gia, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức, kinh phí.
+ Đối với nhà trường 
- Nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền để chính quyền, các ban ngành đoàn thể , các tổ chức chính trị xã hội , hội cha mẹ học sinh và các tầng lớp nhân dân địa phương nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục, ủng hộ và cùng chung tay phối kết hợp trong công tác đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trải nghiệm nói riêng.
 - Nhà trường cũng cần phải xác định rõ yêu cầu của việc đổi mới dạy học theo chủ đề gắn với trải nghiệm sáng tạo là xu thế tất yếu của dạy học các bộ môn trong đó có môn Ngữ Văn. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đưa nội dung dạy trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề dạy học vào kế hoạch hoạt động chuyên môn. Bộ phận chuyên môn nhà trường cùng với giáo viên xây dựng kế hoạch chương trình cụ thể cho các chủ đề của một môn học hay liên môn.
- Trong thời điểm cụ thể, nhà trường cần sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, linh hoạt. Có thể bố trí dạy học theo chủ đề gắn với trải nghiệm sáng tạo ngay trên lớp trong các giờ học hoặc trong các buổi học ngoại khóa tách biệt. 
- Nhà trường, bộ phận chuyên môn cần giao quyền tự chủ và khuyến khích giáo viên linh hoạt sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề kết hợp trải nghiệm sáng tạo. 
- Nhà trường cũng cần đâu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính phục vụ cho hoạt động dạy học trải nghiệm sáng tạo để phát triển phẩm chất năng lực của học sinh
+ Đối với chính quyền , các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội địa phương 
- Trước khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm giáo viên giảng dạy, nhà trường cần chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban nghành, đoàn thể địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cơ quan, công trường, các hộ gia đình tiêu biểu, khu chăn nuôi, đồng ruộng, làng nghề.... đều có thể là địa điểm lý tưởng cho học sinh học tập thực hành hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Ví dụ: Khi dạy trải nghiêm sáng tạo gắn với chủ đề: “Quê hương giàu đẹp”( Kiểu bài văn Thuyết minh, Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa) giáo viên cần tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, Đảng ủy, UBND xã để liên hệ với Ban quản lý khu Di tích lịch sử văn hóa như: Đền thờ danh nhân Nguyễn Bặc (xã Ninh Hòa – Hoa Lư) hoặc đền thờ vua Đinh Vua Lê (Xã Trường Yên- Hoa Lư), danh thắng Tràng An (Xã Trường Yên- Hoa Lư, Doanh nghiệp Xuân Trường), danh thắng Bái Đính (xã Gia Sinh- Gia Viễn, Doanh nghiệp Xuân Trường)... Sau đó căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, giáo viên xin ý kiến chỉ đạo của nhà trường, lựa chọn một địa điểm phù hợp đưa học sinh đến học tập trải nghiệm sáng tạo. 
- Trong khi các em thực hiện trải nghiệm các tổ chức , đoàn thể hay các cá nhân trong cộng đồng cùng tham gia theo dõi , giúp đỡ , động viên các em . Tạo mọi điều kiện cho các em được chủ động trải nghiệm trong khuôn khổ trật tự an toàn cho phép. Khi có diễn biến trái chiều ảnh hưởng đến hoạt động của các em các lực lượng phối kết hợp cùng với nhà trường , gia đình giải quyết thỏa đáng.
+ Đối với cha mẹ học sinh: 
- Hơn ai hết cha mẹ học sinh phải là người hiểu rõ tác dụng của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập và trong rèn luyện các kỹ năng cho con em mình, nhu cầu cấp thiết và tất yếu của phương pháp giảng dạy tích cực của giáo viên nhằm hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện.
- Với phương châm : “ Cùng con đến trường” cha mẹ học sinh phải là người động viên, khuyến khích các em tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Khi được thông báo kế hoạch trải nghiệm, cha mẹ có thể chủ động liên hệ, bàn bạc với giáo viên, nhà trường về nội dung, hình thức và nhiệm vụ của các em, cùng con em tích cực chuẩn bị cả về vật chất, tinh thần, thời gian cho hoạt động.
- Nếu có điều kiện gia đình có thể cùng các em tham gia một số hoạt động trải nghiệm của môn học để các bậc phụ huynh nhận thức được về con mình những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tập thể, những kỹ năng sống cần bổ xung hoàn thiện cùng với thầy cô, nhà trường kết hợp giáo dục các em tốt hơn. 
- Sau khi trải nghiệm cha mẹ cần trò chuyện hỏi han các con về quá trình tham gia hoạt động, kết quả thu được, chia sẻ với các em những cảm xúc , niềm vui trong học tập hay khuyến khích các em vượt qua những khó khăn, hạn chế cần khắc phục... đối khớp với những thông tin về con mình từ giáo viên hay bạn bè để hiểu và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em phát triển một cách toàn diện.
 	Ví dụ: Khi dạy hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề “ Vẻ đẹp hình tượng người nông dân - Ngữ Văn 8: giáo viên tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để chuẩn bị các nội dung trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa, dự thảo chương trình, kế hoạch hoạt động, xin ý kiến chỉ đạo, sự cộng tác giúp đỡ từ các bạn đồng nghiệp, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường.
+ Hình thức trải nghiệm - Sân khấu hóa : cần chuẩn bị phục trang, đạo cụ...để các em diễn xuất. Giáo viên có thể đề xuất với BGH nhà trường thuê, mượn hoặc huy động nguồn từ phía gia đình học sinh trợ giúp. 
+Hình thức trải nghiệm sáng tạo “Em làm phóng viên nhỏ” trình chiếu phim ảnh cần có máy tính, máy chiếu, phòng chiếu phim đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh để học sinh xem phim, video tư liệu hình ảnh, trình chiếu sản phẩm: các hình ảnh, vi deo tự làm của các em... chuẩn bị sân khấu để các em học sinh hái hoa dân chủ...
+ Đặc biệt, giáo viên cùng với ban giám hiệu nhà trường phải liên hệ trực tiếp với Đảng Ủy, UBND xã, Hội nông dân xã Ninh Hòa để tìm hiểu tấm gương nông dân điển hình sản xuất, làm kinh tế giỏi ở địa phương, tìm hiểu phong trào xây dựng nông thôn mới... Qua tìm hiểu tình hình thực tế và được sự giới thiệu của lãnh đạo địa phương, Hội nông dân xã, giáo viên đã liên hệ với gia đình bác Phạm Văn Diện - một nông dân làm kinh tế trang trại giỏi ở xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Báo chí Trung ương và địa phương đã có rất nhiều bài viết, phóng sự, câu chuyện kể về tấm gương của bác). Sau đó, giáo viên liên hệ, hướng dẫn, tổ chức để đưa các em học sinh xuống thăm trang trại của gia đình Bác Phạm Văn Diện ( Địa chỉ Thôn Đại Áng- xã Ninh Hòa) để các em làm phóng sự, quay video, trò chuyện, phỏng vấn nhân vật. Giáo viên cũng liên hệ và tổ chức cho HS đi thăm trụ sở UBND xã Ninh Hòa, trạm Y tế xã, chợ truyền thống, sân vận động thôn xóm để làm phóng sự “Quê em ngày càng đổi mới”. Các em còn tự sưu tầm tư liệu, phỏng vấn trò chuyện với các lão nông ở địa phương làm phóng sự ảnh “ nông dân, nông thôn việt nam xưa”  Trong quá trình hoạt động trải nghiệm: giờ giấc học tập, phương pháp, cách thức học tập của các em cũng có đôi chút thay đổi. Chính vì vậy, rất cần có sự đồng thuận cao, ủng hộ nhiệt tình từ phía cha mẹ học sinh. Sau khi các em đã trải nghiệm, giáo viên phối hợp với các bậc phụ huynh cùng xem sản phẩm: phóng sự, kịch... mà các em đã thực hiện để động viên, khen ngợi hay đề xuất những lưu ý giúp đỡ để các em làm tốt hơn ở những hoạt động sau.
3. Về khả năng áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ trong môn Ngữ Văn 8”
có khả năng áp dụng rộng rãi và có tính khả thi cao đối với môn Ngữ Văn 8 nói riêng với môn Ngữ Văn và các môn học khác bậc THCS nói chung. 
4. Những thông tin bảo mật: Không có.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Không 
6. Đánh giá lợi ích thu được: 
- Lợi ích về kinh tế: 
Tuy không xác định được giá trị cụ thể, nhưng có thể khẳng định rằng hiệu quả kinh tế của việc dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề trong môn Ngữ Văn 8 nói riêng, trong môn Ngữ Văn bậc trung học cơ sở nói chung là khá lớn.
Lợi ích xã hội: 
Khi áp dụng sáng kiến vào công tác chỉ đạo và tổ chức hoạt động dạy và học thử nghiệm ở trường THCS Ninh Hòa đã mang lại những lợi ích cụ thể đối với học sinh, gia đình và xã hội. 
+ Nhận thức của nhân dân, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường , các bậc phụ huynh học sinh được nâng lên rõ rệt, từ đó kêu gọi các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân tiếp tục đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục hiện đại, an toàn, lành mạnh nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Bản thân người dạy và người học đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, tích cực từ phía lãnh đạo chính quyền, phụ huynh, nhân dân địa phương.
+ Đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ, trách nhiệm và lòng yêu nghề, mến trẻ các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là yếu tố quan trọng tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện, giúp HS học tập tích cực, đạt hiệu quả cao, yêu mến thầy cô, bạn bè, trường lớp.
+ Các em chủ động hơn trong việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức, sáng tạo trong học tập, gắn học với hành, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện tại cộng đồng...Góp phần hình thành phát triển phẩm chất, năng lực của những người công dân tương lai .
Có thể nói các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trải nghiệm sáng tạo gắn với chủ đề đã thực sự góp phần xây dựng môi trường giáo dục ngày càng năng động, xây dựng một xã hội học tập, đúng với yêu cầu của công tác xã hội hóa giáo dục, yêu cầu đổi mới của ngành GD&ĐT.
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GDĐT
Ninh Hòa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Thanh Thêu
Phạm Thị Kim Thoa
 Đinh Thị Phong Thu

File đính kèm:

  • docSKKN - THCS NINH HÒA.doc
  • docBÌA.doc
  • docKHTNST-1.doc
Sáng Kiến Liên Quan