SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn Lớp 8 ở trường Phổ thông dân tộc Nội Trú THCS và THPT

- Chia sẻ với đồng nghiệp một số ứng dụng công nghệ thông tin như :(mạng xã hội: Zalo, Facebook ), các thiết bị như camera rời , khi kết hợp với nhau có thể sử dụng tích cực trong hoạt động dạy và học:

+ Bước1: Tôi dùng mạng xã hội - Zalo trong việc hướng dẫn cũng như kiểm tra việc học tại nhà của học sinh một cách có hiệu quả hơn. Thông qua đó có thể kiểm tra, đánh giá năng lực tự học và mức độ siêng năng chăm chỉ của học sinh không chỉ trong các tiết học mà còn kiểm tra vào nhiều thời điểm thông qua hình thức kiểm tra “trực tuyến” nhằm hạn chế bớt việc học sinh sử dụng mạng xã hội vào những việc không có ích, mất thời gian của học sinh.

+ Bước 2: Dùng camera rời, máy tính kết hợp với máy chiếu để truyền hình ảnh trực tiếp trong quá trình dạy học. Cách làm trên có chức năng gần giống với máy chiếu vật thể giúp tôi dễ dàng chiếu phiếu học tập các em đã làm ở nhà, những bài tập các em làm trên lớp. Thông qua đó nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các em mà không cần dùng bảng phụ (thường dùng là giâý A4- cồng kềnh, tốn kém, khó viết ), bảng nhóm mà HS cả lớp vẫn dễ dàng quan sát sản phẩm của nhóm bạn.

+ Qua giải pháp tôi mong muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn ngữ văn, giải quyết triệt để tình trạng học sinh không có hứng thú với môn học, lười tư duy, động não. Mục đích cuối cùng là tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm khơi dậy sự hứng thú học tập môn ngữ văn cho học sinh. Thông qua đó giáo dục những kĩ năng cơ bản như tự học, tự nghiên cứu, trong hoạt động nhóm có biết phân công các nội dung để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của cá nhân. Đặc biệt thông qua đó tôi giáo dục các em kĩ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng mạng xã hội một cách có ích nhất.

 

docx18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn Lớp 8 ở trường Phổ thông dân tộc Nội Trú THCS và THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng tích cực trong hoạt động dạy và học: 
+ Bước1: Tôi dùng mạng xã hội - Zalo trong việc hướng dẫn cũng như kiểm tra việc học tại nhà của học sinh một cách có hiệu quả hơn. Thông qua đó có thể kiểm tra, đánh giá năng lực tự học và mức độ siêng năng chăm chỉ của học sinh không chỉ trong các tiết học mà còn kiểm tra vào nhiều thời điểm thông qua hình thức kiểm tra “trực tuyến” nhằm hạn chế bớt việc học sinh sử dụng mạng xã hội vào những việc không có ích, mất thời gian của học sinh.
+ Bước 2: Dùng camera rời, máy tính kết hợp với máy chiếu để truyền hình ảnh trực tiếp trong quá trình dạy học. Cách làm trên có chức năng gần giống với máy chiếu vật thể giúp tôi dễ dàng chiếu phiếu học tập các em đã làm ở nhà, những bài tập các em làm trên lớp. Thông qua đó nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các em mà không cần dùng bảng phụ (thường dùng là giâý A4- cồng kềnh, tốn kém, khó viết), bảng nhóm mà HS cả lớp vẫn dễ dàng quan sát sản phẩm của nhóm bạn. 
+ Qua giải pháp tôi mong muốn các đồng nghiệp chia sẻ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn ngữ văn, giải quyết triệt để tình trạng học sinh không có hứng thú với môn học, lười tư duy, động não... Mục đích cuối cùng là tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm khơi dậy sự hứng thú học tập môn ngữ văn cho học sinh. Thông qua đó giáo dục những kĩ năng cơ bản như tự học, tự nghiên cứu, trong hoạt động nhóm có biết phân công các nội dung để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh của cá nhân. Đặc biệt thông qua đó tôi giáo dục các em kĩ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng mạng xã hội một cách có ích nhất.
b. Tính mới của giải pháp: Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn tôi xin đưa ra 2 những giải pháp sau 
- Giải pháp 1: Sử dụng mạng xã hội (Zalo) tạo nhóm cùng học tập của môn Ngữ văn.
+ Điểm mới: Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp mới so với giải pháp cũ: 
+ Với cách làm cũ: Giáo viên muốn kiểm tra bài của HS thì GV phải giao bài tập cho HS làm ở nhà, sau đó GV thu bài hoặc giải quyết ngay trên lớp. Điều này gây nhiều bất tiện như là thời gian trên lớp không cho phép; khi kiểm tra bài tập sau giờ học tôi cần phải làm kiểm tra ngay để trả lại tập cho học sinh khi đó có những lúc tôi có thể không có thời gian để làm công việc này vì phải có tiết dạy trên lớp; số học sinh được kiểm tra không nhiều.
+ Với cách làm mới: Tôi có thể giao bài và kiểm tra bài làm học sinh bằng cách yêu cầu các em chụp ảnh hoặc quay video bài tập của học sinh. 
+ Các bước tiến thực hiện:
Bước 1: Tạo tài khoản Zalo Mỗi học sinh tạo một tài khoản Zalo và kết bạn với giáo viên sau đó tạo một nhóm kết nối với nhau.
 Bước 2: Giao nhiệm vụ để học sinh thực hiện:
Sau khi tạo nhóm trên Zalo giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh để các em thực hiện những công việc giáo viên giao:
Làm các bài tập ở nhà sau khi đã học xong (thường thì khái quát văn bản bằng sơ đồ tư duy, lập hồ sơ người nổi tiếng, hồ sơ tác phẩm nổi tiếng, viết đoạn văn với chủ đề cho trước, hoàn thiện các bài tập trên lớp chưa kịp giải quyết xong.)
Yêu cầu các em tìm hiểu một vấn đề nào đó liên quan đến bài học (tìm hiểu về tác phẩm, tóm tắt tắt tác phẩm, sân khấu hoá các văn bản, các phiếu bài tập để chuẩn bị nội dung bài mới.). 
Như vậy trong qúa trình chuẩn bị bài cũ, mới đều có sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh. Thông qua hoạt động đó tôi có thể tư vấn hay hướng dẫn các em giải quyết các vấn đề mà các em đang vướng mắc, động viên chia sẻ với các em trong quá trình học tập, thông qua đó tôi nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh để kịp thời điều chỉnh những suy nghĩ lệch lạc trong học tập của các em.
Zalo còn là nơi lưu giữ những sản phẩm tốt của học sinh
Giải pháp 2: Dùng camera rời, ứng dụng mạng xã hội (zalo), máy tính kết hợp với máy chiếu nhằm tăng tính tương tác trong dạy học môn Ngữ văn.
- Điểm mới: 
+ Phiếu học tập làm ở nhà
+ Bài làm học sinh thực hiện trên lớp có thể đưa trực tiếp lên máy chiếu trong tiết học tiết học để làm đồ dùng trực quan. 
+ Với cách làm này có thể vừa chiếu bài tập vừa chữa trực tiếp để học sinh quan sát. Các em có đồ dùng trực quan do mình làm ra thông qua đó các em sẽ nhận ra điểm mạnh điểm yếu của bản thân để tự rút ra phương pháp học tập đúng đắn và tích cực nhất. 
- Các bước thực hiện giải pháp
* Chuẩn bị:
+ 01đế để camera, có thể xoay 180 độ.
+ Camera rời (chiếu rõ hình ảnh).
+ Máy tính cá nhân (PC).
+ Máy chiếu.
Chức năng chiếu vật thể
 + Sử dụng camera để chụp phiếu học tập
+ Qua máy tính.
+ Có hình ảnh trên máy chiếu.
*Áp dụng vào giảng dạy:
 Tôi thường áp dụng vào các tiết văn bản: phần kiến thức liên quan tác giả, tác phẩm, phần khái quát văn học, tìm hiểu thêm nội dung 1 tác phẩm văn học dài (đã giao nhiệm vụ ở nhóm Zalo). 
 Thực hiện: Học sinh trình bày, cả lớp quan sát và nhận xét. Giáo viên khẳng định lại kiến thức trên phiếu học tập của các em, lớp quan sát và bổ sung vào vở.
Ví dụ:
Trước khi học đến các tiết văn bản tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1. Đọc và tìm hiểu chung: Tiểu sử, thân thế của Nam Cao, sự nghiệp sáng tác, tác phẩm, đề tài của văn bảntheo phiếu yêu cầu.
Tôi chụp ngẫu nhiên vở của học sinh, chiếu lên máy chiếu và yêu cầu học sinh đó lên trình bày sản phẩm của mình. Cho học sinh khác nhận xét (nội dung, cách trình bày, bổ sung những thiếu sót và thông qua đó em học được gì từ sản phẩm của bạn).
Sau khi học sinh thuyết trình, nhận xét. Giáo viên khái khát lại kiến thức, các em so sánh với phần chuẩn bị của mình nếu thiếu sẽ bổ sung thông tin bằng bút màu đỏ
Khi thực hiện hoạt động này tôi tiết kiệm được nhiều thời gian cho phần I. Tìm hiểu chung. Thời gian tiết kiệm được tôi cho học sinh thực hành làm phần mở bài với 1 đề văn cụ thể bằng cách tìm các từ khoá trong phần kiến thức các em vừa trình bày. 
Sản phẩm thu được:
Vận dụng: Hình thành kiến thức mới.
* Cách thường làm: Khi khai thác kiến thức mới trong các tiết văn bản cần tập trung thời gian ngắn tìm chi tiết chúng ta thường kẻ phiếu học tập to (khổ giấy A0, A1 cho học sinh dễ quan sát) sau đó yêu cầu 4 hoặc 8 nhóm tìm chi tiết. Nhóm nào nhanh, chính xác được lên thuyết trình. Các nhóm khác bổ sung, đối chiếu, nhận xét. Khi thực hiện rất mất thời gian, và bảng nhóm hoạt động xong thường vất vào một góc, ít sử dụng lại. Đặc biệt không có thời gian rèn kĩ năng trình bày cho các em.
*. Điểm mới: Giáo viên vẫn chuẩn bị các nội dung như cách cũ nhưng phiếu học tập có thể dùng giấy A4 hoặc vở soạn của học sinh, giấy nhớ. Chia nhóm và rèn cho học sinh cách phân công nhau khi thực hiện hoạt động nhóm.
 * Ví dụ: Ngữ văn 8 –tập 2 – Tiết 106: VĂN BẢN THUẾ MÁU
Khi tìm hiểu mục 1. Chiến tranh và người bản xứ. Kiến thức ở đây là cần học sinh tìm nhanh chi tiết số phận của người bản xứ trước và sau chiến tranh cũng như cách các quan cai trị gọi người bản xứ. Giáo viên chỉ cần đưa phiếu học tập, giao nhiệm vụ cho học sinh chú ý vào phần 1 của văn bản. Tìm chi tiết (giáo viên chọn phương án nhóm 4 và gợi ý cho mỗi học sinh tìm một nội dung rồi thống nhất thành sản phẩm nhóm). Sản phẩm của các em sẽ là những tờ giấy nhớ ghép lại. Giáo viên chọn sản phẩm nhóm nào nhanh nhất, tốt nhất để các em nhận xét, đánh giá, giáo viên đưa câu hỏi vận dụng để chốt được nghệ thuật, nội dung qua hoạt động đó.
 Vận dụng: Trò chơi điền bảng (hoạt động nhóm):
* Cách thường làm: Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập. Thay bằng việc cho học sinh lập bảng thống kê kiến thức bình thường (tờ phiếu A0), ta có thể làm thành những thẻ (tờ phiếu) kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh dùng thẻ này để điền vào ô trống trên bảng thống kê. Mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh thống kê được kiến thức. Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự tham gia của cả lớp. Với cách làm này giáo viên chuẩn bị rất vất vả, tốn thời gian, sản phẩm dùng xong thường bị vứt vào 1 góc.
* Điểm mới: Giáo viên vẫn chuẩn bị những nội dung trên nhưng lập bảng thống kê kiến thức bình thường (tờ phiếu A4), những thẻ (tờ phiếu nhỏ) kiến thức. Các em ghép thẻ, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, nhóm nào nhanh giáo viên chụp lên máy chiếu, các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình. Đặc biệt khi học xong các em ghép phiếu vào vở ghi để làm tài liệu học tâp.
* Ví dụ:    Ngữ văn 8 –tập 1 – Tiết 42:
 ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
- Trong phần lập bảng thống kê các văn bản truyện ký Việt Nam, ta giữ lại các ô: Tên các tác phẩm, thứ tự, tác giả, tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, phương thức biểu đạt, nội dung chủ yếu, đặc điểm nghệ thuật. Các ô nội dung khác bỏ trống để học sinh dán thẻ kiến thức
- Các nhóm học sinh nhận thẻ kiến thức và tiến hành trao đổi thảo luận để tìm và đưa ra những thẻ kiến thức phù hợp với các ô trống.
- Đại diện các nhóm nhanh nhất lên trình bày và giáo viên tổng kết bằng phiếu của nhóm nhanh và đúng nhất. 
* Ví dụ:   Ngữ văn 8 – tập một:
Tiế Tiết 58: LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG.
  * Cách thường làm 
  - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và yêu cầu mỗi nhóm vẽ mặt nạ đồ chơi. Các nhóm sẽ vẽ mặt nạ đồ chơi theo ý thích và thuyết trình về đặc điểm, công dụng... của nó.Khi trình bày, giáo viên nên cho học sinh treo sản phẩm lên và giới thiệu. HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung về bức vẽ, khả năng thuyết trình, kiến thức mà các nhóm trình bày. GV nhận xét, khuyến khích nhóm làm tốt, sáng tạo .
* Điểm mới: 
Vẫn thực hiện theo cách vẫn làm nhưng yêu cầu các em trình bày vào giấy A4, khi các em nộp sản phẩm giáo viên chụp và chiếu lên máy chiếu học sinh thuyết trình. Ưu điểm nổi bật là học sinh chuẩn bị nhanh hơn, được nhiều sản phẩm hơn, các em quan sát sản phẩm được rõ ràng hơn. Và tiết học này các em rất hào hứng, khi dạy xong các em xin quay lại video các bước làm đồ chơi cũng như thuyết trình lại để đưa lên nhóm.
Vận dụng trò chơi: Giải ô chữ hình thức thứ nhất (chủ yếu là hoạt động cá nhân):
* Đặc điểm: Trò chơi này khá quen thuộc và đã được áp dụng nhiều nhưng nó lại được sự đón nhận rất nhiệt tình và hứng khởi của các em học sinh. Chính vì thế, nó mang lại hiệu quả cũng rất cao. Trò chơi này thích hợp với một giờ văn học hoặc tiếng Việt. Có thể áp dụng trò chơi này để vào bài hoặc dùng ôn tập ở cuối bài.
*Chuẩn bị: Giáo viên hoặc học sinh soạn ra một bảng ô chữ cùng các câu hỏi đi kèm tương ứng với kiến thức của các ô hàng ngang cần thực hiện. Từ gợi ý của các ô hàng ngang, học sinh dần dần tìm ra nội dung của ô hàng dọc – Đây là ô chính mà nội dung của nó có tầm quan trọng đối với bài học mà học sinh cần nắm chắc và ghi nhớ được. Hoặc GV có thể tô màu một số chữ trong từ hàng ngang để học sinh tìm từ khóa bằng cách ghép các chữ tô màu đã tìm được. Bảng ô chữ này có thể chuẩn bị bằng cách áp dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sile trò chơi trên Powerpoint.
 * Ví dụ 1:  Ngữ văn 8 – tập một: Tiết 33+34: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 * Cách thường làm :
- Dạy xong bài này, giáo viên cho học sinh tham gia vào trò chơi. Giáo viên có thể chia ra nhóm hoặc cho HS chơi cá nhân thường dùng là hoạt động cá nhân.
 - Yêu cầu của trò chơi: Học sinh nắm được những nội dung cơ bản về tác giả O Henri và tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” cũng như các nhân vật trong truyện. Đặc biệt, khi kết thúc trò chơi học sinh phải nắm được một trong những phẩm chất cần thiết của con người trong mọi hoàn cảnh là “NGHỊ LỰC”
- Giáo viên dùng máy chiếu cho HS (cá nhân) lựa chọn câu hỏi để tìm từ hàng ngang. Nếu HS (cá nhân) nào không trả lời được theo thời gian quy định thì phải nhường lượt cho HS khác tiếp tục trò chơi.
 - Cụ thể: 
Câu hỏi và đáp án từ hàng ngang:
Câu 1(10 ô chữ): Tên một loài cây trong truyện? 
Đáp án: Thường xuân
Câu 2 (7 ô chữ): Chiếc lá cuối cùng không rụng khiến Giôn-xi như thế nào?
Đáp án: Hồi sinh
Câu 3 (5 ô chữ): Từ chỉ nghề nghiệp của các nhân vật trong truyện?
 Đáp án: Họa sĩ
Câu 4 (7 ô chữ): Hình ảnh xuyên suốt câu chuyện?
 Đáp án: Chiếc lá
Câu 5 (3 ô chữ): Tên một nhân vật trong truyện? 
 Đáp án: Xiu
Từ khóa là: NGHỊ LỰC
* Điểm mới: Dùng giấy nhớ cho hoạt động nhóm 4 học sinh thi giữa các đội với nhau, cùng nghe dữ liệu, viết ra giấy so xem nhóm nào nhanh hơn, đúng hơn. Sẽ kích thích sự hứng thú các em hơn là hoạt động từng cá nhân trả lời.
c) Ưu, nhược điểm của giải pháp mới: 
 Giải pháp 1:
*Ưu điểm: 
+ Đối với giáo viên: Chuẩn bị kế hoạch và nội dung công việc giao cho học sinh ở nhà; kiểm tra những công việc giao cho học sinh trước đó trong thời gian ở nhà hoặc trong những khoảng thời gian rảnh rỗi nào đó thông qua điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet giảm được thời gian kiểm tra của giáo viên trong tiết dạy; như vậy giáo viên có thể tranh thủ và chủ động trong việc sắp xếp thời gian để kiểm tra việc học của học sinh ở nhà. 
+ Đối với học sinh: Chuẩn bị bài đầy đủ, nắm vững nội dung bài học, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề của nhóm mình đang làm và của cả nhóm bạn. Không nản, kiên trì làm cho xong bài tập (vì có phần thi đua giữa các nhóm). Khi trình bày bài viết của nhóm, học sinh thường học theo cách nói của giáo viên hay của những người dẫn chương trình trên truyền hình mà các em xem, từ đó các em mạnh dạn, năng động hơn.
*Hạn chế của giải pháp:
Với giải pháp trên có thể còn một số nhỏ học sinh có thể chép bài tập của bạn để gửi cho giáo viên. 
Một một số em học sinh không có điều kiện kết nối Internet sẽ gặp khó khăn trong việc tham gia các hoạt động của giáo viên yêu cầu.
Giáo viên tốn nhiều thời gian để có thể đưa ra phiếu bài tập phù hợp với kiểu bài, phù hợp đặc thù của phân môn. Đặc biệt giáo viên phải nghiên cứu kĩ, làm chủ kiến thức thì tiết học mới thành công.
Để khắc phục những hạn chế trên chúng tôi sẽ tập trung kiểm tra những trường hợp đó trong tiết dạy đồng thời kiểm chứng những trường hợp đối phó bằng cách kiểm tra trực tiếp. 
Giải pháp 2:
*Ưu điểm:
Tất cả các vật dụng liên quan được lắp ráp linh hoạt, cơ động, giá thành rẻ so với camera vật thể trên thị trường, các ứng dụng có sẵn .... nhưng lợi ích mang lại rất lớn. Chức năng chiếu vật thể: giúp các em quan sát, nhận xét, đối chiếu, đánh giá sản phẩm của mình. Giáo viên chữa luôn vào phiếu của học sinh, giáo viên không phải chốt kiến thức lên bảng cho học sinh. 
Học sinh không mất thời gian treo, cất bảng phụ. Giáo viên dùng để chữa bài kiểm tra cho các em tuyên dương những bài làm tốt để khuyến khích các em thông qua đó những bạn làm chưa tốt có thể học hỏi. Chọn những bài có lỗi sai cơ bản để các em sửa và tránh được lỗi sai.
*Hạn chế:
Do sử dụng công nghệ thông tin nếu mất điện là không thực hiện được. Trong quá trình thực hiện giáo viên cần linh hoạt điều chỉnh khoảng cách và ánh sáng. Lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mục tiêu của tiết dạy. Lựa chọn đối tượng học sinh để trình bày.
Để khắc phục những hạn chế chủ quan tôi thường xuyên áp dụng ở các kiểu bài khác nhau để xử lí những hạn chế trong khâu thao tác.
6.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp " Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn lớp 8 ở trường PTDT Nội Trú THCS và THPT Quỳnh Nhai". Thực chất nó là ứng dụng nền có nghĩa là có thể áp dụng gần như hầu hết các bộ môn trong nhà trường. Trong năm học 2020 – 2021 tôi đã mạnh dạn áp dụng (học kì I và nửa học kì II năm học 2020 – 2021), tại Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Có thể nhân rộng cho giáo viên dạy Ngữ văn các khối tại trường, các trường Nội Trú khác trong tỉnh hay trường trung tâm huyện (tôi mạnh dạn áp dụng 2 tiết tại trường Nguyễn Tất Thành) và đã nhận được phản hồi tốt từ đồng nghiệp.
7. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến (nếu có) và theo ý kiến của tác giả sáng kiến: Theo ý kiến chủ quan của tôi 
- Hiệu quả kinh tế:
Đối với việc áp dụng giải pháp này không mất nhiều kinh phí, thời gian cho việc mua, sử dụng đồ dùng dạy và học cho môn ngữ văn THCS.
Không mất nhiều thời gian tìm kiếm các ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với yêu cầu của dạy học. Nhiều giáo viên đã biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở nhà trường thì việc tìm kiếm các ứng dụng công nghệ áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ Văn không hiếm, chỉ cần giáo viên chịu khó tìm kiếm trên mạng Internet sau đó thiết kế thành bài giảng theo ý tưởng của mình thì các ứng dụng công nghệ giúp cho giáo viên lên ý tưởng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Cũng như tiết kiệm được chi phí cho học sinh, giáo viên, nhà trường cũng như toàn ngành giáo dục nhất là trong bối cảnh kinh tế của đất nước hiện nay.
Hiệu quả xã hội: 
Sau khi áp dụng các giải pháp này, tôi thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Giúp cho tiết dạy và học môn Ngữ văn 8 trở nên sôi nổi và hào hứng một cách rõ rệt đồng thời cũng giúp tạo niềm say mê, hứng thú cho các em trong học tập môn Ngữ văn.
Chất lượng, tỉ lệ HS quan tâm và yêu thích môn học tăng rõ rệt. Sau đây là bảng so sánh kết quả học lực ở khối 8 như sau:
Tổng số HS
Tiêu chí
(Khảo sát và học lực)
Khi chưa áp dụng giải pháp
Kết quả sau khi áp dụng
So sánh
Tăng, giảm
Số lượng
Tỉ lệ
%
Số lượng
Tỉ lệ
%
68
HS yêu thích, hứng thú học 
38
55,9
48
70,6
Tăng 14,7 %
HS không yêu thích, không hứng thú học
30
44,1
20
29,4
Giảm 14,7 %
Loại Giỏi
2
2,9
5
7,4
Tăng 4,5 %
Loại Khá
18
26,5
22
32,4
Tăng 5,9 %
Loại TB
48
70,6
41
60,2
Giảm 10,4 %
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến này: Trước tiên phải có đối tượng tham gia học tập là học sinh, cùng với các thiết bị dạy học: máy chiếu, máy tính, camera rời, các ứng dụng về công nghệ để phục vụ giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải nghiên cứu thiết kế bài dạy, từng ứng dụng công nghệ phù hợp với từng phân môn, với từng tiết dạy. Giáo viên thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Học sinh thích nghi được với các tiết học có sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin. Học sinh cần chuẩn bị bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên. Thiết kế kiểu bài phù hợp, không phải bài dạy nào cũng áp dụng sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được từ việc áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 - Các phiếu học tập học sinh không cần dùng gấy A0 mà thay vào đó là giấy A4 và giấy nhớ.
- Hiệu quả ngoài dự kiến:
+ Trong quá trình áp dụng tôi thấy học sinh tích cực chuẩn bị bài hơn.
+ Phần bài tập chuẩn bị ở nhà càng ngày trình bày càng khoa học, lưu loát, rõ ràng hơn.
+ Các em học tập với tinh thần hứng thú hơn. 
+ Học sinh có sự tương tác với giáo viên và các bạn, trong quá trình giao bài tập các em mạnh dạn đề xuất những hình thức học tập như tiếp sức, .. và có sự phân công hợp lí hơn.
+ Sản phẩm của học sinh có kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin như các em tự làm video thuyết trình được các sản phẩm tự đóng kịch các tiết văn bản và quay video lại.
+ Nhiều học sinh chữ viết tiến bộ rõ rệt và mong muốn được trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
+ Các em còn mạnh dạn áp dụng ở môn học khác như môn lịch sử.
11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
Năm học 2020 – 2021 Phòng GD huyện Quỳnh Nhai tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS cấp huyện lần thứ VII tôi áp dụng sáng kiến để tham gia thi giảng 01 tiết ngữ văn 9 (tiết 46 - văn bản Đoàn thuyền đánh cá) được công nhận và được UBND huyện Quỳnh Nhai tặng giấy khen.
Trong học kì 2, khi tham gia sinh hoạt cụm THCS tại Trường Nguyễn Tất Thành tôi đã mạnh dạn đề xuất với nhóm Văn của trường soạn tiết 121 văn bản Nói với Con (có ứng dụng sáng kiến của tôi) để dạy và bước đầu được đồng nghiệp đánh giá khả quan.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. 
Quỳnh Nhai, ngày 26 tháng 4 năm 2021
Người nộp đơn
 Nguyễn Thị Thanh Nga

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc_mon_ngu_van.docx
Sáng Kiến Liên Quan